Nhổ răng sữa bao nhiêu tiền

Có rất nhiều trường hợp cha mẹ không thể tự nhổ răng sữa ở nhà cho con mà cần đến nha khoa để bác sĩ thực hiện. Vậy đến nha khoa nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền? Để có câu trả lời chính xác nhất về mức phí cần chi trả, các bậc phụ huynh nên tham khảo bài viết dưới đây.

Thực hiện nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền?

Nhiều bậc phụ huynh cho rằng nhổ răng sữa ở trẻ rất đơn giản nên có thể tự thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên, hành động này có thể khiến trẻ bị đau nhức, ảnh hưởng tâm lý và có thể gây viêm nhiễm trùng nướu lợi. Do đó, lời khuyên của các chuyên gia là cha mẹ nên đưa con đến nha khoa uy tín để thực hiện nhổ răng. Vậy thực hiện nhổ răng sữa mất bao nhiêu tiền?

Quy trình nhổ răng sữa cho bé thường đơn giản vì chân của răng sữa chưa bám chặt vào xương. Do đó, bác sĩ chỉ cần thực hiện thủ thuật nhỏ, sau 5 – 10 phút là hoàn thành. Vì quy trình thực hiện đơn giản như vậy nên chi phí nhổ răng sữa cho trẻ thường không cao, trung bình sẽ dao động từ 50.000 – 500.000 VNĐ/răng.

Nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở nha khoa mà bạn lựa chọn

Ngài ra, nhổ răng sữa hết bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như:

  • Địa chỉ nhổ răng: Chi phí thực hiện nhổ răng sữa cho bé tại các bệnh viện hay phòng khám tư thường không giống nhau. Một số địa chỉ còn thực hiện thăm khám và nhổ răng cho trẻ miễn phí. Chính vì vậy, để nắm được mức chi phí cần chi trả khi nhổ răng cho trẻ chính xác nhất cha mẹ cần đến trực tiếp phòng khám nha khoa để được bác sĩ tư vấn cụ thể.
  • Phương pháp gây tê: Ở mỗi địa chỉ nha khoa thực hiện phương pháp gây tê cho trẻ khác nhau. Do đó, khi tính tổng chi phí nhổ răng ở mỗi cơ sở sẽ có sự chênh lệch.
  • Các dịch vụ liên quan: Đối với trường hợp thông thường trẻ bị lung lay răng bác sĩ chỉ cần tiến hành giảm đau rồi nhổ răng. Tuy nhiên, có nhiều trẻ gặp bệnh lý nha khoa hoặc bị chấn thương cần có bước điều trị trước khi nhổ. Vậy nên, mức chi phí thực hiện nhổ răng sữa ở mỗi trẻ cũng có sự khác biệt.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chi phí nhổ răng sữa ở trẻ. Tuy nhiên mức phí này rất hợp lý và so với các dịch vụ nha khoa khác thấp hơn rất nhiều. Vì vậy, để phòng ngừa hệ lụy về sau cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở nha khoa để nhổ bỏ răng sữa thay vì tự thực hiện tại nhà.

Thời điểm nào nên nhổ răng sữa cho trẻ?

Ngoài quan tâm vấn đề nhổ răng sữa giá bao nhiêu, cha mẹ cần chú ý thời gian thay răng của con. Vì thời điểm nhổ răng sẽ quyết định rất lớn tới quá trình mọc răng vĩnh viễn ở trẻ.

Răng sữa bắt đầu mọc lên khi trẻ được 6 tháng tuổi và hoàn tất khi đến 3. Những chiếc răng này có nhiệm vụ duy trì chức năng ăn nhai, kích thích xương hàm phát triển khỏe mạnh và giúp trẻ phát âm bình thường.

Răng sữa chỉ đảm nhiệm vai trò của mình cho đến khi trẻ được 6 tuổi rồi thay bằng răng vĩnh viễn. Thời điểm thay răng sẽ kéo dài từ 6 tuổi đến 12 tuổi. Thứ tự thay răng ở trẻ sẽ diễn ra lần lượt theo thứ tự khi mọc răng sữa.

Xem ngay:

  • Răng trẻ mọc lẫy phải làm thế nào? Kiến thức nha khoa bổ ích
Đến 6 – 7 tuổi trẻ bắt đầu bước vào thời kỳ thay răng sữa

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào răng của trẻ cũng thay đúng thời điểm quy định. Một số trường trẻ có thể mắc bệnh lý về răng miệng khiến quá trình nhổ răng diễn ra sớm hơn hoặc muộn hơn dự kiến.

Một số trường hợp trẻ phải nhờ bác sĩ can thiệp nhổ răng:

Răng vĩnh viễn đã mọc mà răng sữa chưa rụng đi:

Có một số trẻ răng sữa không có dấu hiệu lung lay khi đã đến kỳ thay răng. Nhiều cha mẹ không quan tâm sát sao đến quá trình thay răng của con thường bỏ qua và khiến răng vĩnh viễn mọc lên không có đủ khoảng trống để phát triển.

Tình trạng này khiến răng dễ bị mọc lệch, đâm vào nướu hoặc lợi, gây viêm nhiễm chân răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây hại tới sức khỏe răng miệng của trẻ. Khi đó hàm răng của trẻ không chỉ mất thẩm mỹ mà còn gây tốn kém chi phí để thực hiện nhổ bỏ răng thừa.

Răng bị sâu: 

Sâu răng nặng khiến răng sữa bị tổn thương và ảnh hưởng trực tiếp đến mầm răng vĩnh viễn. Do đó, cha mẹ cần chú ý phòng ngừa điều trị bệnh cho trẻ. Trường hợp sâu răng ở trẻ có dấu hiệu lây lan và ăn mòn chân răng cần đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra và tiến hành nhổ bỏ răng.

Trẻ bị sâu răng nghiêm trọng cần đến nha khoa để nhổ răng càng sớm càng tốt

Răng bị lung lay hoặc mất răng trước thời gian thay răng: 

Trẻ rất hiếu động nên dễ bị va chạm và gây ra chấn thương ở răng miệng. Đối với trường hợp răng trẻ lung lay hoặc gãy sớm hơn thời gian quy định, cha mẹ cần đưa con đến nha khoa để tham khảo ý kiến bác sĩ. Vì trường hợp mất răng quá sớm để lại nhiều mối nguy hại cho răng vĩnh viễn sau này.

Cần lưu ý gì khi nhổ răng sữa cho trẻ

Ngoài vấn đề nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền, cha mẹ cũng cần quan tâm đến một số vấn đề trước, trong và sau quá trình nhổ răng cho con như sau:

Trước khi nhổ răng sữa cho bé:

  • Cha mẹ cần tìm hiểu thời điểm thay răng ở trẻ và theo dõi sức khỏe răng miệng của con để kịp thời đưa trẻ đi nhổ răng.
  • Nhổ răng sữa khiến trẻ bị đau đớn, chán ăn và ảnh hưởng rất nhiều về tâm lý. Do đó, cha mẹ cũng cần xây dựng tâm lý cho trẻ khi con bắt đầu có dấu hiệu lung lay chiếc răng đầu tiên.
  • Cha mẹ cần tìm hiểu trước một số nha khoa để lựa chọn ra địa chỉ uy tín, đảm bảo an toàn cho con khi nhổ răng.

Trong quá trình nhổ răng:

  • Nên nhờ bác sĩ có chuyên môn thực hiện nhổ răng cho trẻ để tránh chân răng hoặc các mảnh vỡ còn sót lại khiến miệng vết thương không thể lành, gây sưng tấy, đau nhức răng kèm theo sốt cao.
  • Trước thực hiện thao tác nhổ răng cho trẻ, bác sĩ nên thực hiện các bước kiểm tra sức khỏe răng miệng để có phương án nhổ răng phù hợp nhất.
  • Bác sĩ nên thực hiện nhổ răng cho trẻ bằng dụng cụ được khử trùng sạch sẽ và trong môi trường đảm bảo vô trùng.
Thực hiện đúng thao tác nhổ răng trong môi trường vô trùng sẽ giảm được biến chứng có thể xảy ra

Sau khi nhổ răng sữa cho trẻ:

  • Sau khi nhổ răng, cha mẹ cần tránh để trẻ ăn các thực phẩm rắn, dai hay uống nước quá nóng, quá lạnh khiến chân răng tiếp tục chảy máu và gây đau đớn. Thay vào đó nên cho trẻ ăn cháo, súp, uống nước sinh tố hoa quả,…
  • Trẻ sau khi nhổ răng có thể bị sốt cao kéo dài, vết viêm sưng tại chân răng nghiêm trọng. Lúc này, cha mẹ cần áp dụng biện pháp hạ sốt cho con rồi đưa con đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra, xử lý kịp thời.
  • Cha mẹ cần vệ sinh răng miệng cho con sạch sẽ bằng cách khuyến khích trẻ đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Việc giữ vệ sinh khoang miệng có thể tránh vi khuẩn tích tụ nhiều gây viêm vùng chân răng mới nhổ.
  • Nên cho trẻ súc miệng nước muối ấm thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn, tránh sưng viêm và giúp tổn thương ở chân răng mau lành.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền chính xác nhất hiện nay. Cha mẹ nếu còn băn khoăn về chi phí hoặc các vấn đề khi nhổ răng cho con tốt nhất nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn thêm.

Chủ Đề