So sánh khiếu nại và khiếu kiện

Kiện tụng và khiếu nại luôn là các vấn đề chúng ta thường quan sát được mỗi ngày. Khiếu kiện là gì? - Một định nghĩa liên quan đến luật mà hơi khô cứng nhưng chưa chắc bạn đã có kiến thức về nó. Còn khiếu nại, chúng ta điểm giống hay khác gì với khiếu kiện? Bài viết sau đây sẽ giải đáp mọi thông tin xoay quanh vấn đề này để bạn được nắm bắt kịp thời nhé!

1. Định nghĩa khiếu kiện là gì?

Vậy khiếu kiện là gì? Trong một mối quan hệ với nhau, giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, tổ chức với tổ chức thì khiếu kiện đóng vai trò bảo vệ lợi ích, quyền lợi, danh tính,... cho cả hai bên. Theo cách hiểu thông thường và đơn giản hơn, đó chính là quá trình một cá nhân thực hiện khiếu nại các quyết định và hành vi liên quan đến hành chính của các cá nhân hay các tổ chức khác lên Tòa án, hay khiếu kiện chính là cách để gọi một vụ kiện tụng hành chính.

So sánh khiếu nại và khiếu kiện

2. Phân biệt khiếu nại và khiếu kiện

Trong đời sống xã hội hiện nay, khiếu kiện là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng một cách khá là phổ biến. Trong nhiều trường hợp, khiếu kiện thường được sử dụng để thay thế cho một số thuật ngữ khác như là tố cáo, khiếu nại, khởi tố…

Cách sử dụng như vậy dần trở thành thói quen của con người, nhưng lại ít ai có thể hiểu rõ được tính chính xác và độ hợp lý của chúng. Khi chúng ta nhìn nhận lại một cách chính xác, thận trọng hơn thì việc chúng ta sử dụng thuật ngữ “khiếu kiện” sẽ phải đối mặt với những điều bất cập không chỉ về các phương diện ngữ nghĩa mà còn ở các góc độ pháp lý của nó.

So sánh khiếu nại và khiếu kiện

2.1. So sánh trên phương diện khái niệm

- Khái niệm khiếu nại: là quá trình các cá nhân là công dân, các tổ chức, các cán bộ, công chức thực hiện việc đề nghị các đối tượng là các cơ quan, cá nhân, tổ chức chức năng, có thẩm quyết xem xét và giải quyết lại các hành vi, quyết định hành chính của những cơ quan hành chính Nhà nước hay các đề nghị xem xét các quyết định kỷ luật các cá nhân là công chức, cán bộ khi có cơ sở cho rằng quyết định trước đó là không đúng theo quy định của pháp luật cũng như thực tế, gây hại đến quyền và lợi ích của cá nhân mình.

- Khái niệm khiếu kiện: trong văn bản pháp luật, không sử dụng cụm từ khiếu kiện mà nó chỉ được áp dụng ở cách nói thông thường của người dân. Trong văn bản luật, khởi kiện chính là cụm từ thay thế cho khiếu kiện. Như đã nói ở trên, khiếu kiện chính là quá trình một cá nhân thực hiện khiếu nại các quyết định và hành vi liên quan đến hành chính của các cá nhân hay các tổ chức khác lên Tòa án, hay khiếu kiện chính là cách để gọi một vụ kiện tụng hành chính.

2.2. So sánh trên phương diện chủ thể

- Chủ thể khiếu nại gồm: cá nhân thực hiện khiếu nại, cá nhân bị khiếu nại, cá nhân giải quyết vấn đề khiếu nại, cá nhân có quyền hay các trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan.

- Chủ thể khởi kiện (hay khiếu kiện) gồm: cá nhân khởi kiện, cá nhân bị khởi kiện, cá nhân có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm có liên quan.

- Đối tượng khiếu nại gồm: hành vi, quyết định hành chính được thực hiện bởi các đơn vị, cơ quan hành chính thuộc Nhà nước, các quyết định về việc kỷ luật công chức, cán bộ,...

- Đối tượng khởi kiện gồm: quyết định, hành vi hành chính. Trừ các quyết định, hành vi hành chính thuộc bí mật nội bộ tầm quốc gia theo quy định của pháp luật; các quyết định, hành vi hành chính của tòa án khi xử lý bằng các biện pháp hành chính, các hành vi cố tình cản trở quá trình tố tụng; các quyết định, hành vi hành chính được thông hành nội bộ trong một cơ quan, tổ chức; các quyết định bãi nhiệm từ chức vụ Tổng cục trưởng hay các chức vụ tương đương trở xuống;...

Xem thêm: Địa chỉ cư trú là gì? Những điều nên biết về địa chỉ cư trú

2.3. So sánh trên phương diện hình thức thực hiện

- Hình thức khiếu nại: có thể thực hiện trực tiếp đến cơ quan chức năng hay gián tiếp thông qua văn bản (đơn khiếu nại).

- Hình thức khởi kiện: chỉ có thể thực hiện thông qua hình thức viết và gửi đơn khởi kiện theo quy định.

2.4. So sánh trên phương diện thời hạn thực hiện

- Thời hạn đối với khiếu nại: tính từ ngày nhận được quyết định, hành vi hành chính do người khiếu nại gửi (90 ngày).

- Thời hạn đối với khởi kiện:

+ Đối với trường hợp chưa khiếu nại: tính từ ngày nhận được quyết định, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật bãi nhiệm chức vụ (1 năm). Đối với trường hợp đã nhận được quyết định khiếu nại: 30 ngày. Thời hạn 5 ngày trong trường hợp đã kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại nhưng chưa nhận được kết quả từ cơ quan lập DS cử tri hay trong trường hợp chỉ nhận được thông báo từ cơ quan lập DS cử tri.

+ Đối với trường hợp đã khiếu nại: tính từ ngày biết hay nhận được quyết định giải quyết vấn đề khiếu nại lần đầu, hay lần tiếp theo (1 năm). Tính từ ngày thời hạn giải quyết khiếu nại đã kết thúc, nhưng cá nhân khiếu nại không nhận được kết quả giải quyết hay cơ quan có thẩm quyền giải quyết không tiến hành giải quyết. (1 năm).

2.5. So sánh trên phương diện quy định thụ lý giải quyết

- Đối với khiếu nại: hành vi, quyết định hành chính của các cơ quan để chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ; hành vi, quyết định hành chính từ cơ quan cấp trên để chỉ đạo cơ quan cấp dưới; các quyết định do cá nhân, tổ chức, cơ quan ban hành có chứa các quy phạm mang tính pháp luật theo trình tự và thủ tục đã được pháp luật quy định; các quyết định, hành vi hành chính về lĩnh vực quốc phòng, ngoại giao, an ninh liên quan đến nội bộ quốc gia; quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại nhưng không liên quan và ảnh hưởng lợi ích của cá nhân khiếu nại; cá nhân khiếu nại không có đại diện hợp pháp, không đủ năng lực hành vi dân sự; người đại diện không hợp pháp nhưng vẫn thực hiện khiếu nại; đơn khiếu nại nhưng chưa được xác nhận về chữ ký hay điểm chỉ của cá nhân khiếu nại; khiếu nại đã hết thời hiệu nhưng chưa nói rõ lý do; đã có quyết định khiếu nại được giải quyết lần hai; có văn bản đình chỉ khiếu nại, nhưng sau 30 ngày cá nhân khiếu nại không tiếp tục khiếu nại nữa; tóa án đã thụ lý việc khiếu nại;

- Đối với khởi kiện: thủ tục khiếu nại đang được giải quyết. Trường hợp vừa có đơn khiếu nại lại vừa có đơn khởi kiện.

Xem thêm: Cảnh sát kinh tế làm gì? Những điều liên quan đến nghề cảnh sát

2.6. So sánh trên phương diện các giai đoạn giải quyết

- Giai đoạn giải quyết khiếu nại: giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai (nếu có); thụ lý khiếu nại; khởi khiện ra tòa (nếu có);

- Giai đoạn giải quyết đối với khởi kiện là: thi hành quyết định bản án; các giai đoạn xét xử; giám đốc thẩm và tái thẩm (nếu có);

Như vậy, trên đây là những thông tin cơ bản giúp các bạn hiểu được khiếu kiện là gì? Sự khác nhau giữa khiếu kiện và khiếu nại. Đó chỉ là các thông tin tham khảo mà chúng tôi cung cấp. Để đảm bảo về tính pháp lý các bạn cần tham khảo thêm về các điều luật có liên quan để hiểu rõ hơn. Hy vọng bài viết giúp ích cho các bạn.