Ssd m.2 sata 3 so sánh năm 2024

Hai loại ổ SSD 2.5 inch SATA III và M.2 PCIe có ưu, nhược điểm gì? Nên mua loại nào? Cùng Websosanh đi tìm đáp án những câu hỏi đó nhé.

Hiện nay, khi mà o cung SSD đang dần trở nên phổ biến. Hầu hết máy tinh laptop đều có trang bị ổ cứng thể rắn, việc trang bị thêm ổ cứng SSD đã góp phần tăng khả năng trải nghiệm của bạn trên máy tính.

Ổ SSD được chia thành nhiều dòng sản phẩm, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tốc độ đọc ghi, công nghệ chip nhớ, vi xử lý, dung lượng ổ cứng. Tuy nhiên, điểm phân biệt rõ ràng nhất là chuẩn kết nối của chúng, bao gồm nhiều loại như: SATA III 2.5 Inch, mSATA, M.2 SATA và gần đây nhất là chuẩn M.2 PCIe tốc độ cao.

Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ đi so sánh ưu, nhược điểm của 2 loại ổ SSD 2.5 Inch SATA III và M.2 PCIe.

So sánh ổ SSD 2.5 inch SATA III và M.2 PCIe

Về SSD 2.5 inch SATA III có lẽ không cần giải thích gì nhiều, đây là chuẩn kết nối phổ thông nhất, phù hợp với hầu hết hệ thống máy tính cả PC lẫn máy tính xách tay Laptop. Tuy nhiên tốc độ đọc ghi dữ liệu của chuẩn ổ cứng này chỉ giới hạn ở mức 6Gbps, tương ứng với 550MB/s. Tương tự cho các ổ cứng chuẩn mSATA, M.2 SATA.

Tuy nói là chỉ giới hạn ở mức tốc độ 550 MB/s nhưng đó là đã quá đủ cho một hệ thống máy tính bình thường, mọi hoạt động cơ bản như khởi động máy, sao chép, di chuyển dữ liệu qua lại đều diễn ra vô cùng nhanh chóng.

Tuy nhiên có một nhược điểm khi sử dụng ổ cứng SSD chuẩn Sata 3 là cần phải có một dây cấp nguồn cho ổ cứng hoạt động, tuy điện năng tiêu thụ không nhiều, nhưng điều này vô tình gây không ít phiền toái cho những người không thích chạy thêm dây nguồn quá nhiều trong case máy tính.

Những năm sau đó, nhiều hãng sản xuất ổ cứng đã cho ra một loại SSD có chuẩn kết nối mới, khắc phục hầu hết những điểm yếu của chuẩn kết nối cũ. SSD chuẩn PCIe mới có nhiều ưu điểm như: với chuẩn PCIe cho phép băng thông bộ nhớ lên tối 16 Gpbs, xấp xỉ 2100 MB/s, nhanh hơn khoản gấp 4 lần so với chuẩn SATA III 2.5 Inch thông thường. Và một điều tuyệt vời hơn là, các ổ cứng sử dụng chuẩn kết nối mới PCIe sử dụng nguồn điện từ chính khe PCIe nên không phải thêm bất kì 1 dây nguồn phụ nào cho ổ cứng.

Nhìn chung thì ổ cứng PCIe được phát triển dựa trên những điểm yếu của chuẩn SATA III 2.5 Inch nên hầu như không có nhược điểm. Tuy nhiên nếu bạn muốn trải nghiệm tốc độ cao cấp thì bạn bắt buộc phải nâng cấp cả một hệ thống máy tính, vì chuẩn ổ cứng SSD này chỉ hỗ trợ cho các dòng mainboard từ thế hệ 6 trở lên.

Ngoài ra, bạn cũng cần nên phân biệt giữa SSD M.2 PCIe và M.2 SATA, Tuy cùng là kích thước M.2 nhưng lại sử dụng chuẩn giao tiếp khác nhau là SATA và PCIe, ảnh hưởng lớn đến tốc độ truyền tải.

Ví dụ, một số bo mạch tích hợp sẵn chuẩn kết nối M.2, nếu kết nối này nằm ở mặt trước, cạnh các khe PCIe thì khả năng lớn đó là chuẩn SSD M.2 PCIe, còn nếu khe kết nối nằm ở mặt sau thì thường đó là chuẩn M.2 SATA có tốc độ đọc ghi giới hạn tối đa ở mức 550 Mb/s mà thôi.

cho máy tính của mình đều hay gặp phải những thắc mắc về các khái niệm M.2, PCIe, SATA hay NVMe được ghi trên các dòng ổ cứng. Khác biệt giữa chúng là gì. Vậy nên hôm nay Mai Phương Computer sẽ cùng các bạn tìm hiểu thêm về những khái niệm này nhé.

1. Đầu tiên chúng ta sẽ đi qua một vài khái niệm.

+ M.2: là một dạng chuẩn kết nối thế hệ tiếp theo của mSATA, ban đầu có tên viết tắt là NGFF (Next Generation Form Factor) và sau được đổi thành M.2. Chuẩn M.2 có tốc độ truy xuất theo chuẩn SATA 3. Tuy nhiên do nhu cầu truy xuất dữ liệu ngày càng cao nên các nhà cung cấp đã nâng chuẩn M2 thành M2 PCIe giúp nâng cao tốc độ của cổ cứng.

Một số biến thể thường thấy của cổng M2:

- B Key hỗ trợ SSD M2 SATA.

- B+M key hỗ trợ SSD M2 SATA và SSD PCIe gen3 x2.

- M key hỗ trợ SSD PCIe gen3 x4 trở lên.

Ssd m.2 sata 3 so sánh năm 2024

Một số chân kết nối M2

+ PCIe: (peripheral component interconnect express), đây là một dạng chuẩn kết nối các thiết bị phần cứng với tốc độ truyền tải dữ liệu cao. Giúp thiết bị kết nối với bo mạch chủ, truyền trực tiếp dữ liệu mà không cần thông qua bộ điều khiển SATA nên tốc độ truyền tải nhanh hơn.

Ssd m.2 sata 3 so sánh năm 2024

Một số loại cổng PCIe thông dụng

+ SATA: là một chuẩn giao tiếp và kết nối máy chủ tới các thiết bị lưu trữ như HDD, ổ đĩa quang và SSD. SATA thay thế tiêu chuẩn cũ ATA song song (Parallel ATA) trở thành giao diện kết nối chủ yếu của các thiết bị lưu trữ.

Ssd m.2 sata 3 so sánh năm 2024

Dây cable và cổng kết nối SATA

+ NVMe controller: (non-volatile memory express) là một chuẩn giao tiếp liên lạc và trình điều khiển định nghĩa một tập lệnh và tập tính năng cho ổ cứng SSD dựa trên PCIe với mục tiêu nâng cao hiệu năng và khả năng tương tác trên nhiều hệ thống. Theo đó những ổ cứng có công nghệ NVMe sẽ có tốc độ đọc ghi cao hơn hầu hết các loại ổ cứng khác trên thị trường. Công nghệ NVMe hiện có ở một số dạng thức như khe cắm thẻ PCIe, M.2.

Ssd m.2 sata 3 so sánh năm 2024

NVMe giúp ổ cứng kết nối trực tiếp với cpu

2. Các loại SSD thường thấy trên thị trường.

SSD SATA III 2.5 inch

+ Ưu điểm:

- Thông dụng, giá thành vừa phải tốc độ đọc ghi lên tới 6Gbit/s tương đương với khoảng 750mb/s, dễ dàng kết nối.

+ Nhược điểm:

- kích thước lớn hơn so với ssd M2.

Ssd m.2 sata 3 so sánh năm 2024

ổ cứng SSD SATA III

SSD M2 hoặc M2 SATA

+ Ưu điểm:

- Sử dụng giao thức kết nối M2, có tốc độ đọc ghi ngang với SSD SATA III. Nhưng nhỏ gọn hơn và không cần dùng dây cấp nguồn

- Bên cạnh đó do đa dạng kích thước nên SSD M2 phù hợp với các thiết bị yêu cầu sự nhỏ gọn như laptop.

+ Nhược điểm:

- một số mainboard giá rẻ, tầm trung chỉ hỗ trợ 1->2 cổng kết nối, nên nếu đang sử dụng mà muốn nâng cấp thì cần thay hẳn SSD khác.

Ssd m.2 sata 3 so sánh năm 2024

Các kích thước thông dụng của SSD M2

SSD CPIe

+ Ưu điểm:

- Là Ổ cứng sử dụng cổng kết nối PCIe trên mainboard nên có tốc độ rất cao.

- Bên cạnh đó còn có thể sử dụng adapter dạng card PCIe để kết nối ssd M2 PCIe NVMe qua cổng PCIe trên main để chạy RAID giúp gộp tốc độ dọc ghi nhanh hơn nữa.

+ Nhược điểm:

- Chiếm dụng không gian nhiều và chiếm mất khe PCIe, với những main tầm trung cơ bản thường không được trang bị nhiều cổng kết nối này. Do đó dạng SSD này ít được sử dụng rộng rãi.

Ssd m.2 sata 3 so sánh năm 2024

SSD PCIe

SSD M.2 PCIe NVMe

Hiện nay đa số dòng ssd M.2, PCIe đều được tích hợp công nghệ NVMe này nên dễ dẫn đến việc người dùng nhầm lẫn giữa các khái niệm, công nghệ của các dòng ổ cứng. Mặc dù có những ổ SSD ở dạng kết nối PCIe và M.2 nhưng là với giao thức SATA (AHCI) chứ không phải NVMe. Nên hiểu rõ về sản phẩm giúp ta đưa ra lựa chọn tốt, phù hợp với mình hơn.

+ Ưu điểm:

- Với thiết kế nhỏ gọn nhưng tốc độ đọc ghi nhanh nhất hiện nay

Landx1x2x4x8x16Băng thông của PCIe Gen 31 GB/giây2 GB/giây4 GB/giây8 GB/giây16 GB/giâyBăng thông của PCIe Gen 42 GB/giây4 GB/giây8 GB/giây16 GB/giây32 GB/giây

Lưu ý: Băng thông của cổng kết nối không phải tốc độ đọc ghi của ổ cứng, tốc độ đọc ghi còn bị ảnh hưởng rất nhiều từ những linh kiện, công nghệ khác.

+ Nhược điểm

- Yêu cầu hệ thống main, cpu cần phải hỗ trợ các cổng kết nối và công nghệ này.

- Hiện nay với công nghệ PCIe Gen 4 chưa được phổ biến rộng rãi.

Ssd m.2 sata 3 so sánh năm 2024

SSD M2 PCIe NVMe

Tổng quan lại về những công nghệ lưu trữ cho tới hiện nay đã được nâng cấp rất nhiều từ những chiếc ổ cứng to bằng cả căn phòng nhưng chỉ có vài Mb. Đến những chiếc ổ cứng chỉ bằng 2 ngón tay nhưng dung lượng lên tới vài Tb. Đi theo đó là vô số khái niệm về các công nghệ được áp dụng, các chuẩn kết nối, các giao thức kết nối,… khiến cho người dùng khó khăn hơn trong việc lựa chọn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho độc giả.