Hệ tư tưởng giữ vị trí độc tôn trong xã hội Trung Quốc là gì

03[52]/2009

Mục lục

  • 1.Ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hoá pháp luật truyền thống Việt Nam
  • 2.Phát huy những giá trị văn hoá của Nho giáo trong công cuộc đổi mới, xây dựng một nền văn hoá pháp luật vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắc dân tộc
  • 3.Tài liệu tham khảo

Ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa pháp luật Việt Nam

THÁI VĨNH THẮNG

03[52]/2009 - 2009, Trang 34-39

Ngày đăng:

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

không có


ABSTRACT:

no

TỪ KHÓA: không có,

KEYWORDS: no,

Trích dẫn:

×

THÁI VĨNH THẮNG, Ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hóa pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 03[52]/2009, Trang 34-39

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=13c2d766-99f5-47b2-b0ac-443741fb11e9

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

1. Ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn hoá pháp luật truyền thống Việt Nam

Pháp luật truyền thống của các nước châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Hàn Quốc về cơ bản có những đặc diêm chung giống nhau. Đó là sự ảnh hưởng của Khổng giáo và quan niệm chung về pháp luật nặng về pháp luật hình sự và hành chính, nhẹ về pháp luật dân sự. Đê trị nước, theo Khổng giáo cần có bốn yếu tố là: lễ, nhạc, hình, chính. Lễ để tiết chế lông dân, nhạc đê hoà thanh âm của dân, chính trị để định việc làm, hình pháp đê ngăn cấm điều xấu. Một trong những quan diêm nền tảng của Đạo Không là khái niệm về sự hài hoà trong vũ trụ. Các cá thê về bản chắt là một bộ phận trong sự hài hoà đó nên luôn phải khiêm nhường, giữ vị trí của mình và tuân thủ các quy tắc xử sự theo quan niệm đạo đức trong xã hội. Các quy tắc này dựa trên những tập quán lâu đời, tuy phức tạp nhưng cân đối, chặt chẽ và thay đôi tủy theo mối quan hệ giữa các cá thê.

Theo Khổng tử , quan tòa và các đạo luật là những công cụ cần thiết đê trừng phạt các loại tội phạm nhưng không cần thiết đê điều chỉnh quan hệ giữa những người trung thực. Nói cách khác, luật hình sự là cần thiết côn luật dân sự là không cần thiết. Neu tất cả mọi người đều cư xử phủ hợp với các chuẩn mực đạo đức thì sẽ không có xung đột. Tranh chấp giữa các cá thê cần được giải quyết bằng con đường hòa giải và thoả thuận phù hợp với các nguyên tắc đạo đức mà theo đó các bên liên quan sẽ cử các thành viên đáng kính trọng của gia đình, họ tộc đứng ra làm người dàn xếp, giải quyết. Một điều còn quan trọng hơn cả sự chiến thắng của bất kỳ bên nào trong kiện tụng là sự hòa hợp cần phải được giữ gìn và vì thế không có bên nào thắng, không có bên nào thua. Cá nhân nào từ chối chấp nhận cách giải quyết thân thiện sẽ bị coi là một người xấu[1].

Yếu tố thứ nhât đê trị nước theo quan điểm cua Khổng Giáo là lễ. vì “dùng lễ có lợi hơn pháp luật, có thê ngăn cấm được việc chưa xây ra, côn dùng pháp luật thì chỉ để trị cái việc đã có rồi, bởi vậy thánh nhân chỉ trọng lễ, chứ không trọng hình”[2] [3]. Chữ "Tễ” theo nghĩa hẹp chỉ dùng đê chỉ cách thờ thần cho được phúc tức là chỉ có nghĩa cúng tế, thuộc về nghi lễ mang tính chất tâm linh, tôn giáo mà thôi. Nhưng chữ “lễ” sau này được hiêu theo nghĩa rộng bao gồm “những qui củ mà phong tục và tập quán của nhân quần xã hội đã thừa nhận”[4]. Rộng hơn nữa chữ lễ còn có nghĩa là “cái quyền bính của vua và cái tiết chế hành vi của dân chúng”4. Lễ làm cho hành vi của con người có chừng mực. Khổng Tử đã từng nói: “Cung kính mà không có lễ thì phiền toái, cẩn thận mà không có lễ thành ra khúm núm, dũng mà không có lễ thì loạn, trực mà không có lễ thành ra nóng nảy”5. Khổng giáo dùng lễ là cốt tạo thành bầu không khí lễ nghĩa, khiến người ta có cái đạo đức tập quán đê làm điều lành, điều phải mà vẫn tự nhiên không biết. Ví dụ, ở chỗ mồ mả thì có không khí bi ai, ở chỗ tông miếu thì có cái không khí tôn trọng, ai đã hít thở cái không khí ấy rồi thì tự động theo mà không biết. Khổng giáo dùng lễ tức là đê gây thành cái không khí đạo đức vậy6.

Theo Khổng Giáo, cách ăn mặc trong lúc tang chế, ở chỗ triều đường, hay khi đi trận mạc phải theo lễ, cũng là có ý đê tạo ra những tình cảm cho xứng đạo nhân. Ví dụ: “Người mặc áo sô gai chống gậy, không đê ý đến sự vui, không phải là tai không nghe thấy mà vì y phục khiến như thế, người mặc quân phục mũ, miện, dáng điệu không nhờn, không phải là nguyên tính vốn trang nghiêm mà vì y phục khiến như thế; người đội mũ trụ, mặc áo giáp, cầm cây giáo, không có cái khí nhút nhát, không phải là thân thê vốn mạnh bạo mà vì y phục khiến như thế”7. Khổng Tử đã dạy rằng: “Đạo đức nhân nghĩa không có lễ không thành, dạy bảo sửa đôi phong tục không có lễ không đủ, xử việc phân tranh kiện tụng không có lễ không định, học làm quan, thờ thầy, không có lễ không thân, xếp đặt thứ vị trong triều, cai trị quân lính, đi làm quan, thi hành pháp lệnh không có lễ không thành kính. Bởi thế cho nên quân tử dung mạo phải cung, trong bụng phải kính, giữ gìn pháp độ, thoái nhượng đê làm sáng tỏ lễ”[5].

Mục đích của lễ côn là định ra tôn ti trật tự trong gia đình, xã hội và quốc gia. Lễ cũng côn có mục đích nữa là tiết chế hành vi của con người. Khổng tử đã dạy: “Cái thường tình của hạng người trung nhân, hễ có thừa thì xa xỉ, không đủ thì sẻn, không ngăn cấm thì dâm đãng, không theo tiết độ thì sai lầm, buông thả lông dục thì hư hỏng. Cho nên ẩm thực phải có hạn lượng, y phục phải có tiết chế, cửa nhà phải có pháp độ, súc tụ phải có số thường, xe cộ và đồ dùng phải có ngữ có hạn là để giữ phòng cái nguồn loạn vậy”. Người giàu sang biết lễ thì không dâm tà, không kiêu căng, người bần tiện biết lễ thì không nản chí, không làm bậy. Người làm vua chúa biết lễ thì mới trị nước, yên dân. Lễ đối với việc trị nước cũng như cái cân đối với việc nặng, nhẹ, cái dây đối với vật thang, vật cong, cái qui, cái củ đối với vật tròn, vật vuông vậy”[6].

Trong cuốn “Trung Quốc triết học sử” Hồ Thích Chi đã viết: “Trong cái nghĩa rộng chữ “Lễ” có hàm cái tính chất pháp luật, nhưng lễ thì thiên trọng về cái quy củ tích cực, mà pháp luật thì thiên trọng về cái cấm chế tiêu cực. Lễ thì dạy người ta nên làm điều gì, pháp luật thì cấm không cho làm những việc gì, hễ làm thì phải tội. Người làm điều trái lễ thì chỉ bị người quân tử dị nghị chê cười, chứ người làm trái pháp luật thì có hình pháp xét xử”10.

Yếu tố thứ hai để trị nước là nhạc. Bên cạnh lễ, Khổng Giáo cần chú trọng đến nhạc. Nhạc với lông người cảm hoá lẫn nhau: một là bởi lông người cảm xúc ngoại cảnh mà thành ra tiếng nhạc; hai là tiếng nhạc cảm lòng người rồi khiến lông người theo tiếng nhạc mà biến đi. Như khi ngoại cảnh đau đớn thì lòng người thương xót, trong lòng đã thương xót thì thanh âm nghe tiêu sái; khi ngoại cảnh tốt lành, tất là trong lông vui vẻ thì thanh âm nghe hê hả, khi ngoại cảnh có điều không lành, trong lòng tức giận thì thanh âm nghe thô thiên, dữ tợn, khi ngoại cảnh tròng thấy tôn nghiêm thì thanh âm nghe chính trực, nghiêm trang; khi ngoại cảnh làm cho sinh ra lông yêu mến thì thanh âm nghe dịu dàng hoà nhã[7].

Các tác dụng của nhạc cốt hoà thanh âm cho tao nhã đê di dưỡng tính tình. Cho nên Khổng Tử nói: “xét cho cùng nhạc đê trị lòng người, thì cái lông giản dị, chính trực, từ ái, thành tín, tự nhiên phơi phới mà sinh ra. Thánh nhân biết nhạc có cái thế lực rất mạnh về đường đạo đức cho nên mới chế nhạc đê dạy người”[8]. Nhạc cũng như lễ, có ảnh hưởng và có mối quan hệ mật thiết với chính trị. Hễ chính trị hay thì nghe tiếng nhạc hay, chính trị dở thì nghe tiếng nhạc dở. Thí dụ, âm nhạc đời trị thì nghe yên tĩnh, vui vẻ, âm nhạc đời loạn thì nghe oán giận tức tối, âm nhạc lúc mất nước thì nghe bi ai sầu thảm. Bởi thế nên Khổng Tử nói: “Thẩm nhạc dĩ trị chính”, nghĩa là xét cho kỹ âm nhạc đê biết chính trị hay dở[9].

Theo Khổng Tử dùng nhạc cũng như dùng lễ phải giữ lấy đạo trung dung. Nhạc để khiến người ta đồng vui, đồng thương. Nhưng vui hay thương vẫn phải lấy điều hoà làm chủ. Khổng Tử chủ trương: “Lạc nhi bất dâm, ai nhi bất thương” nghĩa là vui mà không dâm, thương mà không hại. Qua đó, Khổng Tử ngụ ý nhạc là để điều hoà tính tình, dẫu vui thế nào cũng không mất cái hoà. Lễ và nhạc có cái chủ đích chung là sửa đối tâm tính cho ngay chính, bồi dưỡng tình cảm cho thật hậu. Tuy nhiên, lễ và nhạc mỗi bên lại có cái chủ đích riêng, lễ cốt ở sự cung kính, đê giữ trật tự cho phân minh, nhạc cốt ở sự điều hoà đê khiến tâm tính cho tao nhã. Nếu có lễ mà không có nhạc thì phân biệt thái quá, nhân tình bất thông, có nhạc mà không có lễ thì thành ra lưu đãng, khinh nhờn. Như vậy dùng lễ và nhạc đê chế ước điều hoà nhau, nhạc làm cho hợp đồng, lễ làm cho phân biệt. Hợp đồng thì tương thân nhau, phân biệt thì tương kính nhau.

Yếu tố thứ ba cần đề cập trong học thuyết Khổng tử là quan đỉểm cua ông về chính trị. Theo ông, việc chính trị cốt ở đạo nhân, lấy nhân mà sửa đạo, lấy đạo mà sửa mình, có sửa được mình cho ngay chính, thì những kẻ hiền tài mới theo mà giúp mình, có người hiền tài giúp mình thì việc trị rất chóng có công hiệu, khác nào như đốt đất thì cây cỏ mọc lên chóng vậy[10]. Khổng tử đã từng nói: “Nhân đạo chính vi đại” nghĩa là đạo người thì chính trị là lớn. Vì thế Khổng tử muốn những người có tài, có đức, phải đem cái tài cái đức, cái hay, cái giỏi của mình ra trị nước yên dân. về chính trị, Khổng tử quan niệm sự trị loạn trong xã hội do ở người hành chính chứ không phải ở chính thê. Người hành chính mà có tài, có đức thì nước được trị, người hành chính không có tài có đức thì nước loạn. Dẫu chính thếcó hay đến đâu mà người hành chính không ra gì thì cũng hoá ra dở. Khổng tử viết: “Văn Vũ chi chính bố tại phương sách, kỳ nhân tồn, tắc kỳ chính cử, kỳ nhân vong, tắc kỳ chính tức” nghĩa là việc chính trị của vua Văn, vua Vũ bày ra ở trong sách. Neu những người như vua Văn, vua Vũ côn thì chính trị ấy cần hay nếu những người ấy mất thì cái chính trị ấy hư hỏng”[11]. Như vậy, việc chính trị hay dở cốt ở người hành chính. Từ đó, Nho giáo cho rằng người cầm quyền hành chính lúc nào cũng phải kính cẩn, lo sửa mình cho ngay chính đê dùng người hiền mà làm việc nước, việc dân.

Vì quan điểmcủa Khổng tử cho việc chính trị hay dở là do ở người cầm quyền nên ông đề cao đạo đức của người cầm quyền: “Kỳ thân chính, bất lệnh nhi hành, kỳ thân bất chính, tuy lệnh bất tòng: mình ngay chính thì không sai khiến người ta cũng làm, mình không ngay chính thì tuy có sai khiến cũng không ai theo”[12]. Một đất nước thịnh trị theo ông là: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” nghĩa là: vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con. Giữ trật tự cho mình và danh phận cho chính tức là giữ cái căn bản của chính trị”[13].

Trong chính trị, ngoài việc đề cao đạo đức của người cầm quyền, và quan diêm chính danh định phận, Khổng giáo côn có tư tưởng “Tôn quân quyền”. Theo tư tưởng này, “phàm người ta đã quần tụ với nhau thành xã hội, thì tất phải có quyền tối cao đê giữ kỷ cương cho cả đoàn thê. Cái quyền ấy gọi là quân quyền tức là quyền chủ tếcả một nước. Quân quyền phải đê một người giữ cho rõ cái mối thống nhất. Người giữ quân quyền gọi là đế hay là vương, ta thường gọi là vua. Vua phải lo việc trị nước, tức là lo sự sinh hoạt, sự dạy dỗ và sự mở mang cho dân”[14].

Về vai trò của vua và quan lại trong việc trị nước, Trần Trọng Kim đã viết: “Trong một nước có vua thì phải có quan. Quan là những người có tài, có đức ở trong dân lựa chọn ra đê giúp vua làm mọi việc ích lợi chung cho cả nước. Một nước trị hay loạn là do ở vua và quan giỏi hay dở. Bởi thế, về đường chính trị, Nho giáo lấy cái nghĩa quân thần làm trọng, ở trong nhà thì con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, ở trong nước thì thần dân phải trung với quân”[15]. Trung quân theo nghĩa hẹp là trung với vua, nhưng theo nghĩa rộng là trung với nước bởi hoàng đế tượng trưng cho quốc gia, vì vậy trung quân đồng nghĩa với yêu nước.

Nho giáo quan niệm rằng làm vua muốn cai trị nước được lâu dài phải được mệnh trời. Nhưng mệnh trời chỉ có khi vua làm điều thiện và mệnh trời chiều theo lông dân nên muốn được mệnh trời thì vua không được làm trái lông dân. Kinh thư có câu rằng: “Duy mệnh bất vu thường, đạo thiện tắc đắc chỉ, bất thiện tắc thất chi hỷ” nghĩa là mệnh trời không nhất định, thiện thì được, bất thiện thì mất. Kinh thư cũng dạy rằng mệnh trời lại chiều theo lông dân: “Thiên căng vu dân, dân chi sở dục, thiên tất lòng chi” nghĩa là trời thương dân, dân muốn điều gì trời cũng theo[16]. Theo tư tưởng này, người làm vua muốn cai trị nước được lâu dài thì phải được lòng dân. “Dân chi sở hiếu, hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi. Thử chi vị, dân chi phụ mẫu” - phải yêu cái dân yêu, phải ghét cái dân ghét, thế mới gọi là cha mẹ của dân[17].

Tóm lại, hệ tư tưởng của Khổng giáo là hệ tư tưởng đề cao vai trò của đạo đức và lễ nghĩa trong quản lý xã hội, đồng thời nhấn mạnh rằng người làm vua muốn cai trị xã hội lâu dài thì phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc là nguyên tắc cơ bản trong tư tưởng chính trị và pháp luật của người cai trị.

[1] Michael Bogdan, Luật so sánh, Hà Nội, 2002, tr. 166.

[2] Trần Trọng Kim, Nho giáo, Nxb. Văn học, Hà

Nội, 2003, tr. 119.

Nội, 2003, tr. 119.

[5] Trần Trọng Kim, Sđd, tr. 115

[6] 10 Trần Trọng Kim, Sđd, tr.l 19

[7] Trân Trọng Kim, Sđd, tr. 120

[8] Trần Trọng Kim, Sđd, tr. 121

[9] Khổng tử , Nhạc Ký - trích theo Trần Trọng Kim, Sđd,tr. 124

[10] Trân Trọng Kim, Sđd, tr.125

[11] Khổng tử , Trung Dung, trích theo Trần Trọng Kim, Sđd, tr. 126

[12]Tử Lộ, Luận ngữ, XII, trích theo Trần Trọng Kim, Sđd/tr. 127

Trần Trọng Kim, Sđd, tr. 128

[15] Trần Trọng Kim, Sđd, tr. 129

[16] Vũ Quốc Thông, Pháp chế sử, Sài Gòn, 1973

[17] Trích theo Trân Trọng Kim, Sđd, tr. 129


2. Phát huy những giá trị văn hoá của Nho giáo trong công cuộc đổimới, xây dựng một nền văn hoá pháp luật vừa hiện đại vừa đậm đà bản sắcdân tộc

Ngày nay, trong mỗi con người Việt Nam, trong mỗi gia đình Việt Nam, trong mỗi làng xã Việt Nam, trong sinh hoạt cộng đồng, trong tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, trong tinh thần của dân tộc vẫn côn thấm đượm những tư tưởng của Nho giáo. Tuy nhiên, trong phạm vi quốc gia, nếu không có một định hướng đúng đắn thì những giá trị tích cực của Nho giáo sẽ bị mai một, di sản quý báu đó trong văn hoá dân tộc sẽ không được phát huy, lớp bụi thời gian ngày càng phủ dày và dần dần sẽ vùi lấp nó. Trách nhiệm của những người nghiên cứu văn hoá nói chung và văn hoá pháp luật nói riêng là phải bảo vệ và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. Tinh thần của Nho giáo trong cai trị xã hội là phải biết kết hợp “lễ, nhạc, hình, chính” trong quản lý và xây dựng xã hội. Điều này cho đến nay vẫn còn mang tính thời sự. Nhờ có “lễ” mà con người Việt Nam thường sống điều độ biết “kính trên, nhường dưới”, biết “ăntrôngnồi, ngồi trônghướng”, biết sống “có trước, có sau”. Từ cách ăn, mặc, đi, đứng, nằm, ngồi, đến nói, cười, nhảy, múa, ca hát người Việt Nam thường chừng mực mà không thái quá. Chính sự chừng mực, điều độ như uống không quá say, ăn không quá no, nói không quá lời, áo không quá hở, váy không quá ngắn, tóc không quá dài mà trật tự xã hội được thiết lập. Hơn thế nữa, lễ, nhạc thường được kết hợp với nhau đểchế ước điều hòa nhau làm cho con người tương thân và tương kính nhau. Tư tưởng dùng nhạc đểdạy người của Khổng tử cho đến ngày nay vẫn mang tính thời đại. Khổng tử quan niệm “dùng nhạc đểtrị lòng người, thì cái lòng giản dị, chính trực, từ ái, thành tín, tự nhiên phơi phới mà sinh ra”. Khổng tử biết nhạc “có cái thế lực rất mạnh về đường đạo đức” cho nên mới chủ trương “chế nhạc đểdạy người” và dùng nhạc đểgiữ lấy đạo trung dung, “vui mà không dâm, thương mà không hại”. Quan điểmvề tác dụng của nhạc “cốt hoà thanh âm cho tao nhã đểdi dưỡng tính tình” cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Những nhạc phẩmcủa các nhạc sĩ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc chống Pháp và chống Mỹ cũng có sức mạnh như những binh đoàn, bởi nó cô vũ, động viên thanh niên ra chiến trường cầm súng bảo vệ Tô quốc. Hơn thế, nó đoàn kết được mọi người, giúp họ đồng lông, đồng tâm, đồng chí vì thế mà sức mạnh được nhân lên gấp bội phần. Nhà nước cần phải có những chính sách tôn vinh các nhạc sĩ có công với đất nước như phong tặng các danh hiệu nhạc sĩ ưu tú, nhạc sĩ công huân, nhạc sĩ nhân dân, tặng các giải thưởng lớn cho các nhạc phẩm đã góp phần làm nên chiến thắng của dân tộc và ngợi ca đất nước, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, được nhân dân yêu quý.

Quan điểmcủa Nho giáo về việc đề cao đạo đức của người làm chính trị cũng là vấn đề cấp thiết ngày nay. Khổng tử thường xuyên tâm niệm: “Từ thiên tử cho tới thứ dân phải lấy sự sửa mình làm gốc, gốc loạn mà ngọn trị là điều chưa hề có”. Minh họa tư tưởng của Khổng tử trong “Nam sơn tùng thoại”, học giả Nguyễn Đức Đạt viết: “Vua phải đức độ, gương mẫu thì quan mới liêm, dân mới sống. Nhược bằng vua muốn lấy gỗ thì bề tôi phá rừng, vua muốn lấy cá thì bề tôi tát cạn ao ngôi, vua đa dục thì quan không thanh liêm”. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng có câu thơ nổi tiếng: “Hai chữ cương thường dằng cả nước, một câu trung hiếu dựng nênnhà”. Quan hệ quân thần, phụ tử, phu thê [vua tôi, cha con, vợ chồng] gọi là tam cương là quan hệ trung, hiếu, tiết nghĩa thì xã hội nào cũng cần, chỉ khác là ngày nay quan hệ vua tôi được thay thế bằng quan hệ giữa Chính phủ và người dân. côngnhân, nghĩa, lễ, trí, tín [ngũ thường] thì thời đại nào cũng là chuẩnmực của người quân tử. Hơn nữa đạo “tu, tề, trị, bình” [tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ] của Khổng tử vẫn là phương châm đúng đắncủa người làm chính trị. Nếukhông tu được thân, tề được gia mà đã trị quốc và bình thiên hạ thì nghĩa là xã hội đã bất thường, phi lý. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “tư cách người lãnh đạo bao gồm 5 điều: “trí, tín, nhân, dũng, liêm”[18]. Ngũ thường của chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra cho người cán bộ hiện đại cũng rất gần với ngũ thường của Khổng tử .

Tóm lại, trong xã hội hiện đại ngày nay, vai trò của pháp luật được đề cao, không những pháp luật hình sự như thời xa xưa mà cả pháp luật dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình... Tuy nhiên, điều đó không hề làm giảm vai trò của đạo đức và các thuần phong, mỹ tục mà người Việt Nam đã xây dựng hàng nghìn năm nay. Nếpsống hiền hòa, nhân hậu, lương thiện của người Việt Nam trong con mắt người nước ngoài chính là sản phẩm văn hóa được hun đúc từ hàng nghìn năm mới có được, trong đó tư tưởng Nho giáo đóng góp một phần không nhỏ. Sự hòa quyện của những quy tắc pháp luật, đạo đức, tôn giáo, phong tục tập quán đã tạo nên một trật tự xã hội mà người Việt Nam nhiều khi chỉ cảm nhận được bằng linh cảm hoặc bằng kinh nghiệm sống của mình. Văn hóa pháp luật Việt Nam như một tảng băng, phần nổichỉ là rất ít, chủ yếu là phần không nhìn thấy dưới tầng sâu, đôi hỏi phải nghiên cứu, khám phá đểthểđưa ra những phương hướng, giải pháp đúng đắnnhằm làm cho nó ngày càng phong phú và giàu có hơn trong đời sống pháp lý.

[18] Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 4, Nxb. Sự Thật, Hà Nội, 1984, tr. 413.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề