Bài tập tình huống ứng xử sư phạm năm 2024

ơ tay để trả lời. Cô gọi bạn Thiên đứng dậy trả lời câu hỏi mà cô hỏi. Em Thiên đứng lên nhưng không trả lời mà chỉ đứng im, mắt tròn xoe nhìn cô giáo, miệng mím chặt và tay chân không cử động. Trước tình huống này, nếu bạn là giáo viên đó thì bạn sẽ xử lý như thế nào?

Trả lời:

Bước 1: Nhận diện

Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và học sinh và là tình huống rất hay gặp phải trong giảng dạy. Khi gọi học sinh trả lời bài mà em học sinh không trả lời được thì cần ta phải giải quyết.

Bước 2: Phân tích tình huống

2.1 : Tôi sẽ nhận định nguyên nhân vì sao em không thể trả lời câu hỏi ( Do em chưa hiểu câu hỏi, do em chưa tập trung trong giờ, do em không biết trả lời…)

2.2: Khi tìm hiểu rõ nguyên nhân tôi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:

- Giúp học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên

- Giúp đỡ học sinh cố gắng tập trung trong tiết học

- Phối hợp cùng học sinh trong lớp, cán sự lớp, giáo viên bộ môn hỗ trợ em tập trung và cố gắng hơn trong học tập.

2.3 : Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau.

- Có thể cho bắt em học sinh đó trả lời bằng được câu hỏi rồi mới cho ngồi xuống. Với cách xử lý này sẽ càng làm học sinh sợ và không trả lời được bài, gây mất tời gian của tiết học.

- Có thể phê bình vì không tập trung trong giờ học. Với cách xử lý này sẽ tạo tâm lý ức chế với học sinh, chưa giúp được học sinh giải quyết được nhiệm vụ học tập và làm em không có hứng thú trong tiết học.

Bước 3: giải quyết tình huống

Tôi sẽ nhắc lại câu hỏi và động viên em Thiên bình tĩnh hơn để trả lời câu hỏi. Nếu Thiên vẫn không trả lời thì có thể sử dụng một số câu hỏi gợi mở giúp đỡ em ấy có thể trả lời được. Sau khi đã gợi ý mà em đó vẫn không trả lời được giáo viên có thể gọi một em khác học tốt hơn giúp bạn trả lời câu hỏi. Sau đó yêu cầu, khích lệ Thiên nhắc lại câu trả lời của bạn. Khi em nhắc lại được thì cho em ngồi xuống.

Sau giờ học, tôi sẽ tìm ra nguyên nhân vì sao em Thiên lại như vậy và cần tìm ra phương án giúp đỡ. Tôi nói chuyện nhẹ nhàng, phân tích để cho em hiểu rằng nếu em tiếp tục tình trạng không chú ý, mất tập trung trong giờ học thì kết quả của em sẽ như thế nào?. Để em có thể nhận ra và sửa chữa.

Ngoài ra, tôi sẽ phân công một bạn học tốt kèm thêm Thiên để giúp đỡ em trong các tiết học. Giúp em có hứng thú và tích cực hơn trong học tập. Trao đổi với các cô giáo bộ môn cùng quan tâm giúp đỡ em trong tất cả các tiết học để Thiên tiến bộ.

Bước 4: Kết luận, rút ra bài học

Tôi thiết nghĩ để giải quyết các tình huống sư phạm người giáo viên cần bình tĩnh, cảm thông, chia sẻ và tôn trọng học sinh. Có như vậy mới giải quyết tốt các tình huống gặp phải.

Tình huống 2: Cô Hiền chủ nhiệm lớp 5A. Lớp của cô hầu hết đều rất ngoan và lễ phép. Tuy nhiên, cũng có một số các em nam nghịch ngợm, lười học, hay bị cô giáo phê bình. Nhiều lần, khi gặp những em học sinh này trong sân trường, cô Hiền nhận thấy học sinh của mình thường lảng tránh, giả vờ nhìn đi chỗ khác để không phải chào cô. Nếu là cô Hiền, bạn sẽ làm như thế nào? Tại sao bạn lại làm như vậy?

Trả lời:

Bước 1: Nhận diện tình huống

Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và học sinh và là tình huống thường hay gặp phải trong trong nhà trường. Vấn đề cần giải quyết là giúp H hiểu việc làm của mình là chưa đúng và để học sinh hiểu rõ chào hỏi thầy cô giáo là việc phải làm thể hiện đạo đức, lễ phép.

Bước 2: Phân tích tình huống

2.1 : Tìm hiểu nguyên nhân

Tôi sẽ nhận định nguyên nhân vì sao mà các em học sinh đó không chào mình? . Có thể do các em không nhìn thấy, nhìn thấy nhưng ko thích chào vì không thích giáo viên, nhìn thấy nhưng ngại phải chào…

2.2: Khi tìm hiểu rõ nguyên nhân tôi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:

- H nhận ra việc không chào giáo viên là sai

- H hiểu chào hỏi thầy cô giáo nói riêng và người lớn nói chung là việc làm cần thiết thể hiện văn hóa ứng xử, đạo đức của mỗi con người.

- Rút ngắn khoảng cách giữa giáo viên - học sinh ( đặc biệt là với học sinh xây dựng tình cảm tốt đẹp giữa thầy trò.

2.3: Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau.

- GV lờ đi coi như là không biết sự việc trên. Nếu giải quyết như không có chuyện gì xảy ra thì người giáo viên chưa làm tròn trách nhiệm của mình, H sẽ không thấy được việc làm của mình là sai để rút kinh nghiệm và sửa chữa

- GV gọi H lại ngay lúc đó và yêu cầu chào mình. Nếu giải quyết theo cách trên thì học có thể sẽ chào GV nhưng sẽ không thoải mái, có thể lần sau sẽ tiếp tục lảng tránh mà không chào GV.

Bước 3: giải quyết tình huống

Với tôi, trong tình huống trên tôi sẽ giải quyết như sau: Trong buổi sinh hoạt lớp, kỹ năng sống tôi sẽ khéo léo kể một câu chuyện tương tự về vấn đề chào hỏi các thầy cô. Sau đó tôi cho học sinh tự thảo luận và đưa ra ý kiến : Các em đồng tình hay không đồng tình? Vì sao? Tôi tin với cách trên, học sinh trong lớp sẽ cùng nhau tự nhận ra : Chào hỏi các thầy cô giáo nói riêng và người lớn tuổi nói chung là việc nên làm, thể hiện văn hóa ứng xử, đạo đức của mỗi con người và cũng thể hiện tình cảm của các em với người đó.

Tôi cũng có thể nói với học sinh : " Nếu cô gặp học sinh của mình ở trong trường hay ngoài đường mà các em không chào thì cô sẽ buồn lắm đấy! Các em chỉ cần vẫy tay từ xa cười tươi hay chạy lại ôm cô là cô cũng sẽ rất vui" . Câu nói đùa mà thật và đầy sự thân thiện như vậy sẽ nhắc nhở học sinh trong đó có cả các em nghịch ngợm tới cách chào hỏi các thầy cô. Những học sinh nghịch ngợm hay bị mắng thường lảng tránh không chào giáo viên có thể do ngượng ngùng, xấu hổ hoặc mặc cảm, sợ hãi. Với những em học sinh này tôi không gay gắt phê bình hay trách phạt mà cần gần gũi, nhẹ nhàng khuyên bảo để làm giảm khoảng cách, tạo sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Khi đã thực sự yêu quý thầy cô giáo có lẽ không có học sinh nào lại giả vờ không trông thấy hoặc lảng tránh thầy cô vì…….ngại phải chào.

Bước 4: Kết luận, rút bài học

Tôi thiết nghĩ để giải quyết các tình huống sư phạm người giáo viên cần bình tĩnh, nhẹ nhàng, để giải quyết. GV cần sử dụng những lời nói tình cảm, không quá cứng nhắc giáo điều tạo cho H sự thiện cảm và tin tưởng. Bên cạnh đó, GV là người cần chủ động rút ngắn khoảng cách với học sinh, gần gũi, yêu thương và chỉ bảo, dạy dỗ các em trở thành một con người có nhân cách.

Tình huống 3: Là một giáo viên mới ra trường, tình cờ bạn nghe được 2 học sinh đi trước đang nói chuyện và có ý chê bai bài giảng của bạn còn kém hấp dẫn, chẳng hiểu gì cả. Trong tình huống đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Trả lời:

Bước 1: Nhận diện tình huống

Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và học sinh và là tình huống thường hay gặp phải nhất là đối với các giáo viên trẻ, mới ra trường. Vấn đề cần giải quyết là giúp H hiểu không nên " nói xấu" các thầy cô giáo sau lưng; trao đổi với học sinh để cùng tìm phương pháp dạy học phù hợp nhất với các em

Bước 2: Phân tích tình huống

2.1 Trước tiên tôi cần nhận định xem nguyên nhân tại sao học sinh lại có những nhận xét như vậy về bài giảng của tôi: có thể do nội dung bài giảng của tôi thực sự khai thác chưa hay, do các em không chú ý trong giờ nên chưa hiểu bài… Sau đó tôi nhờ đồng nghiệp có kinh nghiệm xem lại giáo án lên lớp của mình để hiểu rõ hơn nguyên nhân của vấn đề.

2.2 Khi tìm hiểu rõ nguyên nhân tôi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:

- Trao đổi cởi mở với các em học sinh phương pháp dạy của mình để điều chỉnh cho phù hợp hơn.

- Giúp H hiểu rõ các em có quyền nêu ý của cá nhân với các thầy cô, không nên bàn tán sau lưng vì đó là việc làm không tốt.

2.3 Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau.

- GV có thể xen ngang luôn vào cuộc nói chuyện của học sinh hoặc vượt lên trước mặt học sinh nhằm chấm dứt những bàn tán không hay về mình. Nếu giải quyết theo cách này thì giáo viên sẽ không biết được những ý kiến của học sinh về bài giảng của mình. Học sinh có thể chấm dứt câu chuyện ở thời điểm đó nhưng có thể khi bạn không còn ở đó thì câu chuyện lại được tiếp tục.

- GV có thể nói lại chuyện trực tiếp với học sinh trước lớp, yêu cầu 2 em đã" nói xấu" mình giải thích vì sao lại có ý kiến như thế. Nếu giải quyết theo cách này học sinh sẽ cảm thấy không được tôn trọng vì bị nghe lén câu chuyện. Mặt khác khi gọi 2 em H phát biểu trực tiếp các em sẽ e dè, ngại vì sợ bị giáo viên trù dập.

Bước 3: Xử lý tình huống

Là người giáo viên khi đó trước tiên tôi không phản ứng gì vội mà bình tĩnh chú ý lắng nghe hết câu chuyện xem hai học sinh đó phàn nàn về vấn đề gì của bài giảng. Khi biết được thông tin, tôi sẽ xem lại cách dạy của mình cho phù hợp, sẽ tiếp tục học tập chuyên môn, trau dồi kiến thức, tìm hiểu và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để bài giảng hay hơn.

Và trong buổi học hôm sau chắc chắn tôi sẽ dành ra một khoảng thời gian để thẩm định lại thông tin. Tôi có thể bắt đầu vấn đề một cách nhẹ nhàng cởi mở: “Như các em biết cô là một giáo viên trẻ, mới ra trường nên kinh nghiệm nghề nghiệp còn chưa nhiều. Chính vì vậy cách giảng bài của cô chắc chắn sẽ còn những chỗ chưa sâu sắc, chưa phù hợp. Trước hết cô mong các em hiểu và thông cảm cho cô. Nhưng điều cô mong muốn hơn đó là các em sẽ góp ý, giúp đỡ cô để cô có thể thay đổi. Nếu các em không cho cô biết thì trước hết người thiệt thòi sẽ là các em. Các em hoàn toàn có quyền phát biểu thẳng thắn những suy nghĩ của mình vì mục đích xây dựng, cô rất cảm ơn và trân trọng những ý kiến đó”. Dừng một lát để học sinh có thời gian để suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này, tôi tiếp tục bằng cách mời các em phát biểu. Nhân cơ hội này tôi đã “đánh tiếng” cho hai em học sinh hôm qua đã bàn tán sau lưng tôi là tôi đã biết các em “nói xấu” về mình bằng cách “vô tình” gọi một trong hai lên trình bày ý kiến. Kết thúc buổi thảo luận đó, tôi sẽ chốt lại vấn đề và không quên nhắc nhở các em: “Cô rất vui vì hôm nay các em đã nói lên những suy nghĩ của mình. Cô hứa sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với các em hơn. Cô trò chúng ta cùng phấn đấu vì một kết quả tốt đẹp nhất. Nhưng cô mong rằng lần sau có vấn đề gì các em hãy cứ trao đổi thẳng thắn với các thầy cô giáo, đừng e ngại điều gì cả. Đó là quyền lợi chính đáng của các em. Tuyệt đối không nên đem những vấn đề đó ra bàn tán, nếu “chẳng may” các thầy cô biết được rất buồn và sẽ nghĩ không hay về các em”.

Sau cuộc trò chuyện vừa chân tình vừa nghiêm khắc ấy, chắc chắn học sinh sẽ cảm phục giáo viên hơn không chỉ vì bản lĩnh của một cô giáo trẻ mà còn vì sự cởi mở, tinh thần cầu tiến, không tự ái cá nhân, luôn phấn đấu vì tương lai của học trò.

Bước 4: Kết luận, rút ra bài học

Là giáo viên trẻ cần lắng nghe ý kiến đóng góp của học sinh, đồng nghiệp để hoàn thiện hơn về chuyên môn. Khi xử lý tình huống cần nhẹ nhàng, cởi mở, bỏ qua tự ái của cá nhân, đặt mình vào vị trí của học sinh để giải quyết.

Tình huống 4: Nếu bạn được giao chủ nhiệm lớp 5 bao gồm những HS đều có học lực khá giỏi nhưng trong đó có 2 HS nữ thường xuyên nói chuyện riêng, nói leo khi bạn giảng bài. Bạn có những biện pháp gì giúp 2 HS này bỏ thói quen xấu trong học tập?

Trả lời:

Bước 1: Nhận diện

Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và học sinh và là tình huống rất hay gặp phải trong giảng dạy. Trong giờ học, có hai học sinh nữ thường xuyên nói chuyển riêng , nói leo khi cô giáo giảng bài thì cần ta phải giải quyết để HS đó chấm dứt tình trạng nói trên.

Bưỡ 2: Phân tích tình huống

2.1 : Tôi sẽ nhận định nguyên nhân vì sao Hai em HS đó lại thường xuyên nói chuyện riêng, nói leo (Do hai em đã nắm được bài, do hai em không tập trung trong giờ, …)

2.2: Khi tìm hiểu rõ nguyên nhân tôi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:

- Giúp đỡ 2 học sinh đó không còn nói chuyện riêng, nói leo mà tập trung hơn trong giờ học và tích cực tham gia vào các hoạt động học

2.3 : Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau.

- Có thể đưa mắt nhìn để hai em đó biết cô giáo đã chú ý tới hai em. Với cách xử lí này làm cho 2HS đó chỉ tập trung vào bài một thời gian ngắn.

- Có thể phê bình vì không tập trung trong giờ học. Với cách xử lý này sẽ tạo tâm lý ức chế với học sinh, làm 2em không có hứng thú trong tiết học.

- GV có thể đưa ra các câu chuyện, tình huống hấp dẫn để gây sự chú ý, kích thích HS suy nghĩ, hứng thú hơn với việc học.

Bưỡc 3: Giải quyết tình huống

Khi gặp tình huống này, tôi sẽ xử lí như sau: Đầu tiên tôi sẽ tìm hiểu đặc điểm tâm lý của hai HS và hoàn cảnh gia đình của các em. Nếu các em gặp vấn đề khó khăn, tôi sẽ cùng chia sẻ, khuyên bảo và giúp đỡ các em vượt qua điều đó. Đồng thời tôi sẽ học hỏi thêm ở các đồng nghiệp để có cách xử lí phù hợp với đối tượng HS của mình. Nếu cách xử lí trên chưa hiệu quả, 2HS vẫn chưa thật sự chú ý vào bài, tôi sẽ tách hai HS đó ngồi xa nhau. Trong các tiết học, tôi sẽ thường xuyên đưa 2 HS này vào các hoạt động học tập để các em phải liên tục suy nghĩ, hành động. Tôi cũng sẽ thường xuyên đổi mới phương pháp, cách thức giảng dạy như đưa các câu chuyện ngắn, tình huống thú vị, truyện vui và khen ngợi đúng lúc để gần gũi hơn với 2HS giúp các em cảm thấy tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, vui vẻ hơn. Ngoài ra, tôi sẽ lập đội ngũ cán sự lớp trong đó có hai em để giúp tôi quản lí lớp tốt hơn.

Bước 4: Kết luận, rút ra bài học

Tôi thiết nghĩ để giải quyết các tình huống sư phạm người giáo viên cần phải hiểu rõ các đối tượng HS của mình. Bản thân GV cần bình tĩnh, kiên nhẫn và có lòng tận tâm để xử lí tốt các tình huống gặp phải, đồng thời tạo hứng thú cho HS trong quá trình học tập ở trường.

Tình huống 5: Giả sử lớp bạn chủ nhiệm có 1 HS nghèo, bố mẹ thì li hôn, hay bị các bạnchế diễu, trêu chọc. Là GVCN của lớp, bạn sẽ làm gì trong tình huống này?

Trả lời:

Bước 1: Nhận diện

Đây là một tình huống sư phạm giữa giáo viên và học sinh và là tình huống rất hay gặp phải trong quá trình làm công tác chủ nhiệm lớp.

Bước 2: Phân tích tình huống

2.1 : Tôi sẽ nhận định nguyên nhân vì sao các bạn chế diễu, trêu chọc em

2.2: Khi tìm hiểu rõ nguyên nhân tôi sẽ xác định để giải quyết tình huống này phải thực hiện nhiệm vụ cơ bản sau:

- Giúp bạn học sinh đó vượt khỏi mặc cảm.

- Giáo dục các bạn HS khác trong tập thể lớp hiểu vì sao không nên chế giễu người khác ...

- Phối hợp cùng học sinh trong lớp, cán sự lớp, giáo viên bộ môn giúp đỡ em HS đó trong học tập.

2.3: Với nhiệm vụ này có rất nhiều cách giải quyết khác nhau

- Có thể cho bắt các bạn HS kia xin lỗi bạn rồi bỏ qua: Cách làm này sẽ làm cho các bạn HS kia không phục và vẫn tiếp tục tái diễn.

- Phân tích cho các bạn HS kia hiểu vì sao không nên chế giễu bạn, phân tích hoàn cảnh của bạn, nêu những thiệt thòi mà bạn hs đó gặp phải, nếu là mình thì mình sẽ cảm thấy ntn?

Bước 3: Giải quyết tình huống

Đầu tiên tôi cần tìm hiểu xem e nào hay trêu chọc bạn.

Sau đó, yêu cầu HS đó chấm dứt việc trêu chọc bạn. Đồng thời phân tích một cách rõ rang để cả lớp chia sẻ nỗi mất mát về tinh thần của HS đó để kịp thời giúp đỡ, chia sẻ với e ấy, giao trách nhiệm dìu dắt nhau cùng tiến bộ.