So sánh sâm ngọc linh và tam thất năm 2024

Sâm Ngọc Linh là loại dược liệu quý của Việt Nam, hiện nay được xem là “Quốc bảo của Quốc gia”. Chính vì giá trị quý hiếm của loài Sâm này nên ngày nay trên thị trường giả nhái và sâm đội lốt Sâm Ngọc Linh rất nhiều, khiến người tiêu dùng rất khó phân biệt.

Bỏ ra một số tiền không nhỏ nhưng lại mua phải sâm kém chất lượng, sâm giả cùng họ với sâm ngọc linh là điều rất đáng tiếc.

Vậy làm sao để phân biệt được Sâm Ngọc Linh thật giả?

Người đồng bào Xê Đăng xưa nay vẫn nói về Sâm Ngọc Linh rằng “tiền khổ, hậu khổ, hậu khổ khổ” tức là cảm giác ban đầu khi nếm Sâm Ngọc Linh sẽ có vị đắng, nhai dần về sau cũng đắng nhưng vị đắng của nó lại dịu, thanh và ngọt nhẹ ở hậu. Sâm Ngọc Linh tươi có mùi, vị rất khó tả, nếu ai đã một lần nếm thử thì không thể nào quên. Đây là những đặc trưng riêng của Sâm Ngọc Linh mà rất khó lẫn với các loại thảo dược hay cây cỏ khác.

Sâm Ngọc Linh tự nhiên

Trên thị trường hiện nay đối với Sâm Ngọc Linh có 2 loại đấy là sâm trồng và sâm tự nhiên.

Đối với Sâm tự nhiên người mua nên quan tâm là về hình dáng củ sâm. Trên thị trường hiện nay, để sâm Ngọc Linh có khối lượng lớn khoảng 1-2 kg là rất khó, vì suốt từ khoảng những năm 1980 đến nay, người dân đã săn lùng sâm rất nhiều, nguồn sâm đã cạn kiệt. Do vậy Sâm Ngọc Linh tự nhiên hiện tại trên thị trường là rất ít. Do vậy người mua không nên hi vọng vào con số ít ỏi này.

Một số loài cây hình dáng bên ngoài rất giống với Sâm ngọc linh tự nhiên đó là củ tam thất hoang và củ ráy rừng. Củ tam thất hoang có hình dáng ngoài cũng khá mảnh, có các đốt, mắt rất giống với Sâm Ngọc Linh, tuy nhiên tam thất có hương nồng hơn, có vị đắng và hơi ngứa ở đầu lưỡi chứ không thơm, ngọt thanh ở hậu như Sâm Ngọc Linh. Củ Ráy rừng là một loài cây hoang dại, hình dáng bên ngoài cũng khá giống Sâm Ngọc Linh, tuy nhiên hương vị hoàn toàn khác nhau, củ ráy cũng là loài thảo dược có tác dụng chữa một số bệnh dân gian. Đặc biệt, một loại giả cao cấp rất giống với Sâm Ngọc Linh tự nhiên đó là một loại sâm có ở biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cùng chi Panax (chi nhân sâm). Hiện tại, chưa thể định danh được loài này, người ta tạm gọi tên là sâm 1A. Tuy nhiên, khi có kết quả xét nghiệm DNA, đây rất có thể là một loài mới chưa từng công bố ở Việt Nam. Nó có DNA giống với sâm Ngọc Linh tới 97%. Nếu người tiêu dùng mua phải loại này thì vẫn còn khá may mắn vì dù sao nó cũng chắc chắn không độc hại gì, hơn nữa loài này giống như Sâm Ngọc Linh sát nhau về di truyền nên cũng có lợi cho sức khỏe.

Đối với Sâm Ngọc Linh trồng được trồng trên núi Ngọc Linh, được chăm sóc bởi bàn tay cẩn thận, tâm huyết của người trồng nên hàm lượng chất, saponin thành phần cũng sẽ tương đương với sâm tự nhiên. Sâm Ngọc Linh trồng hiện nay rất giống với củ Tam Thất Bắc, là cây thuốc cùng họ với Nhân Sâm, tuy nhiên hàm lượng các chất thì không thể so sánh với Sâm Ngọc Linh. Tam thất Bắc có vị đắng, nhưng sẽ không có mùi thơm sâm và ngọt thanh như Sâm Ngọc Linh.

Sâm Ngọc Linh trồng

Hiện nay trên thị trường, công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum là đơn vị cung cấp sản phẩm sâm Ngọc Linh chất lượng. Với phương châm “Uy tín, chất lượng là sống còn”. Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông Kon Tum là 1 trong 3 đơn vị đầu tiên đã được nhận chứng nhận về nguồn giống để trồng sâm Ngọc Linh và hiện đang sở hữu vườn sâm tại núi Ngọc Linh với diện tích khoảng 5 ha để tạo ra những sản phẩm chất lượng làm từ sâm Ngọc Linh đưa đến tay người tiêu dùng.

Rất nhiều người bị nhầm lẫn giữa rượu Sâm Ngọc linh và rượu củ tam thất. Trong khi đó về giá trị chúng hoàn toàn khác nhau, để phân biệt được hai loại rượu Sâm này bạn nên dành thời gian đọc bài viết bên dưới đây. TRIMICO sẽ giúp bạn phân biệt được đâu là loại rượu Sâm Ngọc Linh và đâu là rượu củ tam thất. Đón đọc ngay bài viết bên dưới.

Sâm Ngọc Linh ngày càng khan hiếm, người tiêu dùng cũng dần biết đến Sâm Ngọc Linh nhiều hơn và có nhu cầu cao hơn trước đây. Vì thế nên tình trạng Sâm giả ngày càng tràn lan trên thị trường. Nhiều đơn vị, cá nhân vì mục đích trục lợi đã làm giả những loại dược liệu khác và gắn mác Sâm Ngọc Linh. Rượu Sâm Ngọc Linh bị làm giả từ củ tam thất là một trong những vấn nạn khá phổ biến. Với những người tiêu dùng không có nhiều kiến thức về dược liệu chắc hẳn việc phân biệt sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

So sánh sâm ngọc linh và tam thất năm 2024
Phân biệt củ tam thất bắc
So sánh sâm ngọc linh và tam thất năm 2024
Đây là củ sâm Ngọc Linh thật

Một lần nữa TRIMICO khẳng định rằng: Sâm Ngọc Linh và củ Tam thất hoàn toàn khác nhau về giá trị dược liệu và cả giá thành. Tuy nhiên, hai loại dược liệu này lại có ngoại hình với khá nhiều điểm tương đồng. Nếu không am hiểu và không nhìn kỹ việc nhầm lẫn là điều rất phổ biến.

Công dụng của Sâm Ngọc Linh và củ tam thất có một số điểm cũng khá giống nhau, tuy nhiên, hàm lượng chất dinh dưỡng và dược tính của củ tam thấp thấp hơn rất nhiều so với sâm Ngọc Linh. Giá một kilogam Sâm Ngọc Linh có giá hàng chục triệu đồng, trong khi đó củ tam thất chỉ có vài trăm ngàn đồng. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể thấy rõ sự khác biệt của chúng. Hơn nữa, Củ tam thất thì tìm thấy ở rất nhiều nơi nhưng củ Sâm Ngọc Linh được xem là Vàng xanh trên đỉnh trời Ngọc Linh và rất khan hiếm.

\=>> Xem thêm về Công dụng của Sâm Ngọc Linh tại đây

Vì sao rượu củ tam thất có thể “đội lốt” rượu sâm Ngọc Linh?

Như đã nói, sở dĩ nhiều người tiêu dùng bị dẫn dắt mua những sản phẩm Tam thất làm giả Sâm Ngọc Linh vì chúng có ngoại hình khá giống nhau. Cụ thể sự giống nhau đó như sau:

  • Đều thuộc loại cây thân thảo.
  • Chúng đều có dạng củ và trên củ có nhiều đốt.
  • Đều có màu nâu vàng.
  • Khi cắt lát ruột Sâm cũng khá giống với ruột củ tam thất.

Từ ngoại hình bên ngoài đến bên trong hai loại dược liệu này đều khá giống nhau. Hơn nữa, nếu đem ngâm với rượu và đã đóng chai thì việc quan sát và phân biệt sẽ khó khăn hơn. Vì tin tưởng những lời quảng cáo “có cánh”, “hoa mỹ” của nhiều đơn vị bán hàng mà không ít người dùng nhầm lẫn hai loại rượu này là một.

So sánh sâm ngọc linh và tam thất năm 2024
Đây là bình rượu củ tam thất

Các giúp bạn phân biệt rượu củ tam thất và rượu sâm Ngọc Linh

Với những người có nhiều năm kinh nghiệm chắc chắn sẽ phân biệt được đâu là Sâm Ngọc linh và củ tam thất. Một khi đã phân biệt được hai loại dược liệu này thì việc phân biệt những chai rượu củ tam thất và rượu sâm Ngọc Linh sẽ không còn quá khó khăn.

So sánh sâm ngọc linh và tam thất năm 2024
Rượu Sâm Ngọc Linh chính hãng

Dưới đây là những điểm bạn cần lưu ý khi quan sát củ sâm và củ tam thất:

Phân biệt củ Sâm Ngọc Linh và Củ tam thất dựa trên các đặc điểm sau Sâm Ngọc Linh Củ tam thất Màu vàng đậm Màu tối hơn Sâm Ngọc Linh Có nhiều rễ, rễ mọc khắp thân củ, bề mặt xù xì. Ít rễ, bề mặt nhẵn, bóng mượt Có củ cái Hoàn toàn không có củ cái Các đốt sâm sần sùi, lõm sâu Mắt lõm ít, bề mặt mắt láng Vị ban đầu đắng gắt nhưng ngọt hậu Vị đắng gắt khó chịu, gây tê ở đầu lưỡi. Khi nhai củ sâm thấy bùi Xơ và dai

Củ Sâm Ngọc Linh và củ tam thất về cơ bản sẽ có những điểm nhận diện như vậy. Khi mua các loại rượu ngâm Sâm Ngọc Linh bạn nên quan sát kỹ hình dáng các củ ngâm bên trong. Bên cạnh đó tìm hiểu kỹ các thông tin về sản phẩm trên bao bì, nhãn mác.

Tại TRIMICO quý khách hàng sẽ an tâm khi mua rượu Sâm Ngọc Linh. Từ những sản phẩm cao cấp nhất đến những sản phẩm bình dân đều rõ ràng nhãn mác, thành phần, cam kết an toàn khi sử dụng cho người dùng.

TRIMICO có danh mục sản phẩm rượu Sâm Ngọc Linh thượng hạng được khách hàng gần xa vô cùng yêu thích. Xem thêm để có sự lựa chọn tốt nhất.

So sánh sâm ngọc linh và tam thất năm 2024
Người tiêu dùng vô cùng an tâm khi mua sản phẩm Quốc tửu Sâm Ngọc Linh tại Triết Minh – TRIMICO

Như vậy TRIMICO đã chia sẻ đến bạn nội dung bài viết phân biệt rượu Sâm Ngọc linh và rượu củ tam thất. Hy vọng kiến thức trên đây sẽ mang đến những hiểu biết cơ bản giúp bạn lựa chọn rượu bồi bổ được chuẩn xác. Và đừng quên đến ngay TRIMICO nếu bạn đang cần tìm mua những sản phẩm rượu Sâm Ngọc Linh thượng hạng.