Sau sinh bao lâu thì an được mắm tôm

603.572 thành viên

Đây là hội nhóm dành riêng cho các mẹ có con từ 0 - 12 tháng tuổi. Chúng ta cùng nhau thảo luận, chia sẻ các vấn đề về sự phát triển của con, chuyện con ăn, con ngủ, rồi đến vấn đề con biếng ăn, chậm lớn; chuyện tiêm phòng và các bệnh lý con có thể mắc phải. Bạn đang gặp khó khăn trong việc chăm sóc bé yêu? Đặt câu hỏi ngay để được gỡ rối nhé!

Trong 100g mắm tôm có chứa năng lượng 73 kcal, Đạm 14.8 g, Nước 83.7 g, Chất béo 1.5 g có lợi cho sức khỏe nhưng chỉ đối với người bình thường. Còn trong 3 tháng đầu sau sinh, cơ thể trẻ còn chưa thích nghi hoàn toàn với môi trường bên ngoài nên người mẹ cần ăn kiêng cẩn thận để cung cấp nguồn sữa tốt giúp bé phát triển tốt.

Có nhiều trẻ sơ sinh bỏ bú, quấy khóc vì sữa mẹ có mùi lạ. Bởi vậy, khi người mẹ ăn nhiều thực phẩm có gia vị như mắm tôm thì sẽ ảnh hưởng đến hương vị của nguồn sữa khiến cho bé khó chịu.

Sau sinh ăn mắm tôm được không? Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ sau sinh không nên ăn loại gia vị này

Các bác sĩ sản khoa cũng khuyến cáo sau sinh không nên ăn mắm tôm vì:

- Trong mắm tôm chứa nhiều vi khuẩn, có thể gây hại cho mẹ và bé.

- Mắm tôm nếu chưa chín không tốt cho sức khỏe.

- Khó xác định nguồn nguyên liệu đầu vào làm mắm tôm có tươi, sạch không.

Nếu muốn ăn thì bạn nên để thời gian sau 3 tháng kể từ ngày sinh, bé đã lớn hơn thì các mẹ có thể ăn dần các món kiêng kị trước đây và cụ thể là mắm tôm. Khi ăn 1 bữa, mẹ để ý sau khi bú, bé đi vệ sinh phân có tốt không, nếu bình thường thì có thể ăn 1 vài lần cho đổi vị. Lưu ý, khi ăn nên chọn loại mắm tôm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng và phải đun kĩ.

Chế độ ăn hợp lý cho người sau sinh

Lượng thực phẩm cần trong 1 ngày cho phụ nữ mang thai và nuôi con bú là:

– Gạo: 400-500g [nếu ăn mì, bún phở thì rút bớt gạo].

– Thịt [cá, tôm]: 200 g – 300 g. – Trứng: 1 quả. Dầu mỡ: 40 g – 50 g.– Sữa: 400 – 500 ml. Rau xanh: 500 g.

– Quả chín: 500 g. Đường: 20 g; Muối: 5 – 6 g.

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM đưa ra một số gợi ý về bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho phụ nữ sau sinh.

- Chất đạm: Nên ăn thịt nạc [heo, gà, bò, tôm], tránh thịt nhiều mỡ, ăn nhiều loại đậu như đậu nành, đậu phụng, đậu đen, đậu đỏ, đậu hà lan, nên tăng cường sữa bò, trứng gà, yaourt, sữa đậu nành...

- Chất béo nên dùng dầu thực vật, ít mỡ động vật.

- Chất bột đường: Cơm, cháo, mì sợi, phở... Hạn chế ăn bún và các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas, kem lạnh...

Thời kỳ cho con bú phụ nữ cần ăn nhiều thực phẩm dinh dưỡng để hồi phục sức khỏe và lợi sữa

- Ăn nhiều loại rau có lá xanh đậm, các loại củ quả có màu cam, đỏ như rau ngót, rau dền, mồng tơi, bí đỏ, cà rốt, khoai lang nghệ. Các loại rau này cung cấp nhiều vitamin, chất xơ phòng chống táo bón rất tốt, ngoài ra chúng còn rất giàu betacaroten.

- Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như lòng đỏ trứng gà, vịt, tim cật heo, cá, mực, tôm, thịt bồ câu, đậu hũ, mè, rau đay, đậu đen, đậu trắng, hạt sen, đậu hà lan, súp lơ xanh, cải xanh…

- Về trái cây, nên ăn nhiều loại để bổ sung nguồn vitamin C, các chất khoáng, hoạt chất dinh dưỡng khác nhau như nho, cam, táo, chuối, đu đủ, lê, bơ, mít, vải… Tuy nhiên, cần nhớ là các loại trái cây nên cắt nhỏ, nhai kỹ [để làm ấm trong miệng] trước khi nuốt.

Phan Oanh Các mẹ ơi e sinh đc 4m13d rồi nà thèm mắm tôm với cà pháo lắm í. Cho e hỏi sinh xong mấy tháng thì ăn đc ạ !!
4m13d bé đc 7kg5


Ủng hộ chúng tôi bằng cách chia sẻ trang web này :]

LÀM MẸSức khỏe - Sữa mẹ sau khi sinh

Mắm dù là một món ăn rất ngon của Việt Nam nhưng mà mẹ bỉm nào đang thắc mắc coi liệu sau sinh có được ăn mắm không thì câu trả lời đó chính là không nha các mẹ. Em thấy mấy nay lướt trên mấy trang mạng xã hội nhiều mẹ sau sinh hay có câu hỏi: Sinh rồi ăn mắm được không? rồi Cho con bú ăn tí mắm có hại con không? rồi cứ mấy câu thể hiện lòng thèm thuồng món ăn bún đậu mắm tôm,...nên sẵn đây em chia sẻ 1 vài thông tin về thắc mắc sau sinh có được ăn mắm không của mấy chị em sau sinh luôn. Được biết nếu trong 100g mắm tôm, chúng chứa năng lượng 73 kcal, đạm 14.8 g, nước 83.7 g, chất béo 1.5 g rất có lợi cho sức khỏe nhưng chỉ đối với người bình thường còn với các chị sau sinh thì không hề nha.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Em có lần, sau sinh 1 tháng muốn ăn lắm nhưng phải kiềm nén cơn thèm lại đó vì chỉ muốn tốt cho con thôi. Chứ lại chiều cái miệng mình mà khi con bị gì nói câu 'giá như không ăn' cũng không còn ý nghĩa gì. Nguyên nhân không nên ăn đó chính là: 1. Gây mùi hôi cho sữa Các chị biết rồi đó, mắm tôm ăn rất ngon, vị đậm đà nhưng mùi thì rất là nồng, vì vậy khi ăn vào sẽ rất dễ ảnh hưởng đến mùi sữa. Khi trẻ bú dễ bị khó chịu , quấy khóc 2. Gây ảnh hưởng sức khỏe Thường sau sinh, có mẹ bỉm sức khỏe chưa phục hồi hoàn toàn, đề kháng nhiều khi còn rất yếu nên nếu lỡ ăn mấy món như mắm thì rất hay lạnh bụng, khó tiêu, ảnh hưởng cả mẹ và bé. Vì mắm thường là nguyên liệu sống, không qua quá trình nấu chín, chỉ lên men nên chứa rất nhiều vi khuẩn. Ngoài việc sau sinh không được ăn mắm ra thì các mẹ bỉm nên hạn chế luôn các món như: Nhiều dầu mỡ Thức uống chứa caffein, chứa cồn Thức ăn nhiều gia vị Thức ăn chua Thức ăn sống Nhưng mà các chị cũng đừng quá thất vọng sau sinh không thể ăn mắm vì nó chỉ là không ăn trong 3 tháng đầu thôi nhưng kể từ tháng thứ 3 trở đi thì mẹ bỉm có thể dùng mắm tôm với lượng ít rồi đó.

Thứ tư - 06/07/2016 20:04

Sau khi sinh, trong thời gian nuôi con nhỏ bà đẻ có nên ăn mắm tôm không và ăn mắm tôm có hại gì không là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Sau đây là thông tin chi tiết về ích lợi và tác hại của mắm tôm...

Mắm tôm là món ăn phổ biến ở Việt Nam. Đặc trưng của mắm tôm là mặn, có mùi thơm [đối với nhiều người không ăn được món này lại gọi là mùi hôi]. Mắm tôm được dùng trong chế biến thức ăn hoặc làm đồ chấm các loạt rau, thịt...

Mắm tôm là món ăn phổ biến ở Việt Nam

Ăn mắm tôm có hại không?

Câu trả lời là không. Mắm tôm [sạch] không những không có hại mà còn có lợi cho sức khỏe.

Từ thế kỉ XIX, đã có nhiều công trình khóa học khẳng định về hàm lượng dinh dưỡng và đảm bảo vệ sinh của mắm. Theo nghiên cứu mới đây của tiến sĩ Dr. Nemesio Montaño và tiến sĩ Dr. Victor Gavino thuộc Khoa Dinh dưỡng , Đại học Montreal [Cannada], các loại mắm tôm truyền thống chứa một lượng lớn DHA, một loại axit béo quan trọng đóng vai trò quan trọng phát triển trí thông minh,phát triển võng mạc và hoàn thiện hệ thần kinh.

Chúng ta đều biết rằng DHA có vai trò giúp hoàn thiện trí não cho thai nhi và cả cho trẻ sơ sinh. Đối với người trưởng thành, loại axit này giúp phòng chống các bệnh về tim mạch, chống đột quỵ, các bệnh về khớp và hạn chế lượng đường trong máu đối với người bị tiểu đường. Một nghiên cứu khác của Viện Chăm sóc sức khỏe Thái Lan công bố rằng sau 6 tháng được bổ sung DHA, những bệnh nhân cao tuổi có triệu chứng mất trí nhớ đã có những chuyển biến rất tích cực về sự minh mẫn và trí nhớ.

Thật không may là cơ thể con người lai không thể tự tổng hợp được hợp chất này mà phải lấy từ các loại thực phẩm khác. Đối với người Mỹ và châu Âu, nguồn DHA chủ yếu được tổng hợp từ sữa động vật. Và điều ít ai biết rằng, một lượng lớn DHA cũng được lấy từ các loại mắm tôm và mắm cá, đặc biệt là mắm tôm, loại thực phẩm vô cùng rẻ tiền của người châu Á.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng mắm là một nguồn dinh dưỡng giàu protein và vitamin B. Trang asianfood.com nhận định rằng thật khó tin rằng loại mắm ăn được quanh năm với chi phí rất thấp như vậy lại giàu dinh dưỡng đến mức có thể tạo ra sự khác biệt về IQ ở trẻ.

Trong mắm tôm có chứa các chất giữ nước là protein, peptide và carbohydrate. Chúng hòa tan, làm giảm hoạt động của nước từ đó hạn chế sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn. Quá trình này dẫn đến sự vô trùng tự nhiên. Đó là lí do tại sao mà từ hàng trăm năm trước, rất lâu trước khi tủ lạnh ra đời nhưng hủ mắm vẫn thơm ngon sau khi được ủ trong một thời gian dài. Đó quả là sự sáng tạo tuyệt vời của ông cha nhằm thích nghi với thời tiết nóng ẩm của vùng nhiệt đới.

Ngoài ra, ở các vùng nhiệt đới, nơi mà hầu hết các thực phẩm tươi sống đều có thể dễ dàng bị hỏng do nhiệt độ và độ ẩm cao, việc phơi khô thực phẩm để bảo quản được lâu trở nên vô cùng cần thiết. Ở một số nước như Việt Nam, tôm sau khi xay nhỏ ra còn được đem phơi nắng. Ánh nắng mặt trời là một trong những nguồn diệt khuẩn tự nhiên tốt nhất.

Những lí do trên là dẫn chứng mạnh mẽ chống lại quan niệm cho rằng phương pháp lên men, ủ tôm sống trong một trời gian dài với muối là không sạch sẽ. Trước đây, phương Tây cũng cho rằng các sản phẩm mắm của xứ ta là sản phẩm từ cá thối mất vệ sinh và độc hại.

Tuy nhiên sau đó, nhiều nghiên cứu đã được chứng minh ngược lại. Tiến sĩ M.E Rose-phụ trách phòng nghiên cứu hóa Viên Pasteur cho rằng người châu Âu đã sai về sản phẩm mắm của xứ An Nam vì chưa đánh gía đúng hàm lượng dinh dưỡng trong mắm và chưa thực thực sự hiểu về phương pháp lên men tự nhiên của người châu Á.

Bà đẻ có nên ăn mắm tôm không?

Ở Việt Nam, theo kinh nghiệm dân gian, bà đẻ bị bắt kiêng ăn rất nhiều thứ. Với bác sĩ sản khoa thì sự kiêng khem này là vô lý. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn khuyến cáo, bà đẻ không nên ăn mắm tôm vì:

- Trong mắm tôm chứa nhiều vi khuẩn, có thể gây hại cho mẹ và bé.

- Mắm tôm nếu chưa chín không tốt cho sức khỏe.

- Khó xác định nguồn nguyên liệu đầu vào làm mắm tôm có tươi, sạch không.

Bà đẻ nuôi con nhỏ là thời kỳ nhạy cảm. Thường mẹ ăn có chất gì thì rất dễ vào sữa cho con bú.

Video liên quan

Chủ Đề