Thương mại quốc tế và logistics là gì

Ngành logistics và công việc tại các công ty logistics hiện nay đang là chủ đề được nhiều bạn học sinh, sinh viên, những bạn có mong muốn làm logistics quan tâm. Trong bài viết này, Xuất nhập khẩu Lê Ánh sẽ đưa ra cách hiểu đơn giản nhất về ngành logistics, và cơ hội việc làm của ngành này.

>>>> Xem thêm: Học ngành xuất nhập khẩu ra làm gì

1.Ngành Logistics là gì?

Hiện nay ngành Logistics được đào tạo ở một số trường như  Đại học Giao thông Vận tải, Đại học Hàng hải, Đại học Bách Khoa, Đại học Thương Mại,.. Các trường này, có Ngành Kinh tế vận tải [Transport Economic], Khai thác vận tải, Khoa học hàng hải, Logistics và quản lí chuỗi cung ứng,…  đào tạo chuyên sâu về Logistics. Vậy ngành Logistics là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất logistics chính là dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng. Học ngành Logistics tại các trường Đại học sẽ đào tạo bài bản những kiến thức nền tảng [lí thuyết] và ví dụ về tính huống, bài tập thực hành trong thực tế về toàn bộ những nội dung liên quan đến giao nhận quốc tế, hải quan, chi phí logistics, hãng tàu, kho bãi hàng hóa,…

2.Ngành Logistics học gì?

Đối với các trường dạy các ngành Logistics theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, học viên được học chuyên sâu về cách vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa với nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường hàng không, đường bộ, đường sắt và đường biển

Đồng thời, ngành này cũng được học những kiến thức marketing quốc tế, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải một cách tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa.

Cụ thể hơn, về kiến thức chuyên ngành, sinh viên được biết chuyên sâu về kinh tế logistics, quản trị nhân sự, luật vận tải, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức, nghiệp vụ tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức [kết hợp các phương thức vận tải như đường biển và hàng không, đường biển và đường sắt,…

Về kỹ năng chuyên môn sinh viên có thể tham gia lập kế hoạch, tổ chức, điều hành dịch vụ vận tải đa phương thức. Thực hành nghiệp vụ giao nhận vận tải đa phương thức. Có khả năng phân tích luồng hàng, xác định nhu cầu khách hàng, qui hoạch trung tâm phân phối và quản trị qui trình phân phối từ trung tâm đến khách hàng.

Có thể lập kế hoạch và tổ chức công tác đóng gói, kho bãi, xếp dỡ, giao nhận, vận tải và cung ứng; thực hành nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp; lập và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hiệu quả của hoạt động logistics và vận tải đa phương thức, tham mưu kế hoạch logistics chiến lược; thiết kế mạng lưới logistics; xây dựng qui trình khai thác, phát triển và quản trị chuỗi cung ứng.

3.Cơ hội việc làm của ngành Logistics

Với các kiến thức và kỹ năng như trên, một học viên chuyên ngành Logistics sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp mở ra, đặc biệt là trong thời đại hội nhập hiện nay.

Ở các công ty Logistics có nhiều vị trí công việc khác nhau để các bạn theo đuổi, để biết rõ hơn về những vị trí công việc chính trong công ty Logistics bạn có thể theo dõi bài viết: Logistics là gì? Những vị trí công việc trong công ty Logistics

Với một sinh viên chuyên ngành Logistics hoặc những bạn sinh viên tham gia các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu, các bạn có cơ hội việc làm như thế nào? Những thách thức và tiềm năng của ngành logistics với các bạn ra sao?

Sau khi ra trường, sinh viên có thể công tác tại các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics, doanh nghiệp làm dịch vụ vận tải đa phương thức nói riêng và các doanh nghiệp dịch vụ vận tải, giao nhận nói chung, …Các phòng ban nghiệp vụ phù hợp chuyên môn gồm: kế hoạch, khai thác, marketing, dịch vụ khác hàng, kinh doanh quốc tế, kho vận, cung ứng vật tư, kế toán,…

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay ở tphcm có khoảng 800 – 900 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ logistics trong tổng số khoảng hơn 1500 doanh nghiệp trên cả nước [Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng logistics]. Sự bùng nổ nóng bỏng của dịch vụ logistics đã làm cho nguồn nhân lực cho ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng.

Trong khi đó, hiện nay, ngành Logistics đóng góp khoảng 21% GDP cả nước, một con số đáng kinh ngạc bởi những lợi nhuận của ngành logistics mang lại cho nền kinh tế đất nước. Trong tương lai, chắc chắn ngành logistics sẽ còn phát triển hơn nữa và cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành logistics sẽ ngày càng rộng mở.

4.Lộ trình học Logistics hiệu quả

Nếu như bạn là người học trái ngành, bạn muốn học Logistics thực tế để phục vụ cho công việc thì bạn nên học từ những kiến thức mang tính nền tảng trước [lý thuyết] sau đó mày mò thêm các chứng từ Logistics để thực hành. 

Bạn cũng nên có 1 người thầy [người làm nghề logistics] hướng dẫn thêm những kiến thức mang tính thực tế để có thể làm được nghề Logistics. 

Để định hướng rõ hơn cho những bạn mới học logistics, muốn tự học Logistics, XNK Lê Ánh gợi ý cho bạn lộ trình học logistics một cách hiệu quả gồm những nội dung dưới đây:

  • Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu logistics
  • Các chủ thể tham gia hoạt động xuất nhập khẩu logistics
  • Incoterms 2010, cập nhật điểm mới Incoterms 2020
  • Hợp đồng ngoại thương
  • Các phương thức thanh toán quốc tế [T/T, D/A, D/P, L/C]
  • Kiến thức chung về vận tải biển
  • Container và các phương thức gửi hàng bằng container
  • Quy trình handle một lô hàng xuất đường biển của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng xuất đường biển [Booking, B/L]
  • Quy trình handle một lô hàng nhập đường biển của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng nhập đường biển [MNF, AN, DO]
  • Kiến thức chung về vận tải hàng không
  • Quy trình handle một lô hàng xuất đường hàng không của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng xuất đường hàng không [Booking, AWB]
  • Quy trình handle một lô hàng nhập đường hàng không của công ty logistics
  • Các chứng từ liên quan lô hàng nhập đường hàng không [AN, DO]
  • Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu
  • Thủ tục hải quan điện tử
  • Tờ khai hải quan loại hình xuất kinh doanh, nhập kinh doanh
  • Kiến thức cơ bản về kho hàng [Warehousing]
  • Các nguyên tắc tổ chức và quản lý kho hàng
  • Các nghiệp vụ quản lý kho [xuất nhập hàng, bảo quản, kiểm kê]
  • Distribution Center và các loại kho đặc biệt khác

Đọc tiếp: 

Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Nơi đào tạo xuất nhập khẩu - Logistics thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên trên cả nước, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên của chúng tôi.

Xuất nhập khẩu Lê Ánh chúc bạn thành công trên con đường chinh phục nghề logisticschứng chỉ kế toán

Các bạn có thể tham khảo thêm về khóa học Xuất nhập khẩu - logistics, bạn vui lòng đọc thêm bài viết: Khóa học xuất nhập khẩu - logistics thực tế

Tên chương trình: Chương trình tiên tiến ngành “Kinh doanh quốc tế và Logistics”

1. Mục tiêu chung

Những sinh viên học chuyên ngành “Kinh doanh quốc tế và Logistics” được trang bị các kiến thức sau:

- Nền tảng lý thuyết về các ngành khoa học xã hội, được ứng dụng phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của ngành công nghiệp vận tải nói chung và vận tải biển nó riêng.

- Những kiến ​​thức phù hợp và kỹ năng phân tích có thể được áp dụng trong một loạt các thiết lập tổ chức bao gồm các lĩnh vực doanh nghiệp, chính phủ và phi lợi nhuận; có nền tảng vững chắc về các lý thuyết kinh tế và chính trị toàn cầu;

- Những kiến thức lý thuyết cần thiết để có thể hiểu được các vấn đề về chính sách hàng hải trong thế giới toàn cầu hóa ngày càng cao; hiểu biết về các chính sách kinh doanh thương mại hàng hải, đặc biệt có khả năng phê bình, khả năng nghiên cứu về lượng hoặc phi lượng hóa, các kỹ năng lãnh đạo và những nhận thức về văn hóa.

2. Mục tiêu cụ thể

Ngành học tập trung vào 2 lĩnh vực chính sau:

- Kinh doanh quốc tế: Sinh viên đạt được một nền tảng vững chắc trong kinh doanh. Khóa học cung cấp những kỹ năng để phê bình tham gia với các khái niệm, lý thuyết và phương pháp, cũng như thực hành hiện đại của kinh doanh quốc tế bao gồm nghiên cứu, lãnh đạo hoạt động, năng lực giao lưu văn hóa, năng lực phân tích và kỹ thuật, giải quyết vấn đề và giao tiếp hiệu quả.    

- Logistics: Sinh viên có khả năng lập kế hoạch cung ứng dịch vụ logistics; Xây dựng các chiến lược tác nghiệp cho các công ty cung ứng dịch vụ logistics, các công ty vận tải và các nhà máy sản xuất; Tổ chức điều phối mạng lưới phân phối hàng hóa tối ưu cho các doanh nghiệp sản xuất; Xây dựng được các chiến lược marketing theo nguyên lý tối ưu hóa của chuỗi cung ứng nghiệp sản xuất và dịch vụ; Quản lý kho hàng và lập kế hoạch tối ưu hóa lượng hàng tồn kho tại các doanh nghiệp; xây dựng chiến lược phát triển và quản lý nguồn nhân lực cho các công; Xây dựng, thiết lập các mối quan hệ với khách hàng theo quan điểm của chuỗi cung ứng; Kết hợp và điều phối các loại hình phương tiện vận tải nhằm cung cấp mạng lưới vận tải tối ưu cho công ty và cho khách hàng.

3. Thời gian đào tạo và cấp bằng

  • Thời gian đào tạo: >= 4 năm theo hệ tín chỉ

+ Năm 1: Kiến thức bổ sung: Tăng cường bổ sung tiếng Anh và các môn Lý luận chính trị, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng trong năm 1 theo đúng yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Năm 2-5: Các môn chuyên ngành

  • Bằng cấp: Bằng tốt nghiệp Cử nhân Kinh doanh quốc tế và Logistics

4. Cơ hội việc làm

Sinh viên khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các lĩnh vực sau đây:

- Các tập đoàn đa quốc gia, liên doanh, tổ chức tài chính, các công ty luật, công ty tư vấn toàn cầu, công ty xuất nhập khẩu;

- Các cơ quan quản lý các cấp liên quan tới việc hoạch định chính sách cho hoạt động logistics và chuỗi cung ứng, lập kế hoạch và điều phối tại các nhà máy sản xuất, tham gia điều phối các tập đoàn bán lẻ;

- Các công ty cung ứng dịch vụ logistics, các doanh nghiệp vận tải biển, bộ và hàng không, các đại lý hàng, đại lý vận tải, cảng biển, ICD, cảng hàng không, tổ chức - khai thác - quy hoạch kho hàng;

- Bất kỳ công ty và doanh nghiệp nào có ứng dụng logistics trong các hoạt động tổ chức khai thác sản xuất của doanh nghiệp như dầu khí, khai thác mỏ, xuất nhập khẩu, … hoặc phục vụ cho hậu cần quân đội.

5. Nội dung chương trình học

Yêu cầu tổng số tín chỉ phải hoàn thành của cả khoá học: 150

- Trong đó tổng số tín chỉ học tập: 137

            + Số tín chỉ bắt buộc: 128

- Tổng số tín chỉ thực tập và làm tốt nghiệp: 13

Video liên quan

Chủ Đề