Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Tìm hiểu thêm:

Bí quyết giảm đau đớn trong hóa xạ trị

So sánh hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư

Hóa trị xạ trị có gây rụng tóc không?

So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu sẽ giúp bạn nhanh chóng hiểu hơn về hệ miễn dịch của cơ thể, cách mà cơ thể bạn chống lại các tác nhân gây bệnh như thế nào. Từ đó, những ứng dụng của liệu pháp miễn dịch trong điều trị bệnh, đặc biệt là ung thư đang hứa hẹn rất nhiều bởi sự vượt trội của nó.

So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu

1. Thế nào là miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu

Để hiểu về cách so sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu cùng ý nghĩa của chúng, cùng tìm hiểu một những nội dung cơ bản cần thiết dưới đây nhé.

Miễn dịch là gì?

Bạn có thể hiểu một cách đơn giản thế này, miễn dịch là cách mà cơ thể bạn sử dụng rất nhiều các cơ chế để chống lại các tác nhân gây hại từ bên trong (rối loạn xảy ra trong tế bào, loại bỏ các tế bào già, chết) và bên ngoài (các vi sinh vật, vi khuẩn, virus xâm nhập từ bên ngoài vào).

Nhờ có miễn dịch mà bạn sẽ không bị một số bệnh nào đó dù cho bạn sống trong một môi trường có nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Dựa vào tính đặc hiệu (bạn sẽ hiểu tính đặc hiệu ở đây là gì sau khi tìm hiểu sư so sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu dưới đây) mà miễn dịch có thể chia làm 2 loại:

- Miễn dịch đặc hiệu:

  • Là phản ứng miễn dịch chống lại một kháng nguyên cụ thể.
  • Đây là tuyến phòng thủ thứ 3 của cơ thể, được kích hoạt sau sự thất bại của hệ thống miễn dịch không đặc hiệu trong việc tiêu diệt mầm bệnh.

- Miễn dịch không đặc hiệu:

  • Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu là phản ứng bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch mà không cần phải tiếp xúc với kháng nguyên.
  • Nó là tuyến phòng thủ đầu tiên (bao gồm da, các lớp chất nhầy hay nước bọt, nước mắt, axit dạ dày – những hàng rào hóa học ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh) và tuyến phòng thủ thứ 2 của cơ thể (với sự hiện diện của các tế bào đại thực bào, tế bào giết tự nhiên, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu trung tính, tế bào mast đóng vai trò thực bào và phản ứng viêm, sốt, histamin,…)

2. So sánh điểm giống nhau của miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu

  • Cả đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu đều là các loại phản ứng miễn dịch của hệ thống miễn dịch của cơ thể.
  • Cả đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu đều bảo vệ cơ thể bạn chống lại mầm bệnh.
  • Các tế bạch cầu có liên quan đến cả đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.

3. So sánh sự khác nhau của miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.

Tìm hiểu sự khác nhau giữa miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu qua những điểm dưới đây:

3.1. Tính đặc hiệu

Tính đặc hiệu là sự khác biệt lớn nhất khi so sánh miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu.

  • Miễn dịch đặc hiệu: Là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm nhập của một kháng nguyên cụ thể.
  • Miễn dịch không đặc hiệu: Là sự bảo vệ ngay lập tức của hệ thông miễn dịch không cần tiếp xúc với kháng nguyên trước đó.

3.2. Thuộc về

  • Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu: Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu thuộc về miễn dịch thích ứng.
  • Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu: Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu thuộc về miễn dịch bẩm sinh.

3.3. Thành phần

  • Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch qua trung gian tế bào và tế bào là các thành phần của phản ứng miễn dịch đặc hiệu.
  • Miễn dịch không đặc hiệu: Hàng rào vật lý, hóa học, thực bào, histamin, phản ứng viêm, sốt, … là các thành phần của phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.

3.4. Tế bào

  • Miễn dịch đặc hiệu: Tế bào lympho và tế bào trình diện kháng nguyên có liên quan đến việc tạo ra một phản ứng miễn dịch đặc hiệu.
  • Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu: Các tế bào như đại thực bào, bạch cầu trung tính, tế bào giết tự nhiên  Nk, bạch cầu đơn nhân, tế nào mast, tế bào đuôi gai có liên quan đến việc tạo ra phản ứng miễn dịch không đặc hiệu.

3.5.Tính ghi nhớ

  • Miễn dịch đặc hiệu: Miễn dịch đặc hiệu tạo ra một bộ nhớ miễn dịch, tức là khi kháng nguyên đã xâm nhập một lần, nó sẽ ghi nhớ kháng nguyên này và cách thức chống lại nó ở những lần xâm nhập tiếp theo.
  • Miễn dịch không đặc hiệu: Miễn dịch không đặc hiệu thì không tạo ra bộ nhớ miễn dịch.

3.6. Tính hiệu quả

  • Miễn dịch đặc hiệu: Đắp ứng miễn dịch đặc hiệu có hiệu quả hơn.
  • Miễn dịch không đặc hiệu: Đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu ít hiệu qua hơn đáp ứng miễn dịch đặc hiệu.

3.7. Thời gian đáp ứng

  • Miễn dịch đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch đặc hiệu xảy ra đáp ứng gần như tức thì.
  • Miễn dịch không đặc hiệu: Phản ứng miễn dịch không đặc hiệu cần thời gian để xảy ra đáp ứng.

3.8. Ứng dụng y học

Vì miễn dịch không đặc hiệu là miễn dịch bẩm sinh của cơ thể còn miễn dịch đặc hiệu là cách cơ thể ứng phó khi có tác nhân gây bệnh xâm nhập vào, đặc hiệu riêng với từng tác nhân gây bệnh và nó còn có khả năng ghi nhớ cách thức hoạt động để lần tới nếu gặp tác nhân đó nó sẽ biết cách chống lại một cách nhanh chóng và hữu hiệu hơn.

Do đó, người ta đã ứng dụng miễn dịch đặc hiệu để tạo nên bước tiến vacxin (Vacxin thực chất là các vi sinh vật gây bệnh đã bị giết chết hoặc làm suy yếu, hoặc là các chất độc của các vi sinh vật đó) trong phòng ngừa một số mầm bệnh.

Ngoài ra,miễn dịch còn được ứng dụng trong chẩn đoán bệnh và điều trị bệnh, đặc biệt là căn bệnh ung thư.

Các biện pháp điều trị ung thư truyền thống đang được sử dụng như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật đều đem đến nhiều tác dụng phụ người bệnh, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng thể và thời gian sống của bệnh nhân.

Nhưng liệu pháp miễn dịch, một hướng mới trong điều trị ung thư , lấy chính hệ miễn dịch của cơ thể để tiêu diệt các tế bào ung thư, từ đó tạo nên hy vọng về một phương pháp điều trị ung thư an toàn và hiệu quả cao.

4. Kết luận

So sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu sẽ giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về các loại phản ứng được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể.

Miễn dịch đặc hiệu thuộc về miễn dịch thích ứng trong khi đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu thuộc về miễn dịch bẩm sinh.

Phản ứng miễn dịch đặc hiệu được tạo ra cho một mầm bệnh cụ thể trong khi đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu là đối với tất cả các loại mầm bệnh.

Do đó, sự khác biệt chính khi so sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu đó là tính đặc hiệu của miễn dịch đối với mầm bệnh.

Thông qua cách so sánh miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, hy vọng bạn đã hiểu phần nào cách thức mà hệ miễn dịch của cơ thể bạn hoạt động để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại hình thành trong cơ thể hay chính từ môi trường xung quanh.

Và để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh, bên cạnh các yếu tố giúp ăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, có thể kể đến như hoạt chất Fucoidan Nhật bản kết hợp với bột nấm Agaricus có trong sản phẩm King Fucoidan & Agaricus. Đây xứng đáng là sự lựa chọn hoàn hảo tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch của bạn. 

Sử dụng King Fucoidan & Agaricus cũng là cách giúp bạn ngăn ngừa ung thư, căn bệnh nguy hiểm không ngừng gia tăng trong những năm gần đây.

Bạn có thể mua sản phẩm chính hãng trực tiếp qua website https://kingfucoidan.vn/ bằng cách gọi đến số tổng đài miễn cước trong giờ hành chính 18000069 

Tài liệu tham khảo thêm: https://pediaa.com/difference-between-specific-and-nonspecific-immune-response/

Phân biệt Miễn dịch tế bào và miễn dịch thể Khi mới làm quen với môn miễn dịch ta rất hay lầm lẫn hai khái niệm này. Theo định nghĩa: - Miễn dịch tế bào (cellular immunity): (miễn dịch qua trung gian tế bào) một cơ chế đề kháng của cơ thể bằng hiện tượng thực bào. - Miễn dịch thể dịch (humoral immunity): là cơ chế miễn dịch đặc hiệu thể hiện bằng sự sản xuất kháng thể có khả năng tương tác đặc hiệu với kháng nguyên.

Vậy tế bào nào tham gia đáp ứng miễn dịch tế bào, tế bào nào tham gia đáp ứng miễn dịch thể dịch? Có loại tế bào nào tham gia cả 2 loại đáp ứng miễn dịch ko?

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Em không biết mễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể là gì nhưng theo cách anh nói thì là đại thực bào kuffer(dịch thể),bạch cầu lympho B (tế bào) nếu em nhớ không lầm.Mấy cái miễn dịch này khó xơi quá!

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào
Hiện giờ em mới chỉ biết miễn dịch tế bào có sự tham gia của các tế bào limphô T (Thymuch)  độc có nguồn gốc từ tuyến ức (sách sinh học vsv cao đăng thì viết là tuyến yên) .Miễn dịch thể dich có sự tham gia của tế bào limpho B .em nghĩ là tế bào limphô của tủy xương có 2 loai miễn dịch trên. :!:

sách sinh học vsv cao đăng thì viết là tuyến yên

Quyển nào thế? Tuyến ức ở ngực cơ mà. Còn tuyến yên thì ở cổ.

Hiện giờ em mới chỉ biết miễn dịch tế bào có sự tham gia của các tế bào limphô T (Thymuch) ?độc có nguồn gốc từ tuyến ức

Còn một lô một lốc các tế bào, các chất tham gia nhận biết nữa. Tế bào T độc chỉ "làm việc" tế bào đó khi tế bào có dấu hiệu nhận biết đã được trình diện trên bề mặt tế bào.

em nghĩ là tế bào limphô của tủy xương có 2 loai miễn dịch trên.

Không hiểu ý bạn là thế nào? ----------------------------------

Tế bào B có nhiệm vụ sản xuất ra kháng thể một cách ồ ạt để đi vào máu tiêu diệt tác nhân lạ. Chứ ko riêng rẽ như tế bào T.

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào
sách sinh học vsv cao đăng thì viết là tuyến yên chăc chắn mà sach ? ? 'sinh hoc vi sinh vat' ? (sach cao đăng sư phạm) của nhà xuất bản giáo duc ko tin anh cứ mở trang 175 ra sẽ rõ.

Và thấy luôn tai sao em viết : ? em nghĩ là tế bào limphô của tủy xương có 2 loai miễn dịch trên :!:

miễn dịch thực ra thì cả tế bào limfoT va B đều sản xuất ở tủy xương bắt nguồn từ các tế bào nguồn nhưng nơi trưởng thành của chúng thì có sự khác nhau: ?limfoT thì trưởng thành từ tuyến ức còn limfoB thì lại chín ở tủy xương

Limfo T thì lại có những thụ thể CD4 và CD8 có khả năng nhận diện những kháng nguyên đặc hiệu và có loại LimfoT có chức năng kích thích limfoB hoạt dộng

Miễn dịch tế bào là cơ chế miễn dịch đặc hiệu có sự tham gia của các lympho T (có nguồn gốc từ tuyến ức ) thể hiện bằng hình thức gây độc tố và hình thành phản ứng viêm kiểu quá mẫn muộn . Miễn dịch thể dịch là cơ chế miễn dịch đặc hiệu biểu hiện bằng sự sản sinh ra kháng thể có khả năng tương tác đặc hiệu với các chất lạ của cơ thể phá hủy hoặc vô hiệu hóa chúng những kháng thể này đươcj sản sinh từ lympho B. -Các tế bào tham gia vào quá trình miễn dịch tế bào:lympho T,các đại thực bào ,bạch cầu trung tính khi các tế bào lympho T tương tác với kháng nguyên thì sẻ trơ thành nguyên bào và phân chia cho ra các tế bào :tế bào T gây độc tế bào , tế bào lymphokin ,tế bào T hỗ trợ ,tế bào T ức chế. +tế bào T gây độc tế bào là loại tế bào có khả năng tấn công trực tiếp và gây độc cho các tế bào đích mang kháng nguyên đặc hiệu +tế bào lymphokin :khi tế bào lympho T tiếp xúc với kháng nguyên đặc hiệu chúng tiết ra nhóm chất hòa tan có tên là lymphokin .Nhóm chất hòa tan này có tác dụng hoạt hóa các tế bào có trách nhiệm miễn dịch khác ,kể cả đại thực bào và bạch cầu trung tính các tế bào này sẻ thực bào các thể lạ đó (khác với trường hợp miễn dịnh không đặc hiệu cũng có hiện tượng ?đại thực bào và bach cầu trung tính thực bào nhưng không có sự tác động của lympho T) +tế bào T hỗ trợ và tế bào T ức chế ?hỗ trợ hay ức chế việc ?sản xuất kháng nguyên .Nó tham gia vào miễn dịch thể dịch. -Miễn dịch thể dịch có sự tham gia của lympho B ,tế bào T ?hỗ trợ ,tế bào T ức chế.

+tế bào T hỗ trợ hối hợp với lympho bào B để kích thích sự sản sinh và biệt hóa của lympho bào B thành tương bào sản xuất ra kháng thể.

+tế bào T ?ức chế ?:gây ảnh hưởng lên tế bào T hỗ trợ để điều hòa hoặc hạn chế hoạt động của chúng . +lympho B:tạo ra kháng thể .

Ngoài ra trong tài liệu còn nói có cả đại thực bào và một số tế bào khác cũng tham gia vào miễn dịch thể dịch nhưng mình không hiểu lắm bạn nào hiểu thì nói giùm nha.Cảm ơn.

Đại thực bào, dendritic cell và tế bào B là các tế bào trình diện kháng nguyên. Chúng là ngưỡng cửa đầu tiên của hệ miễn dịch chủ động. 1. Nếu kháng nguyên được trình diện cùng MHC II, tế bào T hỗ trợ (Th, CD4[sup:e79dcabdf0]+[/sup:e79dcabdf0]) sẽ tham gia và giúp đỡ tế bào B trưởng thành và sản xuất kháng thể đặc hiệu. Các tế bào "nói chuyện" với nhau qua các cytokine. Bản thân tế bào B cũng có thể tự sản xuất kháng thể mà không cần Th, nhưng trên phương diện vaccine, sự tham gia của Th là quan trọng và đảm bảo trí nhớ miễn dịch. 2. Nếu kháng nguyên được trình diện cùng MHC I, tế bào T gây độc tế bào (Tc, CD8[sup:e79dcabdf0]+[/sup:e79dcabdf0]) sẽ tham gia, trưởng thành và giết đặc hiệu các tế bào trình diện kháng nguyên. MHC I có mặt trên tất cả các tế bào của cơ thể (khác với MHC II chỉ có trên các tế bào trình diện kháng nguyên). Như trên, các tế bào "nói chuyện" với nhau qua các cytokine. Để trả lời câu hỏi: Miễn dịch thể dịch nhằm nói đến cơ chế (1) ở trên, tức sự sản xuất kháng thể đặc hiệu kháng kháng nguyên. Miễn dịch tế bào (nói tắt của miễn dịch tế bào T) là miễn dịch có sự tham gia của tế bào T, chủ yếu nhằm nói đến cơ chế (2) ở trên, tuy một số người vẫn coi sự giúp đỡ của Th với tế bào B ở cơ chế (1) thuộc miễn dịch tế bào.

Tế bào T ức chế (Ts), hiện được gọi chung là tế bào T điều hòa (Treg, CD4[sup:e79dcabdf0]+[/sup:e79dcabdf0]CD25[sup:e79dcabdf0]+[/sup:e79dcabdf0]FOXP3[sup:e79dcabdf0]+[/sup:e79dcabdf0]). Đây là một lớp tế bào đang rất được quan tâm nghiên cứu trong bệnh tự miễn.

A lô, có ai ở đó không???

May quá, em lại đuợc vào để hầu chuyện các bác rồi. Cứ tưởng là nick đã bị ban. Hic hic.... @ admin: Lầm sau các bác có khóa nick, xin khóa tất cả các nick vào trong chủ đề đó nhé. Bác khóa mỗi mình em khác gì bác bịt mồm em và banh tai em ra để nghe người khác nói? @ bác Đức: 1. May quá, bác vào diễn đàn SHVN đã làm tăng hẳn tính miễn dịch cho diễn đàn để chống lại một số ông 'kháng nguyên cù nhầy'. Qua theo dõi một số topic, em thấy có mấy ông kháng nguyên khiếp lắm, có những lúc em cũng đưa ra một số chương trình vacine chủ động, có những lúc em cũng tiêm mấy ông kháng thể đặc hiệu theo kiểu miễn dịch bị động nhưng mấy ông kháng nguyên đó cũng khiếp quá. Các ông ấy đôi khi ngồi dưới giếng 'intracellular pathogen' rồi đấy nhưng vẫn cố thò cổ lên để cãi, khiếp quá, khiếp quá..... Cái loại này, kháng thể đặc hiệu của em không diệt nổi Bác vào đây, hi vọng tính miễn dịch của diễn đàn sẽ tăng lên gấp nhiều lần để chống lại mấy ông 'super-antigen' đó. Hi vọng bác sẽ cùng mọi người góp sức để xây dựng diễn đàn SHVN ngày càng phát triển. 2. Qua đây, bác cho em hỏi: Sau khi tế bào B sinh kháng thể xong, kháng thể tồn tại lại trong người rất lâu và rất lâu. Lần sau, khi kháng thể gặp trực tiếp kháng nguyên cũ. Chúng tấn công và tiêu diệt các kháng nguyên đó theo những cách mà trong sách đã viết. Vậy như thế có được xếp vào loại : Miễn dịch dịch thể không?

Cám ơn bác!

Sau khi tế bào B sinh kháng thể xong, kháng thể tồn tại lại trong người rất lâu và rất lâu. Lần sau, khi kháng thể gặp trực tiếp kháng nguyên cũ. Chúng tấn công và tiêu diệt các kháng nguyên đó theo những cách mà trong sách đã viết. Vậy như thế có được xếp vào loại : Miễn dịch dịch thể không?

Chào bạn Trung,
Kháng thể không tồn tại trong người lâu lâu lâu lắm lắm lắm đâu. Nó cũng là một protein và khi không còn cần đến nữa sẽ bị phân hủy. Cái tồn tại lâu là các tế bào B trưởng thành (plasma cell và memory B cell) luôn duy trì một lượng kháng thể nhất định trong máu và sẵn sàng sản xuất thêm nếu cần. Chúng thuộc về hệ miễn dịch thể dịch.

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

@ admin: Lầm sau các bác có khóa nick, xin khóa tất cả các nick vào trong chủ đề đó nhé. Bác khóa mỗi mình em khác gì bác bịt mồm em và banh tai em ra để nghe người khác nói?

Lý do bạn không post bài được trong ngày hôm đó là vì đúng lúc bạn post bài thì server có lỗi về thời gian và bài post của bạn bị đôn lên ngày hôm sau. Chỉ trong 1 thời gian ngắn server có lỗi này, sau đó mọi chuyện bình thường. Do lỗi này nên có 2 vấn đề xảy ra: 1. Các bài gửi sau bài của bạn trong topic đó bị đẩy lên trên. 2. Bạn kô tiếp tục post bài được trong diễn đàn do chức năng chống flood hiểu nhầm vấn đề thời gian. Lúc bạn post bài cũng là lúc anh Lê Hồng Đức post, và anh ấy cũng bị tình trạng y như bạn. Sang đến ngày hôm sau thì chức năng flood nhận diện thời gian như bình thường nên bạn và anh Đức tiếp tọc post bài được. ====

1. May quá, bác vào diễn đàn SHVN đã làm tăng hẳn tính miễn dịch cho diễn đàn để chống lại một số ông 'kháng nguyên cù nhầy'. Qua theo dõi một số topic, em thấy có mấy ông kháng nguyên khiếp lắm, có những lúc em cũng đưa ra một số chương trình vacine chủ động, có những lúc em cũng tiêm mấy ông kháng thể đặc hiệu theo kiểu miễn dịch bị động nhưng mấy ông kháng nguyên đó cũng khiếp quá. Các ông ấy đôi khi ngồi dưới giếng 'intracellular pathogen' rồi đấy nhưng vẫn cố thò cổ lên để cãi, khiếp quá, khiếp quá..... Cái loại này, kháng thể đặc hiệu của em không diệt nổi

Bác vào đây, hi vọng tính miễn dịch của diễn đàn sẽ tăng lên gấp nhiều lần để chống lại mấy ông 'super-antigen' đó. Hi vọng bác sẽ cùng mọi người góp sức để xây dựng diễn đàn SHVN ngày càng phát triển.

Bạn là người vào được khu vực ẩn khi chúng ta giải quyết chuyện buồn lần trước, vì vậy thiết nghĩ bạn rất hiểu là trên SHVN không nên ví von, không nên sử dụng những câu chuyện bóng gió. Đề nghị các admin ghi nhớ bài post trên của bạn Trung và cả ở topic trước (đại khái có bám quần bám váy gì đó). Đây là lần nhắc nhở thứ 2 của các admin SHVN với Trung. Nếu bạn tiếp tục vi phạm thì sẽ bị ban nick, mức độ ban nick thường sẽ là vĩnh viễn như trong Quy định diễn đàn đã viết rõ ràng. Còn một điều nữa là khi bị ban nick thì tên của người bị ban nick sẽ được công bố, cùng với lý do bị ban. Xin nhắc trước để mọi người cùng biết. Xin đừng hiểu nhầm là chúng tôi dọa dẫm mà vì từ bây giờ các admin SHVN sẽ rất thẳng tay, đúng luật, để tránh những chuyện đáng tiếc hơn có thể xảy ra.

Thân,

Chào bạn Trung,
Kháng thể không tồn tại trong người lâu lâu lâu lắm lắm lắm đâu. Nó cũng là một protein và khi không còn cần đến nữa sẽ bị phân hủy. Cái tồn tại lâu là các tế bào B trưởng thành (plasma cell và memory B cell) luôn duy trì một lượng kháng thể nhất định trong máu và sẵn sàng sản xuất thêm nếu cần. Chúng thuộc về hệ miễn dịch thể dịch.

Vâng, cám ơn anh rất nhiều. Lúc đang viết, em cũng chỉ nghĩ là cố phân tách cái dòng suy nghĩ của người đọc từ lúc ông kháng nguyên ngồi chễm trệ trên lưng ông MHCII đến lúc ông tế bào B tham gia vào cắt cái chân bẩn (chân không sạch vì sợ nước) của ông kháng thể, đuổi ông kháng thể ra khỏi nhà để cho ông ấy đi đánh giặc. Post xong, em mới biết cách tách như vậy của mình đã bị nhầm. Tiện đây, anh cho em hỏi thêm câu nữa: thời gian tồn tại 'hafl-life' của các loại kháng thể là bao lâu? Nó có giống nhau giữa các lớp IgA, IgG...? có khác nhau ở tính đặc hiệu kháng nguyên (VD: cùng một loại IgG nhưng kháng các loại kháng nguyên khác nhau), có phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe cơ thể?

Thanks!


Page 2

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào


Page 3

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Dec 6, 2009

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Aug 27, 2009

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào


Page 4

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Nov 18, 2006

Sự giống nhau giữa miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào

Oct 21, 2006

Mar 18, 2006