Tại sao bánh chưng là hình vuông

Tương truyền, vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm người tài kế vị, đã cho vời các hoàng tử lại và truyền rằng: “Ta muốn truyền ngôi cho kẻ nào làm ta vừa ý, cuối năm nay đem cao lương mỹ vị đến để tiến cúng tiên vương cho ta được tròn đạo hiếu thì sẽ được ta truyền ngôi”.

Tại sao bánh chưng là hình vuông

 Bánh chưng, bánh giày là hai loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền

Các hoàng tử đều đua nhau đi tìm của ngon vật lạ khắp nơi. Duy chỉ có hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu, do mẹ mất sớm, không có người giúp đỡ nên không biết xoay sở ra sao.

Một hôm Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng hạt gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."

Khi dâng lên, hai loại bánh ấy được vua Hùng rất ưng ý nên đã quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu, đồng thời đặt tên bánh hình tròn tượng trưng cho trời là bánh giày, bánh hình vuông tượng trưng cho đất là bánh chưng.

Từ đó, mỗi khi Tết đến xuân về, trên mâm cỗ cúng tổ tiên, dân gian thường làm hai thứ bánh này để tạ ơn trời đất. Đây cũng là hai thứ bánh không thể thiếu trong mâm cỗ cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm.

Ý nghĩa của hai loại bánh đặc biệt trong ngày Tết cổ truyền dân tộc.

Ý nghĩa nhân sinh:

Thời điểm bánh chưng, bánh dày ra đời là từ thời các vua Hùng. Khi đó, với nhận thức còn hạn hẹp, người Việt chỉ có thể rút ra nhận xét từ những quan sát hàng ngày. Bầu trời mùa đông trắng đục, tròn như chiếc vung nồi úp lên trên đất hình vuông.

Trời tròn, trắng đục và có vẻ như trong suốt, bên trong không chứa bất cứ thứ gì. Vì vậy, bánh dày, tượng trưng cho trời sẽ trong suốt và không có nhân.

Mặt đất gần gũi, với tầm nhìn thấp, người Việt thấy dường như là hình vuông. Mỗi lần xới đất trồng cây, họ thấy từng lớp đất với các mầu sắc và đặc điểm khác nhau. Như vậy, bánh chưng cần có nhiều lớp, vuông vức, vững chãi.

Như vậy, theo dân gian, bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân vị.

Còn theo tín ngưỡng phồn thực dân gian và triết lý nõ - nường, thì bánh chưng, bánh dầy còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi, nảy nở.

Bánh chưng âm dành cho mẹ, bánh dầy dương dành cho cha. Trên mâm lễ dâng cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bánh chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh dày biểu tượng cho mẹ Tiên, mà theo truyền thuyết, đó là khởi thủy cho cộng đồng dân tộc Lạc Việt sau này

Ý nghĩa văn hóa:

Câu chuyện Lang Liêu dâng bánh nhận ngai vàng đã thể hiện niềm ước mong bao đời của người dân: Cho dù không có tiền bạc, quyền thế, chỉ có sự chăm chỉ, chịu khó và tấm lòng thơm thảo cũng sẽ nhận được đáp đền lớn như ngai vàng. 

Mong ước vượt qua hoàn cảnh khó khăn để một ngày thái lai, nhận được phần thưởng lớn ghi nhận công sức cố gắng đã tồn tại từ ngàn đời nay.

Câu chuyện Lang Liêu dâng bánh còn bày tỏ sự trân trọng với hạt gạo, hạt đỗ, những món lương thực quan trọng bao đời nay nuôi sống người Việt.

Vốn là đất phải gánh chịu nhiều thiên tai, địch họa, người dân Việt bao đời nay mong ngóng, lo lắng cho bữa cơm gia đình. Tuy cái đói không phải kéo dài triền miên, nhưng mỗi năm trôi qua với hạn hán, lũ lụt, ngấm cái đói thỉnh thoảng ập đến, người Việt nào cũng lo lắng đến miếng ăn. Hạnh phúc của người Việt là cơm no áo ấm.

Vì thế, hầu như ngày lễ Tết nào cũng đi kèm một loại món ăn đặc trưng. Tết là ngày lễ được mong chờ nhất trong năm sẽ là thời khắc hiện diện của hai loại bánh trang trọng nhất. Hai loại bánh tượng trưng cho trời và đất.

Bánh chưng bánh dày ngàn đời nay vẫn song hành đón Tết cùng người Việt.

Việc kể lại cho con cháu nghe câu chuyện Lang Liêu dâng bánh nhận ngai vàng chính là chúng ta đang truyền lại niềm tự hào dân tộc Lạc Việt ngàn năm.

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh chưng là bánh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam.

Tại sao bánh chưng là hình vuông
Bánh chưng là bánh gì và tại sao bánh chưng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Bánh chưng là bánh gì và tại sao bánh chưng không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống của dân tộc Việt nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với cha ông và đất trời xứ sở. Bánh chưng là bánh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam.

Nguồn gốc của bánh chưng

Tại sao bánh chưng là hình vuông
Nguồn gốc của bánh chưng

Bánh chưng là bánh gì, Nguồn gốc bánh chưng được kể qua 1 truyền thuyết từ đời này sang đời khác.

Từ thời Vua Hùng muốn truyền ngôi lại cho các con nhưng chưa chọn được vị hoàng tử nào xứng đáng cả. Vì vậy, trong dịp đầu năm mới, Vua Hùng muốn nhận được các món quà của các vị hoàng tử, món quà nào khiến nhà vua hài lòng nhất thì chủ nhân của món quà đó sẽ được truyền ngôi.

Các vị Hoàng tử đua nhau tặng sơn hào, hải vị cho vua cha. Chỉ riêng có vị hoàng tử thứ 18 tên Lang Liêu mẹ mất từ nhỏ chưa biết tặng gì cho vua cha. Một đêm, Lang Liêu nằm mơ thấy có vị thần về báo mộng sử dụng hạt gạo – hạt ngọc của trời đất làm thành bánh chưng và bánh giày tỏ lòng thành kính. Theo lời, Lang Liêu làm bánh chưng và quả thực món quà đặc biệt này của Lang Liêu đã khiến vua cha hài lòng, lập tức truyền ngôi cho chàng.

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết

Tại sao bánh chưng là hình vuông
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết

Bánh chưng là bánh gì, ý nghĩa của bánh chưng trong ngày Tết cổ truyền không phải ai cũng biết.

Bánh chưng tết hình vuông tượng trưng cho mặt đất hình vuông,bánh dày hình tròn tượng trưng cho mặt trời. Dân tộc Việt Nam ta là văn hóa lúa nước phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên rất nhiều.Chính vì vậy bánh chưng tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất lâu,để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người.

Bên cạnh đó làm bánh chưng tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ,chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có. Đi cùng với bánh chưng bánh dày,trong ngày tết bày mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.

Cách gói bánh chưng ngon, đẹp mắt

Tại sao bánh chưng là hình vuông
Cách gói bánh chưng ngon, đẹp mắt

Bánh chưng là bánh gì, nguyên liệu cần có để làm bánh chưng

- Lá dong: nên chọn loại lá bánh tẻ (loại lá không không non cũng không già)

- Lạt giang dẻo, khi gói cuộn không bị gãy

- Gạo nếp cái hoa vàng, hạt gạo to đều, thơm mới

- Đỗ xanh, đỗ mới, bở, vàng, đẹp, nấu chín và nghiền nhỏ.

- Thịt ba chỉ có phần nạc, mỡ, đều và dày. Bạn nên chọn bì mỏng, đừng chọn nhiều nạc quá gây ngấy khi ăn

- Gia vị: Muối, hạt tiêu

Cách làm:

Tại sao bánh chưng là hình vuông

Chuẩn bị nhân đỗ xanh, thịt, lá, gạo

Bước 1: Đỗ xanh ngâm nở trong vòng 2 tiếng. Đãi sạch và nhặt bỏ những hạt xấu rồi xóc với 1 thìa ăn cơm muối, sau đó cho vào nồi hấp, hấp chín.

Đỗ chín bở, dùng thìa tán cho thật nhuyễn, đem trộn đều đỗ với một chút hạt tiêu. Sau đó, nắm đậu thành các nắm tròn bằng nhau.

Bước 2: Gạo ngâm khoảng 2 tiếng cho mềm (chỉ cần ngâm 2 tiếng là đủ làm mềm gạo, không ngâm lâu sẽ làm gạo bị chua và bở).

Sau khi ngâm mềm thì đãi lại gạo vài lần cho sạch và nhặt bỏ những hạt xấu. Sau đó người gói bánh xóc gạo với 1 thìa ăn cơm muối và 1 thìa ăn cơm hạt nêm.

Bước 3: Rửa sạch lá rong, nếu lá không sạch, bánh sẽ nhanh hỏng. Dùng khăn sạch lau khô. Tiếp đó cắt phần sống lá (cắt sống lá xong đừng bỏ đi mà để lót vào khi luộc bánh chưng). Lưu ý, khi cắt sống lá, bạn không cắt sâu quá sẽ vào đến thịt lá, làm rách lá.

Bước 4: Thái thịt miếng to bản, dày khoảng 2cm, dài khoảng 5cm - 6cm rồi cho muối, hạt tiêu vào để ướp thịt.

Gói bánh

Cách gói bánh chưng không cần khuôn

Tại sao bánh chưng là hình vuông

Bước 1: Khi gói bánh chưng, xếp 4 lá vuông góc như trong hình, 2 lá dưới úp mặt phải xuống (2 lá dưới để như vậy vì khi bọc bánh lại, phần mặt phải sẽ nằm bên ngoài làm cho bánh đẹp hơn), 2 lá trên ngửa mặt phải lên (2 lá trên làm vậy để khi bóc bánh, bánh không bị dính).

Bước 2: Cho khoảng 1 bát gạo vào giữa lá dong.

Bước 3: Lấy một nửa nắm đỗ xanh nhấn nhẹ để phần đỗ xanh trũng xuống, rồi đặt một miếng thịt vào giữa phần đỗ xanh sau đó, úp nửa phần đỗ xanh còn lại (cũng được ấn nhẹ cho trũng xuống) lên miếng thịt.

Nặn nhân sao cho phần đỗ xanh bao kín gần hết miếng thịt. Đặt nhân lên trên phần gạo.

Bước 4: Đổ thêm một lớp gạo phía trên phần nhân và dùng tay san đều sao cho gạo phủ kín nhân.

Bước 5: Dùng tay gấp lần lượt lá dong bên phải và trái vào nhưng lưu ý chú ý phải chắc tay. Phần lá dong thừa thì gập mép lại (gập vào bên trong để giấu lá thừa).

Sau đó, bạn gấp phần đầu lá dưới lên. Bóp mép hai bên phần đầu trên của bánh, gấp nốt phần lá thừa ở bên trên lại cho vuông vắn.

Bước 6: Để làm một chiếc bánh chưng vuông này, chị em cần có 4 chiếc lạt. Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước.

Cách gói bánh bằng khuôn

Tại sao bánh chưng là hình vuông

Xếp lá: giống y như xếp để gói bằng tay! Xếp mặt trái của hai lá dong để đè lên nhau như hình, tiếp đó bạn đặt ngang mặt xanh của một lá dong khác lên hai lá xếp dọc. Thêm một lá dong mặt xanh để xếp dọc, các lá chồng lên nhau và úp ngược khuôn trong vào trước này.

Sau đó, bạn lồng khuôn trong vào khuôn ngoài, mở lá và nhấc khuôn trong ra, là bạn đã hoàn thành phần xếp lá thành hình khuôn vuông vức rồi.

Bước tiếp theo của cách gói bánh chưng bằng khuôn, bạn cần cho nguyên liệu gói bánh chưng vào. Đầu tiên bạn đổ một bát gạo nếp vào trước, dàn đều ra khắp khuôn, bằng phẳng. Sau đó bạn cho một nắm đậu xanh lên, dàn đều.

Tiếp đó là một miếng thịt đã ướp để ở giữa, rồi một bát đỗ xanh. Cuối cùng bạn đổ tiếp một bát gạo nếp lên trên cùng rồi gói các lá thừa lại thật gọn gàng, kín đều bánh chưng.

Sau khi cuốn gọn gàng các lớp lá thừa, bạn dùng tay nhấn phần lá thừa xuống, tay kia nhấc nhẹ nhàng khuôn bánh ra rồi bạn buộc lạt mỏng.

Bạn có thể buộc 2 lạt, 3 lạt, hoặc 4 lạt, chỉ cần lạt buộc mềm nhưng chặt, không làm chiếc bánh bị nhăn nhúm mà cần phải buộc đối xứng để chiếc bánh thêm vuông.

Luộc bánh

Tại sao bánh chưng là hình vuông

Cho phần sống lá dong đã cắt lúc mới bắt đầu làm xuống đáy nồi, sau đó xếp bánh lên trên. Cho nước lã vào ngập toàn bộ phần bánh rồi đun lửa to đến khi sôi thì giảm bớt lửa.

Sau đó, cứ 1 tiếng kiểm tra 1 lần để xem mực nước. Nếu mực nước giảm thì phải dùng nước đun sôi đổ thêm vào. Nấu trong 8-10 tiếng bạn vớt bánh ra.

Sau khi vớt bánh, dùng khăn nhúng nước lã rửa sạch bên ngoài bánh. Tìm chỗ thoáng mát trong nhà, xếp bánh ra rồi đặt 1 tấm ván lên trên. Tiếp đó cho thêm chậu nước hoặc vật nặng đè lên trên tấm ván để bánh được săn, chắc.