So sánh các điều kiện incoterms 2010 năm 2024

2020 chính thức có hiệu lực ngày 1/1/2020 và sẽ có nhiều thay đổi so với Incoterms 2010. Ngoài một số những thay đổi chính liên quan đến các điều kiện trong thương mại quốc tế thì Incoterms 2020 với dự định sẽ đơn giản hoá hơn bằng cách lược bỏ các cụm từ gây khó hiểu để người đọc hiểu đúng và sử dụng đúng những điều khoản của Incoterms. Vậy tóm lại, Incoterms 2020 khác với Incoterms 2010 ở những điểm nào?

Loại bỏ một số điều kiện

So sánh các điều kiện incoterms 2010 năm 2024

Đối với Incoterms 2020 thì các điều kiện EXW, FAS, DDP sẽ không được áp dụng nữa.

  • Điều kiện EXW và FAS sẽ không được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động vận tải quốc tế vì một số cách sử dụng các điều kiện này sẽ bị mâu thuẫn với với Bộ luật Hải quan mới của EU.
  • Còn đối với điều kiện FAS do nội dung điều kiện giao dọc mạn tàu này cũng nằm trong một phần của cảng hàng hải của điều kiện FCA. Ngoài ra, FAS 2010 còn tồn tại nhiều hạn chế gây mất thời gian cho phía người bán và người vận chuyển.

Tách điều kiện DDP thành 2 điều kiện mới

So sánh các điều kiện incoterms 2010 năm 2024

DDP trong Incoterms 2010 sẽ không còn nữa mà thay vào đó là 2 điều kiện mới là:

  • DTP (Delivered at Terminal Pad – Giao hàng tại ga đến đã thông quan) với yêu cầu người bán phải tự chịu trách nhiệm về các loại chi phí như chi phí hải quan và vận tải cho đến khi hàng hoá được giao đến ga, cảng,…
  • DPP (Delivered at Place Paid – Giao tại nơi đến đã thông quan), điều kiện này yêu cầu người bán phải tự chịu các khoản chi phí bao gồm vận tải, hải quan cho đến khi hàng hoá đã được giao đến địa điểm đã được thỏa thuận trước đó chứ không phải là tại ga hay các cảng biển, cảng hàng không,…

Đọc thêm: Freight Forwarder là gì? Vai trò của Freight Forwarder trong xuất nhập khẩu

Mở rộng điều kiện FCA

So sánh các điều kiện incoterms 2010 năm 2024

FCA là điều kiện hiện đang được sử dụng phổ biến nhất trong các hoạt động giao dịch thương mại quốc tế. Hầu như FCA sử dụng được cho tất cả các hình thức vận tải và với địa điểm giao hàng linh hoạt nên đa phần chiếm hơn 40% các giao dịch thương mại quốc tế áp dụng điều kiện FCA. Vì vậy nên trong Incoterms 2020 thì FCA sẽ được mở rộng bao gồm FCA dành cho vận tải đường bộ và FCA dành cho vận tải đường biển. Việc mở rộng ra thành 2 điều kiện áp dụng cho 2 loại hình vận chuyển nhằm giúp nhà xuất khẩu có thể hiểu rõ cũng như kiểm soát các trách nhiệm và nghĩa vụ thông quan xuất khẩu. Từ đó, có thể chuyển giao phân chia các rủi ro cân bằng hơn giữa người mua và người bán.

Sửa đổi điều kiện FOB và CIF

FOB (Free On Board) và CIF (Cost, Insurance and Freight) là 2 điều kiện thường được sử dụng trong giao dịch thương mại. Nhưng trong Incoterms 2010 thì 2 điều kiện FOB và CIF được quy định là không sử dụng cho các loại hàng hoá vận chuyển bằng container, và các mặt hàng sử dụng container để vận chuyển này sẽ được chuyển sang sử dụng các điều kiện khác tương ứng là FCA và CIP. Và các doanh nghiệp thường hay nhầm lẫn giữa các quy định nên vẫn hay sử dụng FOB và CIF thay vì điều kiện phù hợp mới là FCA và CIP.

Lý do đó mà trong Incoterms 2020, ICC sẽ sửa đổi điều kiện FOB và CIF thành điều kine65 có thể sử dụng được cho các hàng hoá vận chuyển bằng container.

Bổ sung điều khoản mới CNI

CNI (Cost and Insurance) là điều kiện mới gia nhập vào Incoterms 2020 – đây là điều khoản quyết định các trách nhiệm và rủi ro được chuyển giao từ người bán sang người mua tại cảng đi. Khi đó, người bán sẽ phải chuẩn bị bảo hiểm cho hàng hoá và người mua sẽ phải chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển. CNI được tạo ra với mục đích nhằm lắp các khoảng trống giữa các điều kiện FCA và CFR hay CIF.

Chuyển điều kiện DAT thành DPU

So sánh các điều kiện incoterms 2010 năm 2024

Trong Incoterms 2020, điều kiện DAT (Delivered at Terminal – Giao hàng tại bến) sẽ được chuyển đổi thành điều kiện DPU (Delivered at Place Unloaded – Giao tại nơi đến đã dở hàng). Điều kiện này yêu cầu người bán hàng sẽ phải chịu trách nhiệm khi giao hàng đồng thời những rủi ro được chuyển giao cho người mua hàng sau khi hàng hoá đã được mang xuống phương tiện vận tải tại nơi giao hàng được chỉ định.

Thay đổi trách nhiệm và nghĩa vụ trong điều khoản CIP/CIF

Trong Incoterms 2010 thì người bán hàng hoá chỉ mua bảo hiểm với mức tối thiểu là ICC (C) (Institute Cargo Clauses – là Điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội Bảo hiểm của London ban hành) và cho phép các bên bán và bên mua thoả thuận với nhau để có thể mua mức bảo hiểm cao hơn. Và trong Incoterms 2020 thì người bán hàng sẽ được quy định là chỉ mua bảo hiểm với mức tối đa là ICC (A) và cho phép bên bán và bên mua tự thống nhất trong việc mua bảo hiểm khác với mức thấp hơn.

Thêm tùy chọn vào điều kiện FCA

So sánh các điều kiện incoterms 2010 năm 2024

Điều kiện FCA (Free Carrier) trong Incoterms 2020 sẽ được thêm vào tuỳ chọn “On – Board”, người mua và người bán có thể thỏa thuận với nhau và yêu cầu xuất trình vận đơn sau khi hàng hoá được xếp lên tàu để thanh toán với ngân hàng.

Đọc thêm: Dịch vụ hải quan trọn gói và các loại chi phí

Yêu cầu về an ninh

Incoterms 2010 tuy đã đề cập đến các trách nhiệm của các bên mua và bán đối với yêu cầu về an ninh vận tải và các chi phí liên quan, tuy nhiên trong Incoterms 2020 những điều này sẽ được làm rõ ràng và cụ thể hơn. Tất cả những chi phí liên quan đến các nghĩa vụ về an ninh vận tải và sàng lọc container sẽ được tính vào phí vận chuyển.

Trên đây là tất cả những điểm khác biệt giữa Incoterms 2010 và Incoterms 2020, Gulf Shipping mong rằng qua bài viết này sẽ mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Nếu bạn đang tìm kiếm một công ty uy tín, chuyên nghiệp trong lĩnh vực Logistics hoặc bạn đang gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển hàng hoá và các thủ tục xuất nhập khẩu. hãy liên hệ ngay với Gulf Shipping để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí tại:

Incoterm 2010 có bao nhiêu điều kiện?

Incoterms 2010 gồm 11 điều kiện, trong đó: · Thay thế 04 điều kiện DAF, DES, DEQ, DDU trong Incoterms 2000 bằng 02 điều kiện mới có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải là DAT (: Delivered At Terminal) – Giao hàng tại bến và DAP (: Delivered At Place) – Giao tại nơi đến.

1 điều khoản cước phí trả tới theo Incoterms 2010 là gì?

“Cước phí trả tới” có nghĩa là bên bán giao hàng cho bên chuyên chở hoặc một người khác do bên bán chỉ định tại địa điểm thỏa thuận (nếu có địa điểm được hai bên thỏa thuận), và bên bán phải ký hợp đồng vận tải và thanh toán chi phí vận tải cần thiết để đưa hàng hóa đến địa điểm chỉ định.

Theo điều kiện CIF Incoterms 2010 ai là người chịu chi phí thuế tàu?

Về cơ bản, CIF có sự phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua với người bán trong Thương mại quốc tế. Với điều kiện CIF này, người bán hàng phải chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.

Ở điều kiện FOB Incoterm 2010 ai là người thuế tàu?

- FOB: bên bán sẽ không chịu trách nhiệm thuê tàu vận chuyển hàng hóa mà do phía bên mua chịu trách nhiệm. - CIF: Bên bán sẽ có trách nhiệm thuê tàu chuyên chở hàng hóa, bên mua không cần phải thuê.