Tại sao bàng thống lấy tên là long quảng

Mục Lục* “Phượng Sồ” chôn thân tại gò Lạc Phượng- thành toàn cho Lưu Bị, vì nghĩa quên thân.Có được “Ngọa Long” hoặc “Phượng Sồ” sẽ có được cả thiên hạ, vậy tại sao Lưu Bị có được cả 2 nhưng đến cuối đời vẫn hối tiếc. Phượng sồ cả đời chỉ có một trận đánh nhưng 1 trận đã thành danh, không phân cao thấp với Ngọa Long tiên sinh.

– “Bàng thống tôi tung cánh, có thể so sáng với ngàn dặm cửu thiên chi phụng, thiên hạ có con chim nào có thể đứng trên cành cây 2 ngày, huống chi là phượng hoàng”

Tại sao bàng thống lấy tên là long quảng
Bàng Thống- Vị mưu sĩ đại tài đoản mệnh thời Tam Quốc

Ông là Bàng Thống, lịch sử gọi ông là mưu sĩ quan trọng dưới trướng Lưu Bị cuối thời Đông Hán. Nhưng trong 2000 năm phát triển danh tiếng của ông còn ẩn chứa nhiều bí ẩn và ưu thế hơn nữa.

Vậy sự thật vì sao Phượng Sồ chết sớm như vậy. Ông thật sự sánh ngang với đại tài Gia Cát Lượng hay chỉ là hữu danh vô thực. Những bí ẩn đàng sau cái chết của vị mưu sĩ này, Bàng thống hi sinh vì thành toàn cho Lưu Bị hay do nhìn thấu Lưu Bị.

* Cuộc đời “Phượng Sồ”- Bàng Thống và ba kế sách “thượng- trung- hạ” giúp Lưu Bị chiếm Lạc Thành:

Bàng Thống tự Sĩ Nguyên, hiệu là Phượng Sồ, người Tương Dương Kinh Châu  thời Hán. Là mưu sĩ qan trọng dưới trướng Lưu Bị cuối thời Đông Hán, được phong Trung Lan Tướng ngang hàng với Gia Cát Lượng. Cùng nhập Xuyên với Lưu Bị. Khi Lưu Bị đang rạn nứt với Lưu Chương đã hiến 3 kế sách “thượng- trung- hạ”. Lưu bị dùng kế sách trong đó tấn công Lạc Thành. Bàng Thống thống lĩnh quân công thành không may trúng tên chết hưởng thọ 36 tuổi. Truy tung Bàng Thống là quan Nội Hầu chôn thân tại dốc Lạc Phượng.

Bàng Thống thuở nhỏ chất phác, nhưng nhìn diện mạo có phần không thông minh. Dĩnh Xuyên Tư Mã Huy là người thông minh và giỏi kết giao. Trước khi 20 tuổi Bàng Thống có đi bái kiến, Tư Mã Huy ngồi trên cây dâu hái dâu còn Bàng Thống ngồi trên cây, hai người nói chuyện từ sáng đến tối khuya. Tư Mã Huy rất ngạc nhiên về Bàng Thống, Y nói ông là sĩ tử Nam Châu không ai sánh bằng. Có câu nói này của Tư Mã Huy, Bàng Thống dần dần được mọi người biết đến. Tương Dương Bàng Đức Công gọi Bàng Thống là “Phượng Sồ”, gọi Gia Cát Lượng là “Ngọa Long”, Tư Mã Đức coi như gương sáng. Bàng Thống từng cùng Lục Tích, Cố Thiệu đánh giá các nhân vật tốt xấu, lựa chọn minh chúa để phò trợ, tự nhận mình có tài phò tá đế vương.

Công nguyên năm 209, Tôn- Lưu liên minh, trận Xích Bích đánh bại mấy chục vạn đại quân tào tháo. Sau đó, Chu Du lại đánh lui Tào Nhân, đóng giữ Nam Quận. Tào Tháo muốn gây mâu thuẫn nội bộ liên minh Tôn-Lưu nên đã giả mạo Thiên Tử, bổ nhiệm Chu Du làm thái thú Nam Quận. Năm sau, Chu Du chuẩn bị tiến quân công đánh Tây Xuyên lại đột ngột lâm bạo bệnh chết chết tại Ba Khâu. Bàng Thống vì Chu Du đánh tào, đưa tang đến Đông Ngô. Người Đông Ngô đa số nghe qua danh hiệu Bàng Thống, họ đợi đến khi ông quay về để tiễn ông đến Xương Môn trong đó bao gồm: Lục Tích, Cố Thiệu, Toàn Tông và những người khác. Bàng Thống sớm đã có danh là Phượng Sồ, đến tề tựu cùng Gia Cát Lượng tại Kinh Châu. Khi đó Từ Thứ từng đánh giá lời nói kinh điển của ông ta với Lưu Bị: “có được Ngọa Long hoặc Phượng Sồ như có được thiên hạ”. Từng cùng với Lục Tích, Cố Thiệu của Đông Ngô ẩn mình, tự xưng là suy nghĩ kế sách cho đế vương, cốt yếu là để tránh tai họa khôn lường và chờ đợi minh chúa

Lúc gặp nhau Ngọa Long Gia Cát Lượng hỏi Phượng Sồ:

– “Mười năm rồi, ngài vẫn đợi được giá mới bán sao”

– “Mười năm là gì chứ, Bàng Thống tôi có cái đầu giỏi, lại không có người mua tốt, 30 năm tôi cũng không bán”

(trích “Tam Quốc Chí”)

Sau đại chiến Xích Bích, Bàng Thống đi nương nhờ Tôn Quyền, nhưng do Bàng Thống quá coi thường Chu Du nên Tôn Quyên thề rằng sẽ không trọng dụng ông. Lỗ Túc liền tiến cữ ông đến chỗ Lưu Bị. Bàng Thống nghe lời khuyên, đến nương nhờ Lưu Bị. Lưu Bị lúc này đã chiếm cứ được Kinh Châu. Bàng Thống lấy thân phận nhậm chức huyện lệnh Lỗi Dương, trong thời gian nhậm chức không màng công vụ nên bị miễn quan. Lỗ Túc của Đông Ngô viết thư cho Lưu Bị, nói rằng Bàng Thống là một nhân tài hiếm có, nên trọng dụng. Nhưng trước đó Gia Cát Lượng đã từng nhắc Bàng Thống với Lưu Bị, nên Lưu Bị đã triệu kiến Bàng Thống. Sau một hồi trao đổi, Lưu Bị rất xem trọng Bàng Thống, bổ nhiệm Bàng Thống lo việc chính sự, mức độ thân mật kém Gia Cát Lượng một bậc. sau này, Bàng Thống và Gia Cát Lượng đều trở thành quân sư Trung Lang Tướng. Gia Cát Lượng và Lỗ Túc tiến cử hiền tài, có tấm lòng rộng mở làm cho người khác khâm phục. Bản thân Bàng Thống tuy có tài hoa phi phàm nhưng có lẻ đây mới là nguyên nhân cốt lõi để ông ta bộc lộ hết tài năng.

-“ Ngay như Tào tháo hay Tôn Quyền tôi đều coi là đồ chơi, chỉ một huyện nhỏ hơn trăm dặm thì có gì khó khăn” (trích lời Bàng Thống- “Tam Quốc Chí”).

Quan trọng hơn là Bàng Thống đang thực hiện một chiến lược to lớn, không thể thiếu nhân tài quan trọng. Ông phò trợ cho Lưu Bị, tạo thời cơ để tiến một bước nhảy vọt. Theo kế hoạch lấy được Kinh Châu, đứng vững ở đó chính là bước đầu tiên. Thứ hai là dành được Ba Thục, có được lợi ích của Kinh Châu. Sau đó sẽ phân thành hai đường tiêu diệt Tào Tháo. Cuối cùng là thống nhất thiên hạ.

Tại sao bàng thống lấy tên là long quảng
Ngọa Long- Phụng Sồ

Lưu Bị liên kết với Đông Ngô đánh bại Tào Tháo trong đại chiến Xích Bích lại nhân có hội giành lấy bốn quận Kinh Nam, chiếm giữ Nam Quận có thể nói đã đạt được mục tiêu bước đầu trong kế hoạch. Chức vị của Bàng Thống thay đổi cũng tiết lộ một thông tin quan trọng vì quân sư Trung Lang Tướng không phải là quân sư bình thường. Người sau quyết định quân mưu, còn người trước chỉ tham mưu quyết sách lại thống ngự binh quyền. Lưu Bị thiết lập hai quân sư Trung Lang Tướng có ý phân binh lực thành hai phần thực hiện 2 nhiệm vụ lớn. Không lâu sau thông qua kế sách tỉ mỉ cộng thêm nội bộ Ích Châu phối hợp tác chiến của Trương Tùng, Pháp Chính, Mạnh Đạt. Thời cơ nhập Xuyên đã chín muồi. Thế là Gia Cát Lượng cùng Bàng Thống và những người khác, người trước phụ tránh trấn thủ Kinh Châu, củng cố hậu phương, người sau phò tá lưu bị tiến vào chiếm Ích Châu. Hai người phân công hành động cũng là có ý nghĩa trọng đại, ở tình hình đó, chiếm cứ Ích Châu và củng cố kinh châu là 2 việc lớn quan trọng như nhau. Không chiếm Ích Châu không thể thực hiện thống nhất thiên hạ. Phục hưng nhà hán mà không cũng cố Kinh Châu sẽ thiếu đảm bảo ở hậu phương. Để thực hiện 2 nhiệm vụ lớn này bắt buộc phải có nhân tài như Gia Cát Lượng đứng đầu giúp đỡ Lưu Bị mới hoàn thành được.

Nhìn chung đám mưu thần đời đầu của Lưu Bị: Mi Trúc, Tôn Càn, Giản Ung, Y Tịch đều có phong thái ung dung, trọng lễ nghĩa của bậc học giả, nhưng bày mưu tính kế lại không phải việc sở trường. Người phù hợp nhất để củng cố Kinh Châu chỉ có Gia Cát Lượng. Nhưng ông ta cũng không thể làm nhiều việc cùng một lúc. Còn Bàng Thống không chỉ kiến thức uyên bác, giỏi dùng người, mà còn hiến được kế mật cho Đế Vương, bản lĩnh biết nhìn trước sau vừa hay thích hợp để giúp Lưu Bị chiếm Ích Châu. Trong quá trình nhập Xuyên, Bàng Thống phò tá Lưu Bị, mấy lần đưa ra quyết sách chính xác mang ý nghĩa quan trọng đại.

Công nguyên năm 212 Lưu Bị đã đóng quân được một năm ở Hà Manh Quan. Bàng Thống đã hiến ba kế sách mật cho Lưu Bị:

  • Tuyển chọn tinh binh ngày đêm hành quân không ngừng nghĩ đánh úp Thành Đô có thế 1 bước là thành công- đây là thượng sách.
  • Hoài Dương, Cao Bái là danh tướng quân Thục, dưới trướng có quân đội tinh nhuệ lại nắm giữ vị trí quan trọng. chúng ta có thể giả vờ sắp quay về Kinh Châu dụ khinh kỵ của chúng đến rồi bắt giết sau đó tiến binh vào Thành Đô- đây là trung sách.
  • Trao trả Bạch Đế dụ đến Kinh Châu, dần dần tiến công Ích Châu- đây là hạ sách.

 Nếu do dự không quyết ắc sẽ có đại nạn không thể ở đây được lâu. Lưu Bị cho rằng Trung Sách có lý liền tiến hành theo. Trãm Dương Hoài, Cao Bái dẫn binh tiến đến Thành Đô, thế như chẻ tre, những nơi đi qua đều công phá thuận lợi. Bàng Thống thông minh hiếm có, làm cho Lưu Bị thoát khỏi trói buộc của các quan niệm: Tín, Nghĩa, Khoan, Nhân. Đặt nền móng vũng chắc để sau này bình định Tây Xuyên

Công nguyên năm 214, Lưu Bị điều Gia Cát Lượng, Trương Phi, Triệu Vân dẫn binh công phá Bạch Đế, Giang Châu, Giang Dương, không lâu sau Lưu Bị đã bao vây Lạc Thành. Bàng Thống dẫn binh công thành bị trúng tên mà chết hưởng thọ 36 tuổi. Lưu Bị vô cùng thương tiếc, cứ nói đến Bàng Thống là rơi lệ. Để biểu dương công lao của ông, Lưu Bị bổ nhiệm phụ thân ông làm Nghị Lang, sau đó thăng chức Gián Nghị Đại Phu. Lưu Bị truy tặng Bàng Thống là quan nội hầu, đặt hiệu là Tịnh Hầu. Bàng Thống được chôn cất ở gò Lạc Phượng. Mộ phần cũng rất đơn giãn, tương truyền là nơi chôn cất do đích thân Lưu Bị lựa chọn, chính là nơi có phong thủy tốt, chỉ có một bia mộ.

* “Phượng Sồ”- Bàng Thống- Mưu sĩ đại tài sánh ngang cùng Khổng Minh:

Cả Cuộc đời Bàng Thống tính cách ôn hòa, mỗi lần giao tiếp với người khác đều luôn khen ngợi họ chỉ vì ông ta muốn tuyên truyền chính đạo, thay đổi thói đời, bồi dưỡng danh tiếng cho nhiều người khác. Động viên người khác đưa tang Chu Du về Giang Đông. Có giao tình tốt với Lục Tích, Cố Thiệu, Toàn Tông. Sau khi chạy đến chỗ Lưu Bị, Lỗ Túc viết thư nói rằng Bằng Thống là nhân tài hiếm có. Lưu Bị coi trọng, cho ông dưới Gia Cát Lượng một bậc. Mà Bàng Thống và Gia Cát Lượng không phải cùng kiểu nhân tài. Gia Cát Lượng làm việc giống Tiêu Hà mà Bàng Thống là kiểu như Trần Bình, Trương Lương vì vậy sau khi nhập Xuyên, Lưu Bị để Bàng Thống làm mưu sĩ chính. Bàng Thống hiến lên 3 kế sách. Thượng sách là kế khó lường đánh úp Thành Đô. Trung sách là kế ổn, lừa Dương Hoài Cao Bái lấy Bạch Thủy Quan để kế tục chiếm Thành Đô. Hạ sách là kế an, lui về chiếm Bạch Đế liên kết Kinh Châu nhằm chiếm Ích Châu. Nhìn chung ba kế đều có nguy hiểm cũng có ổn định, cũng có an toàn, cũng đảm bảo được tiến lùi…

Bàng Thống là một nhân tài, có sở trường mưu lược lĩnh binh lại có kiến thức uyên bác, tài năng ngụy biện. danh Phượng Sồ không phải hư truyền đáng tiếc chưa được vẫy cánh thì đã hạ cánh. Phó thần thời Hán là quân sư giỏi, thanh cao nho nhã, hết lòng với minh chủ, một mực trung thành, chỉ trọng một nghĩa, báo đức quên mình. Mà Bàng Thống thời gian tận lực bên Lưu Bị có hạn, cũng không có công lao gì đặt biệt nổi trội nhưng ông có thể sánh danh cùng trọng thần Thục Hán là Gia Cát Lượng là vì sao chứ?

Đầu tiên phải nói tuy cuộc đời của Bàng Thống ngắn ngủi nhưng ông có thể phóng được tầm nhìn. Chiến lược sai lầm của Thục Hán chính là trong “Long Trung đối”. Lưu Bị bắt đầu sai từ “Long Trung đối”, ngàn dặm xa xôi mà chỉ có hai phần binh lực. Cuối cùng có Lưu Bị, Quan Vũ, Gia Cát ba phần binh lực có thể yên tâm bất bại sao? Kinh Châu hoang tàn không có nhân vật tầm cỡ, đông có Ngô Tôn, Bắc có Tào Thị đủ thế chân vạc khó mà đắc chí. Sau đó Bàng Thống đến doanh trại Thục Hán khuyên can Lưu Bị: tận tâm tận lực cố thủ Kinh Châu chi bằng dành ngay lấy Ích Châu đúng như “Long Trung đối” nói: Ích Châu chật hẹp, đất đai màu mỡ bạt ngàn, vùng đất trời cho. Mà Kinh Châu thì quanh năm chiến loạn không ngớt thế lực các phương hỗn tạp. Chính tại lúc Bàng Thống đề nghị Lưu Bị nhập Xuyên, Kinh Tương cửu quận vừa đủ cho 3 nước Ngụy Thục Ngô phân chia. Thế là với tầm nhìn chiến lượt của mình Bàng Thống đề nghị Lưu Bị lấy Thục Hán làm trọng tâm từ Kinh Châu chuyển hướng Ích Châu, như vậy tuy sẽ làm cho bên Kinh châu mà Gia Cát Lượng đại diện tổn thất không ít về con người nhưng sẽ làm cho Thục Hán có được môi trường phát triển ổn định hơn.

Nếu nói Gia Cát Lượng lấy “Long trung đối” trở thành Tiêu Hà bản Tam Quốc vậy thì với quyết sách căn bản Thục Hán Bàng Thống đưa kế hoạch chính là “Trương Tử Phòng” bản Tam Quốc. Sau khi xác định sách lượt nhập Xuyên, Bàng Thống lại dùng trí tuệ hơn người lập ra ba diệu kế để Lưu Bị nhập Thục cuối cùng giúp Lưu Bị thành công chiếm được Tây Xuyên. Đặt nền móng phát triển cho nước Thục.

* “Phượng Sồ” chôn thân tại gò Lạc Phượng- thành toàn cho Lưu Bị, vì nghĩa quên thân.

Tuy cuộc đời Bàng thống rất ngắn ngủi nhưng cống hiến của ông ta có ảnh hưởng vô cung sâu sắc với nước Thục. chỉ tính riêng Bàng Thống hiến kế cho Thục Hán thôi, kế hoạch mang tính chiến lược đã đủ để lưu danh sử sách rồi mà trong “Tam Quốc diễn nghĩa” Bàng Thống biết rỏ phải chết vì sao vẫn còn dẫn binh xuất chinh chứ?

Bàng Thống lúc đầu một mực trung thành với Lưu Bị. ông ta nương nhờ Đông Ngô trước chính là vì Gia Cát Lượng, Từ Thứ hình thành nên phối hợp tác chiến ba bên quyết thắng Xích Bích để cứu Lưu. Vì vậy sau khi đại chiến Xích Bích kết thúc Bàng Thống đã đến nương nhờ Lưu Bị ngay. Để không làm khó Lưu Bị ông ta tình nguyện bắt đầu từ tầng thấp nhất, không hề vội vàng thể hiện như thư tiến cử của Lỗ Túc và Khổng Minh. Quả nhiên ông đã chinh phục Lưu Bị bằng thực tài ở Lỗi Dương.

Khổng Minh cũng không thể không thừa nhận rằng Bàng Thống hơn mình 10 lần. Bàng Thống đích thị là có tài hơn Khổng Minh. Ông ta ý thức được Lưu Bị giành lấy Kinh Châu phải tỏ ra nhân nghĩa vì còn muốn lấy được thiện cảm từ Lưu Chương. Trên lý thuyết ông chỉ đành dùng cách phản bội đế vương để dành thiên hạ là có thể nhẹ nhàng thuyết phục Lưu Bị.

Về binh tướng ông chỉ cần dùng hai người Hoàng Trung, Ngụy Diên và mạt tướng mà Khổng Minh không trọng dụng là đã có thể đột phá vòng vây Tây Xuyên rồi. Thế mà trong trận Tây Xuyên, lúc đại công sắp thành thì lại có biến. Khổng Minh viết cho Bàng Thống một bức thư dọa chết. Gia Cát Lượng lợi dụng sự tận trung của Bàng Thống đối với Lưu Bị, sự yêu mến của Lưu Bị đối với Bàng Thống làm lây động tấm lòng của Lưu Bị trước. Lúc này ý kiến của Ngọa Long- Phượng Sồ không thống nhất.

Ý kiến bất đồng của Khổng Minh làm cho Lưu Bị hoài nghi không quyết. Một mặt ông ta rất yêu mến mưu thần có tài trí hơn người là Bàng Thống này, một mặt lại hết mực tin vào cách liệu sự như thần của Gia Cát Lượng. Để đảm bảo không mất bên nào, Lưu Bị quyết định lui về giữ Kinh Châu. Bàng Thống thấy vậy nên lòng trung của ông với Lưu Bị bị lung lay. Lưu Bị bây giờ đã bất nhân, bất nghĩa lại bất tín chẳng còn gì cả. Nhưng ai ngờ loạn tiễn xuyên tâm, máu chảy đầu rơi, tướng tử trận uất ức lại là Phượng Sồ. Cách chết và nơi chết đều đã được tính toán từ trước, thế gian còn ai có thể so được với tài trí này. Đây là hành vi xả thân vì nghĩa, và cũng để thành toàn cho Lưu Bị.

Bàng Thống lúc này là người duy nhất có tài giao tiếp nhất nước Thục. Nhưng trước khi ánh sáng rọi đến lại tiếp sức cho một người tài đức kém một bậc. Chí hướng cao một bậc là Khổng Minh. Đương nhiên đây chỉ là tình tiết trong tiểu thuyết thời Minh “Tam Quốc Diễn Nghĩa”. Sự thực thì lịch sử không miêu tả quá nhiều vì sao Bàng Thống chết. Đã ra chiến trường thì đã xác định trước rằng “da ngựa bọc thay”.

* “Ngọa Long”- “Phượng Sồ”- “Chủng Hổ”- “Ấu Lân”, có được một là có được thiên hạ.

Tại sao bàng thống lấy tên là long quảng
“Ngọa Long”- “Phượng Sồ”- “Chủng Hổ”- “Ấu Lân”, có được một là có được thiên hạ

“Ngọa Long”- “Phượng Sồ”- “Chủng Hổ”- “Ấu Lân”, có được một là có được thiên hạ, tại sao Lưu Bị có được 3 người mà vẫn thất bại. chinh chiến mấy chục năm vẫn là Tào Ngụy chiếm thượng phong. Cuối cùng “Chủng Hổ” Tư Mã Ý lại thống nhất tam quốc.

Thực ra nguyên nhân rất đơn giãn, nói theo binh pháp Lưu Bị chỉ có “nhân hòa” mà thiếu cả “thiên thời”, “địa lợi”. Nói theo người đời, Lưu Bị cùng lắm được coi là anh hùng, không thể coi là nhân vật trí dung kiệt xuất, lại càng không thể sánh ngang với các bậc đại tài Tào Tháo, Gia Cát Lượng, hay Tư Mã Ý.

Thiên thời- địa lợi- nhân hòa là ba yếu tố quan trọng nhất để chiến tranh thắng lợi. Lưu Bị “có tướng mãnh như hỗ, cũng có mưu sĩ trí như yêu” nhưng đáng tiếc ông ta không có thiên thời địa lợi. Lại nói đến Lưu Bị trong thời tam quốc nổi tiếng nhất về nhân nghĩa. Tạm không nói là nhân nghĩa thật hay giả nhân nghĩa. Ít nhất trong mắt mọi người khi đó Lưu Bị là người nhân nghĩa nhất, và cũng là chư hầu duy nhất muốn phục hưng Hán thất. Dù gì Lưu Bị cũng là hậu duệ Hoàng Thất. Sinh trong thời loạn anh hùng không sống được lâu. Chỉ có nhân vật trí dung kiệt xuất như Tào Tháo mới có tư cách thống nhất thiên hạ. Sau khi Quan Vũ và Trương Phi chết, Lưu Bị mặc kệ tất cả, tiến đánh Tôn Ngô là một lựa chọn rất không sáng suốt.

Nói Lưu Bị độc chiếm ba nhân vật lớn còn không bằng nói ông ta chỉ dùng một người. Gia Cát Lượng được Lưu Bị 3 lần đến mời hơn nữa giúp Lưu Bị rất nhiều vì vậy Lưu Bị rất tin tưởng và trọng dụng Gia Cát Lượng. Nhưng với Phượng Sồ- Bàng Thống thì khác. Phượng Sồ giỏi dùng kế hiểm thì Lưu Bị lại không dám dùng vì vậy không trọng dụng Bàng Thống bằng Khổng Minh cuối cùng dẫn đến Bàng Thống trúng tên mà chết ở gò Lạc Phượng.

Lại nhìn Khương Duy lúc Gia Cát Lượng còn sống ông ta chỉ có nghĩa vụ học tập cho đến khi Gia Cát Lượng chết ông ta mới dần lộ ra. Thật ra Thủy Kính Tiên Sinh từng nói: “Ngọa Long gặp đúng chủ nhưng không đúng thời”. Tuy nhiên cũng còn một cách nói nữa, Thủy Kính Tiên Sinh nói rằng:  “Ngọa Long, Phượng  Sồ, Chủng Hổ, Ấu Lân. Có được một là có được thiên hạ”   chứ không phải có càng nhiều càng tốt. Lưu Bị độc chiếm 3 người, đương nhiên không có được thiên hạ. Nhìn lại Tào Tháo chỉ có một “Chủng Hổ” Tư Mã Ý cô độc nhưng thiên hạ cuối cùng lại có được dễ dàng.

Dù sao lịch sử đã qua, ký ức rêu phong. Nhưng mỗi người khi xem qua “Tam Quốc Diễn Nghĩa” đều để lại ít nhiều ấn tượng, suy nghĩ về vị đại tài hiếm có được xếp ngang hàng cùng Khổng Minh- Gia Cát Lượng đó là Phượng Sồ-Bàng Thống. Cùng đón đọc tập 2 [Luận Tam Quốc] để cùng phân tích về cuộc đời, tư tưởng của các nhân vật kiệt xuất khác trong “Tam Quốc Chí”.

FPT Telecom

Xin kính chào quý khách.