Ông tơ bà nguyệt là gì năm 2024

Lễ Tơ Hồng là gì theo truyền thống người Việt? Có lẽ đây chính là thắc mắc của các cặp đôi khi lần đầu tiên thực hiện lễ cúng này. Mỗi lễ cúng đều mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng điều quan trọng ở đây là gia chủ cần tìm hiểu và thực hiện theo cho đúng. Cùng Win’s Studio tìm hiểu về nghi lễ này ở bài viết dưới đây.

Ông tơ bà nguyệt là gì năm 2024

Mục lục

1. Lễ Tơ Hồng là gì?

Theo truyền thống từ xưa của Việt Nam, Nguyệt Lão được xem như là vị thần chủ của hôn sự chính vì thế mà các đám cưới sẽ có tục lệ Lễ Tơ Hồng để tỏ lòng biết ơn đến Nguyệt Lão đã dùng dây tơ hồng để se cho cô dâu và chú rể nên duyên vợ chồng.

Bàn thờ Tơ Hồng có thể đặt ở trong nhà hoặc giữa sân. Trên bàn thờ Tơ Hồng sẽ có lư hương, đèn, , trái cây, nến, xôi gà, rượu và cơi trầu. Cô dâu và chú rể đứng ngang hàng trên chiếu trải trước hương án để tiến hành lạy 4 lạy, vái 3 vái, sau đó quỳ nghe người đại diện nhà chú rể đọc văn tế Tơ Hồng.

Khi đọc xong văn tế, chú rể và cô dâu sẽ lại lễ tạ Nguyệt Lão rồi cùng nhau uống một ly rượu và ăn một miếng trầu đã được đặt trên bàn thờ Tơ Hồng. Uống chung ly rượu này có nghĩa là cô dâu chú rể sẽ là một và sống tới khi đầu bạc răng long.

Sau Lễ Tơ Hồng, cô dâu chú rể sẽ đến chào mừng chú bác, cô dì, cậu mợ, thím và những người họ hàng khác. Khi đến chào ông bà, cha mẹ, bác, cô dì, mợ, chú thím và anh chị em nhà trai, hai người đều được những người này tặng tiền hay quà cùng nhiều lời chúc phúc cho cô dâu và chú rể.

2. Ý nghĩa thật sự của lễ cúng tơ hồng

– Đâu tiên, đây được biết đến là lễ cúng tạ ơn Ông Tơ Bà Nguyệt đã se duyên tạo cơ hội để đôi trẻ gặp nhau, yêu thương và kết hôn.

– Tiếp theo, lễ cúng tơ hồng mang ý nghĩa ca ngợi đạo vợ chồng sống hòa thuận, ăn ở chung thuỷ với nhau .

– Cuối cùng, thì đây là một nghi lễ có ý nghĩa cao quý, nhằm giáo dục con người làm điều thiện, tránh làm điều tà ác, tạo công đức cho con cháu tương lai.

3. Văn tế Lễ Tơ Hồng

Ông tơ bà nguyệt là gì năm 2024

Văn tế hay khấn khi tiến hành Lễ Tơ Hồng này dùng khi có người cưới vợ hoặc gả chồng. Bài văn tế Tơ Hồng này được ông bà ta truyền từ người xưa cho đến thời nay. Nội dung bài văn tế như sau:

Nam mô a di đà Phật

Hôm nay ngày tốt, tháng lành

Đẹp duyên, đẹp phận đã thành phu thê.

Thiếp chàng hạnh phúc phòng khuê.

Trăm năm gửi trọn lời thề thủy chung

Lòng thành lễ mọn xin dâng

Thiên tiên Nguyệt Lão Tơ Hồng đã se

Chấp kỳ lễ bạc trai nghi

Chứng tâm sám hối phù trì cho con

Trước linh hoa gia tiên

Con xin cúi lạy

Phú tổ Di Lai

Sinh trai có vợ

Sinh gái có chồng

Lễ mọn kính dâng

Duyên lành gặp gỡ

Giao lão trăm năm

Vững bền hai họ

Nghi thất, nghi gia

Có con có của

Cầm sắt giao hòa

Trong chờ phúc tổ

Nam mô a di đà Phật.

Xem thêm bài viết: Nghi lễ trong đám cưới truyền thống Việt Nam gồm những gì?

4. Lễ vật cúng tơ hồng bao gồm những gì?

Việc chuẩn bị những lễ vật cúng Tơ Hồng theo các vùng miền hay gia đình ít nhiều sẽ có sự khác nhau. Tùy vào truyền thống cưới hỏi tại vùng đó và điều kiện kinh tế của gia đình, sắm lễ vật cúng tơ hồng cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản lễ vật phải có:

  • 1 Bình rượu
  • Lá trầu
  • Cau

Ngoài ra, với những gia đình có điều kiện khá giả, tươm tất hơn sẽ có thêm trái cây, , gà luộc, xôi gấc, heo quay,…

5. Cách thực hiện cúng Lễ Tơ Hồng?

Lễ cúng Tơ Hồng ngày xưa thì tổ chức gọn gàng, thanh lịch, không cần mâm cao cỗ đầy mà chỉ cần chuẩn bị một ít lễ vật, hoặc nhà ai đơn giản hơn thì chỉ cần có rượu và đĩa trái cây. Thời điểm trước lúc làm Lễ Tơ Hồng, gia đình cần chuẩn bị một chiếc bàn, được gọi là bàn giá thú đặt ngoài sân để cúng dưới trời, hoặc cùng trong nhà.

Cô dâu chú rể quỳ trước bàn thờ, người chú rể quỳ phía trước, cô dâu quỳ phía sau. Vị chủ hôn sẽ dùng dao bổ quả cau ra làm đôi, lấy lá trầu quệt một chút vôi rồi đặt vào cái dĩa nhỏ, sau đó dâng lên trên bàn thờ, châm đèn đốt nhang rồi tiến hành đọc văn tế Tơ Hồng (nếu có văn tế thì tốt còn không thì cũng không sao) để cảm ơn Nguyệt Lão đã se duyên cho hai người rồi vái lạy.

Ông tơ bà nguyệt là gì năm 2024

Khi phần của vị chủ hôn thực hiện xong, hai vợ chồng liền thực hiện mỗi người bốn lễ rưỡi (nghĩa là 4 lạy và 3 vái), sau đó đến cầm một ly rượu lễ đã được đặt trên bàn thờ để uống chung, rồi tự tay lấy trầu cau têm một miếng trầu ăn với nhau. Nếu trên bàn thờ Tơ Hồng có đặt những đồ lễ nào thì hai vợ chồng sẽ lần lượt cùng ăn từng món, chỉ cần cắn một miếng chứ không cần ăn hết.

6. Lễ tơ hồng sẽ diễn ra ở nhà trai hay nhà gái?

Theo truyền thống của ông bà ta từ xưa, lễ cúng tơ hồng phần lớn sẽ được tiến hành ở nhà trai. Tuy nhiên vẫn có một số tài liệu lại cho rằng, lễ tơ hồng nên được tổ chức ở nhà gái.

Do vậy, để có trả lời cho thắc mắc: Lễ tơ hồng sẽ diễn ra ở nhà trai hay nhà gái? Chúng ta nên tham khảo ý kiến các thế hệ đi trước như ông bà, cha mẹ là chính xác nhất, như vậy sẽ đúng với truyền thống của vùng miền và gia đình.

Và đó là những điều mà các cặp đôi có dự định kết hôn cần biết về Lễ Tơ Hồng theo truyền thống Việt Nam. Hi vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích cho các cặp vợ chồng tương lai nhé.