Nguyên nhân flc tăng trần

Trong phiên chiều ngày 22/9, lực cầu bất ngờ tăng cao ở nhiều cổ phiếu có vốn hóa lớn đã giúp nới rộng sắc xanh của các chỉ số. Tiêu biểu nhất là cổ phiếu “họ FLC” khi hàng loạt mã tăng trần và dư mua hàng triệu đơn vị như FLC, AMD, ROS, HAI, KLF, ART. Đặc biệt, cổ phiếu FLC tăng trần lên 11.800 đồng/cp với khối lượng khớp lệnh lên tới 38.195.700 đơn vị và dư mua đến 32.254.700 đơn vị.

Nguyên nhân flc tăng trần

Cuối phiên ngày 22/9, hàng loạt mã cổ phiếu “họ FLC”  tăng trần và dư mua hàng triệu đơn vị như FLC, AMD, ROS, HAI, KLF, ART (ảnh: Internet)

Theo thông tin mới đây, hãng hàng không Bamboo Airways đã chính thức mở bán vé các đường bay tới Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc với tần suất 1 chuyến/tuần với mỗi đường bay ngay trong tháng 9.

Hãng hàng không này cũng đã chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật lực để đáp ứng việc bay ra ngoài lãnh thổ Việt Nam, bao gồm việc triển khai tiêm vaccine cho toàn bộ cán bộ nhân viên hãng và áp dụng bộ quy trình phòng chống COVID-19 được đánh giá tuyệt đối 7/7 sao.

Đặc biệt hơn, Bamboo Airways đã cơ bản hoàn tất các bước chuẩn bị quan trọng để sẵn sàng đưa vào khai thác các chuyến bay thẳng thương mại thường lệ kết nối Việt Nam và Mỹ từ cuối năm 2021, đầu năm 2022.

Cụ thể, Cục An ninh Vận tải Mỹ (TSA) cấp cho Bamboo Airways, 12 chuyến bay thẳng hai chiều Việt - Mỹ do Bamboo Airways thực hiện có lịch trình từ tháng 9 – 11/2021, với điểm xuất phát và hạ cánh là các sân bay quốc tế trọng điểm: Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Sân bay quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng) tại Việt Nam; Sân bay quốc tế San Francisco (California), Sân bay quốc tế Los Angeles (California), Sân bay quốc tế Seattle-Tacoma (Washington) tại Mỹ.

Trong đó, chuyến bay thẳng kiểm chứng đầu tiên được Bamboo Airways tiến hành ngay từ ngày 23/9, mở đường cho chuỗi hoạt động tại Mỹ bao gồm: Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Sân bay quốc tế San Francisco; Ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác với Sân bay quốc tế Los Angeles, Khai trương Văn phòng đại diện chính thức của Bamboo Airways tại Mỹ, làm viêc với nhà sản xuất máy bay Boeing, các đối tác đại lý…

Ngoài ra, Bamboo Airways cũng đang hợp tác với Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA) để đưa vào thử nghiệm hộ chiếu vaccine IATA Travel Pass từ quý IV, phục vụ cho kế hoạch mở lại mạng bay quốc tế nói chung và đường bay thẳng Mỹ nói riêng được thuận lợi và an toàn.

Phải chăng đây là những thông tin tích cực đã thúc đẩy đà tăng mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu FLC?

Bên cạnh đó, cổ phiếu “họ Vin” trong phiên hôm nay cũng trên đà tăng tích cực như: VIC tăng 0,58%; VHM tăng 0,65%; VRE tăng 0,18%...

Riêng nhóm cổ phiếu ngân hàng lại diễn biến phân hóa, cụ thể: VCB tăng 1,53%; TPB tăng 0,25%; TCB tăng 0,2%; CTG giảm 0,48%; VPB giảm 0,15%... Tương tự, nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng phân hóa, trong đó, BSI tăng 1,82%; VND tăng 0,95%; SSI giảm 0,71%;…

Các mã khác niêm yết trên sàn Hà Nội như ART, KLF cũng có khối lượng sang tay trên 10 triệu cổ phiếu, chưa kể lượng dư mua vào cuối phiên hơn 7 triệu. Sàn TP. HCM có 307 cổ phiếu tăng điểm, trong khi số lượng giảm chỉ khoảng một phần ba; 63 cổ phiếu, hầu hết là những mã vốn hoá vừa và nhỏ, tăng kịch trần.

Nhiều nhóm phân tích đã chỉ ra rằng, thông tin về ảnh hưởng từ "bom nợ" Evergrande đã có phương hướng xử lý và nhịp hồi trong phiên chiều qua có thể kéo dài và giúp thị trường chứng khoán trong nước phục hồi. Bên cạnh đó, nhu cầu đầu tư để đón sóng khi nền kinh tế mở cửa trở lại vẫn hiện hữu.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index đóng cửa tại 1.350,68 điểm, tăng gần 11 điểm so với phiên đầu tuần. VN30 tăng 7 điểm (0,48%) lên 1.453,22 điểm; HNX-Index tăng 4,45 điểm (1,24%) lên 363,43 điểm; tương tự, UPCoM-Index tăng 0,0,89 điểm (0,92%) lên 97,65 điểm.

Có thể bạn quan tâm

  • Cổ phiếu FLC được cấp margin trở lại

    10:37, 12/03/2021

  • Thị trường chứng khoán tháng 9: Nhà đầu tư cần lưu ý những thông tin gì?

    05:18, 04/09/2021

  • Tác động của GDP đến thị trường chứng khoán

    05:30, 02/09/2021

Từ khóa

  • thị trường chứng khoán
  • VN-Index
  • cổ phiếu FLC

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao họ cổ phiếu FLC đua nhau tăng trần? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Báo Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email [email protected], hotline: 0985698786,

Thực tế, cổ phiếu FLC đã tăng trần 6 phiên liên tiếp lên mức 5.660 đồng/cổ phiếu, tăng 55% từ đáy 3.650 đồng/cổ phiếu chỉ sau 7 phiên giao dịch.

Nguyên nhân flc tăng trần
Trong văn bản giải trình, FLC khẳng định “chưa nhận biết được sự kiện, thông tin nào đã làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu FLC, khiến cho giá cổ phiếu FLC đã tăng trần 5 phiên liên tiếp".

Tập đoàn FLC (mã FLC - HoSE) vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) giải trình về việc cổ phiếu này tăng trần 5 phiên liên tiếp.

Tập đoàn cho biết đã nhận được Công văn số 1127/SGDHCM-GS ngày 28/6/2022 của HoSE về việc công bố thông tin khiến giá cổ phiếu tăng trần/giảm sàn 5 phiên liên tiếp từ ngày 22/6 đến 28/6.

Giải trình nguyên nhân, FLC cho biết “hiện tại chưa nhận biết được sự kiện, thông tin nào đã làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu FLC, khiến cho giá cổ phiếu FLC đã tăng trần 5 phiên liên tiếp”.

Phía Tập đoàn đề nghị, trong trường hợp các cơ quan nói trên nhận biết được các thông tin, sự kiện nào đã làm ảnh hưởng đến giá cổ phiếu FLC trong thời gian qua, đề nghị thông tin, làm rõ hoặc dẫn nguồn tin cụ thể để Tập đoàn FLC biết và có thể đưa ra ý kiến xác nhận hoặc đính chính sự kiện, thông tin đó.

Tập đoàn cũng cam kết sẽ công bố, báo cáo đầy đủ các thông tin, sự kiện liên quan theo quy định.

Trên thị trường, cổ phiếu FLC đã có phiên tăng trần thứ 6 liên tiếp vào ngày 29/6 và đóng cửa ở mức 5.660 đồng/cổ phiếu với thanh khoản đột biến, gần 32,8 triệu cổ phiếu khớp lệnh. Đáng chú ý, cổ phiếu FLC chỉ được giao dịch trong phiên chiều do bị chuyển sang diện “hạn chế giao dịch” từ ngày 1/6.

So với mức đáy 3.650 đồng/cổ phiếu đóng cửa phiên 20/6, chỉ sau 7 phiên giao dịch, cổ phiếu FLC đã tăng 55%.

Liên quan đến FLC, ngày 2/7 tới đây, Tập đoàn sẽ tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2022 lần thứ hai.

Trước đó, hôm 10/6, cuộc họp lần thứ nhất của FLC đã không đủ điều kiện tiến hành do tổng số cổ phần biểu quyết của cổ đông tham dự họp không đủ điều kiện trên 50% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của Công ty. Cuộc họp này dự kiến thông qua các nội dung về sửa đổi ngành nghề đăng ký kinh doanh, miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2021-2026; thù lao đối với thành viên HĐQT, Ban kiểm soát trong năm 2022; sửa đổi Điều lệ Công ty và một số quy chế.

Về nhân sự HĐQT của Tập đoàn FLC, ngày 22/6 vừa qua, ông Lã Quý Hiển đã có đơn xin từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT và đã được HĐQT FLC thông qua. HĐQT FLC sẽ trình ĐHĐCĐ thông qua việc miễn nhiệm chức vụ thành viên HĐQT đối với ông Lã Quý Hiển tại cuộc họp ngày 2/7 tới đây, cùng với ông Trịnh Văn Quyết và bà Hương Trần Kiều Dung.

Như vậy, HĐQT của tập đoàn này chỉ còn 2 người là Chủ tịch Đặng Tất Thắng và bà Bùi Hải Huyền, Tổng giám đốc. Tuy nhiên, các tài liệu chuẩn bị cho đại hội mà FLC công bố ngày 27/6 cũng chưa cập nhật các ứng viên giới thiệu bầu bổ sung HĐQT.

Đối với Ban kiểm soát, toàn bộ thành viên Ban kiểm soát cũ của FLC đều đã từ nhiệm. 3 cái tên sẽ được bầu thay thế là ông Vũ Minh Tuấn, ông Nguyễn Xuân Hòa và ông Nguyễn Quang Thái.

FLC hiện vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021, do chưa tìm được đơn vị kiểm toán, sau khi công ty kiểm toán ban đầu là Công ty TNHH Kiểm toán - Tư vấn Đất Việt bị đình chỉ tư cách kiểm toán.