So sánh giữa trường cấp 3 và đại học

Học sinh cấp 3 đang trong những tháng ngày khó quên trong đời với tâm trạng phức tạp, vừa lo lắng, hồi hộp mà cũng vừa náo nức, mong chờ đến ngày bước chân vào ngưỡng cửa đại học. Các em đã dành 3 năm nỗ lực để bước vào ngôi trường mà mình yêu thích, theo đuổi ngành nghề mà mình lựa chọn và thực sự bước vào thế giới của “người trưởng thành”. Đại học, Cao đẳng, Nghề nghiệp, những từ có vẻ xa xôi trước đây, nay lại gần như trước mắt. Chúng ta đã sẵn sàng cho cuộc sống mới chưa? Học đại học thì có gì khác so với những năm cấp 3?

++ Đâu là trường THCS uy tín tại quận Tân Phú?

Đại học và THPT có gì khác?

Tuổi 18 là lúc các em phải xách hàng trang lên và chào tạm biệt gia đình, thầy cô, bạn bè thân thuộc. Bước sang trang mới của cuộc đời, các em sẽ có những trải nghiệm mới lạ. Sau đây là những điều khác biệt giữa đại học và THPT:

So sánh giữa trường cấp 3 và đại học

Tự do làm mọi điều

Đại học là những chuỗi ngày tự do. Các em được tự do sắp xếp lịch học, lịch làm thêm, lịch tham gia hoạt động ngoại khóa. Tự sắp xếp mọi thứ cho cuộc sống của mình. Đại học là nơi để các em thực hiện ý thức tự học, có trách nhiệm với mọi hành động của mình, phối hợp cùng bạn bè để đạt thành tích tốt. Tự do hơn cũng có nhiều trách nhiệm hơn.

Nếu ở trường THPT, các em học không tốt môn học nào, thầy cô sẽ hướng dẫn và tạo điều kiện để các em học thêm và cải thiện kiến thức cho môn học đó. Còn ở trường đại học, khi nhận ra điều mình làm chưa tốt, các em phải tự tìm cách để cải thiện.

Làm quen với thật nhiều bạn mới

Vì lịch học linh hoạt theo lựa chọn của từng cá nhân nên các em sẽ có rất nhiều bạn cùng lớp, có khi quen được mọi người ở cùng khoa, cùng chuyên ngành luôn ấy chứ. Giảng đường đại học rộng lớn, mang tất cả chúng ta đến gần với nhau, những con người có cùng mục tiêu phấn đấu, có hoài bão, lý tưởng và những nhọc nhằn riêng.

Nếu trường nội trú là một xã hội thu nhỏ để các em học cách thích nghi với việc học xa nhà, nâng cao kỹ năng sống và tiếp thu tri thức mới thì trường đại học là một xã hội lớn. Ở đó, các em sẽ gặp bạn bè ở mọi miền đất nước cùng những câu chuyện ly kỳ chưa nghe đến bao giờ.

Mỗi dịp lễ tết, các em cũng có dịp cùng bạn bè về quê của nhau chơi, khám phá đây đó và có những trải nghiệm khác biệt của thời sinh viên.

So sánh giữa trường cấp 3 và đại học

Giảng viên trao tình cảm thân thương theo một cách riêng

Phần lớn giảng viên đại học đều sẽ không theo sát quá trình học tập của các em mà sẽ đưa ra gợi ý để các em tự tìm tòi, khám phá và học tập. Giảng viên vẫn rất yêu thương mỗi lứa học trò nhưng họ có cách riêng để các em trưởng thành và tự lập tốt hơn.

Sự tự chủ là kỹ năng quan trọng mà các em cần có trong khoảng thời gian là sinh viên và kể cả cuộc sống sau này. Sẽ không có ai phạt các em vì đi học trễ, không ai nhắc các em ngủ sớm khi các em mãi mê cày phim đến 3 giờ sáng và cùng không ai thay các em chịu trách nhiệm với những lần các em thất hứa và những lần phải chi thêm tiền để học lại môn.

Thầy cô không bắt các em phải chọn màu mực nào để viết bài, thậm chí việc có nên viết lại bài, ghi chú thông tin hay không là do các em tự chọn, cũng không ai bắt các em học thuộc nội quy trường, hay không được đem điện thoại, bánh trái… Mọi thứ đều tự do, chỉ có các em là tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm. Giảng viên sẽ luôn giúp đỡ khi các em cần đến, hướng dẫn và chỉ đường.

So sánh giữa trường cấp 3 và đại học

Để có những bước đi vững chắc trong thời sinh viên, trường THCS – THPT Hồng Đức luôn chuẩn bị sẵn sàng những kỹ năng cần thiết để học sinh THPT của mình không phải bỡ ngỡ khi bước vào giảng đường đại học. Anh chị khóa trên cũng có nhiều dịp về trường, chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức và trải nghiệm học tập của mình khi là sinh viên. Nhân viên các trường cũng dành thời gian đến chia sẻ và giới thiệu về trường, về ngành, trả lời câu hỏi của học sinh để các em có thể hiểu rõ hơn về môi trường mình sắp đến.

Trường THCS – THPT Hồng Đức luôn tạo điều kiện để học sinh THPT có sự chuẩn bị tốt nhất cho đời sống sinh viên sắp tới. Mặc dù sẽ lùi lại phía sau và trở thành kỷ niệm trong ký ức của các em nhưng trường THCS – THPT Hồng Đức sẽ luôn ở đó, nỗ lực hoàn thành sứ mệnh “trồng người”, mang đến những điều tốt đẹp nhất cho học sinh của mình.

Một trong những khác biệt lớn nhất và dễ nhận thấy nhất giữa học đại học và học phổ thông là tự học. Tự học là sự tự giác trong học tập, là sự chủ động trong tư duy tìm kiếm kiến thức, kỹ năng học tập không chỉ ở trên lớp mà còn cả ở ngoài nhà trường.

Nếu như học phổ thông bạn được các thầy cô, bố mẹ kèm cặp, nhắc nhở thường xuyên thì học đại học, ý thức của bản thân sẽ là yếu tố quyết định nhất với năng lực học tập của bạn. Sự khác biệt này thể hiện ở chỗ, bạn không còn sổ liên lạc và cũng chẳng còn họp phụ huynh, vì bạn đã đủ 18 tuổi và bạn là một người trưởng thành.

So sánh giữa trường cấp 3 và đại học

2. Khối lượng kiến thức

Điểm khác biệt tiếp theo giữa đại học và phổ thông đó là khối lượng kiến thức. Khối lượng kiến thức ở cấp độ đại học tăng lên một cách đáng kể. Một ví dụ đơn giản, nếu ở bậc phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được chia đều ra khiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn. Trong khi ở bậc đại học, một môn học chỉ kéo dài trung bình từ 9 đến 18 buổi học (từ 1 đến 2 tháng), nghĩa là sinh viên sẽ phải “ngốn” khoảng 1 chương/1 buổi (mỗi chương khoảng 20-30 trang).

Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về khối lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp phải những khó khăn và thậm chí có thể bị sốc. Chính vì thế tân sinh viên hãy chủ động tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng để thích nghi với sự thay đổi và khác biệt này.

3. Kiến thức đa dạng

Không chỉ có sự khác biệt về khối lượng kiến thức, học đại học và học phổ thông còn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức. Rõ ràng, sự đa dạng về kiến thức sẽ tỉ lệ thuận với cấp bậc học, học càng cao thì kiến thức càng đa dạng.

Đầu tiên là các loại tài liệu liên quan đến môn học, học đại học khác biệt với phổ thông ở chỗ, muốn giỏi thật sự thì người học cần chủ động đọc rất nhiều loại tài liệu khác nhau, đồng thời chủ động tìm kiếm các bài tập thực tế, các phương pháp thực hành để cụ thể hóa lý thuyết thành kỹ năng. Ví dụ: sinh viên Sư phạm thì cần phải chủ động tìm kiếm cơ hội để được đứng lớp (có thể là dạy thêm), sinh viên Kinh tế thì cần tìm kiếm các trải nghiệm về kinh doanh, buôn bán,… Đây là những điều mà học phổ thông không thể có.

Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên lớp thì học đại học còn có nhiều thử thách mang tên: kiến tập, thực tập,… Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho sinh viên và chỉ có ở sinh viên. Sự đa dạng về kiến thức khiến sinh viên cần biết cách khai thác cũng như tiếp cận một cách khôn ngoan và khoa học để có thể có kết quả học tập tốt nhất.

So sánh giữa trường cấp 3 và đại học

4. Cường độ học tập

Đi cùng với việc khối lượng kiến thức tăng lên, kiến thức đa dạng hơn thì chắc chắn cường độ học tập của bạn cũng phải tăng lên. Thời gian học một môn kéo dài hơn, kiến thức được các thầy cô truyền đạt nhanh hơn và nhiều hơn. Đồng thời sinh viên cũng cần đọc nhiều loại tài liệu hơn, tiếp thu nhiều loại kiến thức hơn.

Học đại học, bạn cũng sẽ phải tư duy nhiều hơn với các hoạt động tập thể, nhóm, hay thuyết trình,… nhiều hơn. Ngoài ra, các hoạt động ngoại khóa cũng khiến cường độ học tập của sinh viên tăng lên đáng kể.

5. Lớp học đông hơn

Nếu như ở phổ thông mỗi lớp học chỉ dao động sĩ số khoảng 40 đến 50 người thì đại học có sự khác biệt lớn. Lớp học của bạn có thể có sĩ số lên đến 80 đến 100 người. Điều này gây khó khăn hơn cho cả quá trình học của sinh viên và quá trình dạy của giáo viên. Thường thì ở các nước có điều kiện giáo dục tốt hơn, sĩ số thường chỉ dao động từ 20 đến 30 sinh viên. Ví dụ: Gần chúng ta nhất là nước bạn Lào, số lượng sinh viên trong một lớp chỉ khoảng trên 20 người.

6. Tự do hơn

Như phần đầu bài đã khẳng định, tự học là yếu tố khác biệt quan trọng nhất giửa học phổ thông và học đại học; nó cũng là điểm quan trọng quyết định kết quả của học đại học. Nhưng tại sao lại như vậy? Câu trả lời là vì chúng ta được tự do hơn. Chúng ta tự so hơn về giờ giấc, chúng ta tự do hơn về thái độ trên lớp,…

Ví dụ: Học đại học, bạn có thể đến muộn mà chẳng ai quan tâm, bởi lớp học hàng trăm người và trừ phi bạn là “nhân tài” trong lớp thì mới khiến người khác phải cảm thấy thiếu khi không có bạn. Tất nhiên, có nhiều thầy cô nghiêm khắc điểm danh thường xuyên, nhưng nếu muốn bạn vẫn có thể qua mắt được hành động kiểm soát này.

Hay như chỗ ngồi, có thể khi học phổ thông 3 năm bạn chỉ ngồi 1 vị trí. Nhưng ở đại học thì ngược lại, 1 năm bạn có thể đổi 30 vị trí (tất nhiên có thể ít cũng có thể nhiều hơn). Hoặc như ra vào lớp với rất nhiều thầy cô, bạn có thể ra vào lớp tự do mà không cần phải xin phép, chỉ cần đừng ảnh hưởng đến người khác,…

Tất nhiên, sẽ có rất nhiều sự khác biệt khác mà bạn có thể nghĩ ra như: sinh viên có thể sử dụng điện thoại, lap-top, máy tính bảng,... Trong lớp, sinh viên cũng có thể để đồ ăn, hay chai nước trên mặt bàn mà không nhiều người để ý (kể cả thầy, cô). Sinh viên cũng có thể phản biện thầy cô nhiều hơn trong học tập,… Trên đây là những điểm khác biệt cơ bản và dễ nhìn thấy nhất giữa học đại học và học phổ thông.