Tại sao bà bầu hay cáu gắt

20/10/2020

ThS. BS. Lê Võ Minh Hương

P. Công tác xã hội

Phụ nữ mang thai là một đối tượng rất dễ bị tổn thương và nhạy cảm do những sự thay đổi sinh lý trong thai kỳ. Ngoài sức khoẻ sinh lý chúng ta cần quan tâm đến cả sức khoẻ tinh thần hay tâm lý của thai phụ. Một số nghiên cứu đã chứng minh có sự liên quan giữa tâm lý hay cảm xúc của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai với một số kết cục của trẻ sơ sinh.

 Trạng thái tâm lý tích cực là gì?

Đây là một trạng thái khỏe mạnh của tinh thần. Khi bạn cảm thấy khỏe khoắn, hài lòng, vui vẻ, hạnh phúc, bạn có khả năng đối phó với căng thẳng, duy trì các mối quan hệ và tận hưởng cuộc sống tốt hơn.

Khi bạn cảm thấy vui vẻ và bình tĩnh, điều đó cho phép em bé của bạn phát triển trong một môi trường vui vẻ và bình tĩnh.

Từ trong bào thai em bé của bạn đã tiếp xúc và phản ứng lại với mọi thứ bạn trải qua. Điều này bao gồm âm thanh trong môi trường, không khí bạn hít thở, thức ăn bạn ăn và cả cảm xúc bạn cảm nhận. Khi bạn cảm thấy vui lúc chồng đi làm về, hoặc khi con nghe thấy tiếng bố, bạn có để ý rằng con cũng sẽ phản ứng lại bằng những cử động trong tử cung.

Ngay từ khi mới sinh, những tương tác cảm xúc bạn có với em bé sẽ giúp định hình cách suy nghĩ, cảm nhận và hành vi của trẻ sau này. Những tương tác này cũng giúp tăng cường mối quan hệ tình cảm quan trọng giữa bạn và con. Bên cạnh đó, sức khỏe tình cảm tốt giúp duy trì mối quan hệ tích cực với những đứa con lớn hơn và gia đình của bạn. Họ có thể giúp bạn vượt qua những thách thức khi thích nghi với một em bé mới.

Trạng thái tâm lý tiêu cực là gì?

Tại sao bà bầu hay cáu gắt

Có nhiều mức độ của tâm lý tiêu cực. Từ những căng thẳng tự nhiên (stress), trạng thái lo âu cho đến các rối loạn lo âu bệnh lý, trầm cảm tự cảm nhận, trầm cảm biểu hiện trên lâm sàng và các bệnh đi kèm lo âu trầm cảm.

 Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của con bạn như thế nào?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những căng thẳng, trầm cảm và lo âu trong lúc mang thai sẽ khiến thai nhi rơi vào nguy cơ gặp phải các kết cục xấu.

Con bạn sẽ nhận các tín hiệu stress từ mẹ

 Trong quá trình thai nhi lớn lên, con liên tục nhận được các tín hiệu từ mẹ. Đó không chỉ là âm thanh nhịp tim của bạn hay bất kỳ bản nhạc nào bạn nghe, mà còn nhận được các tín hiệu hóa học qua nhau thai. Những thay đổi tiêu cực trong tâm lý thai phụ sẽ đưa đến sự gia tăng các stress hormone. Thông qua bánh nhau, các hormone này cũng tăng lên trong máu thai nhi khiến chúng gặp phải những căng thẳng tương tự.

Trục nội tiết hạ đồi-tuyến yên-thượng thận được cho là có vai trò trong việc điều hoà cảm xúc ở người. Tâm lý tiêu cực kéo dài dẫn đến tình trạng rối loạn điều hoà trục hạ đồi-tuyến yên-thượng thận. Biểu hiện bằng tình trạng tăng cortisol trong máu, dẫn đến tăng huyết áp và nhịp tim. Trong thai kì, bánh nhau cũng sản xuất các chất kích thích hoạt động của trục này. 10-20% cortisol qua nhau thai, nếu cortisol tăng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển não bộ của thai nhi.


Cảm xúc tiêu cực của mẹ bầu khiến thai nhi có thể bị chậm tăng trưởng (suy dinh dưỡng) trong tử cung

Các nghiên cứu còn cho thấy những cảm xúc tiêu cực gây ra tăng trở kháng động mạch tử cung, khiến dòng máu đến nuôi bào thai bị giảm. Hậu quả là thai nhi có thể bị chậm tăng trưởng trong tử cung và nguy cơ mẹ bị tiền sản giật.

Căng thẳng làm tăng nguy cơ viêm âm đạo trong thai kỳ

Căng thẳng cũng gây ra những thay đổi về hệ vi sinh vật của cơ thể, trong đó có hệ vi sinh vật âm đạo. Những thai phụ thường xuyên gặp phải căng thẳng có tăng nguy cơ viêm âm đạo do vi khuẩn và nấm. Phổ vi sinh vật này có khả năng lây truyền dọc cho thai ở thời điểm chuyển dạ.

Con bạn sẽ là một em bé dễ cáu gắt nếu mẹ giận dữ trong thai kì?

Tại sao bà bầu hay cáu gắt

Có giả thiết cho rằng trạng thái tâm lý của mẹ góp phần định hình kiểu tâm thần kinh và hành vi của con từ trong bào thai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra kiểu ngủ, chuyển động và hoạt động của thai bị ảnh hưởng bởi tình trạng tâm lý của mẹ. Điều này gợi ý rằng tâm trạng của mẹ có tác động lên sự phát triển của hệ thần kinh trung ương thai nhi. Tuy nhiên từ những dữ liệu hiện có, vẫn còn tranh cãi rằng liệu trạng thái tâm lý của thai phụ có ảnh hưởng đến sự định hình hành vi, tâm thần kinh của trẻ từ giai đoạn mang thai hay không.

Một mẹ bầu vui vẻ và hạnh phúc với sự hỗ trợ tâm lý từ gia đình sẽ sinh ra những em bé khoẻ mạnh

Tâm lý của phụ nữ trong giai đoạn mang thai là vấn đề rất cần được quan tâm bởi bác sĩ, gia đình, xã hội và đặc biệt là bản thân sản phụ.

Bác sĩ qua các lần thăm khám cần đánh giá xem thai phụ có đang gặp phải bất kỳ rối loạn tâm thần kinh nào hay không. Chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ giảm nguy cơ thai nhi gặp phải những kết cục xấu.

Gia đình cần hỗ trợ về mặt tâm lý cho phụ nữ mang thai. Đây là giai đoạn cơ thể người phụ nữ có nhiều xáo trộn, do đó họ khó tự mình kiểm soát cảm xúc. Sự quan tâm của gia đình sẽ giúp ích rất nhiều.

Bản thân các thai phụ nên có một lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống, rèn luyện và giải trí thích hợp. Hãy nói với bác sĩ các vấn đề bạn đang gặp phải. Bạn cũng nên tham gia các lớp học tiền sản và câu lạc bộ để chuẩn bị kiến thức thật tốt cho thai kỳ, hậu sản và nuôi con. Hãy có một tinh thần tích cực cho một thai nhi khoẻ mạnh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Kinsella MT, Monk C. Impact of Maternal Stress, Depression & Anxiety on Fetal Neurobehavioral Development. Clin Obstet Gynecol. 2009

Entringer S et al. Prenatal exposure to maternal psychosocial stress and HPA axis regulation in young adults. Hormones and Behavior. 2009

Levine T et al. Prenatal stress and hemodynamics in pregnancy: a systematic review. Archives of Women’s Mental Health. 2016

Tức giận lâu dài có thể gây ra tác động bất lợi ở thai nhi chưa chào đời, chẳng hạn như sinh non (sinh trước 37 tuần), quá trình sinh nở gặp vấn đề hoặc trẻ sơ sinh nhẹ cân. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự căng thẳng được tạo ra trong bụng mẹ có thể ảnh hưởng đến việc định hình thiên hướng tính cách của em bé.

Trẻ được sinh ra khi người mẹ phải trải qua thời gian căng thẳng cao độ, đặc biệt là trong ba tháng đầu tiên, thường nhẹ cân hơn so với bạn cùng lứa. Ngoài ra, tình trạng lo lắng nghiêm trọng trong thai kỳ có thể tăng gấp đôi nguy cơ sinh con mắc các chứng bệnh hiếu động. Nếu cảm thấy dường như nỗi sợ hãi đang bao vây bạn và thường hay tức giận, hãy đến gặp các chuyên gia tâm lý nhé.

Cách “thổi bay” cơn nóng giận khi mang thai

Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), có một số biện pháp đơn giản mà mẹ bầu có thể thực hiện để kiểm soát cơn giận của mình, chẳng hạn như:

1. Nghỉ ngơi

Các kỹ thuật thư giãn đơn giản như hít thở sâu và hình ảnh thư giãn rất hữu ích. Các kỹ thuật này cũng được dạy trong các lớp học tiền sản. Bạn có thể thử:

  • Thở sâu từ cơ hoành
  • Luôn nhắc nhở bản thân về việc “giữ bình tĩnh” và “thư giãn” khi bạn hít thở sâu
  • Các bài tập yoga dành cho bà bầu cũng sẽ giúp ích phần nào
  • Thiền ít nhất mười phút mỗi buổi sáng để có được kết quả tốt nhất. Biện pháp này cũng sẽ điều chỉnh trạng thái tinh thần của mẹ bầu.

2. Thay đổi suy nghĩ

Mẹ bầu tức giận khi mang thai có xu hướng nói những điều không cần thiết, thậm chí cũng chẳng liên quan đến tình huống hiện tại. Tất cả điều này sẽ tác động tiêu cực đến mối quan hệ của bạn với mọi người. Do đó, hãy suy nghĩ thấu đáo và chú ý đến âm lượng, cử chỉ khi trò chuyện.

3. Đừng lo lắng nữa

Đây là một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng tức giận khi mang thai. Càng lo lắng, bạn càng dễ bị kích động, từ đó tạo ra tác động đáng kể đến phản ứng cảm xúc của bạn với những người xung quanh. Do vậy, hãy để những suy nghĩ này được lắng xuống và tận hưởng nhiều hơn.

4. Mơ mộng nhiều hơn

Nghe qua có vẻ hơi “sến súa”, nhưng những mơ mộng tích cực của bạn trong thời gian mang thai giúp nâng cao tâm trạng. Những hình ảnh hạnh phúc khi cả nhà cùng đi du lịch, hành trình theo dõi con yêu lớn lên… sẽ gieo hạt mầm của sự tích cực và vui vẻ vào đầu óc bạn, từ đó mở ra một thai kỳ nhẹ nhàng về mặt tâm lý.

5. Lên kế hoạch

Việc lên kế hoạch trước cho 1 ngày không chỉ tạo ra thói quen tốt mà phần nào còn giúp bạn sẵn sàng chủ động trong nhiều việc. Hãy cố gắng cổ vũ tinh thần mỗi ngày bằng những suy nghĩ tích cực và làm theo các ghi chú được đưa ra.

6. Lối sống lành mạnh

Khi mang thai, bạn nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chẳng hạn như ưu tiên rau xanh, uống nhiều nước, ăn các loại hạt tốt cho bà bầu, hạn chế hấp thụ quá nhiều caffeine… Bên cạnh đó, hãy cố gắng ngủ đủ giấc và tránh tiếp xúc với khói thuốc lá nhiều nhất có thể.

Ngoài ra, việc tập thể dục đều đặn cũng hỗ trợ mẹ bầu kiểm soát cảm xúc nóng giận khi mang thai. Mặt khác, việc tập thể dục sẽ giúp cơ thể tiết ra nội tiết tố endorphin, khiến tâm trạng và mức năng lượng dần cải thiện hơn, từ đó giảm nhẹ các tình trạng như khó thở, táo bón và đau lưng khi mang thai.

Facebook

Twitter

Pinterest

Ở mỗi giai đoạn tam cá nguyệt trong thai kỳ, mẹ bầu sẽ phải trải qua những trạng thái tâm lý khác nhau. Vậy tâm lý bà bầu 3 tháng đầu như thế nào? Dưới đây là 9 tâm lý khi mang thai 3 tháng đầu phổ biến ở mẹ bầu mà Tổ hợp y tế MEDIPLUS muốn đề cập tới trong bài viết này.

Xem thêm: 6 hệ lụy khi bà bầu 3 tháng đầu tự sướng sai cách

Tại sao bà bầu hay cáu gắt

Khi mang thai 3 tháng đầu, tâm lý mẹ bầu có thể sẽ phải trải qua rất nhiều điều bất ổn và phức tạp, nhất là với các mẹ lần đầu mang thai

1. Nguyên nhân khiến tâm lý mẹ bầu hay thay đổi khi mang thai

Nguyên nhân chính khiến tâm lý mẹ bầu hay thay đổi khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết và các hormon. Cụ thể:

  • Tuyến yên ở mẹ bầu to lên khoảng 35%, các hormon của tuyến yên ít thay đổi, nhưng prolactin lại tăng gấp 10 lần so với trước khi chưa có thai.
  • Tuyến giáp cũng to lên do tăng sinh mạch máu và tăng sản tuyến làm cho chuyển hoá cơ bản tăng.
  • Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ xuất hiện thêm hai tuyến nội tiết mới là rau thai và hoàng thể thai nghén.
  • Đặc biệt, cơ thể mẹ bầu còn có sự thay đổi về hai loại nội tiết tố là HCG (hormon sinh dục hướng rau thai) và các steroid (hai hormon quan trọng nhất là estrogenprogesterone).
  • Sự thay đổi nội tiết tố và các hormon gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Trong đó, các chất tác động đến tâm trạng (như serotonin) gây xáo trộn và thay đổi trong tâm sinh lý ở thai phụ. Do vậy, rất nhiều bà bầu cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi, lo lắng, thèm ăn, buồn nôn, khó chịu trong người, cáu gắt, dễ quên…

Tại sao bà bầu hay cáu gắt

Nguyên nhân chính khiến tâm lý mẹ bầu hay thay đổi khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết và các hormon

Xem thêm:

2. 9 trạng thái tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thường gặp nhất

Khi mang thai 3 tháng đầu, tâm lý mẹ bầu có thể sẽ phải trải qua rất nhiều điều bất ổn và phức tạp, nhất là với các mẹ lần đầu mang thai. Dưới đây là 9 trạng thái tâm lý bà bầu 3 tháng đầu thường gặp nhất:

2.1. Vui vẻ, hạnh phúc

  • Lý do khiến mẹ có cảm xúc này: Là vì mẹ đã mong đợi em bé từ lâu, mẹ được quan tâm, chăm sóc từ người thân, không bị ốm nghén. Khi cơ thể cơ thể khỏe mạnh cộng với tâm lý thoải mái mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.
  • Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, mẹ bầu khi mang thai càng vui vẻ và hạnh phúc thì khả năng con sinh khỏe mạnh và thông minh càng cao.

Cách duy trì cảm giác vui vẻ và hạnh phúc trong suốt 9 tháng mang thai:

  • Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống điều độ, khoa học; vận động thường xuyên.
  • Tránh tiếp xúc với những người tiêu cực.
  • Không ôm đồm quá nhiều việc gây căng thẳng tâm trí đầu óc.
  • Tập thêm yoga và thiền.
  • Viết nhật ký về quá trình mang thai.
  • Chăm sóc và nuông chiều bản thân hơn: đi spa, massage để giải tỏa lo lắng và mệt mỏi.

Tại sao bà bầu hay cáu gắt

Khi cơ thể cơ thể khỏe mạnh cộng với tâm lý thoải mái mẹ bầu sẽ luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc

2.2. Háo hức, hồi hộp, mong đợi

  • Lý do có cảm xúc này: Phổ biến ở mẹ mang thai lần đầu, tất cả biểu hiện đầu tiên thai kỳ đều khiến mẹ cảm thấy háo hức, chờ đón những điều thú vị ở thời gian tới.
  • Tâm lý này thường không tác động xấu tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
  • Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý: Tránh để tâm lý háo hức tác động khiến mẹ sốt ruột đi siêu âm nhiều hoặc quá hồi hộp dẫn đến khó tập trung, hay quên…

Tại sao bà bầu hay cáu gắt

Háo hức, hồi hộp, mong đợi là tâm lý phổ biến ở mẹ khi mang thai lần đầu

2.3. Phấn khích, hào hứng

  • Tâm lý bà bầu sẽ thoải mái hơn khi cảm nhận được sự chia sẻ của người chồng, của cha mẹ, người thân và bạn bè xung quanh. Khi cân bằng được cảm xúc, mẹ bầu sẽ có cảm giác phấn khích và hào hứng với bản năng làm mẹ.
  • Cảm giác này không đáng lo ngại vì khá phổ biến ở mẹ bầu, nhất là các mẹ mang thai lần đầu. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý không để cảm giác phấn kích, hào hứng thái quá dẫn tới tình trạng mất ngủ, khó ngủ.
  • Lưu ý để tâm lý này không ảnh hưởng đến mẹ và bé: Nghe nhạc, đọc sách, tập yoga nhẹ nhàng, đi dạo trong công viên, chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng, chia sẻ tâm sự với chồng về cảm giác, tâm trạng của bạn.

Tại sao bà bầu hay cáu gắt

Khi cân bằng được cảm xúc, mẹ bầu sẽ có cảm giác phấn khích và hào hứng với bản năng làm mẹ

2.4. Nhạy cảm

  • Tác động khiến mẹ nhạy cảm hơn: Những câu nói của người thân, sự thiếu tinh tế khi chăm sóc mẹ bầu. Mẹ có thể dễ dàng khóc khi nhìn thấy ảnh của em bé, xem một bộ phim buồn hay những câu nói khiến mẹ có cảm giác bị tổn thương.
  • Mẹ bầu khóc với tần suất ít thường không ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Nhưng nếu mẹ bầu liên tục khóc và khóc nhiều trong thời gian 9 tháng mang thai có thể làm tăng khả năng sinh non và trẻ sinh ra bị nhẹ cân.
  • Cách giúp mẹ điều chỉnh tâm lý: Chia sẻ với người thân nếu thấy câu nói, hành động khiến bạn buồn; suy nghĩ lạc quan, tâm sự với người hiểu bạn để có được lời khuyên hợp lý để cả bạn và người thân thấy thoải mái.

Tại sao bà bầu hay cáu gắt

Mẹ bầu rất nhạy cảm, có thể dễ dàng khóc khi nhìn thấy ảnh của em bé, xem một bộ phim buồn hay những câu nói khiến mẹ có cảm giác bị tổn thương

2.5. Lo lắng

Mẹ bầu thường có tâm lý lo lắng trong 3 tháng đầu về việc:

  • Có thể bị sảy thai.
  • Nghén nặng và em bé có thể không đủ dinh dưỡng.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp.
  • Bé bị khiếm khuyết khi sinh.
  • Sợ căng thẳng và stress khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Lo sợ bị sinh non.
  • E dè về cơn đau đẻ.
  • Lo xa về chuyện cho con bú, chăm con, giảm cân sau sinh….

Dấu hiệu của tâm lý lo lắng ở bà bầu trong giai đoạn này:

  • Lo lắng quá nhiều về mọi thứ, đặc biệt là sức khỏe hoặc em bé.
  • Không kiểm soát được cảm giác lo lắng.
  • Cảm thấy khó chịu hoặc bị kích động.
  • Không thể tập trung.
  • Ngủ kém.
  • Căng cơ.
  • Có thể xuất hiện các cơn hoảng loạn: Cảm giác không thể thở, phát điên…

Cách giảm tâm lý lo lắng cho mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu: 

  • Chăm sóc bản thân: Nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, tập thể dục nhẹ nhàng, ăn uống lành mạnh giúp mẹ bầu kiểm soát tốt cảm giác lo lắng của mình.
  • Tập yoga: Giúp làm cơ thể và tinh thần thư giãn, từ đó làm giảm cảm giác lo lắng khi mang thai.
  • Trò chuyện, chia sẻ cảm xúc: Dành thời gian trò chuyện, chia sẻ cảm xúc của mẹ với bất kỳ ai mà mẹ cảm thấy tin tưởng. Khi suy nghĩ lo lắng được chia sẻ, mẹ sẽ cảm thấy thoải mái và giải tỏa được lo lắng phiền muộn đang gặp phải.
  • Tập thể dục: Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày nhắc nhở não giải phóng hormon, từ đó làm giảm tâm lý lo lắng khi mang thai 3 tháng đầu hiệu quả.

Tại sao bà bầu hay cáu gắt

Mức độ lo lắng cao trong thai kỳ có liên quan đến nguy cơ dẫn đến các tình trạng như tiền sản giật, sinh non và cân nặng khi sinh thấp

2.6. Căng thẳng

Mẹ bầu bị căng thẳng trong 3 tháng đầu mang thai do ốm nghén, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, thay đổi hormone, căng thẳng trong công việc và cuộc sống… Biểu hiện tâm lý của bà bầu 3 tháng đầu khi bị căng thẳng:

  • Cảm thấy bất lực, bản thân vô dụng.
  • Luôn trong trạng thái chán nản.
  • Dễ bị kích động, lo lắng, tức giận.
  • Thường xuyên khóc.
  • Đau đầu.
  • Cơ thể mệt mỏi.
  • Nhạt miệng, chán ăn hoặc ăn rất nhiều.
  • Khó ngủ, mất ngủ.
  • Hay quên.
  • Trí nhớ giảm sút.
  • Khó tập trung.

Mẹ bầu bị căng thẳng trong thai kỳ có thể khiến thai nhi bị thiếu oxy máu, ảnh hưởng đến tâm lý và não bộ thai nhi, thai nhi có nguy cơ tăng động, trẻ sinh ra bị nhẹ cân, có nguy cơ bị tự kỷ, chậm nói, mắc bệnh tim, giảm khả năng học tập. Đối với mẹ bầu, tâm lý căng thẳng lâu ngày làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, tiền sản giật, trầm cảm, tăng nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, tăng huyết áp, giảm thị lực.. Cách giải tỏa căng thẳng cho mẹ bầu:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Giúp cơ thể, đầu óc và tinh thần được thư giãn hoàn toàn.
  • Ngủ đủ giấc: Mẹ bầu ngủ đủ giấc giúp giảm bớt áp lực tinh thần và có đủ sức khỏe.
  • Tập yoga: Khi luyện tập Yoga sẽ tạo ra Hormone Endorphin. Đây là chất dẫn truyền thần kinh trong não giúp cải thiện tâm trạng, tạo cảm xúc tích cực, giảm đau cùng các triệu chứng trầm cảm, căng thẳng và lo lắng. Endorphin cơ bản là một “liều thuốc” chống trầm cảm, căng thẳng và giảm đau hoàn toàn tự nhiên cho con người.
  • Nghe nhạc: Các nhà khoa học cho biết, việc nghe nhạc giúp hạn chế tăng nhịp tim, hạ huyết áp, tâm trí được thư giãn và giảm lượng hormone gây căng thẳng. Ngoài ra, mẹ bầu nghe nhạc không lời, nhạc giao hưởng hoặc bản nhạc nhẹ nhàng chậm rãi không chỉ gi còn giúp bé phát triển tốt hơn.

Tại sao bà bầu hay cáu gắt

Mẹ bầu bị căng thẳng trong 3 tháng đầu mang thai do ốm nghén, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, thay đổi hormone, căng thẳng trong công việc và cuộc sống

2.7. Khó tính

  • Lý do khiến mẹ bầu trở nên khó tính: Nhắc đến nghén, cơ thể mệt mỏi…
  • Các dấu hiệu nhận diện sự khó tính ở mẹ bầu: Biểu hiện cảm xúc mạnh dù việc đó không có gì to tát; khó chịu, bốc hỏa, phát cáu và gây chuyện trong mọi trường hợp; thường xuyên gắt gỏng…
  • Nguy cơ: Khó tính là biểu hiện ban đầu của tâm lý căng thẳng, lo lắng cần được khắc phục sớm để tránh gây trầm cảm ở mẹ bầu.
  • Cách giúp mẹ bầu “mát tính” hơn trong 3 tháng đầu thai kỳ: Trò chuyện và chia sẻ suy nghĩ của mẹ với người thân, bạn bè, đặc biệt là chồng nhiều hơn; dành thời gian cho bản thân (nghe nhạc, đọc sách); có chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và hợp lý; tập luyện đều đặn và đúng cách; đổi mới không khí bằng cách đi du lịch…

Tại sao bà bầu hay cáu gắt

Khó tính là biểu hiện ban đầu của tâm lý căng thẳng, lo lắng cần được khắc phục sớm để tránh gây trầm cảm ở mẹ bầu

2.8. Hay cáu gắt

  • Tác động khiến mẹ bầu hay cáu gắt hơn: Cơ thể mệt mỏi do ốm nghén, cảm giác yếu đuối và bất lực…
  • Mẹ bầu thường xuyên cáu gắt trong thai kỳ: có thể khiến tim của mẹ đập nhanh hơn; hơi thở trở nên ngắn hơn bình thường; rối loạn nhu động ruột; thiếu oxy đến các mô; co thắt trong tử cung; khó sinh. Trẻ sau khi sinh ra bị nhẹ cân, dê quấy khóc, dễ lo lắng, dễ bị tăng động, nguy cơ rối loạn hành vi, chậm phát triển ngôn ngữ, gặp khó khăn trong học tập về sau….
  • Cách giúp mẹ giảm cáu gắt khi mang thai 3 tháng đầu: Có thể khóc để giải tỏa tâm lý; dành thời gian thư giãn, giải trí như xem phim, nghe nhạc, đọc sáng, đi uống cà phê; ăn ngủ, nghỉ ngơi và luyện tập đầy đủ; tâm sự chia sẻ nhiều hơn với bạn bè, người thân, nhất là chồng; tham gia các khóa học dành cho các bà bầu….

Tại sao bà bầu hay cáu gắt

Cơ thể mệt mỏi do ốm nghén, cảm giác yếu đuối và bất lực khiến bà bầu hay cáu gắt vô cớ

2.9. Trầm cảm

Những yếu tố khiến mẹ bầu bị trầm cảm: 

  • Thay đổi hoocmon.
  • Áp lực tài chính.
  • Thiếu sự hỗ trợ của người thân.
  • Mang thai ngoài ý muốn.
  • Rối loạn tuyến giáp.
  • Áp lực công việc và xã hội.
  • Phụ nữ bị lạm dụng.
  • Di truyền.

Biểu hiện tâm lý bà bầu 3 tháng đầu khi bị trầm cảm: 

  • Luôn cảm thấy buồn bã, buồn nhiều hơn vui.
  • Dễ khóc.
  • Dễ nổi giận vô cớ.
  • Tâm trạng luôn trong tình trạng không thoải mái, hay bực tức, chán nản.
  • Luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng và mệt mỏi.
  • Không còn hứng thú với những điều trước đây bản thân thấy yêu thích.
  • Chậm chạp hoặc dễ kích động hơn trước khi có thai.
  • Mất ngủ hoặc khó ngủ trong thời gian dài.
  • Cô lập bản thân, không muốn tiếp xúc với mọi người xung quanh, kể cả người thân và bạn bè.
  • Nhịp tim tăng nhanh, thỉnh thoảng bị choáng ngất.
  • Không khám thai định kỳ, có ý chống đối hướng dẫn của bác sĩ.
  • Có xu hướng thích dùng các chất độc hại như rượu, bia, hút thuốc
  • Có thể nghĩ tới cái chết.

Hậu quả của trầm cảm đối với mẹ bầu trong 3 tháng đầu: 

  • Mẹ bầu bị trầm cảm trong 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ cao bị sảy thai, gây sinh non, thai nhi phát triển kém, nhẹ cân, coi cọc, tiểu đường thai kỳ…
  • Trường hợp mẹ bị trầm cảm nặng khi mang thai, trẻ sinh ra có thể bị chậm phát triển sau khi sinh, rối loạn cảm xúc,rối loạn hành vi, chậm phát triển ngôn ngữ, thậm chí bị tự kỷ.

Cách xử lý khi có dấu hiệu trầm cảm: Khi thấy mình có những dấu hiệu của bệnh kể trên, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay, tránh bệnh diễn biến nặng hơn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. Một số cách giúp mẹ bầu vượt qua trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu gồm:

  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Tham khảo tư vấn của bác sĩ tâm lý vì trầm cảm là rối loạn tâm lý.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, đọc sách, thư giãn, cố gắng tránh các suy nghĩ tiêu cực.
  • Tập thể dục mỗi ngày để cơ thể được vận động, tinh thần sảng khoái và thư giãn.
  • Trò chuyện và chia sẻ với người thân, bạn bè nhiều hơn. Đặc biệt là người chồng, hãy dành cho phụ nữ mang thai sự quan tâm, động viên, chia sẽ mỗi ngày. Hãy lắng nghe mẹ bầu tâm sự để họ không có cảm giác bị bỏ rơi. Khi cảm nhận được chồng, người thân và bạn bè xung quanh quan tâm, chứng trầm cảm của mẹ bầu sẽ dần dần biến mất.

Tại sao bà bầu hay cáu gắt

Trầm cảm khi mang thai là nỗi ám ảnh và khiếp sợ của tất cả mẹ bầu

Lưu ý về tâm lý của thai phụ 3 tháng đầu: 

  • Ở một số phụ nữ có trạng thái tâm lý rõ rệt, kéo dài 3 tháng đầu, nhưng cũng có mẹ 3 tháng đầu là hỗn hợp của tất cả tâm lý kể trên. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên quá lo lắng, tâm lý của mẹ sẽ ổn định hơn ở 3 tháng tới.
  • Mẹ bầu cần chú ý lắng nghe cơ thể để có phản ứng phù hợp: Tâm lý căng thẳng kèm theo biểu hiện mệt mỏi, nghén khiến mẹ không còn sức lực nên thăm khám để có xử lý phù hợp.
  • Mẹ có thể yên tâm rất nhiều mẹ bầu có trạng thái tâm lý thay đổi và phức tạp  khi mang thai 3 tháng đầu. Mẹ cần lạc quan, bình tĩnh thì chắc chắn sẽ vượt qua và có thai kỳ khỏe mạnh.

Sự thay đổi của hormone trong cơ thể khiến thai phụ mang thai 3 tháng đầu xuất hiện nhiều biển hiện tâm lý không ổn định. Khi tinh thần của mẹ không tốt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần chủ động giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ trong suốt 9 tháng thai kỳ để giúp thai nhi phát triển tốt nhất.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn thêm về tâm lý bà bầu 3 tháng đầu, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366!

Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.