Tài sản của Nhà nước thuộc sở hữu

Nhà nước là chủ sở hữu và Chính phủ được giao quản lý, thống nhất toàn bộ tài sản của nhà nước trên lãnh thổ Việt Nam hoặc nước ngoài. Vậy nội dung sở hữu nhà nước là gì ? Những đặc trưng của sở hữu nhà nước như thế nào? Luật Thiên Minh sẽ giúp bạn hiểu rõ về nó qua bài viết dưới đây.

Sở hữu Nhà nước là gì? 

Là hình thức sở hữu mà Nhà nước là người đại diện cho nhân dân quản lý, nắm giữ tư liệu sản xuất, là chủ sở hữu đối với tài sản quy định tại điều 17, Hiến pháp 1992: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân”.

Nội dung của sở hữu Nhà nước

Nhà nước là chủ sở hữu và Chính phủ được giao quản lý, thống nhất toàn bộ tài sản của nhà nước trên lãnh thổ Việt Nam hoặc nước ngoài. Trong phạm vi thẩm quyền của mình Chính phủ sẽ giao việc chiếm hữu, sử dụng, quản lý cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trong những trường hợp luật định, quyết định của Chính phủ về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt phải được Quốc hội nhất trí như các dự án đầu tư xây dựng các cảng biển, nhà máy lọc dầu… Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt phải thực hiện các quyền năng của mình trong phạm vi pháp luật cho phép: ví dụ như hộ gia đình được giao đất để trồng rừng nhưng phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ rừng theo chương V của Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11… Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được giao theo quy định của pháp luật. Cơ quan, cá nhân, tổ chức được giao tài sản chỉ có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản theo mục đích và thời hạn mà pháp luật quy định.Tài sản đã được giao cho các cơ quan, cá nhân, tổ chức có thể bị Nhà nước thu hồi trong những trường họp luật định, người có tài sản bị thu hồi có thể được bồi thường các chi phí đầu tư và thiệt hại xảy ra hậu quả của việc thu hồi.  Việc thu hồi đất xảy ra có thể do Nhà nước giao cho cá nhân, tổ chức đã hết thời hạn; hay cá nhân, tổ chức có hành vi trái với quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản được giao; cá nhân, tổ chức sử dụng tài sản được giao không đúng mục đích…

Những đặc trưng của sở hữu nhà nước

– Tính phức tạp của quá trình thảo luận chung quanh vấn đề sở hữu nhà nước có nguyên nhân ở chỗ nhà nước vừa đóng vai trò chủ thể sở hữu như các chủ thể khác, vừa phải là chủ thể định ra khung khổ thể chế cho toàn xã hội. Phân tích các yếu tố cấu thành sở hữu nhà nước có những nội dung sau:

Thứ nhất, chủ thể nhà nước là chủ thể đặc biệt vì bản thân Nhà nước là một pháp nhân và quan niệm về nhà nước cũng rất khác nhau ở các hệ thống kinh tế khác nhau.

– Thứ hai, đối tượng sở hữu nhà nước bao gồm hai nhóm. Nhóm thứ nhất mang tính chất gần như đương nhiên, không thể phân chia cho các chủ thể phi nhà nước như vùng trời, vùng biển, tài nguyên trong lòng đất, hoặc các đối tượng mới xuất hiện gần đây như tên miền trên mạng In-tơ-nét… Chính nhóm này quy định sự cần thiết khách quan của sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thị trường. Nhóm thứ hai bao gồm các đối tượng vừa có thể thuộc sở hữu nhà nước vừa có thể thuộc các chủ thể sở hữu khác.

– Thứ ba, chủ thể của sở hữu nhà nước dù tổ chức theo mô hình nào cũng thường có nhiều cấp, nên thường có tính sát sạt rất thấp trong việc thực hiện và kiểm soát thu nhập từ tài sản. Hơn nữa quyền quản lý thường được thực hiện bởi một bộ máy làm việc theo chế độ công chức, cơ chế quy trách nhiệm cá nhân và động cơ đạt mục tiêu hiệu quả vàáp lực kiểm soát thường không rõ ràng. Cuối cùng quyền chuyển nhượng thường bị hạn chế, thể hiện một số quyền như thừa kế, tặng, biếu… không thể thực hiện được vì pháp luật không cho phép.

– Khi bàn đến vấn đề sở hữu nhà nước, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lê-nin cũng chưa thống nhất và sử dụng nhiều tên gọi khác nhau nhưng gần nghĩa nhau: sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữu chung, sở hữu công cộng, sở hữu xã hội. Ở Việt Nam, cho đến nay các học giả tương đối thống nhất ý kiến về quan niệm sở hữu công

cộng bao gồm tất cả các hình thức sở hữu toàn dân, nhà nước và tập thể. Sự khác nhau chủ yếu do cách hiểu về sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước. Có ba quan điểm đáng chú ý sau đây: Thứ nhất, cho rằng đây là hai khái niệm khác nhau nhưng thống nhất và đồng quy với nhau. Thứ hai, cho rằng có sự khác nhau giữa sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước, nhưng ở nước ta trong thời kỳ hiện nay chỉ nên sử dụng sở hữu nhà nước là đủ. Chỉ khi nào đạt đến chủ nghĩa xã hội phát triển hoặc chủ nghĩa cộng sản mới nên áp dụng hình thức sở hữu toàn dân. Thứ ba, cho rằng, sở hữu toàn dân hoàn toàn khác với sở hữu nhà nước. Việc đồng nhất sở hữu toàn dân với sở hữu nhà nước sẽ dẫn đến lẫn lộn và lạm dụng trong việc thực hiện các quyền quản lý và định đoạt của Nhà nước khi thực hiện các quyền đại diện sở hữu toàn dân. Ngoài ra, không thấy sự thống nhất tương đối giữa sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước sẽ không phát huy được vai trò của Nhà nước trong quản lý và sử dụng sở hữu toàn dân.

– Sở hữu công cộng có nội hàm rộng hơn và bao gồm cả sở hữu nhà nước và tập thể. Nhưng sở hữu công cộng được sử dụng như một khái niệm rộng để phân biệt với sở hữu tư nhân. Về sở hữu xã hội có ba cách hiểu khác nhau: sở hữu xã hội được bao gồm sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu hỗn hợp; sở hữu xã hội là các quan hệ chiếm hữu, định đoạt… giữa một chủ thể rất nhiều người đối với các đối tượng sở hữu đặc biệt trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp cổ phần; sở hữu xã hội là các quan hệ chiếm hữu, phân phối, quản lý trên quy mô toàn xã hội đối với các đối tượng do các chủ thể khác nhau chiếm hữu.

Vai trò của sở hữu nhà nước

– Để làm rõ vai trò sở hữu nhà nước, cần đặt nó trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Nếu quan niệm sở hữu nhà nước theo nghĩa rộng, bao gồm cả khía cạnh đại diện cho sở hữu toàn dân, thì vai trò của sở hữu nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là rất lớn, thể hiện ở chỗ:

+ Sở hữu nhà nước là nòng cốt trong việc thực hiện quản lý nhà nước, tạo lập các quan hệ sản xuất mới. Thực hiện các mục tiêu chính trị, xã hội bảo đảm sự phát triển bền vững.

+ Là đại diện cho sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước tồn tại trên các lĩnh vực được Hiến pháp quy định như sở hữu đất đai, tài nguyên, vùng trời, vùng biển và tiềm lực quốc gia.

+ Sở hữu nhà nước có vai trò hướng dẫn, mở đường, công cụ điều tiết nền kinh tế. Như vậy, sở hữu nhà nước thể hiện tiềm lực nhà nước, là một trong những công cụ quan trọng điều tiết nền kinh tế và được sử dụng linh hoạt trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

– Theo lý thuyết thị trường tự do, vai trò của Nhà nước chỉ hạn chế ở những chức năng tối thiểu; từ thế kỷ XIX, đặc biệt là giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ hai, vai trò của nhà nước được đề cao và sở hữu nhà nước được tăng lên đáng kể; từ cuối thập niên 70 của thế kỷ XX lại có những xu hướng mới diễn ra theo hai chiều trái ngược nhau. Trong khi vai trò của Nhà nước vẫn được đề cao, thì những hình thức và biện pháp tham gia của Nhà nước vào nền kinh tế đã có sự thay đổi sâu sắc, khu vực sở hữu nhà nước trong kinh doanh giảm mạnh. Hiện nay, tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước ở các nước công nghiệp phương Tây khoảng dưới 10%, kể cả trong GDP và trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ, trong khi đó tỷ trọng này ở các nước đang phát triển thường lớn hơn khoảng hai lần.

Xem thêm:

>>> Bảo trì, cải tạo nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu chung

>>> Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN PHÁP LUẬT THIÊN MINH

Add: Tòa AQUA 1 109OT12B Vinhomes Golden River, số 2 Tôn Đức Thắng, Phường Bến Nghé, Quận 1

Tel: 0839 400 004 – 0836 400 004

Trân trọng !

Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước là gì?

  • /tu-van-phap-luat/doanh-nghiep/chu-so-huu-nha-nuoc-doi-voi-datc-330842

  • Căn cứ pháp lý: Bộ luật dân sự 2005' title="vbclick['99F', '122530'];" target='_blank'>Bộ luật dân sự 2005

    Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước Bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định.


  • /tu-van-phap-luat/doanh-nghiep/chu-so-huu-nha-nuoc-doi-voi-datc-330842

Bên cạnh những tài sản riêng thuộc quyền sở hữu của từng chủ sở hữu riêng biệt, pháp luật còn quy định về những tài sản chung thuộc quyền sở hữu chung của tất cả mọi người trên đất nước Việt Nam, những tài sản chung đó gọi là tì sản thuộc sở hữu toàn dân. Vậy tài sản thuộc sở hữu toàn dân là gì? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015.

1.Khái niệm sở hữu toàn dân

Sở hữu là phương tiện để các chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản. Theo đó, sở hữu toàn dân được hiểu là tất cả các công dân đều có quyền sở hữu những tài sản chung của quốc gia, dân tộc. Trong sở hữu toàn dân tất cả mọi chủ thể đều có quyền bình đẳng, tức quyền sở hữu của các chủ thể trong cùng một điều kiện như nhau đối với cùng một tài sản là như nhau, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tôn giáo,…

2.Khái niệm tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

Những tài sản chung thuộc sở hữu toàn dân được quy định tại điều 197 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

"Điều 197. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân
Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý"

Theo đó tài sản thuộc sở hữu toàn dân là đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác, các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý như: đường xá, cầu, công viên,…đều thuộc sở hữu của toàn dân. Nhân dân có quyền sử dụng, khai thác công dụng của tài sản, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Tuy nhiên vì là tài sản thuộc sở hữu toàn dân nên chủ thể có quyền đối với tài sản rất đông. Vì vậy cần phải có một chủ thể đứng ra đại diện và thống nhất quản lý tài sản, chủ thể đó chính là Nhà nước. Bởi vì Nhà nước do nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân, Nhà nước đại diện cho quyền, lợi ích của toàn thể nhân dân dân. Khoản 2 điều 2 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Nhà nước đại diện cho nhân dân nắm mọi tư liệu sản xuất chủ yếu trong tay để thực hiện sứ mệnh xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước. Quan điểm về tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện, thống nhất quản lý trong Bộ luật dân sự 2015 là đi theo định hướng mà Hiến pháp đã xây dựng. Điều 53 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Nhà nước là đại diện và thống nhất quản lý các tài sản chung thuộc sở hữu toàn dân. Bằng quyền năng của mình Nhà nước tự cho mình các quyền năng của một đại diện, và thực hiện theo một trình tự nhất định, nhưng điều đó không có nghĩa là quyền năng của Nhà nước đối với tài sản chung là vô tận. Nhà nước thực hiện quyền trong phạm vi vì lợi ích của nhân dân, và theo quy định của pháp luật như những chủ thể khác. Quyền của Nhà nước đối với tài sản cũng phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân là những tài sản chung mà mọi người dân đều là chủ thể có quyền đối với tài sản đó. Để đảm bảo cho việc sử dụng của nhân dân, tối đa hóa lợi ích của nhân dân trong việc sử dụng tài sản chung đi đôi với việc giữ gìn, bảo vệ tài sản, Nhà nước với tư cách là đại diện cho quyền lợi ích của nhân dân, tự cho mình chức năng làm đại diện, thống nhất quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản chung của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những quy định của pháp luật về tài sản thuộc sở hữu toàn dân.

Luật Hoàng Anh

Video liên quan

Chủ Đề