So sánh lg g3 bản mỹ

G3 S bản mini 2 SIM có thiết kế giống hệt với LG G3, chỉ có một vài chi tiết thay đổi nhỏ, khó nhận biết.

So sánh lg g3 bản mỹ

Trong khi G3 đã được bán chính hãng ở Việt Nam với giá lần lượt 12,5 và 16 triệu đồng, G3 mini mới có mặt ở thị trường "xách tay" với tên gọi G3 Beat và là bản một SIM. Phiên bản G3 mini 2 SIM (G3 S) phải một thời gian tới mới có mặt ở thị trường chính hãng.

So sánh lg g3 bản mỹ

Kích thước của G3 mini nhỏ hơn so với G3 dù phong cách thiết kế giống nhau. Màn hình 5 inch với độ phân giải HD thay vì 5,5 inch độ phân giải QuadHD 2K.

So sánh lg g3 bản mỹ

Viền màn hình của G3 mini được làm mỏng nhưng vẫn dày hơn so với bản gốc.

So sánh lg g3 bản mỹ

Cảm biến nằm ở mặt trước ngay trên màn hình của G3 S ít hơn bản gốc.

So sánh lg g3 bản mỹ

Cả hai đều có thiết kế tối giản với cụm phím bấm được đưa về mặt lưng, sử dụng chất liệu vỏ nhựa với mặt lưng vân xước.

So sánh lg g3 bản mỹ

Dù vẫn sở hữu cảm biến laser cho tốc độ lấy nét và chụp nhanh, G3 mini chỉ còn có camera 8 "chấm" và đèn Flash LED đơn.

Thế hệ trước của chiếc điện thoại này, LG G2 có nhiều nét thiết kế độc đáo như đưa cụm nút cứng ra mặt lưng và viền màn hình rất mảnh. Các đặc điểm đó cùng kiểu dáng vẫn được giữ nguyên trên G3, nhưng một số chi tiết thiết kế được thay đổi theo hướng tốt hơn.

So sánh lg g3 bản mỹ
Chất liệu nhựa xước ở mặt sau của G3 có thể khiến nhiều người nhầm tưởng với kim loại

Chi tiết đáng chú ý đầu tiên là chất liệu ở mặt lưng của máy. Máy vẫn sử dụng nắp lưng nhựa, nhưng có các họa tiết giả xước khiến người dùng nghĩ ngay đến chất liệu kim loại. Họa tiết này trông ấn tượng nhất với máy màu xám, nhưng nhìn chung các phiên bản màu khác đều trông rất ấn tượng. Không chỉ giúp máy trông sang trọng hơn, nắp lưng kiểu này còn giúp giảm hiện tượng bám vân tay và chống xước tốt hơn.

So sánh lg g3 bản mỹ
Những phần như viền dưới màn hình cũng có bề mặt khá đẹp

Ở mặt trước, thiết kế viền màn hình siêu mỏng trên G2 vẫn được duy trì trên G3, các phím điều hướng được tích hợp ngay vào màn hình nhưng phần nền trong suốt chứ không có viền. Phía dưới màn hình là lớp kính với biểu tượng LG và vân chìm. Các vạch kim loại chạy dọc viền máy cũng khiến máy trông cứng cáp hơn. Máy vẫn có đầu phát hồng ngoại được đặt trên đỉnh, để điều khiển các thiết bị gia dụng.

Nút nguồn và âm lượng của máy vẫn được đặt ở mặt sau, nhưng kiểu dáng và cách thiết kế hơi khác. Nút nguồn của G3 có hình tròn, hai nút chỉnh âm lượng hơi trũng xuống nên dễ nhận thấy khi đặt tay ở mặt sau. Thân máy G3 có dài hơn một chút so với G2 nhưng vị trí đặt nút nguồn vẫn dễ bấm bằng một tay.

Tuy màn hình có kích thước 5.5 inch nhưng nhờ thân máy hơi cong, viền máy mỏng nên máy không quá khổ khi cầm trên tay. Khác với G2, trên G3 người dùng có thể tháo nắp lưng để thay pin và gắn SIM, thẻ nhớ. Loa ngoài của máy cũng được đặt ở mặt sau, nên khi đặt máy xuống mặt phẳng thì âm thanh sẽ bị ảnh hưởng đôi chút.

LG G2 là điện thoại được đánh giá cao về mặt thiết kế, và những điểm nâng cấp của G3 giúp đem lại một chiếc điện thoại với thiết kế khá toàn diện cả về vẻ ngoài và sự thuận tiện khi sử dụng.

LG G3 xách tay chính hãng Mỹ được trang bị màn hình 2K

So sánh lg g3 bản mỹ
G3 vẫn giữ được viền màn hình mỏng, ấn tượng

Màn hình của LG G3 là sự nâng cấp so với G2 cả về kích thước (5.5 inch) và độ phân giải (2560 x 1440). Độ phân giải 2K là điểm khiến cho G3 khác biệt hẳn với những đối thủ cạnh tranh, tuy nhiên trong thực tế sự khác biệt giữa màn hình 2K và màn hình Full HD ở kích thước 5 – 5.5 inch là không nhiều. Tất nhiên màn hình của máy rất sắc nét, thể hiện rõ khi nhìn vào các viền của biểu tượng, hay khi bật các game có đồ họa phức tạp.

Do có độ sáng tối đa khá cao (420 nits) nên LG G3 hiển thị khá tốt khi sử dụng ngoài trời. Màu sắc hiển thị của máy trung thực, phù hợp với chủ đề mang màu sắc trung tính có sẵn chứ không theo hướng quá rực rỡ như chiếc S5. Góc nhìn màn hình của G3 cũng rất xuất sắc.

XEM THÊM: Cách để hô biến LG G3 xách tay Mỹ Hàn 3 năm tuổi trở thành một con mãnh thú ?!

Đánh giá camera của LG G3

So sánh lg g3 bản mỹ
Cụm camera tích hợp đèn Flash của LG G3

Về thông số thì máy ảnh của G3 không có nhiều khác biệt so với G2, nhưng điểm đáng chú ý nhất là bộ phát laser hỗ trợ lấy nét. Đây là một cải tiến rất quan trọng trên G3, giúp máy ảnh lấy nét nhanh hơn. Khi chụp ảnh, đầu phát laser trên G3 sẽ liên tục phát ra các tia laser với công suất thấp, và dựa vào thời gian các tia này phản hồi sẽ tính toán được khoảng cách đến vật thể, qua đó lấy nét phù hợp.

Tuy nhiên do tia laser phát ra có công suất rất thấp, đầu phát này sẽ không có tác dụng với những vật thể lấy nét ở quá xa người chụp. Đầu phát này cũng chỉ phát huy tác dụng khi chụp buổi tối, còn khi chụp ban ngày thì G3 vẫn sử dụng phương pháp lấy nét bằng tương phản như các điện thoại thông thường. Trong thực tế, tốc độ lấy nét khi chụp đủ sáng và thiếu sáng của G3 đều rất nhanh.

Khi chụp ở môi trường thiếu sáng, ảnh chụp của G3 có độ nét kém hơn hẳn, khi nhìn các chi tiết nhỏ sẽ thấy hơi bị "mềm". Công nghệ chống rung quang học OIS của G3 có vẻ không phát huy tác dụng khi chụp buổi tối, vì ảnh chụp vẫn rất dễ bị rung.