Sử giống nhau giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

Nếu bạn là một người làm công tác khoa học thì chắc hẳn đã từng nghe đến phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về 2 phương pháp này. Chính vì thế cho nên trong bài viết hôm nay, Luận Văn 24 sẽ giới thiệu chi tiết về nghiên cứu định tính và định lượng là gì, sự khác biệt giữa chúng như thế nào. Cùng theo dõi để tìm hiểu nhé!

Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là gì?

Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là cách tiếp cận nhằm mục đích thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức và động cơ thúc đẩy. Phương pháp này có thể hướng chúng ta đến việc xây dựng giả thuyết và cách giải thích vấn đề. Thường thì phương pháp nghiên cứu định tính sẽ được dùng để trả lời cho câu hỏi “Như thế nào”, “ Tại sao” hoặc “Cái gì”

Đặc trưng cơ bản của nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính có một số điểm đặc trưng như sau:

  • Nghiên cứu định tính liên quan trực tiếp đến mô tả và giải thích cho nên sẽ có yếu tố chủ quan của người nghiên cứu.
  • Mục đích chính của nghiên cứu định tính là trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu thông qua các dữ liệu có ý nghĩa giải thích và chứng minh cho kết quả mà người nghiên cứu tìm ra. Những kết quả này được mô tả bằng chữ, không được chứng thực dưới mô hình kinh tế lượng hay mô hình toán.
  • Nghiên cứu định tính thực chất là được dùng để trả lời các câu hỏi mà phương pháp nghiên cứu định lượng chưa thể trả lời được. Từ đó mở ra hướng nghiên cứu khoa học mới và cũng là một thách thức cho các nhà khoa học khi sử dụng phương pháp này.
  • Mặc dù cách để thực hiện phương pháp này không quá khó nhưng để phân tích chính xác thì lại đòi hỏi trình độ cũng như chuyên môn của người nghiên cứu cực kỳ cao bởi nó phụ thuộc rất lớn và năng lực tư duy và lý luận.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng thường được áp dụng trong khoa học xã hội với các bộ môn như tâm lý học, kinh tế học, xã hội học, tiếp thị, y tế,…

Nghiên cứu định lượng là gì?

Nghiên cứu định lượng hay còn được biết đến với tên gọi Quantitative research là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. Nghiên cứu định lượng thường được áp dụng đối với các hiện tượng có thể diễn tả hoặc quy đổi bằng số.

Nói cách khác thì nghiên cứu định lượng chính là nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác nhau để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải các mối quan hệ giữa các nhân tố với nhau.

Đặc trưng cơ bản của nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu và định lượng đều có những điểm đặc trưng riêng. Dưới đây là một số đặc trưng cơ bản của nghiên cứu định lượng:

  • Nghiên cứu định lượng sẽ liên quan đến lượng và số còn nghiên cứu định tính thì liên quan chủ yếu đến chất và mô tả.
  • Mục đích chính của nghiên cứu định lượng là để đo lường, kiểm tra sự liên quan giữa các biến số và được thể hiện dưới dạng số đo, thống kê.
  • Phương pháp nghiên cứu này bắt buộc phải sử dụng các mô hình kinh tế lượng và mô hình toán.
  • Nghiên cứu định lượng thường được dùng để tổng quát hóa kết quả nghiên cứu thông qua các phân phối ngẫu nhiên và lấy mẫu đại diện.
  • Đối với một số biến số có bản chất là định tính [không đếm được] thì việc để có thể thực hiện nghiên cứu định lượng phải lượng hóa biến số.

Sự khác biệt giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng

Sau khi phân tích chi tiết về định nghĩa và đặc trưng của 2 phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thì có thể nhận thấy một số điểm khác biệt như sau:

Về mặt định nghĩa

Phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp tiếp cận để nhằm tìm cách mô tả và phân tích các đặc điểm của nhóm người và thu thập dữ liệu bằng chữ. Còn nghiên cứu định lượng sẽ thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết các quan hệ theo quan điểm diễn dịch

Về lý thuyết

  • Nghiên cứu định tính theo hình thức quy nạp và tạo ra lý thuyết, sử dụng các quan điểm diễn giải để giải thích quan niệm trong nghiên cứu.
  • Nghiên cứu định lượng chủ yếu là sử dụng mô hình khoa học tự nhiên thực chứng luận để kiểm chứng lý thuyết, phương pháp này có thể được chứng minh trong thực tế.

Phương hướng thực hiện

  • Nghiên cứu định tính sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu [phỏng vấn không cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống], thảo luận nhóm [thảo luận tập trung, thảo luận không chính thức] và quan sát tham dự để thực hiện nghiên cứu.
  •  Nghiên cứu định lượng thì sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến, nghiên cứu đồng đại chéo, nghiên cứu đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian, nghiên cứu trường hợp hoặc nghiên cứu so sánh để thu thập và phân tích dữ liệu.

Cách chọn mẫu

  • Nghiên cứu định tính sẽ chọn mẫu xác suất: mẫu xác suất tự nhiên, mẫu xác suất chùm, mẫu xác suất hệ thống, mẫu phân tầng, mẫu cụm
  • Nghiên cứu định lượng cũng chọn mẫu xác suất nhưng chỉ gồm có mẫu ngẫu nhiên đơn giản, mẫu hệ thống, mẫu phân tầng và mẫu cụm

Cách lập bảng hỏi

  • Bảng hỏi của nghiên cứu định tính không cần sắp xếp theo thứ tự và sẽ gồm có các câu hỏi mở, câu hỏi dài, câu hỏi gây tranh luận.
  • Bảng hỏi của nghiên cứu định lượng thì bắt buộc phải theo thứ tự gồm các loại câu hỏi đóng – mở, câu hỏi được soạn sẵn, câu hỏi ngắn gọn, xúc tích, câu hỏi không gây tranh luận.

Như vậy là Luận Văn 24 vừa gửi đến bạn đọc thông tin về định nghĩa, đặc trưng và sự khác biệt của phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc thực hiện nghiên cứu, học tập và làm việc của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Nguồn: Luanvan24.com

Tôi là Thu Trà, hiện tại tôi là Quản lý nội dung của Luận Văn 24 – Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn uy tín. Chúng tôi đặt lợi ích của khách hàng là ưu tiên hàng đầu.  Website: //luanvan24.com/ – Hotline: 0988552424.

Nghiên cứu khoa học là việc thu thập, phân tích và lý giải số liệu để giải quyết một vấn đề hay trả lời một câu hỏi [Varkevisser, 1991]. Phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng đầu tiên trong các nghiên cứu nhân chủng học. Để có được những thông tin sâu, các nhà nhân chủng học đi đến sống ở các cộng đồng mà họ muốn nghiên cứu, họ thường sử dụng các kỹ thuật như phỏng vấn phi cấu trúc, thu thập lịch sử đời sống, thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp để quan sát và tìm hiểu những nguyên nhân chi phối hành vi ứng xử của người dân. Ngày nay, các kỹ thuật đó được sử dụng rộng rãi không chỉ trong phạm vi của nhân chủng học mà còn ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là lĩnh vực Y- Xã hội học.


Phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu định tính là gì?

Nghiên cứu định tính [NCĐT] là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày. Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng chúng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập. Đó là một trong những khác biệt cơ bản giữa phương pháp định tính và phương pháp định lượng.

So sánh nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định lượng [NCĐL] sử dụng một bảng hỏi đã chuẩn bị trước theo một cơ cấu nhất định cho mọi đối tượng nghiên cứu. Một ví dụ điển hình của phương pháp này là điều tra KAP [Knowledge Attitude Pratice: Kiến thức – Thái độ – Thực hành]. Nghiên cứu KAP cho phép suy luận thống kê từ kết quả thu được ở các mẫu tương đối nhỏ ra quần thể lớn hơn; nó cũng cho phép đo lường và đánh giá mối liên quan giữa những biến số; tiến hành điều tra khá dễ và triển khai khá nhanh chóng và kết quả thu được từ các cuộc điều tra tốt có thể sử dụng để so sánh theo thời gian hoặc giữa các vùng. Tuy nhiên KAP có một số nhược điểm và cần được sử dụng một cách thận trọng. Đáng lưu ý nhất là những sai số không do chọn mẫu, ví dụ người được hỏi trả lời không đúng các câu hỏi vì không nhớ hoặc do hiểu sai hoặc cố tình nói dối. Hai vấn đề nghiêm trọng nhất là:

– Sự phiên dịch lại về mặt văn hóa: xảy ra khi đối tượng phỏng vấn không hiểu câu hỏi đặt ra như ý định của nhà nghiên cứu mà lại hiểu khác đi và trả lời theo cách hiểu của họ.

– Những sai số ngữ cảnh là những yếu tố liên quan đến bản thân cuộc phỏng vấn. Phương pháp nghiên cứu định luợng giả định rằng hành vi và thái độ của con người không thay đổi theo ngữ cảnh. Tuy nhiên, câu trả lời của đối tượng có thể thay đổi phụ thuộc vào các ngữ cảnh khác nhau.

– Nghiên cứu định tính cho phép các nghiên cứu viên hạn chế các sai số ngữ cảnh bằng cách sử dụng các kỹ thuật phỏng vấn và tạo ra một môi trường phỏng vấn mà trong đó đối tượng cảm thấy thoải mái nhất.

Các phương pháp thu thập thông tin khác nhau đem lại thông tin khác nhau. Vì vậy trước khi quyết định sử dụng phương pháp nào cần phải xác định loại thông tin nào cần thiết nhất cho mục đích nghiên cứu. Các phương pháp NCĐT và NCĐL có thể kết hợp để bổ sung lẫn cho nhau. Ví dụ:

– NCĐT có thể hỗ trợ cho NCĐL bằng cách xác định các chủ đề phù hợp với phương pháp điều tra.

– NCĐL có thể hỗ trợ cho NCĐT bằng cách khái quát hóa các phát hiện ra một mẫu lớn hơn hay nhận biết các nhóm cần nghiên cứu sâu

– NCĐT có thể giúp giải thích các mối quan hệ giữa các biến số được phát hiện trong các NCĐL

Sử dụng phương pháp nghiên cứu phù hợp


Sử dụng NCĐT trong trường hợp

Sử dụng NCĐL trong trường hợp

Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ

Chủ đề nghiên cứu đã được xác định rõ và đã quen thuộc

Nghiên cứu thăm dò, khi chưa nắm được những khái niệm và các biến số

Khi những vấn đề cần đo lường khá nhỏ hay đã từng được giải quyết

Khi cần thăm dò sâu, khi muốn tìm hiểu mối quan hệ giữa những khía cạnh đặc biệt của hành vi với ngữ cảnh rộng hơn

Khi không cần thiết phải liên hệ những phát hiện với các bối cảnh xã hội hay văn hóa rộng hơn hay bối cảnh này đã được hiểu biết đầy đủ

Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa, nguyên nhân hơn là tần số

Khi cần sự mô tả chi tiết bằng các con số cho một mẫu đại diện

Khi cần có sự linh hoạt trong hướng nghiên cứu để phát hiện những vấn đề mới và khám phá sâu một chủ đề nào đó

Khi khả năng tiến hành lại sự đo lường là quan trọng

Nghiên cứu sâu và chi tiết những vấn đề được chọn lựa kỹ càng, những trường hợp hoặc các sự kiện

Khi cần khái quát hóa và so sánh kết quả trong quần thể nghiên cứu

Page 2

Đối với các học viên, giảng viên trong các trường đại học, nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên. Và việc viết các bài luận văn khoa học là một trong những hình thức thể hiện của nghiên cứu khoa học. Nhưng viết được một bài luận khoa học tốt không phải ai cũng làm được, do đó chúng tôi nhận hỗ trợ khoa học cho các bạn một cách tận tâm nhất.

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHƯ THẾ NÀO?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng luận văn khoa học là gì đã? Luận văn khoa học chuyên nghiên cứu chuyên sâu về một vấn đề khoa học hay công nghệ nhằm mục đích:

– Luyện tập & áp dụng các phương pháp, kỹ năng nghiên cứu khoa học.

– Thể hiện những điều tiếp thu được trong quá trình học tập hay kết quả tìm hiểu một vấn đề khoa học quan tâm.

– Bảo vệ công trình nghiên cứu trước Hội đồng thẩm định hoặc có thể được chấm để được lấy bằng tốt nghiệp các chương trình đào tạo Thạc sĩ.

VIẾT LUẬN VĂN KHOA HỌC TỒN TẠI VỚI NHIỀU HÌNH THỨC:

– Viết tiểu luận, bản báo cáo thực tập: là bài trình bày một nội dung nằm trong phạm vi môn học hay một vấn đề cụ thể tại đơn vị nghiên cứu nhằm đưa ra được những nhận định, kết luận, đánh giá & giải pháp để cải thiện tốt hơn vấn đề được đề cập ban đầu. Những báo cáo này thường có độ dài tối đa là 30 trang.

– Làm luận văn tốt nghiệp hay Đồ án tốt nghiệp: là nghiên cứu mang tính chất tổng hợp, bao quát rộng hơn, thể hiện sự tích lũy, vận dụng được từ khóa đào tạo chuyên ngành theo học, được bảo vệ hoặc chấm điểm để lấy bằng cử nhân hoặc kỹ sư. Độ dài của các chuyên đề này tùy theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn, thường là 80 trang.

– Viết luận văn Thạc sĩ: là nghiên cứu sâu rộng hơn về một đề tài quan trọng, đang được quan tâm trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, kỹ thuật, thể hiện sự chắc chắc về kiến thức chuyên môn cũng như kỹ năng thực hành, vận dụng các phương pháp nghiên cứu của học viên, Với tầm vĩ mô, mang tính ứng dụng cao hơn, luận văn Thạc sĩ phải được bảo vệ trước Hội đồng chấm điểm với độ dài khoảng 100 trang.

Vì vậy, viết luận văn có thể được xem như một công trình khoa học, yêu cầu phải được thực hiện trách nhiệm, chất lượng; đảm bảo có ý nghĩa khoa học & tính ứng dụng thực tiễn; mọi dữ liệu, các khâu dữ liệu đều phải chính xác, tính tin cậy cao; ngôn ngữ sử dụng khoa học, phổ biến, rõ ràng, dễ hiểu; hình thức cũng phải được trình bày đúng theo quy định.

Những yêu cầu trên đây cho thấy phần nào những khó khăn mà các bạn sinh viên, các học viên cao học phải đối mặt. Chúng tôi sẽ giúp các bạn giải quyết những trở ngại này để có được một bản báo cáo hoàn hảo, chất lượng chất.

CAM KẾT

    1. Chất lượng: bài viết của chúng tôi cam kết chất lượng, đạt chuẩn Harvard APA.

    2. Nhanh chóng: đội ngũ khoa hoạch luôn hoàn thành trước thời hạn bạn yêu cầu 3 - 7 ngày.

    3. Uy tín: chúng tôi luôn hỗ trợ các bạn 24/7 để hỗ trợ chỉnh sửa theo yêu cầu của bạn.

    4. Bảo mật: thông tin của bạn sẽ được chúng tôi bảo mật hoàn toàn, ngay cả người viết cũng không được phép biết thông tin của bạn.


QUY TRÌNH LÀM VIỆC

Để dễ dàng, thuận tiện cũng như đảm bảo sự tin tưởng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ , chúng tôi xin được thông tin đến các bạn quy trình làm việc thường trải qua các bước như sau:

1. Tiếp nhận thông tin: Bạn gửi yêu cầu viết thuê luận văn cho chúng tôi về địa chỉ Email: với nội dung gồm :

- Tên đề tài.

- Đề cương.

- Yêu cầu đề tài [và tài liệu liên quan nếu bạn muốn chúng tôi sử dụng thêm tài liệu của bạn].

-Thời hạn nộp bài

-Số điện thoại để chúng tôi tiện liên lạc

Hoặc có thể trao đổi trực tiếp qua SĐT để được hỗ trợ tốt nhất và nhanh nhất.

2. Báo giá: Sau khi nhận được yêu cầu đề tài, các chuyên viên của chúng tôi sẽ nghiên cứu, phân tích đề tài và gửi báo giá phản hồi bạn qua email.

3. Tiến hành viết: Chúng tôi sẽ tiến hành viết bài sau khi thống nhất với bạn về nội dung và giá cả. Một bài luận văn thường sẽ chia thành 3 phần để viết và các bạn sẽ thanh toán cho chúng tôi theo tiến độ từng phần. Quá trình viết sẽ hoàn tất trước thời hạn bạn yêu cầu 5-7 ngày.

4. Chỉnh sửa theo yêu cầu: Chúng tôi sẽ chỉnh sửa cho phù hợp yêu cầu của bạn hoặc của Giảng viên.

5. Hoàn thiện đề tài: Sau khi chỉnh sửa theo yêu cầu của GV [nếu có], hội đồng cố vấn sẽ kiểm tra lại toàn bộ bài viết để gửi bài luận văn hoàn thiện cho bạn tiến hành bảo vệ. Chúng tôi cam kết 100% bài viết thuê luận văn của chúng tôi đều đạt kết quả như mong đợi.

Với phương châm "Chất lượng - Nhanh chóng - Uy tín - Bảo mật", chúng tôi sẽ nổ lực hết sức để giúp bạn có bài viết chất lượng, đáp ứng đúng tiến độ và đặt biệt bảo mật hoàn toàn thông tin của khách hàng.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề