Tại sao bụng trẻ sơ sinh lại kêu

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng thường gặp do trẻ bú không đúng cách, loạn khuẩn ruột, kém dung nạp dưỡng chất, nhiễm khuẩn ,….Tình trạng sôi bụng gây nên cảm giác khó chịu, bụng nhiều hơi, hay trung tiện. Cần hỗ trợ ngay tình trạng này cho bé như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Tại sao bụng trẻ sơ sinh lại kêu

1. Tình trạng sôi bụng của bé biểu hiện như thế nào?

Bé sơ sinh bị sôi bụng thường có các biểu hiện sau đây:

  • Trẻ thường xuyên bị nôn trớ, ọc sữa.
  • Bụng trẻ phát ra âm thanh ùng ục, ọc ọc.
  • Tiêu chảy, đi ngoài liên tục, đi ngoài có kèm theo bọt.
  • Trẻ đánh hơi nhiều.
  • Bụng chướng, đầy hơi, ợ nóng.
  • Quấy khóc vào ban đêm, bỏ bú.

2. Tại sao trẻ sơ sinh bị sôi bụng?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do nhiều nguyên nhân gây ra, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến như:

2.1 Nguyên nhân do loạn khuẩn đường ruột:

  • Trẻ sinh non có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, hại khuẩn dễ tấn công vào ruột.
  • Trẻ sinh mổ thiếu hụt nguồn khuẩn chí được truyền qua âm đạo của mẹ.
  • Trẻ dùng sữa công thức thiếu hụt lợi khuẩn có trong sữa mẹ.
  • Trẻ dùng kháng sinh liên tục, dài ngày.
  • Sữa công thức pha sai cách, quá đặc hoặc nhiệt độ chưa đủ chín.
  • Nguồn nước pha sữa không đảm bảo vệ sinh.
  • Đồ chơi, vật dụng của trẻ không được vệ sinh thường xuyên dễ nhiễm khuẩn.
  • Trẻ ăn dặm quá sớm.

» Xem thêm: Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân và giải pháp

2.2 Nguyên nhân do chế độ dinh dưỡng khó hấp thụ, chậm tiêu, không vệ sinh:

Do mẹ ăn phải các thức ăn không đảm bảo vệ sinh, bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hay các thức ăn lạ, đồ ăn quá nhiều đạm, dầu mỡ, cay nóng, khiến lượng sữa bị ảnh hưởng vì vậy trẻ bú mẹ dễ bị sôi bụng và đi ngoài.

Thời kỳ trẻ ăn dặm, cho trẻ ăn các thức ăn khó tiêu ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ như: thực phẩm chứa nhiều đạm, hải sản, nhiều dầu mỡ, cay nóng, bắp cải,…gây chướng bụng, đầy hơi.

Nguyên nhân khác có thể đến từ việc trẻ không tiêu hóa được một số thành phần trong sữa như:

  • Đường lactose (trẻ bất dung nạp lactose),
  • Đạm (trẻ dị ứng đạm).
  • Chất béo (Trẻ đi phân mỡ, có nhiều nhầy).

» Xem thêm: Trẻ bất dung nạp lactose – 4 nguyên tắc vàng cho mẹ

2.3 Nguyên nhân do trẻ bú không đúng cách, nuốt nhiều hơi khi bú, bú quá nhanh

Đối với trẻ bú bình hoàn toàn hay bú bình kết hợp với bú mẹ, việc núm vú không vừa miệng trẻ, hoặc cho sữa chảy quá nhanh cũng khiến trẻ nuốt nhiều khí hơi. Khí vào trong dạ dày, ruột nhiều cũng tới tình trạng đầy bụng, sôi bụng.

2.4 Nguyên nhân do bệnh lý viêm nhiễm tiêu hóa

Trẻ bị viêm đại tràng có thể kèm theo triệu chứng sôi bụng với các dấu hiệu: đau âm ỉ vùng bụng dưới rốn, đau từng cơn,….

Ngoài ra, còn gặp ở trẻ có bệnh lý về dạ dày, rối loạn tiêu hóa, bệnh viêm ruột đặc biệt là bệnh Crohn,…

2.5 Nguyên nhân do trẻ ăn quá no hoặc quá đói

Khi trẻ ăn, nhu động ruột giúp vận chuyển và co bóp thức ăn do đó bụng trẻ sẽ phát ra âm thanh ùng ục, ồng ộc. Do đó, mẹ có thể nghe thấy âm thanh này ngay sau khi trẻ ăn hay sau vài giờ đồng hồ thậm chí vào ban đêm khi trẻ đang ngủ.

Trẻ đói cũng là nguyên nhân gây ra bụng sôi. Khi đói, các chất giống như hormone trong não sẽ kích thích trẻ muốn ăn, kết quả là các cơ trong dạ dày co lại vì thế mới có âm thanh này.

Tóm lại: Các nguyên nhân có thể khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng là: loạn khuẩn đường ruột; chế độ dinh dưỡng khó hấp thụ, chậm tiêu, không hợp vệ sinh; bé bú không đúng cách; viêm nhiễm đường tiêu hóa; trẻ ăn quá no hoặc quá đói.

3. Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng do đói hay sau khi ăn no không kèm theo các triệu chứng khác như: đau bụng, chướng bụng, chán ăn, mệt mỏi,..thì đây là biểu hiện sinh lý bình thường của cơ thể không có gì đáng lo ngại.

Trong trường hợp trẻ sơ sinh sôi bụng kèm theo các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, ợ nóng,….đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:

  • Thường gặp nhất, phổ biến nhất: Rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn ruột với biểu hiện như: bụng sôi và đau, lúc táo bón, lúc tiêu chảy đi lỏng nhiều lần, bụng chướng, đầy hơi, biếng ăn,…Để tình trạng kéo dài có thể gây ra các biến chứng nặng hơn như: viêm ruột mạn tính, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng, polyp trực tràng,…
  • Bệnh lý dạ dày – ruột: viêm dạ dày tá tràng, viêm hang vị dạ dày,…. Biểu hiện thường gặp như: chướng bụng, bụng sôi ùng ục, đau vùng thượng vị, trẻ hay quấy khóc, co người, hay vặn người ….Các biến chứng có thể gặp như: suy dinh dưỡng, biếng ăn,…
  • Một số rất hiếm bé có thể đang mắc bệnh Crohn (IBD): là tình trạng gây ra viêm nhiễm, lây lan và đi sâu vào thành tiêu hóa gây loét, chảy máu. Biểu hiện của bệnh: sôi bụng, đau bụng, có thể kèm theo sốt, buồn nôn và nôn, giảm thèm ăn, gầy sút,….Biến chứng do bệnh Crohn là thiếu máu, gây suy dinh dưỡng, nguy hiểm nhất là thủng ruột, rò vào vào bàng quang,…

Vậy trẻ sơ sinh bị sôi bụng có sao không? Với trường hợp trẻ sôi bụng do sinh lý thì đây là tình trạng bình thường. Còn với trẻ sôi bụng do bệnh lý mẹ cần lưu tâm vì có thể khiến trẻ bỏ ăn, chán ăn chậm lớn, dễ nôn ói và trớ sữa, ảnh hưởng đến tâm sinh lí, làm suy giảm sức đề kháng của trẻ,…. Do đó, mẹ nên có các biện pháp điều trị sớm nguyên nhân để tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra cho trẻ.

4. Phải làm gì khi bé bị sôi bụng?

Trẻ sơ sinh bị sôi bụng có thể dẫn tới trẻ bú kém, chán ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, mẹ áp dụng các biện pháp xử trí nhanh giúp cải thiện được tình trạng này, đồng thời giảm được các biến chứng có thể xảy ra.

90% nguyên nhân đầy hơi, chướng bụng có liên quan mật thiết tới các rối loạn tiêu hóa. Cụ thể hơn, các rối loạn này đến từ loạn khuẩn đường ruột, mất cân bằng hệ vi sinh (giảm số lượng lợi khuẩn, tăng số lượng vi khuẩn có hại tại khu vực đại tràng). Chính vì thế, mẹ cần bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt các lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12 để hỗ trợ cải thiện và phục hồi tình trạng sôi bụng ở trẻ nhờ:

  • Lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12 giúp hỗ trợ tăng tiết các enzym phân cắt thức ăn, giúp hấp thu thức ăn triệt để, tránh tình trạng ứ đọng thức ăn.
  • Lợi khuẩn còn giúp ức chế các vi khuẩn có hại làm giảm quá trình lên men của vi khuẩn có hại với thức ăn ứ đọng sinh nhiều khí hơi
  • Lợi khuẩn sống, gắn đích Bifidobacterium BB12 còn có khả năng sản xuất và hấp thu vitamin, khoáng chất. Những nguyên tố vi lượng nhưng rất cần thiết đối với hoạt động phát triển trí não, thể chất của trẻ.
  • Ngoài ra, lợi khuẩn còn tham gia vào quá trình kích thích hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng cho trẻ ngay từ những giây phút chào đời.

TPBVSK Imiale® – Lợi khuẩn sống – gắn đích Bifidobacterium BB12

Tại sao bụng trẻ sơ sinh lại kêu

TPBVSK Imiale là lợi khuẩn SỐNG – GẮN ĐÍCH, chứa chủng lợi khuẩn ĐỘC QUYỀN Bifidobacterium BB12 từ Đan Mạch. Imiale giúp hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh và cải thiện nhanh tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  1. Imiale là thành tựu sau 145 năm nghiên của nhà sản xuất lợi khuẩn hàng đầu từ Đan Mạch.
  2. Imiale chứa chủng lợi khuẩn sống, gắn đích độc quyền Bifidobacterium BB-12 – chủng lợi khuẩn hàng đầu về bằng chứng khoa học với hơn 307 nghiên cứu lâm sàng quốc tế
  3. Bifidobacterium BB1 được chứng nhận và khuyên dùng bởi các tổ chức uy tín: FDA, EFSA, ESPGHAN (Tổ chức tiêu hóa nhi khoa Châu Âu)
  4. Giúp bổ sung lợi khuẩn, hỗ trợ cải hiện hệ vi sinh đường ruột, giúp tăng cường tiêu hóa. Hỗ trợ giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột. Sản phẩm được sử dụng cho trẻ rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột: tiêu chảy, phân sống, táo bón, bụng đầy, khó tiêu, trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày gây loạn khuẩn đường ruột.

Liên hệ tư vấn qua hotline: 19009482 hoặc 0967629482

Một số biện pháp xử trí khi trẻ bị sôi bụng như:

4.1. Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Mẹ điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cũng là cách để giảm thiểu các triệu chứng trẻ sơ sinh bị sôi bụng và xì hơi, nôn trớ, đi ngoài,… Cụ thể:

  • Không cho trẻ bú quá no hoặc quá đói. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho trẻ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều trong một bữa
  • Không nên cho trẻ ăn dặm trước 6 tháng tuổi.
  • Khi trẻ sơ sinh bị sôi bụng mẹ nên ăn gì? Mẹ nên ăn đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng quan trọng như: chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên bổ sung thêm nhiều rau xanh và chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày. Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, cà chua, súp lơ,…rất dễ làm trẻ sơ sinh đầy hơi chướng bụng.
  • Mẹ nên hạn chế đồ uống có ga, rượu bia,…
  • Nên vệ sinh dụng cụ pha sữa thường xuyên và pha sữa đúng tỉ lệ đã được ghi trên nhãn.
  • Lau chùi nhà, vệ sinh đồ chơi của trẻ thường xuyên.

Tóm lại: Để khắc phục tình trạng sôi bụng ở trẻ, mẹ cần cho bé ăn đúng cách với lượng vừa đủ, đồng thời chế độ ăn của mẹ cũng cần được quan tâm. Ngoài ra, me cần thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh của bé 

4.2. Massage bụng cho trẻ

Tại sao bụng trẻ sơ sinh lại kêu

Massage cho trẻ sơ sinh giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn. Massage giúp lưu thông khí huyết, cải thiện nhu động ruột, tăng cường đẩy khí hơi ra ngoài giúp giảm cảm giác đầy chướng, căng tức.

Mẹ hãy massage cho trẻ ở nơi kín đáo, không có gió lùa, mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện động tác cho trẻ.

Các biện pháp massage cho trẻ như:

  • Massage bụng theo chiều kim đồng hồ

Cho trẻ nằm ngửa trên mặt phẳng mềm, mịn. Mẹ hãy chia bụng trẻ thành 4 điểm và dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng xung quanh bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ. Với một điểm mẹ hãy thực hiện 1 lần.

Mẹ dùng đồng thời 2 bàn tay để massage, một tay vuốt lên trên còn một tay vuốt xuống dưới. Thực hiện thao tác này đều đặn, khoảng 20 lần.

Mẹ hãy cho trẻ nằm ngửa và dùng 2 bàn tay di chuyển nhẹ nhàng từ ngực chạy dọc xuống bụng. Thao tác này, mẹ có thể thực hiện khoảng 10 lần. Một ngày mẹ có thể massage cho trẻ từ 1-2 lần.

4.3. Thay đổi tư thế bú cho trẻ

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng cũng do trẻ bú nhiều không khí. Do vậy, khi cho trẻ bú, mẹ nên điều chỉnh tư thế phù hợp để trẻ ngậm hết bú, điều này hạn chế tối đa được tình trạng bụng sôi.

Nếu trẻ vừa bú vừa khóc và nghe tiếng bụng sôi thì mẹ ôm trẻ thẳng dậy để trẻ dựa vào vai mẹ. Khi đó, mẹ hãy vỗ nhẹ lưng trẻ để trẻ ợ nóng ra ngoài hoặc mẹ có thể đặt trẻ nằm ngửa rồi nhẹ nhàng gập đầu gối chân của trẻ liên tục.

Trẻ bú bình, mẹ nên cho trẻ ngậm núm vú đúng cách lỗ thoát khí hướng lên trên để tránh trẻ nuốt không khí vào bên trong dẫn đến hiện tượng sôi bụng.

» Xem thêm: Cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh: Kỹ thuật vỗ chuẩn nhất

4.4. Bổ sung lợi khuẩn

Hệ vi sinh đường ruột của trẻ sơ sinh chứa chủ yếu: Bacteroides, Lactobacillus và Bifidobacterium. Trong đó, với trẻ nhỏ, lợi khuẩn Bifidobacterium được coi là lợi khuẩn có vai trò quan trọng nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ với tỷ lệ chiếm tới 90%.

  • Tăng cường tốc độ tiêu hóa của đường ruột
  • Giúp tiêu hóa và hấp thu triệt để dinh dưỡng
  • Hạn chế quá trình lên men sinh khí thức ăn
  • Giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột với tỉ lệ 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn.
  • Tiết chất đề kháng tự, giúp bảo vệ và nhanh làm lành vết thương trong ruột và đại tràng
  • Bám trên các lông nhung ở thành ruột, tiết ra chất nhầy để bảo vệ niêm mạc ruột khỏi các tác nhân gây bệnh
  • Tăng cường đề kháng cho trẻ.

» Xem thêm: Những lợi ích không ngờ của lợi khuẩn đường ruột

4.5. Các biện pháp dân gian

Mẹ có thể tham khảo thêm các biện pháp dân gian thường được dùng để chữa sôi bụng cho trẻ sơ sinh. Nhưng lưu ý rằng các biện pháp trên là kinh nghiệm cha ông truyền miệng, chưa có bằng chứng lâm sàng xác nhận, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Tại sao bụng trẻ sơ sinh lại kêu

Theo đông y, gừng có vị cay tính ấm, có công dụng kích thích hệ tiêu hóa, tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng ở trẻ.

Chuẩn bị: 1 củ gừng tươi, đường

Cách làm: thái 3-4 lát gừng cho vào nước ấm, mẹ có thể cho trẻ uống luôn hoặc 1 chút đường cho trẻ dễ uống. Mẹ nên cho trẻ uống vào buổi sáng.

Lá mơ chứa nhiều vitamin C, carotene, protein,…có công dụng giảm co thắt dạ dày, tá tràng, từ đó cải thiện triệu chứng đau bụng, khó tiêu và sôi bụng hiệu quả.

Chuẩn bị: 50g lá lông mơ thái sợi chỉ

Cách làm: đem lá mơ đi đun với 500ml nước, đun sôi, vặn nhỏ lửa. Đun đến khi còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp. Gạn lấy nước cho trẻ uống lúc ấm.

Ngày có thể cho trẻ uống 3-4 lần.

Nước gạo rang có công dụng cải thiện hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm triệu chứng sôi bụng, đầy hơi, tiêu chảy,..

Cách làm: lấy một nắm gạo đã rang vàng, đem đi đun với 300ml nước, đun đến khi còn khoảng 50 ml nước thì tắt bếp. Cho trẻ uống lúc ấm.

Có thể cho trẻ uống 1-2 lần sau bữa ăn và chỉ dùng trong ngày.

Theo y học cổ truyền, riềng có tính ấm, có tác dụng hỗ trợ các bệnh về tiêu hóa, đặc biệt là triệu chứng viêm đại tràng kèm các triệu chứng trẻ sơ sinh bị sôi bụng xì hơi nhiều, đau bụng, đi ngoài,…

Chuẩn bị: một củ riềng tươi đã cạo sạch vỏ, rửa sạch và xay mịn, đường phèn.

Cách làm: pha với một chút nước để đường tan ra rồi trộn với riềng.

Một ngày có thể cho trẻ uống 3 lần.

Theo đông y, lá tía tô có vị cay, tính ấm, được sử dụng cải thiện các triệu chứng sôi bụng, đầy hơi, khó tiêu và ngộ độc thức ăn.

Chuẩn bị: khoảng 4-5 lá tía tô đã rửa sạch.

Cách làm: Xay lá tía tô rồi lọc lấy nước cho trẻ uống, mẹ có thể thêm chút đường để cho trẻ dễ uống hơn.

Ngày có thể cho trẻ uống 2-3 lần

4.6. Biện pháp sử dụng thuốc

Khi trẻ bị sôi bụng có kèm theo các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, táo bón, bụng chướng,….kéo dài hàng tuần, mẹ đã áp dụng các biện pháp xử trí mà tình trạng này không thuyên giảm, mẹ hãy đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Khi đó tùy vào tình trạng bệnh mà các bác sĩ có thể kê thuốc cho trẻ như:

Thuốc thụt hậu môn: khi phân bé quá khô cứng

Thuốc làm mềm phân: Duphalac

Chỉ sử dụng kháng sinh trong tiêu chảy nhiễm khuẩn: azithromycin, erythromycin,…và được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa sau khi có kết quả xét nghiệm phân chính xác

Thuốc cầm tiêu chảy: hidrasec, smecta

Chú ý: Mẹ chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý mua thuốc để sử dụng cho trẻ sơ sinh.

5. Kết luận

Trên đây là các nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng và các biện pháp giúp trẻ giảm được triệu chứng này. Các biện pháp có thể là massage, bổ sung lợi khuẩn, thay đổi tư thế bú cho trẻ, các mẹo dân gian,….Hy vọng bài viết cung cấp thông tin bổ ích cho người đọc.

» Xem thêm: 10 điều cần biết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.

Nguồn tham khảo:

https://www.healthline.com/health/how-to-stop-stomach-growling#takeaway