Sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản

Thẩm tra, thẩm định sửa chữa nhỏ, thường xuyên

Ngày cập nhật: 22/07/2020

Hỏi: [Nguyễn Hoàng - ]

Hiện tại, Cơ quan tôi hay có các hạng mục sửa chữa nhỏ [khắc phục các hư hỏng phát sinh trong quá trình sử dụng của nhà xưởng, nhà văn phòng]. Theo quy định chúng tôi có phải thực hiện các công tác thẩm tra, thẩm định dự toán và thiết kế [nếu có] theo quy định tại Luật Xây dựng không, giá trị mỗi hạng mục dưới 500 triệu đồng.

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng [Nghị định số 59/2015/NĐ-CP] và khoản 15 Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thì các hạng mục, công trình sửa chữa nhỏ có giá trị dưới 500 triệu đồng trong câu hỏi của quý Công dân thuộc đối tượng dự án đầu tư xây dựng chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, dự án đầu tư xây dựng [gồm Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng] phải được thẩm định trước khi quyết định đầu tư. Tùy theo nguồn vốn sử dụng, thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế-kỹ thuật đầu tư xây dựng được quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Việc thẩm tra dự án làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt dự án được quy định tại khoản 7 Điều 57 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.


Cục Quản lý hoạt động xây dựng

Đơn vị ông Lê Công Trung [Thanh Hóa] được giao cải tạo sửa chữa một số công trình quy mô nhỏ bằng nguồn kinh phí hoạt động không thường xuyên được bố trí trong dự toán giao hàng năm của đơn vị.

Các gói thầu xây lắp thuộc các công trình cải tạo, sửa chữa thường xuyên nêu trên có giá gói thầu từ 100 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng. Khi đơn vị chọn hình thức lựa chọn nhà thầu thì có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp thứ nhất, theo quy định tại Điều 54 Luật Đấu thầu, đối với các gói thầu xây lắp có giá dưới 1 tỷ đồng thì áp dụng hình thức chỉ định thầu [gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu].

Trường hợp thứ hai, theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định việc sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản thì với giá gói thầu từ 100 triệu đồng trở lên áp dụng hình thức chào hàng cạnh tranh [áp dụng với nguồn chi thường xuyên].

Ông Trung hỏi, với nguồn vốn là nguồn kinh phí hoạt động không thường xuyên khi áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu xây lắp nêu trên, đơn vị ông áp dụng hình thức chỉ định thầu có đúng không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm e Khoản 1 Điều 22 Luật Đấu thầu quy định một trong những trường hợp được áp dụng hình thức chỉ định thầu là gói thầu có giá gói thầu trong hạn mức được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội trong từng thời kỳ.

Điều 54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định gói thầu có giá trị trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 22 của Luật Đấu thầu bao gồm:

- Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ công;

- Không quá 1 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công;

- Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.

Đối với vấn đề của ông Trung, việc áp dụng hình thức chỉ định thầu được thực hiện theo quy định nêu trên.

Theo Chinhphu.vn

//baochinhphu.vn/Tra-loi-cong-dan/Goi-thau-co-gia-trong-han-muc-duoc-ap-dung-chi-dinh-thau/428485.vgp

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 9, Điều 4 Luật Đấu thầu quy định dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: Logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại Khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều này.

Tại Khoản 45, Điều 4 Luật Đấu thầu quy định, xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.

Căn cứ Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp quy định về phạm vi điều chỉnh; trong đó, theo quy định tại Điểm h, Khoản 1, Điều 2 về dịch vụ phi tư vấn bao gồm: Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính phù hợp với Khoản 9, Điều 4 Luật Đấu thầu; việc quy định "sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản" để phân biệt với quy định về đấu thầu đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn đầu tư phát triển.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Độc giả Nguyễn Mai Hồng Huân [TP. Hồ Chí Minh] đặt câu hỏi như sau: Theo Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC hướng dẫn, dịch vụ phi tư vấn bao gồm: “… sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản”.

Tôi muốn hỏi, trường hợp sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa có các công việc liên quan đến lắp đặt thuộc về xây lắp công trình [dự toán sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa được lập theo định mức phần xây dựng và lắp đặt của Bộ Xây dựng quy định hiện hành] thì nội dung này của Thông tư số 58/2016/TT-BTC có phù hợp với quy định của Khoản 9, Điều 4 Luật Đấu thầu 2013 hay không?

Bộ Tài chính trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 9, Điều 4 Luật Đấu thầu quy định dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: Logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại Khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn quy định tại khoản 8 Điều này.

Tại Khoản 45, Điều 4 Luật Đấu thầu quy định, xây lắp gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt công trình, hạng mục công trình.

Căn cứ Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn Nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp quy định về phạm vi điều chỉnh; trong đó, theo quy định tại Điểm h, Khoản 1, Điều 2 về dịch vụ phi tư vấn bao gồm: Thuê các dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện vận chuyển; sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản.

Quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính phù hợp với Khoản 9, Điều 4 Luật Đấu thầu; việc quy định "sửa chữa thường xuyên nhỏ, lẻ nhà cửa, công trình xây dựng không thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản" để phân biệt với quy định về đấu thầu đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn đầu tư phát triển.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề