Ông vũ nhôm là ai

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị VKSND tối cao truy tố bị can Phan Văn Anh Vũ [tức Vũ "Nhôm", nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần xây dựng Bắc Nam 79] về tội "Đưa hối lộ", theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự 2015. Đồng thời, đề nghị truy tố bị can Hồ Hữu Hòa [ở Quỳnh Lưu, Nghệ An] về tội "Môi giới hối lộ", quy định tại Điều 365 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đáng chú ý, trong kết luận điều tra cho thấy, người liên quan đến hành vi "Đưa hối lộ" của Vũ "Nhôm" là ông Nguyễn Duy L. - một lãnh đạo Cục thuộc Bộ Công an.

Theo kết luận điều tra, từ tháng 6/2017, Vũ “Nhôm” bị Cơ quan ANĐT Bộ Công an điều tra về những sai phạm trong vụ án “Cố ý làm lộ bí mật nhà nước” và những hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng nhà, đất công sản tại TP Đà Nẵng và một số địa phương.

Do lo sợ bị pháp luật xử lý nên Vũ "Nhôm” nhờ Hồ Hữu Hòa tiếp cận với ông Nguyễn Duy L. [nay là Cục trưởng thuộc Bộ Công an] để nhờ giúp đỡ, tìm hiểu thông tin.

Vũ “Nhôm” nhờ ông Luân [là lái xe thuê của Vũ “Nhôm”] chuyển số tiền 5 tỷ đồng cho Hòa [theo lời khai ban đầu của Vũ] và chuyển 4 lần quà cho ông Hoàng Nam Trung [là trợ lý giúp việc của ông L.]. Ngoài ra, Vũ còn trực tiếp đưa số tiền 500.000 USD cho Hòa tại căn hộ 2910 tòa nhà Kumho nhờ chuyển cho ông L. [nhưng Hòa không thừa nhận].

Sau khi bị bắt giam, Vũ “Nhôm” tự nguyện khai báo nhiều lần về việc nhờ ông Luân chuyển tiền cho Hòa và ông Trung để đưa cho ông L.

Tuy nhiên, sau thời điểm tháng 8/2018, khi bị kết án phạt tù trong vụ án “Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước”, Vũ “Nhôm” phủ nhận không đưa tiền cho ông L. mà chỉ là thuốc lá cigar, nấm linh chi Hàn Quốc.

Đồng thời, Vũ “Nhôm” vu khống cho lãnh đạo Cơ quan CSĐT thuộc Văn phòng Cơ quan CSĐT Bộ Công an, điều tra viên hướng dẫn khai từ nấm linh chi, thuốc lá cigar thành tiền cho ông L. và đánh đập phạm nhân.

Mặc dù Vũ “Nhôm” phủ nhận việc đưa tiền cho ông L. sang thành thuốc lá cigar, nấm linh chi, nhưng Cơ quan ANĐT cho rằng hành vi của bị can đủ yếu tố cấu thành tội “Đưa hối lộ”. Bởi lời khai ban đầu của Vũ “Nhôm” tại cơ quan công an là tự nguyện, phù hợp với lời khai của người có liên quan khác.

Về việc Vũ “Nhôm” vu khống cho lãnh đạo Cơ quan CSĐT Bộ Công an, điều tra viên hướng ép cung, sử dụng phạm nhân đánh đập là không có căn cứ.

Với bị can Hồ Hữu Hòa, Cơ quan ANĐT khẳng định có đủ căn cứ để xác định có dấu hiệu của hành vi “Môi giới hối lộ”.

Đối với ông L., Cơ quan ANĐT xác định, ban đầu ông L. phủ nhận việc quen biết, gặp gỡ với Vũ “Nhôm”. Tuy nhiên, sau khi làm việc với Cơ quan ANĐT, ông L. mới thừa nhận thông qua sự giới thiệu của Hồ Hữu Hòa, ông L. nói chuyện với Vũ “Nhôm” qua điện thoại của Hòa và chỉ đạo thư ký của mình đi nhận quà của Vũ “Nhôm”.

Tuy nhiên, ông L. chỉ thừa nhận thư ký của mình nhận chai rượu, thuốc cigar của Vũ “Nhôm”, không không biết giá trị nhãn hiệu, nước sản xuất.

Hiện cơ quan công an chưa làm rõ được túi quà mà ông L. nhận được từ Vũ “Nhôm” thông qua Hồ Hữu Hòa và một số người liên quan khác là đồ vật gì, tài sản gì và có giá trị như thế nào.

Cơ quan ANĐT cho rằng hành vi của ông L. có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nhưng không đủ căn cứ để xem xét theo quy định.

Do thời hạn điều tra đã hết nên cơ quan điều tra có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý nghiêm về mặt Đảng và chính quyền đối với ông L.

TÙNG LÂM

Nguồn: VTC News

Vũ Nhôm được xem là trùm bất động sản ở Đà Nẵng, là doanh nhân sinh năm 1975, nguyên quán Đà Nẵng, hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79 và là cổ đông của nhiều công ty khác.

Kể từ đầu năm 2017 Vũ Nhôm được nhắc nhở tới nhiều liên quan đến các cuộc điều tra của công an về vấn đề bất động sản ở Đà Nẵng.

Vũ Nhôm tên thật là Phan Văn Anh Vũ.

Ông sinh ngày 2 tháng 11 năm 1975.

Nguyên quán của Vũ Nhôm ở quận Hải Châu, Đà Nẵng.

Lúc đầu Phan Văn Anh Vũ phụ giúp người khác làm nhôm kính, sau đó mở cửa hàng kinh doanh nhôm kính cao cấp ở số 32 đường Quang Trung, thành phố Đà Nẵng. Vì vậy Phan Văn Anh Vũ có biệt danh Vũ “nhôm”.

Ngoài “Vũ Nhôm”, Phan Văn Anh Vũ còn có biệt danh nào khác?

Ngoài tên gọi Vũ nhôm Phan Văn Anh Vũ còn có các tên gọi khác là Phan Văn Sáu và Trần Đại Vũ.

Phan Văn Anh Vũ là con trai út trong một gia đình nghèo đông anh em. Phan Văn Anh Vũ phải bỏ học từ lớp 11 để đi làm thêm phụ giúp gia đình. Lúc đầu Phan Văn Anh Vũ phụ giúp người khác làm nhôm kính, sau đó mở cửa hàng kinh doanh nhôm kính cao cấp nên có biệt danh Vũ “nhôm”.

Năm 1997, ông thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng 79. Đường kinh doanh của Vũ “Nhôm” đa phần là các thương vụ thâu tóm, mua bán đất vàng. Ông Vũ được cho là có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thao túng thị trường địa ốc Đà Nẵng và các khu đất vàng bằng cách chuyên lập ra các dự án và xin đất của Nhà nước [ngay từ thời ông Nguyễn Bá Thanh làm bí thư Thành ủy và ông Trần Văn Minh làm chủ tịch Ủy ban Nhân Dân thành phố Đà Nẵng], rồi bán lại mang lại nguồn thu hàng trăm, thậm chí cả nghìn tỷ đồng.

Cột mốc là Công ty Cổ phần Xây dựng 79 có trụ sở chính tại Đà Nẵng, được thành lập từ năm 2002, trong đó ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị và là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Công ty CP Xây dựng 79 hoạt động kinh doanh đa ngành: xây dựng, bất động sản, khách sạn nhà hàng…

Ông Vũ “Nhôm” từng là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nova Bắc Nam 79 [có trụ sở tại TP HCM]. Ông cũng là người đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 [TP Đà Nẵng] và có chân trong Công ty I.V.C. Ngoài ra ông còn nắm giữ 80% cổ phần ở Công ty TNHH Phú Gia Compound.

Từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2017, Phan Văn Anh Vũ tuần tự rút vốn khỏi các công ty mình quản lý.

Trong tháng 12 năm 2017, Phan Văn Anh Vũ đột ngột bỏ trốn và bị Bộ Công an ra lệnh truy nã vào ngày 22.12.2017.

Ngày 28/12, ông Vũ bị Cục quản lý xuất nhập cảnh Singapore tạm giam, khi ông định rời khỏi Singapore sang Malaysia, vì ông Vũ mang theo 2 hộ chiếu với 2 nhân thân khác nhau mà đều do chính quyền Việt Nam cấp.

Ngày 4/1, ông Vũ bị trục xuất về Việt Nam và bị công an bắt tại sân bay Nội Bài.

Vũ “nhôm”, với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79, tặng hàng nghìn căn nhà tình nghĩa cho các hộ nghèo, gia đình chính sách không chỉ ở riêng Đà Nẵng mà còn trên cả nước. Vũ cùng công ty của mình mang quà ra tận đảo Cồn Cỏ để hỗ trợ cho người dân.

Ở Đà Nẵng, dịp Tết nguyên đán hàng năm, Vũ đều có quà gửi đến các bệnh nhân nghèo điều trị tại bệnh viện Đà Nẵng. Miền Trung mưa bão, lũ lụt hàng năm, Vũ đều vung tiền quyên góp hỗ trợ người dân gặp thiên tai. Hàng chục trường hợp thương tâm, mang bệnh hiểm nghèo cũng được Vũ hỗ trợ chạy chữa.

Chẳng những làm từ thiện, Vũ còn mạnh tay hỗ trợ các cơ quan chính quyền về phương tiện làm việc. Vũ từng tặng Thành ủy Đà Nẵng một chiếc ô tô công vụ có giá hơn 2 tỉ đồng. Vị đại gia này cũng từng tặng 50 chiếc xe máy cho Công an Đà Nẵng để… phòng chống tội phạm.

Ông Nguyễn Bốn, Tổ trưởng tổ dân phố 6 [phường Hải Châu 1], nơi gia đình Vũ sinh sống, khẳng định rằng, gia đình và cá nhân ông Vũ rất tốt. Ông Bốn dẫn chứng, Vũ năm nào cũng ủng hộ giúp đỡ tổ dân phố khi ít 10 triệu, khi nhiều 20 – 30 triệu đồng và trước lúc bị bắt Vũ cũng kịp ủng hộ 50 triệu đồng.

Người Đà Nẵng từ trước đến nay ai cũng biết đến Vũ “nhôm” nhưng họ không biết ông Vũ làm gì, kinh doanh gì, mua bán thứ gì để giàu có, sang trọng đến vậy.

“Ông Vũ giàu nhưng chúng tôi không biết cụ thể là ông ấy làm gì, kinh doanh những gì”, ông Bốn thú nhận khi nói về ông Vũ.

Cũng như ông Bốn, người Đà Nẵng chỉ thật sự biết đến một Vũ “nhôm” đích thực khi Bộ Công an thực hiện lệnh khởi tố, bắt giữ và tòa án xét xử hàng loạt hành vi phạm tội của vị chủ nhân căn biệt thự 82 Trần Quốc Toản.

Sáng 10/4/2017, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ Công an khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh làm rõ về việc thi công hút cát trái phép dưới biển Cửa Đại- Hội An vận chuyển về để xây dựng tại dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước- Đà Nẵng.

Theo báo Tạp chí Giao thông vận tải, dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước chưa có đánh giá tác động môi trường mà hãng The Sunrise Bay Đà Nẵng vẫn cho thi công trong nhiều năm qua; đến khi bị đình chỉ thi công thì vẫn mở bán nhà phố, biệt thự công khai rầm rộ.

Việc ông Nguyễn Xuân Anh sử dụng ô tô do Công ty TNHH Minh Hưng Phát biếu tặng, cũng như 2 căn nhà 45-47 Nguyễn Thái Học của Công ty IVC và Công ty TNHH Minh Hưng Phát, cả hai công ty được cho là có liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ, là một trong những lý do khiến ông Anh mất chức bi thư thành ủy Đà Nẵng cũng như chức Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam  2 căn nhà 45-47 đều là nhà công sản, nhà trước bán cho công ty IVC 2008, còn nhà sau cho Công ty TNHH Minh Hưng Phát 2009. Cả ông Hồ Ánh, thư ký của Nguyễn Xuân Anh, cho tới đầu năm 2018 Phó phòng Tổng hợp Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng và vợ cũng được vợ chồng ông Vũ “nhôm” 2013 ủy quyền toàn quyền sử dụng lô đất, nhà, tài sản gắn liền trên thửa đất tại địa chỉ 51 Nguyễn Thái Học.

Năm 2016, công ty Nova Bắc Nam 79 của ông Phan Văn Anh Vũ cũng đã tặng Công an TP Đà Nẵng 50 xe mô tô Yamaha Exciter 150cc thêm 4 mô tô đặc chủng đang đặt. Tổng số 54 mô tô do công ty này tài trợ trị giá trên 4 tỷ đồng.

Trong tháng 9 năm 2017, Cơ quan An ninh điều tra [A92-Bộ Công an] đã có Công văn 817 điều tra 9 dự án đầu tư và 31 nhà, đất công sản thuộc sở hữu nhà nước tại Đà Nẵng từ năm 2006 đến nay. Các dự án, nhà công sản trên đều nằm tại trung tâm TP Đà Nẵng và được xem là những khu đất vàng [Thương vụ như khu đất phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng mang lại cho ông Vũ con số chênh lệch lên tới gần 500 tỷ đồng.

Năm 2006, UBND thành phố chuyển nhượng cho ông H. và bà N., với tổng giá trị hợp đồng là 84 tỉ đồng. Đến năm 2008, ông H. và bà N. không triển khai thực hiện dự án, đã ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá chuyển nhượng là 581,526 tỉ đồng [thu chênh lệch 495,374 tỉ đồng] ]:

  1. Khu đô thị Harbour Ville do Công ty CP Đầu tư Mega làm chủ đầu tư.
  2. Trong đó có dự án khu công viên An Đồn. Hiện khu đất này đã được xây dựng thành Trường mẫu giáo ABC rộng 3.600m2 [trường này do bà Phan Thị Anh Thư làm hiệu trưởng, là chị ruột của ông Phan Văn Anh Vũ.
  3. Dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước trước đây của Công ty TNHH Daewon Cantavil thuộc Tập đoàn Daewon [Hàn Quốc], sau đó được ông Phan Văn Anh Vũ mua lại.
  4. Dự án khu du lịch ven biển đường Trường Sa của Công ty I.V.C do ông Phan Văn Anh Vũ làm chủ tịch.
  5. Dự án Phú Gia Compound có quy mô 2 ha. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Phú Gia Compound, được cho là có liên quan đến ông Vũ.
  6. Khu đô thị sinh thái Phú Gia ven sông [Phú Gia Villa Compound] do Công ty CP đầu tư Nhất Gia Phúc làm chủ đầu tư.

Cả sáu dự án này hoặc các công ty ông Vũ là chủ đầu tư hoặc có liên quan đến ông.

Năm 2013, Thanh tra chính phủ từng thông báo kết luận thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, trong đó có đề cập đến việc ông Hoàng Hải và bà Trung Thị Lâm Ngọc [vợ ông Đỗ Anh Tú, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Tiên Phong [TPBank]] bỏ túi gần 500 tỷ đồng nhờ mua khu đất công phía Nam cuối đường Phạm Văn Đồng.

Theo đó, năm 2006, UBND TP Đà Nẵng chuyển nhượng khu đất trên cho ông Hải và bà Ngọc với tổng giá trị hợp đồng 84 tỷ đồng. Đến năm 2008, hai người này không triển khai thực hiện dự án, đã ủy quyền cho ông Phan Văn Anh Vũ chuyển nhượng cho ông Phạm Đăng Quan với giá chuyển nhượng 581 tỷ đồng [thu chênh lệch 495 tỷ đồng].

Tại thời điểm 8/4 đến 14/5/2017, Tạp chí GTVT điện tử [tapchigiaothong.vn] đã liên tục đăng đàn 8 kỳ báo phanh phui về những sai phạm nghiêm trọng của Dự án Khu đô thị quốc tế Đa Phước [The Surise Bay Đà Nẵng]. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc điều tra, làm rõ những sai phạm mà Tạp chí GTVT điện tử nêu ra.

Tuy nhiên, nhà báo Dương Hằng Nga, trưởng VPĐD Tạp chí Giao thông Vận tải khu vực miền Trung và Tây Nguyên, người viết loạt bài này bị ông Phan Văn Anh Vũ đâm đơn kiện tại Tòa án quận Hải Châu [TP Đà Nẵng] với tội vu khống.

Vụ kiện kéo dài 5 tháng, nguyên đơn là ông Phan Văn Anh Vũ lại vắng mặt không có lý do trong suốt quá trình hòa giải, thu thập bằng chứng. Vì không có chứng cứ nên Tòa đã ra quyết định đình chỉ vụ án.

Ngày 4 tháng 4 năm 2018, qua điều tra về “Vũ nhôm”, Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao truy tố ông Trần Phương Bình – nguyên tổng giám đốc DAB và 20 đồng phạm hoàn tất về tội Cố ý làm trái, vi phạm quy định trong cho vay xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á [DAB]. Trong hàng loạt sai phạm của ông Trần Phương Bình có việc ông Bình đã xuất quỹ sai nguyên tắc, chi 200 tỉ cho Phan Văn Anh Vũ – người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 để Vũ mua cổ phần của DAB. Ông Vũ phải có trách nhiệm hoàn trả 200 tỉ đồng cho DAB.

Ngày 18 tháng 4 năm 2018, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can đối với Phan Văn Anh Vũ, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với Trần Phương Bình vì liên quan đến hành vi chiếm đoạt 200 tỉ đồng của DAB.

Ngày 27 tháng 11 năm 2018, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu xét xử sơ thẩm vụ án Trần Phương Bình và 25 đồng phạm tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, gây thiệt hại cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – DongA Bank 3.608 tỉ đồng. Phan Văn Anh Vũ là một trong 25 đồng phạm, bị truy tố tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản

Ngày 20.12.2018, Trần Phương Bình bị kết án chung thân về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản và 20 năm tù về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Bị cáo Phan Văn Anh Vũ 17 năm tù về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản; tổng hợp 8 năm tù từ bản án trước là 25 năm tù.

Nguyễn Thị Kim Xuyến [Phó tổng giám đốc DAB] có vai trò giúp sức tích cực cho Bình dẫn đến thiệt hại 1.574 tỷ đồng và chiếm đoạt 40 tỷ đồng của nhà băng, Nguyễn Thị Kim Xuyến phải nhận 18 và 20 năm tù lần lượt về các tội danh như ông Bình. Nguyễn Hồng Ánh [cựu cán bộ Công an TP HCM] được Trần Phương Bình phê duyệt cho vay 2.000 lượng vàng bị phạt 10 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Nguyễn Thị Ái Lan [Trưởng phòng quản lý tài sản nợ của DAB] thừa nhận sai phạm dẫn đến việc Trần Phương Bình gây thiệt hại 820 tỷ đồng, ngoài ra có tham gia chi lãi suất ngoài trái phép, kinh doanh ngoại hối bị tuyên phạt 9 năm tù. Các bị cáo còn lại nhận mức án từ 2 năm tù treo đến 16 năm tù.

Nguồn tham khảo:

  • Báo Soha
  • Báo Người Lao Động

Video liên quan

Chủ Đề