Ngưỡng nhiệt phát triển của cá mè là bao nhiêu năm 2024

MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i TÓM TẮT.......................................................................................................... ii MỤC LỤC ..................................................................................................................iii

DANH SÁCH BẢNG ........................................................................................ v DANH SÁCH HÌNH. ....................................................................................... vi Phần I: Đặt vấn đề .............................................................................................. 1 1.1 Giới thiệu.................................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .................................................................... 2

Phần II: Lược khảo tài liệu ................................................................................. 3 2.1 Đặc điểm sinh học và phân loại........................................................................ 3 2.1.1 Phân loại ............................................................................................... 3 2.1.2 Đặc điểm hình thái ............................................................................... 3 2.1.3 Phân bố ................................................................................................. 4 2.1.4 Tập tính sinh sống................................................................................ 5 2.1.5 Tuổi và kích thước phát dục ................................................................ 6 2.1.6 Chu kỳ phát dục ................................................................................... 6

2.1.7 Sức sinh sản.................................................................................. 6 2.1.8 Mùa vụ sinh sản............................................................................ 7 2.1.9 Điều kiện sinh sản......................................................................... 8 2.1.10 Tính ăn của cá .................................................................................... 9 2.1.11 Đặc điểm sinh trưởng................................................................... 9 2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ, oxy, pH.............................................................. 10 2.2.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ ...................................................................... 10 2.2.2 Ảnh hưởng của oxy ............................................................................. 11 2.2.3 Ảnh hưởng của pH............................................................................... 13

Phần III: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.................................................. 14 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................ 14

3.2 Vật liệu nghiên cứu ..................................................................................... 14 3.3 Phương pháp tiến hành nghiên cứu ................................................................ 14

3.3.1 Xác định ngưỡng nhiệt độ của phôi và cá bột ............................... 14 3.3.2 Xác định nhiệt độ không sinh học .................................................. 14 3.3.3 Xác định ngưỡng pH của phôi và cá bột ....................................... 15 3.3.4 Xác định tiêu hao oxy của phôi cá ................................................. 18 3.3.5 Xác định ngưỡng oxy của cá bột.................................................... 18 3.3.6 Phương pháp xử lý đánh giá số liệu ............................................... 19 Phần IV: Kết quả thảo luận............................................................................... 20 4.1 Ngưỡng nhiệt độ của phôi, cá bột của cá mè trắng ................................ 20 4.1.1 Đối với phôi cá ........................................................................... 20 4.1.2 Đối với cá bột ............................................................................. 21 4.2 Nhiệt độ không sinh học của cá mè trắng bột........................................ 22 4.3 Ngưỡng pH của phôi, cá bột của cá mè trắng........................................ 22 4.3.1 Đối với phôi mè trắng ................................................................ 23 4.3.2 Đối với cá bột mè trắng .............................................................. 23 4.4 Lượng tiêu hao oxy của phôi cá mè trắng(cường độ hô hấp) ................. 24 4.5 Ngưỡng oxy của cá bột mè trắng .......................................................... 25 Phần V: Kết luận và đề xuất................................................................................... 27 5.1 Kết luận ....................................................................................................... 27 5.2 Đề xuất ................................................................................................ 27 Tài liệu tham khảo............................................................................................ 28

DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 4.1: Ngưỡng nhiệt độ của phôi cá mè trắng................................... 20 Bảng 4.2: Ngưỡng nhiệt độ của cá bột mè trắng. ................................... 21 Bảng 4.3: Nhiệt độ không sinh học của cá mè trắng............................... 22 Bảng 4.4: Ngưỡng pH của phôi cá mè trắng. ........................................ 23 Bảng 4.5: Ngưỡng pH của cá bột cá mè trắng. ....................................... 23 Bảng 4.6: Hàm lượng tiêu hao oxy của phôi mè trắng............................ 24 Bảng 4.7: Ngưỡng oxy của cá mè trắng. ................................................ 25

DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 1: Cá mè trắng Hypophthalmichthys harmandi (Sauvage, 1844) ............. 3

Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Hiện do điều kiện tự nhiên phong phú, hệ thống sông ngòi chằng chịt, khí hậu ấm áp quanh năm, rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt là phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt. Cá Mè Trắng (Hypophthalmychthis harmandi) là loài cá có giá trị kinh tế cao, thịt ngon, lớn nhanh, có năng suất cao… nó chiếm một vị trí quan trọng trong đàn cá nuôi. Cá có đặc tính dễ nuôi, phổ thức ăn là phiêu sinh thực vật có sẵn trong nước. Hiện nay diện tích nuôi cá nước ngọt rất phát triển nên vấn đề con giống đã đáp ứng kịp thời cho người dân. Nghề nuôi cá mè trắng đã góp phần tích cực cho việc chủ động đáp ứng nhu cầu tiêu thụ giảm việc khai thác quá mức cá tự nhiên, phục hồi và phát triển nguồn lợi cá tự nhiên. Trong quá trình sống, phát triển và lớn lên để trở thành cá thương phẩm và tham gia sinh sản tạo thế hệ mới, hầu hết các loài cá đều trãi qua quá trình biến đổi phức tạp dưới tác dụng của các yếu tố môi trường, trong đó nổi bật nhất là: nhiệt độ, oxy, pH. Các yếu tố này sẽ chi phối toàn bộ vòng đời của cá, từ khi còn là trứng trong bụng mẹ cho đến khi được đẻ ra môi trường ngoài. Trãi qua quá trình thụ tinh và phát triển, phôi phát triển trở thành ấu thể dần hoàn chỉnh cơ thể rồi đến trưởng thành để tham gia vào sinh sản. Biến đổi quan trọng là quá trình phát triển phôi và giai đoạn cá bột. Đây là giai đoạn biến đổi sinh lý, sinh thái phức tạp, từ một trứng qua quá trình biến đổi dưới tác dụng của môi trường trở thành ấu thể. Ấu thể hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh hoặc đang phát triển dở dang đến giai đoạn phôi nang thì dừng lại, đều chịu sự chi phối bởi: nhiệt độ, oxy, pH. Để góp phần vào sự phát triển của kỹ thuật sinh sản nhân tạo và những giá trị của cá mè trắng mang lại cho con người, việc thực hiện đề tài: “Ngưỡng của

nhiệt độ, oxy, pH lên quá trình phát triển phôi, cá bột của cá mè trắng” là thực sự cần thiết. 1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu Thu thập dữ liệu về một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của phôi và cá bột của cá mè trắng. Để góp phần làm cơ sở phát triển kỹ thuật sản xuất cá giống nhân tạo các loài cá đạt hiệu quả cao. Để đạt được mục tiêu trên nội dung của đề tài bao gồm:  Xác định ngưỡng nhiệt độ, O2, pH của phôi và cá bột.  Xác định nhiệt độ không sinh học của cá.  Xác định tiêu hao oxy của phôi và cá bột.

Phần II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1

Đặc điểm sinh học của cá mè trắng 2.1.1

Phân loại

Giới (Kingdom): Animalia Ngành (Phylum): Chordata Lớp (Class): Actinopterygii Bộ (Order): Cypriniformes Họ (Family): Cyprinidae Giống (Genus): Hypophthalmichthys Loài: Hypophthalmichthys harmandi Tên Việt Nam: Cá Mè Trắng Tên Nước Ngoài: Vietnamese silver carp 2.1.2

Đặc điểm hình thái

Hình 1: Cá Mè Trắng Hypophthalmichthys harmandi (Sauvage, 1844) Vây lưng 2 – 3,7. Vây ngực 3,12 – 16. Vây bụng 1,8. Vây hậu môn 1,17 – 19. Số vẩy đường bên 85

21 25 . Răng hầu một hàng 4 – 4, hình hơi bầu dục, 10 16

mặt răng hơi cong hình thuyền, có nhiều rãnh cưa nhỏ. Chiều dài thân gấp 2,8 – 3,15 chiều cao và 3,2 – 3,7 lần chiều dài đầu. Thân cá dẹp bên, phần lưng có màu đen xám, bụng có màu trắng bạc. Đầu lớn, mắt thấp; Mõm tù, ngắn; Miệng hướng trên, khoảng cách hai ổ mắt rộng. Mắt tự do, không màng da che. Màng

mang rộng; lược mang rất dài, xếp thành mang mỏng, phần góc có nhiều lỗ nhỏ. Thân có 30 – 40 đốt sống. Bóng hơi khá to, có hai ngăn. Ruột dài, cuộn khúc nhiều lần. Khởi điểm của vây lưng sau khởi điểm của vây bụng. Vây bụng chưa đạt tới vây hậu môn. Vây ngực quá khởi điểm vây bụng một ít. Khi cá trưởng thành, trên mặt tia vây ngực của cá đực có nhiều khía răng cưa rất rõ, sờ tay vào thấy ráp sắc; còn ở cá cái trơn láng. Vây đuôi chẻ, có thùy dưới hơi lớn hơn thùy trên. Các vây đều không có tia gai cứng. Lỗ hậu môn ở ngay trước vây hậu môn. Sống bụng hoàn toàn từ vây ngực đến vây hậu môn. 2.1.3

Phân bố

Cá mè trắng Việt Nam là cá phổ biến ở sông ngòi miền Bắc nước ta, có nhiều ở khu vực sông Hồng, sông Thái Bình và còn thấy có ở sông Mã, sông Lam. Đây là loài cá điển hình ở đồng bằng miền Bắc nước ta. Đã có tài liệu cho biết ở sông Nam Độ thuộc đảo Hải Nam (Trung Quốc) cũng phát hiện thấy có loài cá này. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất, vì những lý do khác nhau mà con người đã cho lai tạo giữa hai loài mè trắng Việt Nam và mè trắng Trung Quốc qua nhiều thế hệ nên hiện nay ở nước ta, trong các thủy vực nuôi trồng thủy sản không còn loài mè trắng Việt Nam thuần chủng hay mè trắng Trung Quốc thuần chủng nữa. Nhìn chung, nhóm cá chép Trung Quốc được di nhập vào miền Bắc nước ta trong những năm 50 và 60 của thế kỷ trước ( Mè hoa 1957 và Trắm cỏ 1958, Mè trắng). Từ miền Bắc, chúng được di nhập vào miền Nam ( Đồng bằng Sông Cửu Long) năm 1976. Thực tiễn sản xuất, chứng tỏ các loài cá này đã thể hiện tính ưu việt của mình và đã khẳng định địa vị quan trọng trong cơ cấu loài cá nuôi ở nước ta nói chung và ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Chúng đã được phát tán tới hầu khắp các thủy vực nước ngọt ở nước ta. Trong một số trường hợp, chúng được đưa tới nuôi ở vùng nước lợ nhạt vào những khoảng thời gian nhất định ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Mè trắng, mè hoa được chọn làm đối tượng chủ lực trong các hình thức nuôi có bón phân ở ao nước tĩnh và trong các hồ chứa nước trên khắp các vùng miền ở nước ta. 2.1.4

Tập tính sinh sống

Cá sống tầng nước giữa và tầng trên, tính nhanh nhẹn, khi hoảng sợ cá nhảy lung tung và nhảy rất cao. Cá thường đi ăn theo đàn, khi ăn cá đớp nước để lại phía trên mặt nước đám bọt nhỏ và không liên tục như cá mè hoa. Cá sinh sống nhiều ở các đầm hồ, ruộng trũng, các sông nhánh để tăng trưởng. Khi trưởng thành, vào mùa phát dục cá ngược lên miền trung và thượng lưu các sông tìm nơi có điều kiện thích hợp để đẻ trứng. Trứng trên đường trôi về xuôi để nở dần thành cá bột và cá bố mẹ cũng xuôi về sinh sống ở vùng tăng trưởng. Cá mè trắng thích nghi với vùng khí hậu á nhiệt đới. Nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của chúng từ 24 – 28oC. Ở 30oC sự phát triển phôi chịu ảnh hưởng xấu. Tại đây phôi bị hư hỏng nhiều, tỷ lệ nở thấp, tỷ lệ dị hình cao. Tại 31oC, phôi bị hư hỏng hoàn toàn. Đây là vấn đề cần đặc biệt lưu ý với những người tiến hành sinh sản nhân tạo các loài cá chép Trung Quốc. Nhất là ở những thời điểm có nhiệt độ cao vào những đợt hoặc những tháng (chủ yếu cuối tháng 3 và suốt tháng 4) cho cá chép Trung Quốc sinh sản như ở Đồng Bằng sông Cửu Long. Cá đòi hỏi môi trường nước có hàm lượng oxy hòa tan cao, có khả năng thích nghi kém với điều kiện môi trường khắc nghiệt, trị số pH thích hợp cho cá từ 7 – 8. Khi pH có giá trị thấp hơn 6 thì ảnh hưởng xấu tới cá. Nhiều ao mới đào ở Đồng bằng sông Cửu Long khi đưa cá chép Trung Quốc vào nuôi đã có hiện tượng cá bị chết do pH thấp (nhất là vào đầu mùa mưa). Do khả năng thích nghi kém với điều kiện môi trường khắc nghiệt như trên nên cá chép Trung Quốc không được chọn làm đối tượng nuôi thâm canh với mật độ cao trong các thủy vực nước tĩnh.

2.1.5

Tuổi và kích thước phát dục

Cá mè trắng Việt Nam ở sông Hồng thành thục khi cá được 3 tuổi (chỉ một số ít 2 tuổi). Kích thước nhỏ nhất của cá đực khi phát dục dài 32,5cm, nặng 0,75 kg; còn kích thước nhỏ nhất của cá cái khi phát dục dài 37,3cm, nặng 1,05 kg. Khi nuôi trong ao, cá mè trắng thành thục khi 3 tuổi và dài 47cm, nặng 2,3 kg; cá đực 2 tuổi dài 40cm, nặng 2 kg. Những theo dõi về cá mè trắng ở sông cụt Mè Lồ (Mê Linh, Vĩnh Phúc) cho thấy cá đực thành thục dài 52cm, nặng 2,5kg; cá cái dài 53cm, nặng 2,8kg.

2.1.6

Chu kỳ phát dục

Cá mè trắng sông Hồng đạt hệ số thành thục sinh dục cao nhất vào tháng 5 – 6, sang tháng 7 bắt đầu giảm. Ở ao hồ, cá hoàn toàn thành thục vào tháng 5, đến cuối tháng 9 đã thoái hóa rõ rệt. Nếu so sánh giữa cá đực và cá cái thì tuyến sinh dục cá đực thường phát triển sớm hơn và cũng thoái hóa sớm hơn cá cái. Thông thường cá mè trắng nuôi trong ao phát dục sớm hơn ở sông, cá ở sông phát dục sớm hơn cá ở hồ. Ở các hồ chứa, cá mè trắng cỡ vừa và nhỏ phát dục không đều, tỷ lệ và hệ số thành thục thấp, nên đưa chúng về ao nuôi vỗ làm cá bố mẹ. Cá mè trắng ở các hồ chứa cỡ lớn thường phát dục sớm hơn nên có thể dùng làm cá bố mẹ để cho đẻ hoặc thụ tinh nhân tạo.

2.1.7

Sức sinh sản

Sinh sản là chức năng quan trọng để duy trì và phát triển nòi giống của sinh vật: “ở mỗi loài cá trong quá trình tiến hóa đã hình thành những đặc điểm sinh học về sinh sản nhất định. Tức là yêu cầu một số yếu tố môi trường nào đó cần thiết cho quá trình sinh sản” (Nicolski,1962 – theo Võ Thị Liên,1989). Sức sinh sản 100.000 – 150.000 trứng/kg cá cái (Phạm Minh Thành & Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Còn theo kết quả của Đoàn Văn Đẩu và Nguyễn Văn Hải, 1970 thì nhận thấy sức sinh sản của cá mè trắng tăng theo khối lượng của cơ thể. Cá có trọng lượng từ 2,0 – 2,5 kg có sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 289900 và sức sinh sản tương đối trung bình là 129,4.

Cá có trọng lượng từ 2,5 – 3,0 kg có sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 429707 và sức sinh sản tương đối trung bình là 141,9. Cá có trọng lượng từ 3,5 – 4,0 kg có sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 562255 và sức sinh sản tương đối trung bình là 146,5. Cá có trọng lượng từ 3,0 – 3,5 kg có sức sinh sản tuyệt đối trung bình là 4537988 và sức sinh sản tương đối trung bình là 159,9. Nếu như trong tự nhiên lượng trứng mà cá mè trắng đẻ được bằng 88,6 – 97,5 % sức sinh sản tuyệt đối, nghĩa là tính trung bình 1gram cơ thể cá chỉ cho 154 trứng thì trong sinh sản nhân tạo cá có thể đẻ 59,98 – 95,39 % lượng chứa trứng, nghĩa là 1gram cơ thể cho 74 trứng (theo Phan Trọng Hậu, 1965, Ngô Thị Mỵ, 1968).

2.1.8

Mùa vụ sinh sản

Mùa vụ sinh sản của cá mè trắng Việt Nam trong tự nhiên từ cuối tháng 4 và kết thúc vào tháng 6; lác đác đầu tháng 7 cá còn đẻ. Cá đẻ rộ nhất từ 15 tháng 5 đến 15 tháng 6 ở ngoài tự nhiên. Trong sinh sản nhân tạo, khoảng giữa tháng 4 đã có thể cho cá đẻ. Mùa vụ cho cá mè trắng Việt Nam đẻ nhân tạo tốt nhất là từ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5. Ngoài vụ đẻ chính còn có thể cho cá đẻ tái phát lần thứ hai, thứ ba trên một cá cái trong cùng một năm đạt kết quả tốt (thời gian nuôi vỗ tái phát mỗi lần cách nhau 40 – 50 ngày). Thời gian cho cá đẻ tái phát dục tốt nhất từ tháng 6 đến tháng 7. Lượng trứng thu được của cá mè trắng đẻ lần thứ hai thường chỉ bằng 70% lượng trứng của lần đẻ thứ nhất. Ở Đồng bằng sông Cửu Long cá mè trắng sinh sản sau 1 – 2 năm ( tùy theo điều kiện nuôi). Cá có trứng nhưng không đẻ được tự nhiên trong ao, cá chỉ đẻ tự nhiên ngoài sông lớn. Trứng cá mè có màng trương nước, khi có dòng chảy trứng trôi lơ lửng trong nước. Nhiệt độ thích hợp cho sinh sản là 26 – 29oC. Ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể cho cá sinh sản nhân tạo quanh năm, nhưng mùa đẻ tập trung từ tháng 3 – 8. Cá mè trắng có thể cho đẻ nhiều lần trong năm. Ở miền Bắc Việt Nam, sức sinh sản của một lần là 75,000 – 100,000 trứng/1kg cá cái (Cấn Văn Lung, 1970), trong khi đó ở Đồng bằng sông Cửu Long sức sinh

sản là 86,000 trứng/kg cá cái và bình quân một cá có thể tham gia sinh sản 4 – 5 lần/mùa sinh sản. Thời gian trứng nở phụ thuộc vào nhiệt độ nước như sau: Ở nhiệt độ nước 20oC thì thời gian để trứng nở là từ 27 – 33 giờ Ở nhiệt độ nước 26oC thì thời gian để trứng nở là từ 18 – 24 giờ Ở nhiệt độ nước 28oC thì thời gian để trứng nở là từ 15 – 19 giờ Ở nhiệt độ nước 29oC thì thời gian để trứng nở là từ 14 – 18 giờ Ở nhiệt độ nước 30oC thì thời gian để trứng nở là từ 14 – 16 giờ

2.1.9

Điều kiện sinh sản

Các bãi đẻ của cá mè trắng ngoài tự nhiên thường tập trung ở vùng trung lưu của cá như sông Yên Bái (sông Thảo), Hòa Bình, Nghĩa Lộ (sông Đà) hoặc là nơi giao lưu giữa sông và ngòi hoặc là nơi lòng sông hẹp đột ngột, đoạn quanh co uốn khúc... Những đặc điểm ở bãi cá đẻ tự nhiên của cá mè trắng Việt Nam được ghi chép lại như sau:  Độ sâu của nước 7 – 12cm; đáy sỏi cát; độ dốc của hai bờ sông là 45 – 85 độ; lòng sông dốc 1 – 65 độ.  Lưu tốc nước 0,8 – 1,3 m/s; nước phải vừa dâng cao vừa phải chảy quẩn.  Nhiệt độ nước từ 22 – 30oC, thích hợp nhất 24 – 28oC.  Độ pH 7 – 7,5; hàm lượng oxy 5 – 7 mg/l; độ trong của nước 6 – 12cm.  Mùa đẻ của cá mè trắng khá dài, trứng trôi nổi theo dòng nước về hạ lưu và nở dần.

2.1.10

Tính ăn của cá

Sau khi nở từ trứng được 3 – 4 ngày cá bột dài 6 – 7mm, thức ăn chủ yếu là trùng bánh xe, các loại giáp xác nhỏ như bọ kiếm, chân chèo và ấu trùng không đốt. Sau 5 – 6 ngày, lược mang của cá bắt đầu xuất hiện, cá ăn thêm thực vật phù du. Cá chuyển hẳn sang ăn thực vật phù du khi cá đạt hẳn chiều dài 3 – 4 cm. Ở cá mè trắng trưởng thành thức ăn chủ yếu là thực vật phù du, cộng thêm một ít động vật phù du và các chất vẩn. Phương thức bắt mồi của cá mè trắng là lọc nước, các thức ăn được lược mang cá giữ lại và nuốt xuống thực quản. Dựa vào đặc tính ăn của cá, trong ao nuôi muốn có năng suất cao phải bón phân ( vô cơ, hữu cơ) thường xuyên để tạo thức ăn tự nhiên cho cá. Vào mùa xuân và mùa thu cường độ dinh dưỡng của cá là cao nhất, vào mùa hè và mùa đông có giảm hơn. Trong mùa sinh sản cá ít ăn rõ rệt.

2.1.11

Đặc điểm sinh trưởng

Ở điều kiện tự nhiên ngoài sông cá mè trắng Việt Nam lớn rất nhanh. Sau 3 ngày, từ khi trứng nở thành cá con khối noãn hoàn tiêu giảm, cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài, lúc này cá có chiều dài 7 – 8mm. Khi ương cá bột ở ao đất, sức lớn bình quân 1,2mm/ ngày và tăng trọng 0,01 – 0,02 g/ngày. Từ cá hương ương thành cá giống, cá tăng trọng bình quân 4,19g/ngày. Ở thời kì nuôi cá thịt, ở miền Bắc Việt Nam sau một năm đạt 0,5 – 0,7kg, 2 năm đạt 1,5 – 1,8 kg, 3 năm đạt 4,6 kg. Trong trường hợp cá biệt có con nặng tới 9 – 10kg. Tại ĐBSCL, trong điều kiện những ao rộng hay những ruộng ngập sâu vào mùa mưa cá lớn rất nhanh, sau một năm đạt 0,5 – 1kg/con (Dương Nhựt Long, 2004). Lượng mỡ bám ở nội tạng của cá mè trắng khá cao, từ 2 – 8 % khối lượng cơ thể cá. Vào các mùa thu, đông và xuân lượng mỡ tập trung nhiều nhất; còn mùa hạ lượng mỡ là thấp nhất.

Cá mè trắng lớn nhanh ở năm thứ nhất và năm thứ hai. Khi nuôi ghép với các loài cá khác ở mật độ 2 – 3 con/m2, sử dụng phân gia súc, gia cầm sau 1 năm cá mè trắng đạt trọng lượng 300 – 500 g/con. Nếu ao rộng mật độ thưa cá lớn nhanh hơn.

2.2

Ảnh hưởng của nhiệt độ, oxy, pH 2.2.1

Ảnh hưởng của nhiệt độ

Sự phát triển phôi cá rất nhạy cảm đối với sự thay đổi của nhiệt độ. Khi các điều kiện môi trường thích ứng thì sự thay đổi của nhiệt độ có ảnh hưởng quyết định tới sự phát triển của phôi. Nhiệt độ tăng thì thời gian nở của trứng rút ngắn và ngược lại, nhưng khi nhiệt độ tăng gần tới cực đại của nhiệt độ thích ứng thì thời gian nở chênh lệch không đáng kể. Ảnh hưởng của nhiệt độ ở thời kì phôi vị, hình thành các đốt cơ và kỳ phân đuôi tách khỏi noãn hoàng rõ ràng hơn so với các thời kì khác của quá trình phát triển phôi. Khi nhiệt độ 30 – 31oC tỷ lệ dị hình của phôi là 60 – 70% và tỷ lệ phôi chết trước khi nở là 50 – 60 %. Trong giới hạn thích hợp của nhiệt độ (28 ± 2oC) nhưng biên độ thay đổi lớn (To > 2) đều có ảnh hưởng tới sự phát triển phôi. (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). Theo Trương Quốc Phú (2006) nhiệt độ thích hợp cho cá tôm vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25 – 32oC. Tuy nhiên cá có thể chịu đựng nhiệt độ trong khoảng 20 – 35oC. Ở nhiệt độ nước 18oC cá mè trắng ấp nở mất 61 giờ, nhưng ở 28oC chi cần 18 giờ. Khi nhiệt độ nước cao gần tới mức tối đa, thời gian nở của trứng chênh lêch nhau không nhiều. Thí dụ: nhiệt độ nước 27oC, thời gian nở là 19 giờ 10 phút; nhiệt độ nước 30,2oC thời gian nở là 16 giờ 10 phút.

2.2.2

Ảnh hưởng của oxy

Theo Nguyễn Văn Kiểm, 2004 thì trong từng giai đoạn phát triển của phôi nhu cầu về oxy sẽ khác nhau, đồng thời tùy theo đặc điểm của từng loại trứng mà nhu cầu oxy cũng khác nhau. Những loại trứng bán trôi nổi, có hàm lượng carotenoid thấp, thường cần môi trường có hàm lượng oxy hòa tan cao hơn so với loại trứng có hàm lượng carotenoid cao hơn. Tuy nhiên hàm lượng oxy hòa tan trong nước thấp hơn 2 ppm thì phôi sẽ chết ngạt. Để đảm bảo cho phôi phát triển bình thường thì hàm lượng oxy trong nước thấp nhất phải từ 3 – 4 ppm. Nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm cá là trên 5 mg/l. Nắm vững điều kiện sinh thái cho phôi thai phát dục và tạo điều kiện thích hợp nhất cho trứng nở là một khâu quan trọng nhất để nâng cao tỷ lệ nở của trứng. Các nhà khoa học nước ngoài đã tiến hành nghiên cứu khá nhiều về sinh thái trong quá trình phát dục của phôi cá, đặc biệt là các nhà khoa học Liên Xô đã nghiên cứu về sự phát dục của phôi cá tầm. Ở Trung Quốc trước ngày giải phóng hầu như không có ai nghiên cứu về sinh thái trong quá trình phát dục phôi thai của bốn loài cá nuôi chính, nhưng gần đây đã có nhiều cơ quan nghiên cứu về vấn đề này, nhất là Học viện thủy sản Thượng Hải. Dưới đây, xin tổng hợp các tài liệu nghiên cứu về sinh thái trong quá trình phát dục của phôi thai cá nuôi mà các cơ quan nghiên cứu của Trung Quốc thu lượm được. Lượng tiêu thụ oxy của phôi cá mè trắng Thời kì phôi phát triển ở giai đoạn từ 2 – 8 tế bào thì lúc đó lượng tiêu thụ oxy của phôi cá mè trắng ở nhiệt độ nước 25 – 27oC là 0,272 mg/1000 hạt/giờ tương đương với 0,19 mg/g/giờ.

Thời kì phôi phát triển ở giai đoạn phôi nang thì lúc đó lượng tiêu thụ oxy của phôi cá mè trắng ở nhiệt độ nước 25 – 27oC là 0,319 mg/1000 hạt/giờ tương đương với 0,223 mg/g/giờ.

Thời kì phôi phát triển ở giai đoạn phôi vị thì lúc đó lượng tiêu thụ oxy của phôi cá mè trắng ở nhiệt độ nước 25 – 27oC là 0,318 mg/1000 hạt/giờ tương đương với 0,223 mg/g/giờ.

Thời kì phôi phát triển ở giai đoạn xuất hiện mầm đuôi thì lúc đó lượng tiêu thụ oxy của phôi cá mè trắng ở nhiệt độ nước 25 – 27oC là 0,657 mg/1000 hạt/giờ tương đương với 0,46 mg/g/giờ.

Thời kì phôi phát triển ở giai đoạn phôi có tim đập thì lúc đó lượng tiêu thụ oxy của phôi cá mè trắng ở nhiệt độ nước 25 – 27oC là 0,846 mg/1000 hạt/giờ tương đương với 0,59 mg/g/giờ.

Thời kì phôi phát triển ở giai đoạn trứng nở thì lúc đó lượng tiêu thụ oxy của phôi cá mè trắng ở nhiệt độ nước 25 – 27oC là 0,853 mg/1000 hạt/giờ tương đương với 0,597 mg/g/giờ.

Lượng tiêu thụ oxy của cá bột mè trắng Lượng tiêu thụ oxy của cá mè trắng ở mỗi giai đoạn trong quá trình phát dục cá thể có khác nhau rất rõ rệt. Lượng oxy tiêu thụ nhiều nhất là trước và sau khi nở, đặc biệt là trong giai đoạn cá bột, sau đó giảm dần.(Chung Lân, 1965) Ở thời kì cá bột lượng tiêu thụ oxy ở giai đoạn lúc bắt đầu tuần hoàn máu ở nhiệt độ nước từ 25 – 27oC là 0,983 mg/1000 con/giờ tương đương với 0,59 mg/g/giờ. Ở thời kì cá bột lượng tiêu thụ oxy ở giai đoạn sau khi nở 24 giờ ở nhiệt độ nước từ 25 – 27oC là 1,64 mg/1000 con/giờ tương đương với 0,82 mg/g/giờ. Ở thời kì cá bột lượng tiêu thụ oxy ở giai đoạn sau khi nở 47 giờ ở nhiệt độ nước từ 25 – 27oC là 3,41 mg/1000 con/giờ tương đương với 1,71 mg/g/giờ. Ở thời kì cá bột lượng tiêu thụ oxy ở giai đoạn sau khi nở 47 giờ ở nhiệt độ nước từ 25 – 27oC là 3,983 mg/1000 con/giờ tương đương với 1,99 mg/g/giờ.

Lượng tiêu thụ oxy của cá hương, cá giống Do đặc trưng cường độ dinh dưỡng cao, tốc độ tăng trưởng nhanh mà cá con có đòi hỏi cao về hàm lượng oxy hòa tan. Giai đoạn còn nhỏ, cá con có ngưỡng oxy cao, cao nhất ở giai đoạn phôi tự do và cá bột. Vì vậy cá rất dễ bị chết khi môi trường thiếu oxy. Theo Chung Lân thì lượng tiêu thụ oxy của cá hương, cá giống cở trọng lượng 0,77gram ở nhiệt độ nước 28,5 – 29,6oC là 0,632 mg/g/giờ và khi cá hương, cá giống đạt cở trọng lượng 301 gram thì lượng tiêu hao oxy của cá là 0,216 mg/g/giờ. Qua đó nhận thấy rằng khi cá càng lớn thì cường độ hô hấp cũng giảm dần. Giai đoạn càng nhỏ thì lượng oxy tiêu thụ càng lớn, vì cá nhỏ hô hấp nhiều, sức chịu đựng với sự thiếu hụt oxy kém hơn so với cá lớn. Đối với các giai đoạn khác nhau thì nhu cầu oxy cũng khác nhau.

2.2.3

Ảnh hưởng của pH

Hầu hết các loài cá đều không cá khả năng phát triển trong môi trường có pH khá cao hoặc quá thấp (pH < 5 hoặc pH > 8). Nhưng điều quan trọng hơn cả là pH phải ổn định, bất kì một thay đổi nào dù rất nhỏ về pH cũng làm cho trứng ngừng phát triển. Do vậy nguồn nước cung cấp cho quá trình ấp phải có pH ổn định để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển phôi (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). pH hầu hết của các ao cá nước ngọt từ 6,5 – 8,5 và đây là khoảng pH mà cá, tôm có tốc độ tăng trưởng tốt nhất. Nhìn chung thông qua các tài liệu thu thập được việc nghiên cứu chỉ tiêu sinh lý của phôi và cá bột các loài cá nói chung còn rất hạn chế. Đặc biệt là các loài khác có giá trị kinh tế thì chưa thấy tài liệu nào đề cập đến.

Phần III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian ngiên cứu: Từ tháng 12/2009 đến tháng 5/2010 Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiên tại trại cá thực nghiệm Khoa Thủy Sản trường Đại học Cần Thơ. 3.2

Vật liệu nghiên cứu Nhiệt kế Cốc thủy tinh 500ml Dụng cụ đo pH Dụng cụ đo Oxy Chai lọ nút mài 125ml Thao, ca, bocal 5lít Kính lúp, đĩa petri Một số vật dụng linh tinh khác…

3.3

Phương pháp tiến hành nghiên cứu 3.3.1

Xác định ngưỡng nhiệt độ của phôi và cá bột

Dùng cốc thủy tinh (loại 0,5 lít). Cho vào mỗi cốc 50 phôi cá (trứng đã thụ tinh) hoặc cá bột. Cốc được đặt trong tô nhựa có chứa nước. Dùng nước nóng thêm vào tô nhựa (để tăng nhiệt độ tô nhựa rất chậm). Đặt nhiệt kế trong cốc chứa phôi hoặc cá bột. Theo dõi nhiệt độ liên tục. Đảm bảo nhiệt độ trong cốc tăng ≤ 2oC / 1 giờ. Xác định nhiệt độ tại thời điểm phôi chết 50%. Đó là ngưỡng nhiệt độ trên. Thí nghiệm được lấp lại 3 lần. Đối với nhiệt độ thấp cũng thực hiện tương tự, nhưng thay nước nóng bằng nước lạnh.

3.3.2 Xác định nhiệt độ không sinh học Dựa vào công thức tính tổng nhiệt lượng của quá trình phát triển phôi từ 2 tế bào đến khi mới nở. S = D(T – T0) Trong đó: S:

Tổng nhiệt lượng (hằng số) của quá trình phát triển phôi.

D: Thời gian phát triển phôi từ 2 tế bào đến khi mới nở. T:

Nhiệt độ môi trường thí nghiệm.

To: Nhiệt độ không sinh học (hằng số) Thí nghiệm được bố trí trong các cốc thủy tinh 0,5 lít ở nhiệt độ khác nhau. Cốc 1 có nhiệt độ T1; cốc 2 có nhiệt độ T2. Trong thí nghiệm duy trì T1 và T2. Sự phát triển phôi sẽ trải qua các khoảng thời gian tương ứng là D1 và D2. Thí nghiệm được lập lại 3 lần. T0 sẽ được suy ra từ phương trình: D1 (T1 – T0) = D2 (T2 – T0) D1T1 – D1T0 = D2T2 – D2T0 D1T0 – D2T0 = D1T1 – D2T2 T0 =

D1T1  D2T2 D1  D2

3.3.3 Xác định ngưỡng pH của phôi và cá bột Thí nghiệm được bố trí trong các cốc thủy tinh 0,5 lít, theo trình tự giảm (tăng) dần pH cho từng cốc. Khởi đầu dùng bocal 5 lít và 1 cốc 0,5 lít. Chứa 500 trứng đã thụ tinh hoặc cá bột (ở bocal) và 50 trứng đã thụ tinh hoặc cá bột (ở cốc). Nước được sử dụng có pH từ 7 – 8 ở cả cốc và bocal. Dùng HCl (H3PO4) thêm vào bocal để giảm bớt pH 0,5 đơn vị rồi giữ nguyên 30 phút. Sau đó lấy từ bocal 50 trứng cá nuôi trong bocal đưa vào cốc 0,5 lít thứ 2. Phần trứng và nước còn lại trong bocal tiếp tục giảm pH 0,5 đơn vị và giữ nguyên 30 phút. Sau đó lấy 50 trứng và nước trong bocal đưa vào cốc 0,5 lít thứ 3. Cứ tiếp tục công việc như thế đến khi pH có giá trị thấp hơn ở 3. Tất cả các cốc sau khi nhận phôi hoặc cá bột từ bocal sẽ được duy trì pH. Xác định cốc nào có phôi hoặc cá bột chết 50% là ngưỡng pH dưới. Trường hợp xác định ngưỡng pH cao cũng làm tương tự nhưng thay HCl (H3PO4) bằng NaOH (KOH). Quá trình điều chỉnh pH trong bố trí thí nghiệm xác định ngưỡng pH được thực hiện như sơ đồ sau:

Bocal 5 lít chứa trứng hoặc cá bột ở pH 7,0

Cốc 0,5 lít chứa trứng hoặc cá bột ở pH 7,0

Bocal 5 lít chứa trứng hoặc cá bột ở pH 6,5

Cốc 0,5 lít chứa trứng hoặc cá bột ở pH 6,5

Bocal 5 lít chứa trứng hoặc cá bột ở pH 6,0

Cốc 0,5 lít chứa trứng hoặc cá bột ở pH 6,0

Bocal 5 lít chứa trứng hoặc cá bột ở pH 5,5

Cốc 0,5 lít chứa trứng hoặc cá bột ở pH 5,5