Sống mũi ở đâu

Khi xã hội ngày càng phát triển, cái nhìn về phẫu thuật thẩm mỹ nói chung, về nâng mũi nói riêng không còn kì thị, khắt khe như trước đây. Xét ở góc độ nhất định, rõ ràng phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi Hàn Quốc giúp ích rất nhiều cho cuộc sống chúng ta ngày nay, nhất là đối với những ai gặp khuyết điểm mũi tẹt, mũi ngắn, hếch, mũi to bè thô kệch.

Tuy nhiên, điều đó chỉ thật sự giúp cho cuộc sống bạn tốt hơn khi bạn được làm đẹp một cách an toàn. 4 điều cấm kị dưới đây bạn phải và nên biết trước khi quyết định nâng mũi. 

Chiếc mũi đẹp của sao Hàn

1. Không lạm dụng sụn nhân tạo cố kéo dài đầu mũi

Xưa nay ta cứ nghĩ mũi ngắn thì đặt sụn vào đẩy đầu mũi dài ra, điều này hoàn toàn sai lầm. Sụn nhân tạo có tính chất bào mòn da khi đặt sụn nhân tạo vào cả sóng và đầu mũi thì qua thời gian phần sụn sẽ tụt xuống, giá đỡ cho sụn nhân tạo lúc này là lớp da đầu mũi mỏng manh nên sẽ dễ dàng dẫn đến hiện tượng mỏng, lộ sóng, bóng đỏ, thủng da đầu mũi. Mấu chốt duy nhất để có thể kéo dài đầu mũi ngắn một cách an toàn là sử dụng sụn vách ngăn.

Một khách hàng bị lạm dụng sụn nhân tạo cho cả phần sóng mũi và đầu mũi gây thô cứng dáng mũi, lộ sóng, mỏng da đầu mũi, dấu hiệu lộ rõ đầu sụn ở chóp mũi. Sau khi được tái tạo lại bằng phương pháp nâng mũi S line chuẩn Hàn, mũi được kéo dài bằng sụn vách ngăn tạo dáng mũi tự nhiên mềm mại.

Một trường hợp khác dùng sụn nhân tạo nâng sóng mũi quá cao gây lộ sóng, đầu mũi vẫn không được kéo dài và có dấu hiệu tụt sóng, bóng đỏ da đầu mũi. Nâng mũi Sline công nghệ 2017 đã mang lại chiết mũi với độ lướt mềm mại, thanh tú.

2. Không lạm dụng sụn tai để nâng cao sóng mũi

Nhiều người thường nghĩ chỉ cần dùng sụn tự thân làm mũi là tốt, nhưng quên mất rằng: sụn tai cũng là sụn tự thân nhưng lại có tính chất co rút, chỉ phù hợp cho phần đầu mũi giúp bao bọc bảo vệ đầu mũi, nếu dùng cho cả phần sóng mũi qua thời gian sụn co rút lại gây nhăn nhúm, biến dạng dáng mũi như nhiều người thường gặp.

Dùng sụn tự thân là tốt nhưng cần áp dụng đúng loại sụn cho đúng chức năng và vị trí của nó. Trong trường hợp muốn nâng cao sóng mũi bằng sụn tự thân thì nên dùng sụn sườn [tính chất sụn thẳng] sẽ mang lại hiệu quả mong đợi.

Chị N.T. An với mong muốn nâng mũi sụn tự thân hoàn toàn, chị đã được một bác sĩ dùng sụn tai cho cả phần sóng mũi lẫn đầu mũi, sau 6 tháng sóng mũi bắt đầu có hiện tượng gồ ghề biến dạng, đầu mũi bị rút ngắn và méo mó. Phương pháp nâng mũi S line chuẩn Hàn 2017 đã giải phóng toàn bộ các khuyết điểm, tái cấu tạo lại cho chị một chiếc mũi hoàn chỉnh sang trọng.

3. Với những trường hợp da mũi quá mỏng không nên nâng mũi khi không có vật liệu hỗ trợ

Cấu tạo nhiều người có vùng da mũi rất mỏng, nếu làm như những người bình thường sẽ dễ bị bóng đỏ, lộ sóng, do đó với những trường hợp này cần được kết hợp với các loại vật liệu hỗ trợ, đó là các loại tế bào được chiết xuất từ da người có độ tương thích cao với cơ thể, đảm bảo tính an toàn và lâu dài.

Trường hợp khách hàng da mũi mỏng được dùng vật liệu thay thế Demoderm lót vào giữa da mũi và sụn nhân tạo để chiếc mũi đẹp tự nhiên và cao thon hơn

4. Không nâng cao sóng mũi khi xương sóng mũi quá to bè, hoặc gồ ghề

Nhiều trường hợp có vùng xương sóng mũi to bè, hoặc bị gồ nhưng vẫn đặt sóng lên khiến cho sóng mũi sau khi nâng tuy cao nhưng to thô và giả tạo, hoặc càng gồ ghề khó coi. Trong trường hợp này xương sóng mũi cần được làm chỉnh hình thon gọn lại rồi đặt sóng lên thì mới đảm bảo dáng mũi cao tự nhiên thanh mảnh.

Đây là điển hình về trường hợp khách hàng có phần xương sóng mũi bè và rộng hai bên, sau khi được hạ phần xương gồ và làm thon gọn phần xương bè mới tiến hành đặt sóng, kết hợp dựng lại trụ đầu mũi để đảm bảo dáng mũi chữ S lướt mềm mại.

Cơ hội làm đẹp miễn phí cùng chuyên gia 

Thấu hiểu được tình trạng chung của người Á Đông và những biến chứng thường gặp khi nâng mũi của khách hàng, bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc tổ chức sự kiện chuyên đề “Đẹp toàn diện từng mm với chuyên gia thẩm mỹ Hàn Quốc” vào lúc 8 giờ ngày 03-12-2016 tại Trung tâm hội nghị Adora [421 Ngô Gia Tự, Phường 9, Quận 5, TP.HCM]. Tham dự sự kiện bạn sẽ có rất nhiều kiến thức bổ ích và cơ hội làm đẹp miễn phí với tổng trị giá lên đến 5 tỷ đồng như:

+ Nâng ngực túi Nano Chip Motiva miễn phí trị giá 200 triệu đồng [2 giải].

+ Phẫu thuật hàm mặt miễn phí trị giá 200 triệu đồng.

+ Nâng mũi S line miễn phí trị giá 50 triệu đồng.

+  Bọc răng toàn sứ miễn phí trị giá 30 triệu đồng.

+ Thẩm mỹ mắt miễn phí trị giá 20 triệu đồng.

+ Gói dịch vụ lăn kim điều trị da 3 lần miễn phí trị giá 20 triệu đồng.

Đặc biệt: Khách hàng đặt lịch ngay trong sự kiện sẽ nhận được ưu đãi lên đến 50%.

Nhanh tay đăng ký tại đây để nhận được thật nhiều ưu đãi!

Bệnh viện thẩm mỹ JW Hàn Quốc chi nhánh Việt Nam

Địa chỉ: 44 - 46 - 48 - 50 Tôn Thất Tùng, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM

Hotline: 1900 0027 - 09 6868 2222 - 09 6868 1111

T.T

Mũi là một cơ quan quan trọng và có cấu trúc phức tạp. Mũi là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp. Nó có nhiệm vụ dẫn, làm ấm, ẩm và lọc sạch luồng không khí đi qua mũi trước khi di chuyển xa hơn vào hệ hô hấp. Mũi còn là cơ quan khứu giác tạo cảm giác về mùi. Tại thời điểm thở, không khí đi vào qua lỗ mũi đến khoang mũi, tiếp tục đi qua hầu họng, khí quản, phế quản và cuối cùng là phổi. Cấu tạo và chức năng sinh lý của mũi sẽ được mô tả rõ trong bài viết dưới đây.

1. Cấu tạo của mũi

Mũi bao gồm 3 phần: mũi ngoài, mũi trong và xoang cạnh mũi.

1.1 Mũi ngoài

Mũi ngoài bao gồm khung xương sụn được lót bởi niêm mạc, các thành phần bao phủ cơ và da. Nhờ các sụn nên mũi ngoài không bị xẹp xuống, đảm bảo không khí lưu thông qua khoang mũi.

Mũi ngoài có cấu trúc hình kim tự tháp, gốc mũi nằm ở phía trên, giữa hai mắt, nối liền với trán, liên tục với phần đỉnh mũi. Khoảng cách từ gốc mũi đến đỉnh mũi là thân mũi [hay sống mũi].

Phía dưới đỉnh mũi là hai lỗ mũi trước ngăn cách với nhau bởi phần di động của cánh mũi. Bên ngoài lỗ mũi là cánh mũi tạo với má một rãnh gọi là rãnh mũi má.

a. Khung xương sụn của mũi

Cấu trúc hỗ trợ của phần trên của mũi hầu hết được làm từ xương. Mũi có hai xương mũi, có liên quan đến xương trán của trán.

Những xương mũi này kết hợp với nhau tạo thành sống mũi. Các xương mũi thường thuôn, dài, nhỏ, có kích thước và hình thức khác nhau.

Xương mũi thường được chia thành hai phần đối xứng nhau ở giữa khuôn mặt.

Xương mũi bao gồm các bộ phận như:

  • Bề mặt xương: Mặt ngoài thường lồi ra và được bao bọc bởi các cơ mũi. Bên trong có một rãnh nhỏ chứa các đường tĩnh mạch.

  • Khớp nối: Xương mũi có bốn khớp nối có tác dụng gắn kết các bộ phận của mũi.

b. Sụn mũi

Các sụn mũi hỗ trợ hình thành cấu trúc và chức năng của mũi.

Sụn mũi thường bao gồm Collagen, Protein và một số thành phần khác.

Sụn mũi bao gồm:

  • Hai sụn mũi bên có cấu trúc hình tam giác, phẳng và nằm bên dưới xương mũi.

  • Sụn cánh mũi lớn, nằm ở hai bên đỉnh mũi, cong hình chữ U.

  • Sụn mũi nhỏ nằm trong khoang trung gian, có tác dụng liên kết các sụn cánh mũi lớn với sụn mũi bên.

  • Sụn vách mũi hình tứ giác nằm trên đường giữa trong khoảng trung gian hình tam giác của phần vách mũi xương có tác dụng kết nối xương mũi với sụn bên.

  • Sụn lá mía có tác dụng kết nối các vạch ngăn và các xương mỏng ngăn cách lỗ mũi.

c. Các cơ của mũi ngoài

Các cơ này là cơ bám da, giúp nở mũi và hẹp mũi.

d. Da mũi

Tính chất: mỏng, dễ di động, dính, có nhiều tuyến bã. Trừ ở đỉnh mũi và các sụn thì da dày.

e. Ngoài ra còn có các mạch máu và thần kinh.

1.2 Mũi trong

Mũi trong [hay ổ mũi] là phần bắt đầu từ lỗ mũi trước đến lỗ mũi sau. Chia làm hai hố với một vách ngăn ở giữa gọi là vách mũi, lót bởi các lớp niêm mạc. Ổ mũi được phân chia thành hai vùng cụ thể: vùng hô hấp và vùng khứu giác.

a. Tiền đình mũi

Đây là phần đầu tiên của ổ mũi, tương ứng với phần sụn của mũi ngoài. Tiền đình mũi được lót bằng da, nang lông và một số tuyến bã nhờn. Khu vực này thường chứa nhiều vi mạch.

b. Khoang mũi

Khoang mũi là một phần không gian rộng lớn bên trong mũi. Các khoang được phân chia thành 2 bộ phận cụ thể bởi các vách ngăn. Sự phân chia này giúp mũi thực hiện đúng chức năng ngửi và điều hòa không khí.

Các khoang mũi được lót bằng các biểu mô niêm mạc đường hô hấp. Có nhiều lông mũi và tuyến nhầy, có nhiệm vụ duy trì độ ẩm, cản bụi, bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây dị ứng và kích thích từ môi trường.

c. Vách ngăn mũi

Vách mũi là một mảnh xương thẳng, phía trước là sụn vách ngăn mũi và phần dưới là xương lá mía.

Nói một cách đơn giản, xương mũi có thể được cảm nhận ở giữa mí mắt, sụn kéo dài từ chóp mũi đến giữa. Vách ngăn mũi phân chia lỗ mũi, tiếp tục với khoang mũi. Niêm mạc phủ toàn bộ vách mũi ở tiền đình.

d. Nền ổ mũi

Nền ổ mũi [hay vòm miệng] được tạo thành bởi các mỏm khẩu xương hàm trên và các mảnh ngang của xương khẩu cái. Nền mũi thường rộng khoảng 5 cm và thường đi qua các dây thần kinh cảm giác của hệ thống khứu giác. Được niêm mạc che phủ.

e. Lỗ mũi sau

Ở phía sau khoang mũi có hai lỗ mở được gọi là lỗ mũi sau. Lỗ mũi sau có tác dụng đưa không khí đi vào vòm họng và phần còn lại của hệ thống hô hấp.

f. Van mũi:

Van mũi đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm [độ bão hòa nước lên đến 98%] và lọc không khí khi di chuyển đến khoang mũi.

Van mũi là đường hẹp nhất của đường thở. Van mũi bên ngoài thường lớn hơn van mũi trong vách ngăn.

g. Dẫn lưu vào khoang mũi:

Các biểu mô đường hô hấp nối các xoang gắn chặt vào màng bên dưới của mũi. Ở mỗi xoang cạnh mũi có một lỗ nhỏ cho phép dẫn lưu vào khoang mũi.

1.3 Xoang

Xoang cạnh mũi là các hốc rỗng trong các xương thành mũi. Thành các xoang được lót bằng niêm mạc [tương tự khoang mũi], với những tế bào lông chuyển luôn luôn rung động theo một chiều, quét các chất nhầy vào mũi. Do đó bình thường các xoang đều rỗng, thoáng và khô.

Có bốn nhóm xoang, xoang trán, xoang sàng, xoang hàm trên và xoang bướm. 

Một sự bất thường ở bất kỳ xoang nào cũng gây ra các vấn đề về xoang.

Các xoang có nhiệm vụ công hưởng âm thanh, làm ẩm niêm mạc ổ mũi, sưởi ấm không khí. Ngoài ra còn làm nhẹ đi trọng lượng khối xương đầu mặt.

1.4. Các cơ ở mũi

Chuyển động của mũi được kiểm soát bởi các nhóm cơ mặt và cổ sâu bên trong da. Có 4 nhóm cơ được liên kết với nhau và chịu trách nhiệm cho các hoạt động của mũi. Một số người có thể sử dụng các cơ này để đóng lỗ mũi và ngăn nước xâm nhập khi ở dưới nước.

1.5 Niêm mạc

a. Niêm mạc

Lót mặt trong ổ mũi là niêm mạc mũi. Chia thành 2 vùng:

  • Vùng nhỏ ở phía trên có các sợi thần kinh khứu giác, gọi là vùng khứu. Nếu nhiễm trùng tại khu này rất dễ theo các dây thần kinh khứu lên tới màng não.
  • Luồng không khí hít thở qua lỗ mũi sẽ theo 2 hướng: theo ngách trên vào khu khứu giác – theo ngách giữa và dưới là luồng thở.
  • Vùng lớn ở dưới là vùng hô hấp. Vùng này niêm mạc đỏ hồng, thường có nhiều tuyến niêm mạc tiết ra một chất quánh cuốn với bụi đọng khô thành vảy mũi.

b. Lông mũi

Lông có mặt trong lỗ mũi, có vai trò quan trọng trong việc lọc và làm ẩm không khí trong khí quyển. Lông mũi phục vụ như một cơ chế bảo vệ chống lại mầm bệnh, loại bỏ các vật liệu rắn độc hại và hạt trong không khí.

Cả hai lỗ mũi và khoang mũi được lót bởi màng nhầy, lông mao. Màng tiết ra một chất dính gọi là chất nhầy. Chất nhầy và lông mao này giúp lọc không khí, ngăn sự xâm nhập lạ như vi sinh vật, hạt bụi.  Chất nhầy cũng giúp làm ẩm không khí. Bên dưới màng nhầy, có các mao mạch máu làm nóng không khí để phù hợp với nhiệt độ cơ thể.

c. Mạch máu:

Bên dưới lớp biểu mô niêm mạc có tế bào bạch huyết và mạch máu dày đặc bao quanh, gọi là đám rối tĩnh mạch. Nó có tác dụng làm ấm không khí trước khi đi vào phổi. Do đó, khi các đám rối này bị tổn thương, người bệnh thường chảy rất nhiều máu [máu cam].

2. Chức năng của mũi

2.1 Hô hấp

Chức năng chính của mũi là cung cấp và điều hòa không khí vào phần còn lại của hệ thống hô hấp. Sự thông khí bình thường là điều kiện cần thiết cho hoạt động bình thường của hô hấp.

Mũi làm ấm, ẩm và làm sạch không khí nhờ niêm mạc mũi, mạng lưới mạch máu. Bụi, vi trùng, các dị vật nhỏ được giữ lại ở tiền đình mũi bởi lông mũi, lớp nhầy. Những chất này rơi vào họng và được nuốt hoặc khạc ra ngoài. Các tế bào lông chuyển chuyển động với nhịp độ từ 400 đến 800 nhịp/1 phút. Không khí vào đến phổi được thanh lọc đáng kể. Nếu thở đường miệng thì các dị vật sẽ đi vào thẳng họng, thanh quản, khí quản, phế quản và dễ gây bệnh.

Hệ thống tế bào ở hạ niêm mạc, sản sinh ra các thực bào và dịch thể miễn dịch như các loại IgE, IgG, IgA, IgM…

Ngoài ra thở đường mũi còn có tác dụng tạo một áp lực âm tính ở đường hô hấp dưới. Hiện tượng này bảo đảm sự thông khí tốt ở phổi và đưa vào một khối lượng oxy lớn hơn khi thở đường miệng.

Sự tắc nghẽn hoàn toàn hoặc một phần của mũi có thể dẫn đến một số bệnh của đường hô hấp như viêm họng, viêm khí quản, phế quản, …

2.2 Khứu giác

Mũi cũng đóng vai trò chính trong hệ thống khứu giác. Mũi là khu vực của các tế bào thần kinh khứu giác và chịu trách nhiệm để con người cảm nhận được mùi.

Chức năng khứu giác được thực hiện bởi niêm mạc ngửi ở khoang trên chứa tuyến khứu giác và các tế bào thần kinh cảm giác, diện tích 2 – 3 cm2. 

Niêm mạc ở vùng này màu đỏ gạch, mỏng, ít tuyến, ít mạch máu, ít lông tuyến.

Các chất có mùi hoà tan trong lớp màng nhầy trên tế bào cảm giác, tạo kích thích tới dây thần kinh khứu giác. Các tế bào thần kinh có hình dạng như các lông mao. Thông thường, mỗi người có khoảng 1 tỷ các tế bào khứu giác. Do đó, diện tích tiếp xúc của các phân tử mùi với các tế bào khứu giác khoảng 500 – 700 cm2. Điều này giúp con người có khứu giác tương đối nhạy và phân biệt được nhiều mùi khác nhau.

Các tế bào khứu giác có nhiệm vụ chuyển những kích thích đó về hành khứu. Ở hành khứu có những tế bào trung gian chuyển những xung động qua củ khứu rồi về các trung tâm khứu giác ở vỏ não. Các trung tâm này có nhiệm vụ phân tích mùi.

Khứu giác là giác quan đầy tính chất bản năng, có tính chất gợi nhớ lâu dài, mà người ta gọi là quen hơi.

Mũi rất dễ bị tổn thương và rối loạn chức năng khứu giác. Tắc mũi ảnh hưởng lớn đối với việc nhận biết mùi.

Ngoài ra, khứu giác kích thích phản xạ tiết nước bọt và dịch vị ở dạ dày. 

2.3 Chức năng phát âm

Lời nói thường được tạo ra bởi áp lực từ phổi. Tuy nhiên, một số người có thể phát ra lời nói bằng cách sử dụng không khí từ mũi, được gọi là âm mũi.

Hố mũi phát ra những giọng mũi và tiếp thu những rung động của không khí trong khi phát âm và biến nó thành những kích thích chủ trì sự phối hợp các cơ họng và thanh quản, đóng vai trò quan trọng trong phát âm.

Để phát ra âm thanh từ mũi, bạn cần hạ thấp vòm miệng để phát ra các nguyên âm và phụ âm bằng cách để không khí thoát ra từ miệng và mũi.

Mũi có tác động đến giọng nói, tạo âm sắc, độ vang riêng biệt của từng người. Khi hốc mũi bị bịt kín hoặc tịt lỗ mũi sau hay trước, giọng nói sẽ mất độ vang, thay đổi âm sắc được gọi là giọng mũi kín.

Tóm lại, mũi chịu trách nhiệm thở, nhận thức khứu giác và phát âm. Nếu bị viêm nhiễm, nghẹt mũi sẽ ảnh hưởng đến các chức năng bình thường của mũi. Vệ sinh mũi bằng cách dùng khăn mềm lau sạch, không nên cố lau tận khoang mũi, dùng nước nhỏ mũi để làm sạch nước mũi. Không nên hút mũi quá thường xuyên, sẽ ảnh hưởng đến màng mũi, gây chảy máu, hoặc khiến khoang mũi bị sưng. Hãy bảo vệ, chăm sóc vùng mũi nhẹ nhàng, đúng cách.

>> Mũi là một bộ phận quan trọng và nổi bật trên gương mặt mỗi người. Mũi có nhiều chức năng về hô hấp cũng như thẩm mỹ. Đây cũng là một bộ phận dễ chấn thương trong những tai nạn thường ngày. Gãy xương mũi là loại gãy xương phổ biến nhất trong các xương ở vùng hàm mặt.

Bác sĩ Đoàn Thị Hoài Trang

Video liên quan

Chủ Đề