Offer có nghĩa là gì

“Offer” vừa là danh từ vừa là một  động từ được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày và thường xuyên xuất hiện và được sử dụng trong việc mua bán và công việc.Offer là một từ gần gũi với nhiều người nhưng có rất nhiều cấu trúc đi với từ này điều này làm cho nhiều bạn nhầm lẫn hoặc đã sử dụng không đúng cấu trúc trong các bài thi hay lỗi trong giao tiếp. Bài viết hôm nay sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ về ý nghĩa cũng như cách sử dụng và cấu trúc của từ đặc biệt này. 

                [Hình ảnh minh họa cho offer]

1, Định nghĩa của động từ “Offer”

Ở dạng danh từ Offer có cách sử dụng khác và khi ở dạng động từ  thì từ này lại có một cách dùng khác. 

Danh từ Offer mang nghĩa sự đưa tay ra, sự tỏ ra sẵn sàng cho, sự tỏ ra sẵn sàng làm, một lời mời, đứng trong câu với vị trí và chức năng giống các danh từ khác.

Offer vừa là danh từ vừa là động từ có phát âm là /'ɔfə/.

Khi bạn sử dụng  Offer có nghĩa rằng bạn  nhấn mạnh yếu tố “sẵn lòng làm hay cung cấp cái gì” . Và Offer cũng thường được sử dụng ở ngữ cảnh trao cơ hội như là cơ hội làm việc [job offer], cơ hội nhận ưu đãi [discount offer]…

Ví dụ:

  • He says : “This is an attractive offer”.

  • Anh ấy nói: “Đây quả là một đề nghị hấp dẫn.”

  • His assistant  just told me about a dinner offer from an important partner.

  • Trợ lý của anh ấy vừa nói với tôi về lời đề nghị ăn tối từ một đối tác quan trọng. 

Trong một số trường hợp, Offer còn mang nghĩa như một lời chào hàng, một ưu đãi đặc biệt nào đó để mời khách hàng. 

Ví dụ:

  • This store is offering a special offer for their products.

  • Cửa hàng này đang đưa ra khuyến mãi đặc biệt cho các sản phẩm của họ.

  [hình ảnh minh họa cho Offer]

Khi Offer là một động từ thì nó có nghĩa là mời, trả giá, đề nghị, tặng cái gì đó…

Ví dụ:

  • I offered David a position in my store. 

  • Tôi đã đề nghị David một vị trí trong cửa hàng của tôi.

  • Can I offer you to go to the cinema with me on the weekend?

  • Tôi có thể đề nghị bạn đi xem phim với tôi vào cuối tuần không?

 Và động từ này đi kèm với nhiều cấu trúc thú vị mà tôi sẽ nêu ra ở phần tiếp theo bài viết. 

2, Cấu trúc và cách dùng của “Offer”

Bởi vì Offer vừa là danh từ và động từ nên nó sẽ có những cấu trúc  riêng phù hợp với từ loại của nó.

 -Trước tiên chúng ta sẽ đến với những cấu trúc Offer ở dạng danh từ. 

Make an offer for something: trả giá một món đồ hay tài sản

Ví dụ:

  • We  are considering a $709m offer for the business.

  • Chúng tôi  đang xem xét một lời trả giá 709 triệu đô la cho doanh nghiệp.

To accept/ take up an offer: nhận lời ai cho việc gì

Ví dụ: 

  • She took up his offer of help with my presentation.

  • Cô ấy đã nhận lời đề nghị giúp đỡ của anh ấy đối với bài thuyết trình của tôi.

To turn down an offer = To reject/refuse/decline an offer: từ chối lời đề nghị đưa ra

Ví dụ:

  • Lisa turned down the offer.

  • Lisa đã từ chối lời mời đó.

To consider an offer: xem xét một lời đề nghị.

Ví dụ:

  • How long can you consider a job offer?

  • Bạn có thể cân nhắc lời mời làm việc trong bao lâu?

-Cấu trúc Offer dạng động từ:

Offer + somebody + something           Mời chào ai đó làm gì.

Offer + something TO somebody⎬ 

Ví dụ:

  • The store offered a vacation in sapa to me. 

  • Cửa hàng đã dành tặng tôi một kỳ nghỉ ở Sapa. 

  • Can I offer you a cup of coffee?

  • Tôi có thể mời bạn ăn tách cà phê?

  • My father will offer me a ride to the school.

  • Ba đề nghị đưa tôi đến trường.

Offer + to V: Thể hiện việc tình nguyện làm gì.

Ví dụ:

  • Micky offered to buy cake for the year-end party.

  • Micky  tình nguyện mua bánh cho bữa tiệc cuối năm.

  • My boyfriend offered to take me to the concert of my favourite band.

  • Bạn trai tôi tình nguyện đưa tôi đến buổi hòa nhạc của ban nhạc yêu thích của tôi. 

❋Chú ý: Trong câu dạng bị động, cấu trúc offer vẫn mang nghĩa là đề nghị. 

Ví dụ: 

  • I was offered to go out by John this weekend. 

  • Tôi được John đề nghị đi chơi cuối tuần này.

Offer + someone + Money + for something: Trả giá bao nhiêu cho cái gì

Ví dụ:

  • How much do you offer for the bag you want to buy? 

  • Bạn trả giá bao nhiêu cho cái túi bạn muốn mua?

  • I offered 300.000 VND for the bag  I want to buy.

  • Tôi ra giá 300.000 nghìn đồng Việt Nam cho chiếc xe tôi muốn mua.

[Hình ảnh minh họa cho Offer]

3, Offer với một số thuật ngữ thú vị.

Offer ngoài trong giao tiếp hằng ngày nó còn được sử dụng trong thuật ngữ  về lĩnh vực kinh tế. Đối với lĩnh vực này, Offer là sự quảng cáo, marketing cho sản phẩm của doanh nghiệp. Và như được nói ở trên Offer còn được sử dụng mang tính chất quảng bá thương hiệu trong những chương trình khuyến mãi của những mặt hàng họ định bán. 

Cùng tìm hiểu những thuật ngữ hay ho trong kinh doanh sử dụng Offer nhé.

One offer: Hàng bán giảm giá

Be open to an offer: Lời mời chào cho việc mua hàng. 

Special offer: giá chào bán đặc biệt

=> offer trên những thuật ngữ trên là danh từ nhưng cũng có thể mang ý nghĩa như một động từ. 

Offer ở dạng động từ với một số thuật ngữ:

To offer someone something: Tặng ai đó cái gì hay điều gì giá trị.

To Offer a Plan: Đưa ra một kế hoạch và nhằm cung cấp tạo ra cơ hội.

Offer themselves/ itself: có mặt trong thời điểm đàm phán nào đó.

Cuối cùng, mình muốn nói rằng  đây là một từ vô cùng thông dụng trong đời sống hằng ngày, vậy nên học biết từ này một cách kỹ càng sẽ giúp bạn sử dụng tiếng Anh của mình thêm phần đa dạng và cao cấp hơn. Chúc bạn có những phút giây học tập thật thú vị

Mục lục bài viết

  • Khái niệm
  • Offer trong kinh doanh là gì?
  • Phân loại chào hàng theo mức độ chủ động của người xuất khẩu
  • Căn cứ sự ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng
  • Một số thuật ngữ liên quan đến Offer
  • Job Offer là gì?
  • Offer letter là gì?
  • Làm Offer là gì hay công việc Offer là gì?
  • Một số khái niệm thường gặp khi làm Offer là gì?
  • Offer Android là gì?
  • Offer IOS là gì?
  • Offer PC là gì?

Khái niệm

Offer là một thuật ngữ tiếng Anh khi dịch ra tiếng Việt có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo từng tình huống hay mỗi lĩnh vực mà nó được sử dụng. Hiểu theo một cách chung nhất thì offer còn mang ý nghĩa là một lời đề nghị mang tính hợp tác nào đó giữa người đề nghị và người được đề nghị.

Chào giá [OFFER] là giá theo đó chủ sở hữu chứng khoán, công cụ tài chính, hay tài sản khác sẵn sàng bán. Cũng được gọi là giá chào bán [ASKED]. Giá này khác với giá chào mua [BID], hay giá mà người mua sẵn sàng trả. Bảng yết giá chào mua và chào bán lần lượt là giá mà người giao dịch sẵn sàng trả, và giá mà người giao dịch muốn bán. Giá chào mua luôn là giá thấp hơn trong hai giá. Người mua, có thể là nhà đầu tư cá nhân hay các định chế lớn, trả giá chào bán, hay giá được yêu cầu bởi người bán, thường sau khi thương lượng từ bảng yết giá chào mua - chào bán đấu thầu gốc.

Giá theo đó chủ sở hữu chứng khoán, công cụ tài chính, hay tài sản khác sẵn sàng bán. cũng được gọi là giá chào bán [asked]. Giá này khác với giá chào mua [BID], hay giá mà người mua sẵn sàng trả, và giá mà người giao dịch muốn bán. Giá chào mua luôn là giá thấp hơn trong hai giá. Người mua có thể là nhà đầu tư cá nhân hay các định chế lớn, trả giá chào bán, hay giá được yêu cầu bởi người bán, thường sau khi thương lượng từ bảng yết giá chào mua - chào bán đấu thầu gốc.

Offer trong kinh doanh là gì?

Ngoài ý nghĩa là một lời đề nghị mang tính hợp tác, trong kinh doanh, Offer còn có nghĩa rộng hơn là đi đàm phán hoặc trả giá cho một thương vụ làm ăn, hợp tác giữa các bên. Theo đó, mục đích cuối cùng của Offer là đi đến đàm phán yêu cầu hợp tác thành công và xa hơn nữa chính là lợi nhuận thu được từ Offer đó. Hiểu một cách đơn giản và ngắn gọn thì Offer trong kinh doanh thể hiện quá trình mua và bán giữa các đối tác với nhau. So với hình thức mua bán thông thường, hình thức mua bán này chỉ khác ở chỗ, có đàm phán, có quá trình kiểm định đồng thời có cả văn bản cam kết.

Offer trong kinh doanh cũng có thể được hiểu theo nghĩa là người bán muốn chào hàng với bán hoặc mời bạn mua hàng của họ. Trong ngữ cảnh này, Offer có thể được hiểu như sự quảng cáo hay Marketing cho sản phẩm bán hàng. Ngoài ra, Offer còn mang tính chất khuyến mại hay giảm giá cho mặt hàng mà người bán định bán. Hay mang tầm tính chất cho một chiến dịch quảng bá thương hiệu cho một sản phẩm lớn nào đó.

Phân loại chào hàng theo mức độ chủ động của người xuất khẩu

Chào hàng thụ động

Chào hàng thụ động là chào hàng của người bán nếu trước đó nhận được những yêu cầu [thư hỏi hàng] của người mua. [Chào hàng thụ động còn có tên gọi là trả lời thư hỏi hàng].

>> Xem thêm: Cho ví dụ về hình thức đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp ?

Cách viết thư chào hàng thụ động như sau:

- Phần mở đầu: cảm ơn khách hàng đã gửi thư hỏi hàng đến công ty mình.

- Phần nội dung chính của thư: trả lời những câu hỏi của người mua. Gửi cho họ Catalog, hàng mẫu, biểu giá, thời hạn giao hàng, phương thức thanh toán, điều kiện giảm giá.

- Phần kết: Ngỏ ý mong đợi sự trả lời của khách hàng và hứa hẹn.

Chào hàng chủ động

Chào hàng chủ động là việc người bán chủ động chào hàng khi chưa nhận được "thư hỏi hàng" của người mua. Chào hàng chủ động gồm:

- Phần mở đầu: trình bày nguyên nhân lựa chọn đối tác của mình.

- Phần nội dung chính: tự giới thiệu về công ty của mình và các mặt hàng của mình sản xuất kinh doanh. Gửi kèm theo Catalog, hàng mẫu, giá biểu và các điều kiện mà mình mong muốn để bán hàng.

- Phần cuối thư: ngỏ ý mong nhận được hồi âm.

Căn cứ sự ràng buộc trách nhiệm của người chào hàng

>> Xem thêm: Kinh doanh là gì ? Các lĩnh vực kinh doanh và hình thức kinh doanh

Chào hàng cố định [Firm Offer]

Chào hàng cố định là việc chào bán một lô hàng nhất định, trong đó nêu rõ thời gian mà người chào hàng bị ràng buộc trách nhiệm vào lời đề nghị của mình. Thời gian này còn gọi là thời gian hiệu lực của chào hàng cố định.

Trong thời gian hiệu lực, nếu người mua chấp nhận hoàn toàn lời chào hàng đó thì hợp đồng coi như được kí kết.

Chào hàng tự do [Free Offer]

Chào hàng tự do là loại chào hàng không ràng buộc trách nhiệm người phát ra nó, cùng một lúc với một lô hàng người ta có thể chào hàng tự do cho nhiều khách hàng. Trong chào hàng tự do cần ghi rõ "chào hàng không cam kết - Offer without Engagement".

Chào hàng tự do trở thành hợp đồng khi có sự xác nhận lại của người xuất khẩu. Người mua không thể trách cứ người bán nếu sau khi chấp nhận chào hàng, người bán không kí hợp đồng với mình. [Theo Quản trị xuất nhập khẩu, NXB Lao động - Xã hội]

Trong kinh doanh, Offer còn xuất hiện trong nhiều thuật ngữ khác như:

  • Be open to an offer: Lời mời chào cho việc mua hàng
  • Special offer: giá chào bán đặc biệt
  • One Offer: Hàng bán giảm giá

Có một điều bạn cần lưu ý là Offer trong tất cả những điều nói trên đều được sử dụng như một danh từ nhưng cũng có thể mang ý nghĩa là một động từ.

Offer cũng có thể được hiểu với ý nghĩa là sự biếu tặng cho ai đó. Trong ngữ cảnh này, Offer thường được sử dụng để thể hiện thái độ vô cùng tôn trọng đến người đối diện. Và thường trong kinh doanh, Offer được sử dụng như một động từ trong trường hợp đi đàm phán khi mà các chủ công ty đưa ra một yêu cầu nào đó cho đối tác, tạo sự thích thú và muốn hợp tác cho đối tác trước Offer được đưa ra.

Một số thuật ngữ đi kèm với Offer dạng động từ:

>> Xem thêm: Luật doanh nghiệp là gì ? Bình luận về quá trình hình thành và phát triển của Luật doanh nghiệp?

  • To offer someone something: tặng ai đó một vật hay điều gì giá trị.
  • This job offers propects of promotion: dự án hoặc kế hoạch có khả năng triển vọng và có thể phát triển rất cao.
  • To Offer a Plan: chuẩn bị một kế hoạch và đề nghị kế hoạch này đối với người nào đó giúp cung cấp, tạo ra một cơ hội mới cho người làm kế hoạch.
  • Offer themselves/ itself: có mặt trong thời điểm đàm phán nào đó.

Một số thuật ngữ liên quan đến Offer

Job Offer là gì?

Job Offer là một lời mời cho một nhân viên tiềm năng, cho dù người đó đã nộp đơn xin việc hay chưa, để trở thành một nhân viên chính thức trong một tổ chức, công ty. Job Offer thường phác thảo các điều khoản và điều kiện theo công việc việc được cung cấp cho nhân viên tương lai. Nó thường bao gồm tiền lương, lợi ích, trách nhiệm công việc, tên và chức danh của người quản lý báo cáo. Job Offer cũng có thể bao gồm giờ làm việc dự kiến, ngày bắt đầu mong muốn và cung cấp thêm chi tiết quan trọng về công việc, thông tin về công ty, tổ chức cho nhân viên tương lai.

Offer letter là gì?

Offer Letter là thư mời nhận việc, thường được thực hiện sau buổi phỏng vấn, thể hiện mong muốn hợp tác của nhà tuyển dụng với ứng viên. Nội dung của một Offer Letter thường bao gồm: vị trí ứng viên sẽ đảm nhiệm, địa điểm làm việc, thời gian làm việc, mức lương và phụ cấp [nếu có], các chính sách đãi ngộ, các quy định, văn hóa trong tổ chức, doanh nghiệp… Thư mời nhận việc sẽ giúp nhà tuyển dụng và ứng viên xác nhận được toàn bộ thông tin sau buổi phỏng vấn, điều mà nếu chỉ liên hệ qua điện thoại sẽ khó lòng trao đổi hết được.

Làm Offer là gì hay công việc Offer là gì?

Ngoài những ý nghĩa nêu trên, hiện nay Offer còn được sử dụng một xu hướng kiếm tiền qua mạng và là công việc của rất nhiều người trẻ hiện nay.

Cụ thể, xuất phát từ nghĩa gốc là đưa ra lời đề nghị, Offer có thể hiểu là bạn đưa ra các câu trả lời, khảo sát, đưa ra các thông tin, địa chỉ để trả lời cho các câu hỏi mà các nhà cung cấp sản phẩm đưa ra cũng như bình luận, đánh giá về các sản phẩm của họ. Hiểu một cách đơn giản thì trong trường hợp này, Offer có nghĩa là thực hiện một hành động theo yêu cầu trên các trang mạng xã hội do các nhà quảng cáo hay nhà cung cấp, nhà sản xuất đưa ra. Cũng từ đây công việc Offer ra đời. Vậy làm Offer là gì?

Làm Offer là làm giả địa chỉ ID để thực hiện một hoặc một số các hành động theo yêu cầu của nhà cung cấp như trả lời câu hỏi của một cuộc khảo sát, đánh giá, đăng ký để trở thành viên của một trang website nào đó hoặc tải các ứng dụng mới về điện thoại hay máy tính để trải nghiệm.

Khi thực hiện công việc Offer, bạn sẽ được các nhà cung cấp, nhà khảo sát hay nhà sản xuất trả tiền theo thỏa thuận. Thực tế thì có không ít người biết công việc Offer là gì nhưng lại không biết mục đích làm Offer là gì cũng như các công ty cần Offer để làm gì?

Có một điều hầu như ai trong ta cũng hiểu đó chính là khi kinh doanh buôn bán hay ra mắt bất kỳ một sản phẩm nào đó, các công ty, doanh nghiệp, nhà sản xuất luôn cần tiến hành thử nghiệm sản phẩm đó trước khi chính thức ra mắt thị trường. Lúc này, thay vì đưa các sản phẩm, dịch vụ hay ứng dụng đó đến tận tay người dùng thì các công ty, nhà sản xuất có thể thuê những người làm Offer để họ thực hiện các thử nghiệm đánh giá sản phẩm. Người làm Offer chính là người sẽ dùng thử các sản phẩm, dịch vụ đó và đưa ra nhận xét, đánh giá về sản phẩm. Thông quá đó, các sản phẩm, dịch vụ khi ra mắt thị trường sẽ tăng được mức độ uy tín và thu hút được sự chú ý của khách hàng hơn.

Một số khái niệm thường gặp khi làm Offer là gì?

Có thể nói, Offer là một nghề hot và cũng là xu hướng kiếm tiền thu hút nhiều người tham gia hiện nay. Và để làm tốt công việc Offer bạn cũng cần hiểu rõ một số khái niệm sau:

Offer Android là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì Offer Android có nghĩa là bạn sử dụng điện thoại có hệ điều hành Android để tải các ứng dụng trải nghiệm hoặc tiến hành các cuộc khảo sát.

Android là hệ điều hành phổ biến, được nhiều người sử dụng và hơn thế nữa bạn có thể dễ dàng làm việc trên một hệ điều hành giả mà thông tin vẫn được đảm bảo, không bị bỏ ra ngoài. Bên cạnh đó, việc sử dụng hệ điều hành Android để làm Offer cũng giúp bạn tiết kiệm được chi phí ban đầu và trong một vài trường hợp, bạn có thể chia sẻ miễn phí.

Offer IOS là gì?

Với hệ điều hành IOS, bạn chỉ có thể sử dụng các thiết bị của Apple như: iphone, ipad, macbook,… để thực hiện các công việc Offer. Với hệ điều hành IOS, bạn rất khó [gần như không thể] chạy trên 1 hệ điều hành giả nào khác [giống như Android] mà bắt buộc phải dùng idevice thật. Thực thế thì các thiết bị, công cụ của hệ điều hành IOS cũng đắt hơn nhiều so với hệ điều hành Android. Đây cũng chính là lý do tại sao giá trị của Offer IOS luôn được đánh giá cao hơn so với Offer Android.

Offer PC là gì?

Với hình thức Offer PC, bạn có thể sử dụng máy tính desktop, laptop để làm việc. Đây cũng là Offer phổ biến và thường gặp nhất hiện nay. Với Offer PC, công việc bạn cần làm là khảo sát, trả lời các câu hỏi hoặc tạo các thông tin giả để đăng ký hoặc tải ứng dụng về máy.

Video liên quan

Chủ Đề