So sánh giữa các loại bể lắng năm 2024

Bể lắng lamen (bể lắng lamella) là loại bể dùng trong xử lý nước sạch, nước cấp, nước thải,… Bể lắng lamen được lắp ghép bởi nhiều tấm lắng lamen có góc nghiêng từ 45 – 60 độ. Các chất thải rắn, bụi mịn sẽ được lọc, lắng và giữ lại trong những tấm lắng lamen này. Sau đó, chúng sẽ rơi xuống đáy của bể lắng lamen và ở lại đây.

Bể lắng lamen hoạt động dựa trên sự kết hợp giữa vùng lắng lớp mỏng và vùng keo tụ - kết bông. Phần kết bông sẽ đi vào bể lắng và được phân phối đều khắp bề mặt dàn phân phối đặt trong bể. Tiếp theo, nước sẽ dâng lên theo tấm lắng lamen, còn phần kết bông sẽ rơi xuống hố thu cặn. Nước sạch thu được từ đó đi ra ngoài thông qua hệ thống máng thu. Phần bùn dưới đáy sẽ thải qua ống xả theo định kỳ.

So sánh giữa các loại bể lắng năm 2024
Bể lắng lamen là loại bể được sử dụng rộng rãi trong quy trình xử lý nước

Cấu tạo của bể lắng lamen

Cấu tạo của bể lắng lamen gồm 3 vùng giống với những bể lắng khác. Gồm có:

  • Vùng phân phối nước: Vùng phân phối nước có nhiệm vụ đưa nước cần xử lý vào bể lắng lamen. Để tăng hiệu quả lắng trầm tích và xử lý nước, người dùng có thể kết hợp vùng phân phối nước với bể tạo bông hoặc bể keo tụ.
  • Vùng lắng: Vùng lắng bao gồm nhiều tấm lắng lamen kết hợp lại với nhau và được đặt nghiêng góc 45 – 60 độ so với bề mặt ngang. Đây cũng là khu vực giữ vai trò quan trọng nhất trong quá trình xử lý nước.
  • Vùng tập trung và chứa cặn: Vùng tập trung và chứa cặn là khu vực chứa tất cả những loại bôn cặn có kích thước lớn sau khi lắng.

Có những loại bể lắng thông thường nào?

Ngoài bể lắng lamen được sử dụng phổ biến thì còn có những bể lắng thông thường khác. Căn cứ theo chiều nước chảy, có thể chia thành 3 loại bể lắng thường, bao gồm: Bể lắng đứng, bể lắng ngang và bể lắng ly tâm. Dưới đây là tổng quan về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của 3 dạng bể lắng này. Cụ thể:

  • Bể lắng đứng: Bể lắng đứng có hình trụ tròn hoặc vuông. Đáy chóp tạo với mặt phẳng một góc ít nhất là 50 độ. Cấu tạo của bể lắng đứng gồm có máng dẫn nước, ống trung tâm, máng thu nước, máng tháo nước, ống xả cặn và ống xả cặn nổi. Bể lắng đứng có nguyên lý hoạt động đó là nước sẽ chảy từ dưới lên theo phương thẳng đứng. Còn những hạt cặn sẽ rơi ngược chiều từ trên xuống so với phương chuyển động của dòng nước.
  • Bể lắng ngang: Bể lắng ngang có dạng hình hộp chữ nhật. Chiều rộng và chiều dài của bể có tỷ lệ không dưới ¼ và chiều sâu đến 4m, rộng từ 2.5 – 4m. Bể lắng ngang hoạt động theo nguyên lý đó là nước chảy theo chiều ngang từ đầu đến cuối bể.
  • Bể lắng ly tâm: Bể lắng ly tâm là một loại biến thể của bể lắng ngang. Bể lắng ly tâm có hình trụ tròn, đáy côn và có cần gạt thu bùn. Bể lắng ly tâm hoạt động theo nguyên lý là nước sẽ chảy vào thông qua ống trung tâm. Từ khoang trung tâm, dòng nước đi theo các tia bán kính chảy vào các máng thu bố trí quanh bể hình tròn. Nước chuyển động từ tâm ra xung quanh theo phương gần như là bể lắng ngang.

Điểm danh những ưu điểm của bể lắng lamen so với bể lắng thường

Trong quá trình sử dụng hoặc trước khi lắp đặt bể lắng, có bao giờ bạn thắc mắc rằng sự khác nhau giữa bể lắng lamen và bể lắng thường là gì hay ưu điểm của bể lắng lamen so với bể lắng thường như thế nào chưa? Thiết bị Công nghiệp Sài Gòn sẽ giúp bạn giải đáp 2 câu hỏi trên qua thông tin dưới đây.

Sự khác nhau giữa bể lắng lamen và bể lắng thường là gì?

Khi so sánh với bể lắng thường, bể lắng lamen sẽ có một số sự khác biệt như sau:

  • Bể lắng lamen sử dụng nhiều tấm lắng lamen ghép lại và được đặt nghiêng bên trong vùng lắng. Điều này giúp tăng sự tiếp xúc của các tấm lắng và cải thiện hiệu quả lắng tốt nhất.
  • Các khối ống có mặt cắt ngang được ghép lại từ nhiều tấm có dạng nửa lục giác.
  • Vùng lắng của bể lắng lamen có độ bền xây dựng khi được kết hợp cùng với khối tấm lắng lamen. Ngoài ra, vùng lắng này còn đảm bảo tính linh động trong quá trình thi công.

So sánh giữa các loại bể lắng năm 2024
Bể lắng lamen có một số điểm khác biệt so với bể lắng thường

Ưu điểm của bể lắng lamen so với bể lắng thường như thế nào?

Ưu nhược điểm của 3 loại bể lắng thường

3 loại bể lắng thường được đề cập ở mục trên đều có những ưu điểm và tồn tại một số nhược điểm riêng biệt, chẳng hạn như:

  • Bể lắng ngang: Bể lắng ngang ưu điểm là gọn và có thể sử dụng để làm hố thu cặn ở đầu bể hoặc làm hố thu cặn dọc theo chiều dài của bể. Tuy nhiên, bể lắng ngang có giá thành cao, không kinh tế vì tăng thêm nhiều khối tích không cần thiết của công trình và tạo nên những vùng xoáy khiến khả năng lắng của các hạt cặn bị giảm.
  • Bể lắng đứng: Ưu điểm của bể lắng đứng là tốn ít diện tích xây dựng và thuận tiện cho công tác xả cặn. Nhược điểm của bể lắng đứng là chiều cao thi công lớn làm giá thành xây dựng tăng theo, số lượng bể nhiều nhưng không tương xứng với hiệu suất.
  • Bể lắng ly tâm: Bể lắng ly tâm có ưu điểm là độ dốc đáy bể nhỏ hơn bể lắng đứng nhờ vào thiết bị gạt bùn. Chiều cao công tác nhỏ nên thích hợp xây dựng ở nơi có mực nước ngầm cao. Năng suất cao hơn bể lắng đứng và góc tạo thành chữ V giúp cặn bùn dễ thải ra ngoài. Tuy nhiên, đường kính của bể lớn khiến cho hiệu quả lắng cặn kém. Cấu tạo của hệ thống gạt bùn phức tạp và hoạt động trong điều kiện ẩm ướt nên nhanh hư hỏng. Ngoài ra, chi phí năng lượng cao, vận hành bể ly tâm đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và mất nhiều thời gian bảo trì máy móc, thiết bị.

Ưu điểm của bể lắng lamen so với bể lắng thường và nhược điểm của bể lắng lamen

Nếu tiến hành so sánh, chúng ta có thể nhận thấy ưu điểm của bể lắng lamen so với bể lắng thường sẽ nhiều hơn và hiệu quả khi sử dụng bể lắng lamen trong xử lý nước cũng đạt hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là một số ưu điểm của bể lắng lamen, như:

  • Bể lắng lamen có thời gian xử lý nước nhanh hơn so với những bể lắng khác và hiệu quả lắng cao hơn, hoạt động ổn định hơn.
  • Bể lắng lamen có khả năng lắng trầm tích tốt, dòng chảy ổn định, có khả năng tự làm sạch bề mặt và không gây tình trạng tắc nghẽn.
  • Bể lắng lamen không tốn nhiều diện tích và có chu kỳ xả cặn ngắn.
  • Chi phí đầu tư cho bể lắng lamen thấp và cách vận hành hay bảo trì cũng đơn giản.
  • Bể lắng lamen hoạt động dựa trên nguyên lý thuỷ lực, vì thế mà không tốn điện năng, giúp người dùng tiết kiệm chi phí vận hành.
  • Có thể đẩy nhanh quá trình thi công bể lắng lamen bằng cách thi công theo dạng module tại nhà máy, sau đó mới tiến hành lắp ghép ở công trình.
  • Dễ dàng di chuyển và lắp đặt.
  • Bể lắng lamen có vỏ được làm bằng thép nên chế tạo và lắp đặt nhanh. Thi công kín nên không bị rò rỉ hay phát sinh mùi.

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì bể lắng lamen vẫn còn tồn tại 1 nhược điểm đó là không thường xuyên điều chỉnh được tỷ lệ nước một cách tuần hoàn hay cường độ khuấy trộn. Nhưng tổng quan cho thấy, những ưu điểm của bể lắng lamen so với bể lắng thường có phần vượt trội hơn. Vì thế nên hiện nay, bể lắng lamen được sử dụng rất phổ biến trong những công trình xử lý nước của nhiều nhà máy, doanh nghiệp.

So sánh giữa các loại bể lắng năm 2024
Ưu điểm của bể lắng lamen có sự nổi bật hơn khi so sánh với bể lắng thông thường

Hy vọng những so sánh ưu điểm của bể lắng lamen so với bể lắng thường do Thiết bị Công nghiệp Sài Gòn thực hiện sẽ là nguồn tham khảo hữu ích giúp cho bạn có thêm thông tin trước khi chọn loại bể lắng thi công. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bể lắng lamen, xin vui lòng liên hệ với Thiết bị Công nghiệp Sài Gòn qua Hotline 0833.888.505 - 0865.840.889 hoặc gửi email về địa chỉ [email protected]. Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu mua tấm lắng lamen hay cần tư vấn giải pháp thiết kế và xây dựng bể lắng vẫn có thể trao đổi với chúng tôi qua thông tin phía trên. Hân hạnh phục vụ quý khách hàng!