Sinh viên bị thôi học có học lại được không

Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM - Ảnh: Như Hùng

Quyết định buộc thôi học do hiệu trưởng tạm quyền của trường ban hành trước đây.

Tiếp xúc với chúng tôi, các sinh viên này cho biết hơn hai năm qua họ đến nhiều cơ quan để cầu cứu, nhưng do nhà trường không có hiệu trưởng chính thức nên sự việc vẫn không được giải quyết. Một số sinh viên phải thi lại sang trường khác học, nhiều người khác làm đủ thứ việc để chờ cơ hội tiếp tục học.

Ngày 10-4, UBND TP.HCM đã có công văn gửi Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM, đề nghị ban giám hiệu nhà trường rà soát thông tin trên, mời bà Lê Thị Mơ [phụ huynh của sinh viên N.P.T. lớp 11QB bị buộc thôi học - PV] đến trường để làm rõ các thắc mắc của bà, và báo cáo thường trực UBND TP.HCM kết quả làm việc.

Cuối học kỳ 5 [học kỳ 2 của năm thứ 3 lớp 11QB khoa quản trị bệnh viện khóa 2011-2015], tình hình nội bộ Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM có nhiều biểu hiện mất đoàn kết, mâu thuẫn...

Thời điểm đó, ThS Trần Duy Linh đang là phó trưởng khoa phụ trách khoa quản trị bệnh viện của trường, nhưng ngày 15-3-2014, bà Tạ Thị Kiều An lấy chức danh hiệu trưởng tạm quyền Trường ĐH Hùng Vương ra thông báo lãnh đạo hợp pháp của khoa này là ông Bế Nhật Dục - trưởng khoa...

Theo đó, ông Trần Duy Linh đã bị miễn nhiệm chức vụ phó khoa kể từ ngày 6-8-2013, và không còn là cán bộ giảng viên của khoa, nên việc ông Linh và một số cán bộ, giảng viên đã tự ý tổ chức các hoạt động giảng dạy, học tập, thực tập cho sinh viên khoa quản trị bệnh viện là không hợp pháp.

Kết quả thi học kỳ 1, năm học 2013-2014 của lớp 10QB và 11QB do ông Trần Duy Linh tự ý tổ chức không đủ điều kiện để công nhận, do đó sinh viên phải thi lại toàn bộ các môn học này...

Ngày 6-1-2015, bà Tạ Thị Kiều An tiếp tục ra thông báo gửi phụ huynh sinh viên khoa quản trị bệnh viện, về việc một số sinh viên khóa 2010-2014 và khóa 2011-2015 của khoa này đã không đến lớp học và thi.

Trong khi đó, bà Lê Thị Mơ cho biết ông Trần Duy Linh, phụ trách lớp 11QB, cũng gửi thông báo bằng văn bản cho phụ huynh, đưa ra nhiều căn cứ khẳng định tính pháp lý chức danh phó trưởng khoa của ông; và cho rằng bà Tạ Thị Kiều An ký các văn bản với danh xưng hiệu trưởng tạm quyền đều trái luật, và không phải là văn bản của Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM.

“Trước sự rối ren của nhà trường, sinh viên bị mất phương hướng. Chính vì sự mơ hồ, không rõ ràng này mà các sinh viên vẫn ở lại theo học lớp thầy Trần Duy Linh” - bà Mơ giãi bày.

Sau đó, ngày 6-2-2015 bà Tạ Thị Kiều An dùng chức danh hiệu trưởng tạm quyền Trường ĐH Hùng Vương TP.HCM ký quyết định buộc thôi học đối với 38 sinh viên thuộc khoa quản trị bệnh viện.

Trong văn bản phúc đáp, báo cáo gửi cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM ngày 1-3-2017, nhà trường cho biết: “Mặc dù nhà trường đã tạo điều kiện để giải quyết cho sinh viên được đảm bảo quyền lợi, nhưng các sinh viên thuộc diện buộc thôi học không có đơn xin tiếp tục học. Do đó sau thời gian gia hạn, nhà trường phải ra quyết định buộc thôi học 38 sinh viên...

Đến nay các sinh viên trở lại học đã được tốt nghiệp theo đúng quy chế [cụ thể, có 79 sinh viên khóa 2010 và 43 sinh viên khóa 2011 đã nhận bằng tốt nghiệp] và một số sinh viên đang hoàn tất chương trình đào tạo”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Duy Linh vẫn khẳng định theo quy định của pháp luật chỉ có hiệu trưởng chính thức mới có đủ thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trưởng, phó các tổ chức của cơ sở giáo dục ĐH.

Ông Linh cho biết: “Khoa quản trị bệnh viện đã gửi đến phòng quản lý đào tạo tất cả các bảng điểm thi kết thúc học phần học kỳ 7 của lớp 10QB và học kỳ 5 của lớp 11QB, có chữ ký của giảng viên chấm thi, có xác nhận của phó trưởng khoa.

Trong các học kỳ sau của lớp 10QB và lớp 11QB, khoa đã tổ chức để sinh viên được học tập theo đúng kế hoạch đào tạo, nhưng đã không nhận được sự phối hợp từ phòng quản lý đào tạo để tổ chức kiểm tra, thi kết thúc học phần.

Bảng điểm do ThS Lê Duy Liêm ký tên đóng dấu với tư cách phụ trách phòng quản lý đào tạo đã phủ nhận kết quả điểm thi kết thúc học phần nói trên, và tự ý cho điểm thi của sinh viên là 0.00 ở học kỳ này, cũng như các học kỳ sau đó.

Chính vì điều này mà bà Tạ Thị Kiều An đã ký quyết định buộc thôi học với 38 sinh viên trên”.

Sinh viên có quyền khởi kiện ra tòa

Theo ThS Đinh Thị Thanh Nga, giảng viên khoa luật Học viện Cán bộ TP.HCM, quyết định ngày 6-2-2015 buộc thôi học đối với sinh viên trình độ ĐH, CĐ hệ chính quy do bà Tạ Thị Kiều An ký với tư cách hiệu trưởng tạm quyền hoàn toàn sai về hình thức và sai cả về nội dung pháp lý.

Trước hết, quyết định này dẫn ra một loạt các căn cứ như: quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10-12-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành điều lệ trường ĐH; căn cứ trách nhiệm và quyền hạn của hiệu trưởng; biên bản họp hội đồng xét ngừng học, thôi học năm 2015... Trong khi ngày bà Tạ Thị Kiều An ký quyết định buộc thôi học sinh viên là thời điểm Luật giáo dục ĐH đã có hiệu lực.

“Theo Luật giáo dục ĐH và cả quyết định 70/2014/QĐ-TTg được viện dẫn trong quyết định buộc thôi học, hiệu trưởng phải do hội đồng quản trị bầu và được UBND TP công nhận.

Cả hai văn bản pháp luật trên đều không đề cập đến việc cho phép có hiệu trưởng tạm quyền do chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm. Vậy bà An là hiệu trưởng tạm quyền không có căn cứ pháp lý.

Bà An không có quyền để thành lập hội đồng xét lên lớp, ngừng học hoặc buộc thôi học sinh viên” - bà Nga khẳng định.

Ngoài ra, theo quyết định 61/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17-4-2009 ban hành quy chế tổ chức và hoạt động trường ĐH tư thục [quy chế 61] đã hết hiệu lực ngày 30-1-2015, tại điểm c khoản 2 điều 14 có quy định quyền và nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng quản trị “được quyền ký quyết định cử hiệu trưởng tạm quyền điều hành hoạt động của nhà trường trong thời gian không quá một tháng, để tiến hành việc cử hiệu trưởng theo quy định”.

Tuy nhiên, không có cuộc họp nào của hội đồng quản trị được tổ chức để cử hiệu trưởng, và UBND TP cũng không ra quyết định công nhận hiệu trưởng, nên hiệu trưởng tạm quyền nếu cứ tiếp tục duy trì quá thời hạn nói trên cũng không có tư cách pháp lý của một hiệu trưởng được bầu.

“Do vậy, sinh viên có quyền khởi kiện nhà trường ra tòa theo trình tự tố tụng dân sự, buộc nhà trường hủy quyết định trên” - bà Nga cho biết.

TRẦN HUỲNH

Trong tháng 11 này, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM vừa công bố kết quả xét học vụ dự kiến năm học 2019 - 2020. Trong số này, trường thông báo danh sách dự kiến sinh viên [SV] bị buộc thôi học học kỳ 2 năm học 2019 - 2020 gồm 257 người bậc ĐH và 181 người bậc CĐ. Đặc biệt là danh sách hơn 1.100 SV khác thuộc diện dự kiến bị thôi học do hết thời gian đào tạo tại trường [gồm 251 SV CĐ và 852 SV ĐH].

Ngoài ra, trường còn đưa ra danh sách cảnh báo học vụ lần 1 với 367 SV và cảnh báo học vụ lần 2 với 518 SV khác. Một cán bộ trường này cho biết, đây là danh sách dự kiến do trường đang tiếp nhận các phản hồi của SV trước khi ra quyết định chính thức vào tháng sau.

Con số này tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng rất lớn. Sau học kỳ 1 năm học 2019 - 2020, trường này có tới 975 SV bị cảnh báo học vụ và 458 SV khác bị buộc thôi học. Sau học kỳ 2 năm học này, danh sách SV có giảm xuống nhưng vẫn còn tới hơn 800 người bị cảnh báo học vụ và 260 người bị buộc thôi học.

Trưởng phòng đào tạo một trường ĐH đào tạo kỹ thuật tại TP.HCM cũng thừa nhận thực trạng SV bị cảnh báo học vụ và buộc thôi học mỗi năm khá lớn. Trung bình người học bị cảnh báo học vụ khoảng 15% quy mô SV. Số liệu thống kê tại trường này cho thấy, chỉ riêng SV bị buộc thôi học năm học 2017 - 2018 lên tới 1.645 người, năm học 2018 - 2019 là 1.111 người, năm học 2019 - 2020 giảm xuống còn gần 650 người.

Cuối năm 2019, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng phải ra quyết định kỷ luật cảnh báo hơn 2.000 SV do tự ý bỏ học trong học kỳ 1.

Trong giữa năm nay, Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM công bố danh sách 457 SV nhiều ngành đào tạo bị buộc thôi học từ học kỳ 2 năm học 2019 - 2020. Bên cạnh đó, trường này còn có tới 921 SV bị cảnh báo học vụ học kỳ này.

Hồi đầu năm, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng có thông báo xóa tên khỏi danh sách hơn 700 SV do không đăng ký học phần 2 học kỳ liên tiếp. Mới đây nhất, Trường ĐH Luật TP.HCM công bố danh sách dự kiến 270 SV thuộc diện bị buộc thôi học, cảnh báo học vụ và đình chỉ học tập.

Do chọn không đúng ngành nghề?

Các trường ĐH khi công bố danh sách người học bị buộc thôi học và cảnh báo học vụ thường cho thấy cột điểm với kết quả học tập yếu kém. Tuy nhiên, theo đại diện các trường, nguyên nhân thực sự không hoàn toàn do SV không đủ năng lực.

Thạc sĩ Huỳnh Công Ba, Trưởng phòng Công tác chính trị và học sinh, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết đa phần SV bị buộc thôi học là đã bỏ học từ năm thứ nhất. Tuy nhiên, quy chế đào tạo không cho phép buộc thôi học SV nếu chỉ nghỉ học 1 học kỳ mà cần đủ 3 học kỳ liên tiếp.

“Dù chưa có nghiên cứu đầy đủ nhưng nguyên nhân phổ biến của việc SV tự ý bỏ học là do các em chọn không đúng ngành nghề, bỏ học trường này nhưng thi lại trúng tuyển và đang theo học trường khác. Nhưng cũng có một bộ phận khác do bị hụt hẫng bởi sự khác biệt giữa cách thức học ĐH so với học phổ thông, không hoàn thành việc học nên rơi rụng”, ông Ba nhìn nhận.

Theo thạc sĩ Thái Doãn Thanh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, nguyên nhân chủ yếu do kết quả học tập kém vì không bắt kịp được phương pháp học ĐH. Ngoài ra, còn có nhóm SV “nhảy” sang ngành nghề, trường khác nên bỏ lơ việc học dẫn đến bị cảnh báo học tập. Bên cạnh đó, cũng có những SV bị tác động bên ngoài không tập trung việc học, kết quả kém và bị cảnh báo.

Đồng quan điểm, tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, nói: “Trong số các SV bị cảnh báo học vụ và buộc thôi học, số người có đi học và không theo đuổi được việc học chiếm tỷ lệ không nhiều. Thay vào đó, số đông là tự ý bỏ học, không đăng ký môn học, không có điểm học phần nên bị cảnh báo học vụ liên tiếp trước khi bị buộc thôi học. Có những học kỳ số SV tự ý bỏ học chiếm tới trên 50% tổng số người tự ý bỏ học”.

Giải pháp nào giúp sinh viên quản lý việc học ?

Về giải pháp, thạc sĩ Thái Doãn Thanh cho biết sẽ củng cố đội ngũ cố vấn học tập để ngay khi SV có kết quả kém một học kỳ, trường sẽ phối hợp sát với người học, kể cả gia đình, nhằm giảm thiểu tình trạng trên. Hằng tháng các khoa có báo cáo với trường về tình hình học tập của SV.

Thạc sĩ Huỳnh Công Ba nêu giải pháp: “Ngay sau khi có danh sách, trường đã có văn bản gửi các khoa chuyên môn về việc hỗ trợ, tư vấn sâu sát cho SV trong kế hoạch học tập”.

Cán bộ đào tạo một trường ĐH nêu ý kiến: “Quy chế đào tạo tín chỉ giao quyền chủ động cho người học. Tuy nhiên, việc không có quy định điểm danh vắng mặt bị cấm thi có thể là điều bất cập cần được sửa đổi. Ngoài ra, số lượng lớn SV bị xử lý học vụ mỗi năm cho thấy vai trò của cố vấn học tập hiện chưa được thể hiện đúng trong các trường ĐH”.

Tin liên quan

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề