Tại sao có bầu hay bị chuột rút

Tại sao có bầu hay bị chuột rút
Tại sao có bầu hay bị chuột rút

Chuột rút khi mang thai có thể khiến gây khó chịu, khiến mẹ mất ngủ. Để chuột rút không còn là nỗi ám ảnh, mẹ có thể “bỏ túi” một vài bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả.

Chuột rút là sự co cơ đột ngột, gây đau ở một bắp thịt nào đó khiến việc cử động trở nên khó khăn. Chuột rút có thể xảy ra bất cứ đâu nhưng thường bà bầu bị chuột rút bắp chân là phổ biến nhất. Ngoài ra, còn có thể bị ở chân, đùi, hông, dọc theo bàn tay, bàn chân và cơ bụng. Hiện tượng chuột rút khi mang thai có thể kéo dài vài giây cho đến vài phút, có thể hết rồi trở lại, xuất hiện nhiều vào ban đêm khi đang ngủ, sau khi vận động và khi sử dụng cơ bắp trong thời gian dài.

Bà bầu bị chuột rút có nguy hiểm không?

Hiện tượng chuột rút khi mang thai thường bắt đầu xuất hiện ở tam cá nguyệt thứ hai và ngày càng trở nên nghiêm trọng vào những tháng cuối của thai kỳ. Bà bầu có thể bị chuột rút vào ban ngày nhưng thường nhiều hơn vào ban đêm. Và đây cũng là “thủ phạm” khiến mẹ hay giật mình giữa đêm.

Bà bầu hay bị chuột rút là điều khá phổ biến, đa phần bà bầu bị chuột rút nhẹ đều không đáng bận tâm. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu sớm báo hiệu nguy cơ sảy thai. Theo ước tính, cứ 4 ca mang thai có hiện tượng chuột rút thì sẽ có 1 ca bị sảy. Do đó, nếu bạn đã từng gặp khó khăn trong việc mang thai hay có tiền sử bị sảy thai thì cần đặc biệt lưu ý.

Tại sao bà bầu bị chuột rút?

Vì sao bà bầu bị chuột rút là băn khoăn rất thường gặp. Không ai biết tại sao bà bầu hay bị chuột rút nhưng nguyên nhân có thể là do:

  • Thai nhi càng lớn, trọng lượng cơ thể mẹ cũng càng tăng gây áp lực lên chân
  • Tử cung mở rộng để tạo không gian phát triển cho bé gây chèn ép lên tĩnh mạch khiến máu không thể về tim hoặc do chèn ép lên dây thần kinh từ tủy sống xuống chân.
  • Mất nước khiến cơ thể bị rối loạn điện giải
  • Bà bầu bị chuột rút là thiếu chất gì? Rất có thể là do bạn đang thiếu canxi, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3. 3 tháng cuối là lúc nhu cầu canxi của cơ thể tăng cao, nếu không bổ sung đủ, mẹ rất dễ bị chuột rút.

Bị chuột rút khi mang thai phải làm sao?

Khi bị chuột rút, bạn cần:

  • Nhẹ nhàng duỗi và cong chân, các đầu ngón chân vài lần và đứng trên một bề mặt lạnh để giúp giảm co thắt cơ.
  • Sử dụng túi da hoặc chai nước nóng áp vào khu vực bị đau để giảm đau và sưng.
  • Xoa bóp co bắp chân bị co rút.

Nếu đã co duỗi chân và đứng trên bề mặt lạnh nhưng triệu chứng chuột rút không giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ vì có thể chuột rút là do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch.

Làm thế nào để giảm chuột rút khi mang thai?

Mặc dù chưa có bằng chứng thuyết phục nhưng nhiều người cho rằng việc căng cơ chân trước khi ngủ có thể giúp giảm tần suất bị chuột rút. Bài tập căng cơ chân như sau:

  • Bước 1: Bạn đứng trước một bức tường, giơ tay hướng về bức tường, lòng bàn tay áp vào tường
  • Bước 2: Đặt chân phải phía sau, chân trái phía trước
  • Bước 3: Từ từ di chuyển chân trái về phía sau trong khi chân phải vẫn giữ thẳng gối và gót chân vẫn chạm sàn
  • Bước 4: Giữ tư thế căng cơ trong khoảng 30 giây, giữ lưng thẳng và hông hướng về phía sau. Phải thật chú ý đừng xoay chân và đừng đứng bằng ngón chân
  • Bước 5: Sau khoảng 30 giây thì đổi chân.

Bên cạnh bài tập trên, mẹ có thể phòng ngừa chuột rút khi mang thai bằng cách:

  • Vận động nhẹ nhàng bằng cách tập yoga cho bà bầu, đi bộ và tập thể dục nhịp điệu
  • Tránh đứng và ngồi quá lâu. Nếu công việc phải ngồi nhiều, mẹ nên nghỉ ngơi thường xuyên hoặc ngồi và nâng chân nếu phải đứng suốt cả ngày.
  • Bổ sung magiê cũng có tác dụng ngăn ngừa chuột rút khi mang thai. Bạn có thể thêm các thực phẩm giàu magiê vào chế độ ăn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt và quả.
  • Uống nhiều nước. Nếu nước tiểu có màu trong hoặc vàng tươi là bạn đã uống đủ nước. Nếu nước tiểu có màu vàng sậm tức là cơ thể bạn đang thiếu nước.
  • Chọn những loại giày và vớ chân phù hợp, thoải mái, có tác dụng nâng đỡ và tiện lợi. Bạn có thể mang các loại giày có phần viền bao quanh ở gót chân, các loại này giúp giữ vững đôi chân, tránh bị trượt.

Hiện tượng bà bầu bị chuột rút rất thường gặp nên bạn đừng quá lo lắng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp hiếm hoi, chuột rút gây ra đau đớn dữ dội do cục máu đông gây tắc nghẽn mạch. Nếu gặp tình trạng đau nặng và dai dẳng kèm theo dấu hiệu sưng đỏ ở chân, mẹ bầu nên đi khám để được chữa trị kịp thời.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chuột rút bắp chân (vọp bẻ) là một trong những thay đổi trong cơ thể mẹ bầu thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Gần một nửa số bà bầu bị chuột rút ở bắp chân trong tam cá nguyệt thứ ba. Nhiều bà bầu thường xuyên bị chuột rút ở chân sau khi ngồi một chỗ quá lâu hoặc bị chuột rút bắp chân khi ngủ.

Bạn có thể không hoàn toàn ngăn ngừa chuột rút bắp chân nhưng một số giải pháp có thể giúp bạn đỡ bị đau nhức. Nếu biết các nguyên nhân chuột rút và cách trị chuột rút cho bà bầu, bạn sẽ trải qua thai kỳ nhẹ nhàng hơn.

Điểm mặt nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân

Bạn hãy cùng tìm hiểu về những nguyên nhân ra vấn đề để có cách giảm nhẹ tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân này nhé.

1. Cơ thể tăng cân

Áp lực từ em bé đang lớn dần mỗi ngày có thể gây tổn hại đến hệ thống dây thần kinh và mạch máu đi đến chân của mẹ bầu. Tình trạng mẹ bầu tăng cân quá nhiều cũng chính là một trong những nguyên nhân bị chuột rút khi ngủ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.

Trong những tháng cuối của thai kỳ, bắp chân sẽ trở nên mệt mỏi hơn vì cân nặng càng tăng nhiều hơn. Mẹ bầu có thể tăng 10–20 kg so với thời kỳ trước khi mang thai. Trong đó, khối lượng của thai nhi chiếm khoảng 3,5 kg. Nước ối, nhau thai cùng chất dịch và máu sẽ chiếm khoảng 3,5–5,5 kg.

Cơ thể tăng cân quá mức không những khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân mà còn có nguy cơ bị tăng huyết áp, tiền sản giật, sinh non, sinh khó… Đa số mẹ bầu thừa cân hoặc béo phì trước khi mang thai thường tăng cân nhiều hơn mức cần thiết.

2. Dinh dưỡng thiếu hụt

Tại sao có bầu hay bị chuột rút

Chế độ dinh dưỡng thiếu canxi hoặc magie có thể khiến mẹ bầu bị chuột rút bắp chân. Đây là những thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp sản phụ khỏe mạnh và bé yêu phát triển toàn diện.

Khi bạn mang thai, thai nhi cần có canxi để xương và răng chắc khỏe, phát triển tim, hoàn thiện dây thần kinh, giúp cơ bắp khỏe mạnh, điều hòa nhịp tim… Nếu không bổ sung canxi cho cơ thể đủ lượng cần thiết, em bé sẽ lấy canxi từ xương bạn dẫn đến sức khỏe của bạn sau này sẽ yếu đi.

Tuy nhiên, nếu bạn đã uống đủ canxi cho bà bầu thì đây không hẳn là nguyên nhân gây chuột rút bắp chân ở bà bầu. Một nghiên cứu năm 2015 khảo sát 390 phụ nữ mang thai cho thấy việc bổ sung canxi hoặc magie tạo ra rất ít sự khác biệt về chứng chuột rút bắp chân.

3. Bà bầu bị chuột rút bắp chân do mất nước

Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng đậm, điều này có nghĩa là cơ thể bạn bị thiếu nước. Ngoài ra, một số dấu hiệu bạn bị mất nước khác như môi bong tróc, da thô ráp, hôi miệng, thèm đồ ngọt, đau đầu, chuột rút bắp chân cũng dễ dàng bắt gặp…

Khi bị mất nước, cơ thể bạn không thể tự làm mát như bình thường. Thân nhiệt càng nóng thì càng dễ bị chuột rút do hiệu ứng nhiệt trên cơ bắp. Khi các cơ làm việc nhiều hơn và sản sinh nhiều nhiệt lượng hơn thì càng dễ xảy ra tình trạng bà bầu bị chuột rút bắp chân.

Hiện tượng bốc hỏa khi mang thai do mẹ bầu cần nhiều năng lượng cho thai nhi phát triển cũng khiến cơ thể dễ bị mất nước. Ngoài ra, một số mẹ bầu làm việc hay sinh sống trong môi trường nóng cũng có thân nhiệt tăng cao.

4. Thói quen ngồi nhiều

Tại sao có bầu hay bị chuột rút

Bạn cảm thấy mệt mỗi khi vận động nên chỉ thích ngồi yên một chỗ? Thói quen ngồi nhiều do cơ thể nặng nề hoặc công việc văn phòng có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị chuột rút bắp chân đấy!

Trạng thái ngồi một chỗ có thể khiến quá trình lưu thông máu trở nên chậm hơn, đồng thời tăng nguy cơ xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu DVT. Chưa kể, mẹ bầu cũng rất dễ bị tăng cân nếu lười vận động. Đây đều là những yếu tố tiềm ẩn dẫn đến chuột rút bắp chân.