Người nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập đồng thời chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Nếu là người nước ngoài không có quốc tịch Việt Nam muốn thành lập hộ kinh doanh có được hay không?

Tại Việt Nam người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh không?

1. Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam hay không?

Theo khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định đối với hộ kinh doanh như sau:

  • Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
  • Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định quyền thành lập hộ kinh doanh bao gồm:

Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:

  • Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Theo Điều 14 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008quy định, người được xác định có quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau:

  • Do sinh ra theo quy định của Luật này;
  • Được nhập quốc tịch Việt Nam;
  • Được trở lại quốc tịch Việt Nam
  • Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Có quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp khác theo quy định của Luật này

Như vậy, theo những quy định trên, điều kiện bắt buộc để thành lập hộ kinh doanh là cá nhân, thành viên hộ gia đình đó phải là công dân Việt Nam. Do đó, người nước ngoài không thể thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam.

2. Ủy quyền hoặc nhập tịch để đăng ký thành lập hộ kinh doanh

– Trường hợp ủy quyền cho người Việt Nam để đăng ký kinh doanh:

Việc ủy quyền này sẽ thông qua hợp đồng ủy quyền theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015. Cụ thể, bên uỷ quyền là người nước ngoài muốn thành lập hộ kinh doanh, còn bên nhận uỷ quyền là công dân Việt Nam có đầy đủ điều kiện thành lập hộ kinh doanh.

Dù trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh là người được uỷ quyền. Nhưng người nước ngoài hoàn toàn có thể là người quản lý và điều hành hộ kinh doanh, hưởng các nguồn thu và lợi nhuận từ hoạt động của hộ kinh doanh đó. Tất cả những nội dung này sẽ được thể hiện trong hợp đồng uỷ quyền.

Như vậy, người nước ngoài không thể thành lập hộ kinh doanh ở Việt Nam nhưng họ có thể ủy quyền cho người có quốc tịch Việt Nam và có quyền điều hành quản lý và hưởng mọi quyền lợi như chủ hộ kinh doanh.

– Thực hiện thủ tục nhập tịch:

Ngoài việc ủy quyền cho cá nhân Việt Nam thành lập hộ kinh doanh, người nước ngoài cũng có thể làm thủ tục nhập tịch theo Mục 2 Chương II Luật Quốc tịch Việt Nam 2008. Tuy nhiên, phải đáp ứng các điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam tại Điều 7 Nghị định 16/2020/NĐ-CP, gồm:

  • Biết tiếng Việt đủ để hòa nhập vào cộng đồng Việt Nam là khả năng nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Việt phù hợp với môi trường sống và làm việc của người xin nhập quốc tịch Việt Nam.
  • Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và đã được Cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp Thẻ thường trú.
  • Thời gian thường trú tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được tính từ ngày người đó được cấp Thẻ thường trú.
  • Khả năng bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam của người xin nhập quốc tịch Việt Nam được chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp của người đó hoặc sự bảo lãnh của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Trừ các trường hợp được miễn một số điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam tại Điều 8 Nghị định 16/2020/NĐ-CP.

Thư Viện Pháp Luật.

Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam thì những lưu ý những điều gì? Điều kiện, hồ sơ và chi tiết thủ tục ra sao? Bài viết sau đây Nam Việt Luật xin tư vấn trình tự để thành lập công ty cho người nước ngoài, mời bạn tham khảo để nắm rõ quy định cần thiết.

I/ Những điều cần lưu ý khi người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam

Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam thì cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Doanh nhân ngoại quốc khi mở công ty ở Việt Nam thì có thể mở công ty có 100% vốn quốc ngoại, công ty có từ 1% - 99% vốn quốc ngoại hay liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam để thành lập công ty. [Tham khảo ngay: Tư vấn thành lập công ty 100% vốn nước ngoài Thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài [từ 1-99%].]
  • Với mỗi phương thức đầu tư, loại hình công ty, ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, doanh nhân ngoại quốc sẽ cần chuẩn bị đầy đủ những thủ tục, giấy tờ, giấy phép, hồ sơ khác nhau.
  • Có một số ngành nghề không được phép kinh doanh ở Việt Nam, hoặc nhà nước Việt Nam hạn chế kinh doanh, yêu cầu điều kiện gắt gao, do vậy, doanh nhân ngoại quốc phải cân nhắc lĩnh vực khi mở công ty.
  • Doanh nhân ngoại quốc phải tuân thủ pháp luật Việt Nam khi mở công ty tại Việt Nam.

II/ Điều kiện cần đáp ứng khi thành lập công ty cho người nước ngoài tại Việt Nam

Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam thì bên cạnh những điều cần lưu ý còn cần đáp ứng những điều kiện sau:

  • Doanh nhân nước ngoài phải là người có quốc tịch trực thuộc các nước trong WTO. Là công dân hợp pháp, có đầy đủ giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, cá nhân hợp lệ, có xác nhận của lãnh sự quán.
  • Chủ đầu tư muốn mở công ty thì phải chứng minh được điều kiện tài chính, khả năng đầu tư bằng cách cung cấp các giấy tờ xác minh năng lực tài chính như báo cáo tài chính, số dư tài khoản ngân hàng, sổ tiết kiệm, tài sản cố định.
  • Doanh nhân ngoại quốc chỉ được thành lập công ty kinh doanh lĩnh vực mà pháp luật Việt Nam cho phép.
  • Đối với các ngành nghề đòi hỏi điều kiện kinh doanh thì cần đáp ứng đầy đủ điều kiện phù hợp. Cần xin đầy đủ giấy phép như giấy đăng ký đầu tư, giấy phép đăng ký doanh nghiệp,... sau đó mới được thành lập công ty ở Việt Nam
  • Cam kết việc kinh doanh không gây phương hại đến văn hóa, thuần phong mỹ tục, lịch sử... của Việt Nam.
  • Doanh nhân ngoại quốc phải cung cấp thông tin về địa điểm tiến hành dự án, các loại giấy tờ sử dụng đất, văn phòng thuê hợp lệ.

III/ Thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài ở Việt Nam

Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam thì cần tiến hành theo trình tự cụ thể và chuẩn bị những thủ tục sau:

Bước 1: Chuẩn bị thông tin công ty

Bước 2: Đăng ký đầu tư cho doanh nhân nước ngoài

Doanh nhân nước ngoài phải làm hồ sơ để xin giấy phép đầu tư tại cơ quan quản lý đầu tư. Hồ sơ cụ thể gồm:

  • Giấy yêu cầu được cấp giấy phép đầu tư.
  • Đề xuất về dự án sẽ đầu tư.
  • Đề xuất về việc sử dụng đất, cung cấp đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất, văn phòng đi thuê hợp lệ.
  • Văn bản chứng minh khả năng tài chính của doanh nhân nước ngoài.
  • Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, cá nhân hợp lệ của chủ đầu tư của nước ngoài như hộ chiếu, chứng minh nhân dân...
  • Hoặc chỉ cần ủy quyền cho Nam Việt Luật tiến hành giúp chủ đầu tư của nước ngoài.

Bước 3: Tiến hành xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty

Người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam thì sẽ cần làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị được cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, mở công ty theo mẫu quy định.
  • Danh sách các thành viên, cổ đông cùng mở công ty.
  • Điều lệ cụ thể của công ty.
  • Giấy tờ chứng minh tư cách cá nhân và pháp nhân của chủ đầu tư đến từ nước ngoài [chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ căn cước công dân, giấy đăng ký kinh doanh...].
  • Giấy đăng ký đầu tư vừa được cấp.
  • Hoặc chỉ cần ủy quyền cho Nam Việt Luật soạn thảo, hoàn thành hồ sơ giúp bạn.

Bước 4: Công bố thông tin công ty và hoàn thành thủ tục sau thành lập

  • Sau khi có giấy phép mở công ty, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký thông tin công ty lên công thông tin điện tử của quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày để tránh bị xử phạt hành chính.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp cần treo biển hiệu công ty, khắc con dấu và công khai mẫu dấu, phát hành hóa đơn, làm tài khoản ngân hàng để giao dịch, kê khai, đóng thuế và đăng ký chữ ký số.

Bước 5: Hoàn thành điều kiện và xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh

  • Nếu ngành nghề mà doanh nhân nước ngoài kinh doanh nằm trong những ngành nghề đòi hỏi điều kiện thì phải hoàn thành đủ điều kiện, xin giấy phép mới có thể hoạt động.
  • Còn trường hợp kinh doanh lĩnh vực không yêu cầu điều kiện thì doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động ngay sau khi thành lập doanh nghiệp và có thể bỏ qua bước này. [Tham khảo thêm: Quy định về ngành nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện].

Hy vọng, với những điều cần lưu ý và điều kiện để người nước ngoài thành lập công ty tại Việt Nam trên đây sẽ hữu ích với các nhà đầu tư nước ngoài đang có ý định đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Nếu còn đang băn khoăn hay gặp vướng mắc gì liên quan đến thủ tục thành lập công ty cho người nước ngoài, hãy liên hệ ngay với Nam Việt Luật để được các chuyên viên pháp lý hỗ trợ tư vấn cụ thể nhé!

Từ khóa liên quan:Nước ngoài

Video liên quan

Chủ Đề