Nhựa phân hủy trong bao lâu

Thời gian phân hủy của nhựa là bao lâu? Bạn đã bao giờ tự hỏi và thử tìm kiếm các thông tin về phân hủy nhựa để biết được mình có nên tiếp tục sử dụng tràn lan các sản phẩm từ nhựa chưa?

Nếu bạn đã ít nhất một lần đặt câu hỏi này hoặc băn khoăn mà chưa có lời giải đáp, chưa có biện pháp thay thế nào thì hãy cùng Margram tìm hiểu trong bài viết sau!

Rác thải nhựa được định nghĩa là những sản phẩm được làm từ nhựa, khó phân hủy trong môi trường và đã qua sử dụng, bao gồm chai lọ, túi ni lông, đồ chơi cũ,…

Rác thải nhựa có thể phát sinh từ rất nhiều hoạt động như:

Rác thải nhựa từ sinh hoạt hàng ngày ở khu dân cư, chợ… .

Rác thải nhựa từ các hoạt động công nghiệp, sản xuất, xây dựng… .

Rác thải nhựa trong bệnh viện, cơ sở y tế… .

Rác thải nhựa từ các khu du lịch, dịch vụ… .

Mỗi năm, theo thống kê thế giới thải ra hơn 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 8 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Theo báo cáo của Liên hợp quốc, lượng rác thải nhựa mỗi năm đủ bao quanh trái đất 4 lần.

Theo kết quả nghiên cứu của Đại học Georgia, Việt Nam là 1 trong 20 nước thải rác nhiều nhất, là 1 trong 5 nước có lượng rác thải nhựa ra đại dương lớn nhất thế giới. Mỗi năm Việt Nam thải khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa ra biển.

Căn cứ vào mức độ sử dụng hiện nay, các chuyên gia cho rằng sẽ có hơn 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ xuống biển gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Rác thải nhựa đang trở thành vấn nạn khó giải quyết cần sự chung tay của toàn xã hội

Với tình hình rác thải nhựa đáng lo ngại như vậy, việc quan tâm đến thời gian phân hủy của nhựa là điều cần thiết để biết cách điều chỉnh việc sử dụng.

Các sản phẩm làm từ nhựa sẽ có những thời gian phân hủy khác nhau do cấu trúc và các nguyên liệu làm nên mỗi sản phẩm là khác nhau. Nhưng nhìn chung thời gian để có thể phân hủy của nhựa là rất cao, có thể lên đến 1000 năm.

Sản phẩm nhựa từ nguyên liệu dầu mỏ truyền thống Thời gian phân hủy Các sản phẩm thay thế [sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn] Thời gian phân hủy
Túi nilon, bao nhựa mỏng, loại thường 10 – 100 năm Túi sinh học phân hủy hoàn toàn 6 – 12 tháng
Túi nhựa dày, dai 500 – 1000 năm Túi sinh học phân hủy hoàn toàn 6 – 12 tháng
Chai nhựa 450 – 1000 năm
Chai chất tẩy rửa 500 – 1000 năm
Ông hút nhựa 100 – 500 năm Ông hút sinh học phân hủy hoàn toàn 6 – 12 tháng
Thìa, nĩa nhựa 100 – 500  năm Thìa, nĩa sinh học phân hủy hoàn toàn 6 – 12 tháng
Cốc sữa chua 100 – 1500 năm
Bàn chải đánh răng 100 – 500 năm
Ly xốp 50 – 500 năm
Quần áo 20 – 200 năm
Dây cước câu cá 600 năm
Nắp chai 100 – 500 năm
Vòng nhựa cố định cổ chai 90 năm
Đầu lọc thuốc lá 10 – 15 năm
Tã lót và băng vệ sinh 250 – 500 năm

Số lượng rác thải nhựa nói chung, chai nhựa nói riêng được thải ra trên thế giới đang ngày có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, bạn có biết mất bao lâu để rác thải nhựa có thể tiêu hủy hoàn toàn không? Bài chia sẻ sau đây, Chai Pet Sài Gòn sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này một cách kỹ càng hơn.

Rác thải nhựa là những sản phẩm được chế tạo từ nhựa, khó phân hủy trong môi trường và đã qua sử dụng. Bao gồm chai lọ, túi ni lông, ly xốp, ống hút,…

Rác thải nhựa có thể được phát sinh từ rất nhiều thói quen hoạt động như:

– Từ sinh hoạt hàng ngày ở khu dân cư, chợ, siêu thị

– Từ các hoạt động doanh nghiệp, sản xuất, xây dựng

– Từ các khu du lịch, dịch vụ

– Rác thải nhựa từ các cơ sở bệnh viện và trung tâm Y tế

Hàng năm, theo thống kê, thế giới đã thải ra hơn 300 triệu tấn chất rác thải nhựa, trong đó có 8 triệu tấn được đổ ra đại dương. Đồng thời, theo báo cáo của Liên hợp quốc, lượng rác thải nhựa mỗi năm có thể đủ bao quanh trái đất 4 lần.

Và dựa trên kết quả nghiên cứu của Đại học Georgia – UGA, Việt Nam là 1 trong 5 nước có lượng rác thải nhựa ra bên ngoài đại dương lớn nhất thế giới. Hằng năm, Việt Nam thải gần 2 triệu tấn rác thải nhựa ra biển.

Căn cứ vào mức độ sử dụng sản phẩm nhựa hiện nay, các chuyên gia cho rằng sẽ có hơn 13 tỷ tấn chất thải nhựa được chôn lấp trong các bãi rác hoặc đổ xuống đấy biển, gây ô nhiễm môi trường và hệ sinh thái nghiêm trọng. Đây cũng chính là vấn đề nan giải nhất hiện nay của toàn xã hội.

Với thực trạng chất thải nhựa đáng lo ngại hiện nay, việc quan tâm đến thời gian phân hủy của nhựa cũng là điều cần thiết nhất để biết cách thay đổi lối sống sinh hoạt. 

Các sản phẩm được làm từ nhựa sẽ có những cột mốc thời gian tiêu hủy khác nhau, tùy theo cấu trúc và nguyên liệu tạo nên chúng. Thế nhưng, nhìn chung thì thời gian để có thể phân hủy của nhựa là rất lâu, có thể lên đến hơn 1000 năm.

Thời gian tiêu hủy của các loại sản phẩm từ túi nilon, bao nhựa thường được kéo dài đến hàng nghìn năm. Với các nguyên liệu làm từ hợp chất High – Density Polyethylene [HDPE], chứa nhiều hóa chất độc hại, gây ảnh hưởng đến đời sống con người. 

Túi nilon, bao nhựa có thời gian phân hủy khoảng 10 hoặc 100 năm tùy thuộc vào điều kiện môi trường đại dương. Đặc biệt, chỉ có thể phân hủy được khi có sự tác động của ánh sáng mặt trời.

Tác hại đối với sức khỏe con người và môi trường sinh sống:

– Đối với trẻ em: Có thể dẫn đến bệnh phổi, hen suyễn, gia tăng chất kháng insulin và huyết áp cao, gây ra bệnh béo phì, tiểu đường, biến chứng thận và tim.

– Đối với phụ nữ: Các hóa chất độc hại có trong bao bì nhựa, túi nilon sẽ làm cản trở sự cân bằng nội tiết tố và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

– Đối với nam giới: Chất thải bao nhựa, túi nilon sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và gây suy giảm sức khỏe sinh sản một cách tối đa.

– Bên cạnh đó, tình trạng rác thải nhựa xả ra môi trường còn giết chết hơn 100.000 động vật mỗi năm, đồng thời phá vỡ chuỗi thức ăn có trong tự nhiên. Từ đó dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái nghiêm trọng. 

Chai nhựa là sản phẩm bao bì có thể nói là được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Từ chai nhựa đựng thức uống như nước ngọt có ga, nước ép, trà sữa,… cho đến các loại chai đựng thực phẩm, thức ăn, gia vị,… thông thường khác. Với nguyên liệu được làm từ Polyethylene Terephthalate hay còn gọi là nhựa PET – một nguyên liệu nhẹ, xốp và đặc biệt dễ tái chế.

Đồng thời, thời gian phân hủy có thể lên đến 500 hoặc 1000 năm tùy vào điều kiện môi trường đại dương.

Tác hại đối với sức khỏe con người và môi trường sinh sống:

– Khi rác thải nhựa được đổ ra môi trường tự nhiên có thể gây nên ô nhiễm nguồn nước và không khí hay thậm chí còn làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, rối loạn các hormone giới tính và hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ,…

– Ngoài ra, có nhiều loại nhựa khi được tái sử dụng nhiều lần có thể dẫn đến nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú hoặc suy yếu các chức năng gan, thận, tim nghiêm trọng,…

– Gây ra ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sinh sống của các loài động vật

Đây là dòng sản phẩm nhựa thường được làm từ các hợp chất Polypropylene hay còn gọi là nhựa PP. Với thời gian phân hủy có thể lên tới 100 – 500 năm tùy vào điều kiện môi trường ở dưới đại dương.

Tác hại đối với sức khỏe con người, môi trường:

– Khi sử dụng với số lượng lớn hoặc thường xuyên có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư và các bệnh lý nghiêm trọng  khác cho con người.

– Bên cạnh đó, còn có khả năng gây thương tích, vết trầy xước, làm tổn thương vùng mắt, miệng và hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Có thể bạn chưa biết, tại Mỹ, mỗi năm có tới gần 1.500 ca nhập viện vì ống hút nhựa.

– Hơn hết, ống hút nhựa cũng là tác nhân dẫn đến rất nhiều cái chết của động vật biển. Theo thống kê của tổ chức One Les Straw, mỗi năm có hơn 100.000 sinh vật biển và 1 triệu chim biển chết do ăn phải rác thải ống hút nhựa đã qua sử dụng.

Chính vì vậy con người cần xây dựng những phương pháp xử lí rác thải nhựa đúng cách để nhằm giảm thiểu tác hại từ rác thải nhựa.

Qua những chia sẻ phía trên, chắc hẳn bạn đã nhận ra thời gian phân hủy của rác thải nhựa thật sự là rất lâu, có thể lên đến hàng trăm hoặc hàng nghìn năm. Đồng thời, với những tác hại mà chúng mang lại, đã gây ra ảnh hưởng cho sức khỏe và môi trường rất nhiều, không thể đong đếm được. Chính vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn hãy thay đổi thói quen cũng như hành vi tiêu dùng của mình, để có thể chung tay bảo vệ chính mình và môi trường sống tốt đẹp hơn nhé. 

Xem thêm: 7 ý tưởng tái sử dụng chai nhựa độc đáo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa.

Video liên quan

Chủ Đề