Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh

Trong phong thủy sự tương tác giữa các ngũ hành rất được mọi người quan tâm và sử dụng rộng rãi để điều chỉnh và cân bằng âm dương. Luật ngũ hành tương sinh, tương khắc gắn bó mật thiết với đời sống chúng ta trên nhiều phương diện từ màu sắc, con số, bát quái… Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt, hiểu và áp dụng chính xác quy luật này một cách đúng đắn.

Vì vậy ngũ hành là gì? Ngũ hành tương sinh, tương khắc là gì? Áp dụng quy luật ngũ hành như thế nào? Bạn hãy cùng với Địa Ốc Thịnh Vượng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé. Chúng ta bắt đầu thôi!

Nội dung

  • 1 Tìm hiểu về ngũ hành
  • 2 Chi tiết của các bản mệnh trong ngũ hành
  • 3 Quy luật tương sinh, tương khắc theo ngũ hành phong thủy
  • 4 Ứng dụng ngũ hành phong thủy trong nhà ở

Theo lý thuyết của triết học cổ Trung Hoa thì ngũ hành được cấu thành từ 5 yếu tố cơ bản nhất tồn tại trong vũ trụ đó là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Theo đó tất cả mọi người đều tin rằng quá trình của vạn vật sinh ra, tồn tại, phát triển và mất đi đều dựa trên 5 trạng thái ngũ hành này. Vậy ngũ hành là gì? Bạn hãy đọc tiếp bài này nhé.

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Vòng tròn ngũ hành

Ngũ hành là gì?

Để dễ hiểu nhất chúng ta có thể xem “Ngũ Hành” là 5 hành tố bao gồm Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Đây là những nguyên tố cơ bản, là 5 vật chất tồn tại trong vạn vật và tạo nên thế giới. Ngũ hành cũng có sự tương sinh, tương khắc với nhau. Cụ thể như sau:

  • Hành Thủy tượng trưng cho Nước.
  • Hành Thổ tượng trưng cho Đất.
  • Hành Hỏa tượng trưng cho Lửa.
  • Hành Mộc tượng trưng cho Cây Cối.
  • Hành Kim tượng trưng cho Kim Loại.

Đặc tính của Ngũ Hành

Lý thuyết Ngũ hành cũng chính là quy ước chung để xác định xem xét những mối quan hệ tương quan của vạn vật trong vũ trụ chứ không mang ý nghĩa của các vật chất thông thường. Cụ thể ngũ hành bao gồm 3 đặc tính quan trọng như sau:

  • Lưu hành: Lưu hành có nghĩa là mọi vật chất đều tồn tại chuyển động trong không gian và thời gian giống như việc chúng ta đốt lửa sẽ đốt cháy mọi thứ khi xuất hiện cùng với nó.
  • Luân chuyển: Đặc tính của luân chuyển đó chính là sự vận động, phát triển không ngừng cũng giống như con người được sinh ra, lớn lên, trưởng thành và mất đi theo thời gian.
  • Biến đổi: Biến đổi cũng là một đặc tính quan trọng trong ngũ hành. Quy luật này khẳng định mọi vật có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác một cách liên tục và không ngừng nghỉ. Biến đổi được ví như việc lửa đốt mộc thành tro, mộc lớn lên từ tro tàn và sẽ bi cưa đổ để làm giấy….

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Mối tương quan giữa các mệnh trong phong thủy ngũ hành

Với những những đặc tính và sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng cho con người tới những nhận thức sơ khai nhất trong việc hình thành các thuyết tương sinh, tương khắc, âm dương học trong ngũ hành phong thủy. Nguyên lý này chính là một hệ thống mang tính dự báo về mọi sự vật, sự việc trong cuộc sống của con người.

Âm dương ngũ hành

Từ ngũ hành phong thủy chúng ta có âm dương ngũ hành. Đây là học thuyết triết học phương đông về vũ trụ nhưng lại có sự thiên biến vạn hóa vô cùng kì diệu và được ứng dụng phổ biến trong đời sống của con người hiện nay.

Với học thuyết âm dương ngũ hành chúng ta sẽ thấy được ứng dụng nhiều trong tử vi, phong thủy, kinh dịch, nhân tướng học và rất nhiều bộ môn khác như thiên văn, y học, sinh học, định chế xã hội, văn hóa, địa lý, bói toán, chiêm tinh…

Quan hệ của Ngũ Hành trong các lĩnh vực của đời sống

Ngũ hành được ứng dụng và gắn liền với rất nhiều lĩnh vực, nhiều phương diện trong đời sống xã hội hiện nay như: Màu sắc, con số, phương hướng, các mùa trong năm, mùi hương, thiên can, bát quái, bộ phận cơ thể, địa chi… Để cụ thể hơn bạn bạn hãy cùng với Địa Ốc Thịnh Vượng tìm hiểu ngay dưới đây.

Quan hệ\Mệnh Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Con số (cửu cung) 6, 7 3, 4 1 9 2, 5, 8
Màu sắc Trắng Xanh Đen Đỏ Vàng
Hướng Tây Đông Bắc Nam Trung tâm
Thiên can Canh, Tân Giáp, Ất Nhâm, Quý Bính, Đinh Mậu, Kỷ
Địa chi Thân, Dậu Dần, Mão Tý, Hợi Tị, Ngọ Sửu, Thìn, Mùi, Tuất
Mùi vị Cay Chua Mặn Đắng Ngọt, Nhạt
Thánh thú Bạch Hổ Thanh Long Huyền Vũ Chu Tước Hoàng Lân
Bát quái Đoài, Càn Chấn, Tốn Khảm Ly Khôn, Cấn
Hình khối Tròn Dài Sóng Nhọn Vuông
Thiên văn Kim tinh Mộc tinh Thủy tinh Hỏa tinh Thổ tinh
Ngũ tạng Phổi Gan Thận Tim Tỳ
Cơ thể Tay phải Tay trái Từ 2 chân lên cổ gáy Vùng bụng Giữa ngực
Ngũ giới Trộm cướp, tranh giành Sát (Sát sinh) Uống rượu, ăn thịt Xảo trá, gian dối Si (Tà dâm)
Ngũ thường Nghĩa Nhân Trí Lễ Tín
Giọng nói Thương thanh Giốc thanh Vũ thanh Chủy thanh Cung thanh
Vật liệu Sắt, thép, inox và đá cứng Gỗ, tre, mây, nứa Kính, gương Sắc đỏ của vật liệu Gạch, gốm, sứ, đá ốp lát
Bảng quan hệ của ngũ hành

Chi tiết của các bản mệnh trong ngũ hành

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Bảng mệnh ngũ hành

Theo lý thuyết ngũ hành thì mỗi yếu tố, mỗi bản mệnh đều mang trong mình tính chất tượng trưng riêng cho mỗi lĩnh vực và mỗi phương diện nhất định. Cụ thể ý nghĩa của các bản mệnh trong ngũ hành được thể hiện rõ như sau:

Các bản mệnh trong Ngũ Hành

Ngũ hành Kim

Ngũ Hành Kim là yếu tố tượng trưng cho thể rắn cùng với sức chứa đựng của Kim Loại. Đặc trưng nhận biết của ngũ hành kim chính là sự truyền dẫn. Hiểu theo nghĩa tích cực thì mệnh kim truyền dẫn tất cả mọi thứ về thông tin, ý tưởng, nhiệt năng của vạn vật trong vũ trụ một cách nhanh nhất, chi tiết, chính xác nhất. Tuy nhiên nếu tiêu cực quá nhiều thì Kim cũng sẽ truyền dẫn luôn mọi sự hủy hoại và mệt mỏi.

Mệnh Kim ứng với những người sinh vào các năm như: 1962 (Nhâm Dần), 1963 (Quý Mão), 1970 (Canh Tuất), 1971 (Tân Hợi), 1984 (Giáp Tý), 1985 (Ất Sửu), 1992 (Nhâm Thân)… Theo đó, bạn cũng dễ dàng nhận biết những người mang mệnh Kim thường có tính cách độc đoán, cương quyết, tham vọng, cương trực và rất có chí theo đuổi các mục tiêu đã định sẵn. Bạn sẽ thấy những điều đó qua tính tự chủ, độc lập, tính kỷ luật khá cao và có danh vọng từ sớm.

Ngũ hành Mộc

Ngũ Hành Mộc tượng trưng cho cây cối và mang trong mình 2 thái cực đối lập nhau. Khi thuộc khí âm Mệnh Mộc sẽ mang trong mình sự mềm dẻo của lá cây, hoa cỏ… và ngược lại khi thuộc khí dương mộc sẽ mang tính chất cứng rắn như cây đại thụ trong khu rừng già. Ngoài ra nếu mang sự hiền lành dịu dàng thì Mộc chính là sự chống đỡ, là cái bóng phủ kín mát lành. Tuy nhiên với mục đích dữ thì Mộc sẽ vô tính hóa thành hình tượng ngọn giáo lao thẳng về phía kẻ thù.

Những người thuộc mệnh Mộc sẽ ứng với các năm sinh như: 1958 (Mậu Tuất), 1959 (Kỷ Hợi), 1972 (Nhâm Tý), 1973 (Qúy Sửu)… Đặc tính dễ nhận biết của những người mệnh mộc là họ sẽ có tính cách ôn hòa, năng nổ, nhiệt tình và có nhiều ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Tuy nhiên họ cũng thường hay thiếu kiên nhẫn, hơi bốc đồng và dễ bỏ cuộc.

Ngũ hành Thủy

Ngũ Hành Thủy là tượng trưng cho nước. Vì vậy Thủy cũng mang trong mình 2 thái cực khác nhau, một bên là sự nâng đỡ, hỗ trợ làm dịu đi những cơn khát. Bên còn lại Thủy sẽ nhấn chìm tất cả hướng đến sự sợ hãi, hoang mang.

Những người thuộc mệnh thủy sinh vào các năm 1966 (Bính Ngọ), 1967 (Đinh Mùi), 1974 (Giáp Dần ), 1975 (Ất Mão)… Những người mang mệnh thủy có tính cách khá khôn ngoan, biết nắm bắt tâm lý người khác và việc giao tiếp, thương lượng cũng như thuyết phục người khác rất giỏi.

Vì vậy khi tích cực người mệnh thủy rất khéo léo, dễ dàng thích nghi và biết lắng nghe người khác tuy nhiên ở mặt tiêu cực họ lại thường quan trọng hóa vấn đề, sống nội tâm và trở thành những người bí ẩn khó nắm bắt.

Ngũ hành Hỏa

Ngũ Hành Hỏa là sự hiện diện của Lửa, của sự nắng nóng của mùa hè. Cũng mang trong mình 2 thái cực, Hỏa mang đến ánh sáng, sự ấm áp đại diện cho công bằng, danh dự. Tuy nhiên nếu ở khía cạnh tiêu cực thì Hỏa sẽ thiêu đốt tất cả, mang đến xu hướng bạo lực, chiến tranh và những cuộc gây gổ luân hồi.

Những người thuộc mệnh Hỏa sẽ sinh vào các năm như: 1956 (Bính Thân), 1957 (Đinh Dậu), 1964 (Giáp Thìn), 1965 (Ất Tỵ)… Đặc tính của những người này là khá khôn ngoan, hiểu biết, mạnh mẽ, có tố chất làm lãnh đạo. Tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó thì người mang mệnh hỏa khá bốc đồng, nóng tính và khi hụt hẫng thường không giấu được cảm giác thất vọng mà bộc phát ra bên ngoài bằng những hành động tiêu cực.

Ngũ hành Thổ

Ngũ Hành Thổ đại diện cho Đất, là môi trường sống, tồn tại và phát triển của các sinh vật ký sinh. Cũng giống như các bản mệnh ngũ hành trên thì mệnh Thổ cũng có cho mình 2 thái cực đó là nếu tích cực Thổ mang tính bản năng thông minh và sinh tồn vô cùng tuyệt vời. Tuy nhiên xét theo khía cạnh tiêu cực Mệnh Thổ có xu hướng mang đến sự chán nản, vô cớ, ngột ngạt và vô cùng khó chịu.

Người mệnh thổ sẽ sinh vào các năm như: Canh Tý 1960, Tân Sửu 1961, Mậu Thân 1968, Kỷ Dậu 1969, Bính Thìn 1976, Đinh Tỵ 1977… Những người mang bản mệnh này thường có tính cách đôn hậu, sống nội tâm, kiên trì là chỗ dựa tuyệt vời cho những người bên cạnh. Tuy nhiên họ lại hay chịu phần thiệt về mình và là gì cũng chịu đựng một mình chứ ít có xu hướng chia sẻ.

Tướng lý ngũ hành theo bản mệnh

Mỗi con người khi sinh ra đều ứng với một bản mệnh trong Ngũ Hành và tướng lý của chúng ta cũng phụ thuộc và mang hơi hướng của bản mệnh đó.

Tướng người mệnh Kim

Những người mệnh Kim thường sẽ có tính cách kiên cường, cứng rắn, thẳng thắn và khá khá cứng nhắc. Vì vậy con người của họ cũng toát lên tính cách đó, cụ thể như:

  • Khuôn mặt: Các chi tiết như trán, cằm, tai… của người mệnh Kim đều khá vuông vức, ngay ngắn.
  • Thân hình: Vóc dáng của họ không quá cao, không quá thấp nhưng lại khá rắn rỏi, đỉnh đạc.
  • Màu da: Những người mệnh kim đều có màu da khá trắng, tươi tắn.
  • Giọng nói: Giọng nói vừa phải, ấm cúng, không quá mềm dẻo, không quá cứng nhắc nhưng lại có tiếng vang.

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Khuôn mặt người mệnh Kim

Tướng người mệnh Mộc

Người mang bản mệnh Mộc thường là những người có tính cách nhanh nhẹn, nhiệt tình, tốt bụng. Nên con người mệnh Mộc thường có nhân tướng như sau:

  • Khuôn mặt: Người mệnh mộc sở hữu những đặc điểm như mắt sáng và rất có hồn, môi đỏ, khuôn mặt thanh tú, trán hơi dựng, mũi cao nhưng không thẳng và nếu đàn ông thì thường có yết hầu rất to.
  • Thân hình: Dáng người mệnh mộc cao và khá gầy.
  • Giọng nói: Người mệnh Mộc có tông giọng cao và trong trẻo.

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Khuôn mặt người mệnh Mộc

Tướng người mệnh Thủy

  • Khuôn mặt: Khuôn mặt người mệnh Thủy đầy đặn nhưng không béo, ngũ quan đẹp như mắt to, mày rậm, môi đầy đặn…
  • Thân hình: Bạn sẽ có tạng người tròn trịa, từ tay, chân, bụng đều mang nét mũm mĩm dễ thương của tạng người đầy đặn chứ không phải béo. Người mệnh Thủy dù trai hay gái đều là người có thịt dày nhưng xương lại nhỏ.
  • Màu da: Da của đa số những người mệnh thủy đều là da bánh mật, đen đen nhưng mịn màng khỏe khoắn.
    Giọng nói: Giọng trầm đặc trưng.

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Khuôn mặt người mệnh Thủy

Tướng người mệnh Hỏa

Những người mệnh Hỏa mang tính khí đặc trưng của Lửa đó là nóng nảy, mạnh mẽ và vô cùng can đảm. Với tính cách như thế này những người mệnh Hỏa sẽ có những đặc trưng như sau:

  • Khuôn mặt: Mặt người mệnh Hỏa thường có trán hẹp, phần cằm rộng, đôi mắt to nhưng lại hơi lồi.
  • Thân hình: Vóc dáng người mệnh hỏa thường phía trên nhỏ, phía dưới to giống như khuôn mặt vậy.
  • Màu da: Màu da người mệnh hỏa khá sáng sủa và hồng hào.
  • Giọng nói: Hơi khàn, ồm ồm chứ không trong trẻo.

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Khuôn mặt người mệnh Hỏa

Tướng người mệnh Thổ

Người mang mệnh Thổ sẽ có tính cách ôn hòa và nhẫn nại. Từ đó những đặc điểm về tướng số cũng được biểu hiện rõ ràng giống như tính cách vậy. Cụ thể như:

Khuôn mặt: Ngũ quan đều và tròn, trán hơi ngắn nhưng lại khá rộng. Lông màu người mang mệnh Thổ khá dày và dài, đôi mắt cười rất cuốn hút, lông mi dày cong mềm mại.

Thân hình: Thân hình người mệnh Thổ hơi gồ ghề chứ không được thanh thoát, Phần vai khá nặng nề, eo không thon nhưng khung xương khá nhỏ.

Màu da: Người mang mệnh thổ có màu da trắng sáng, đều màu tuy nhiên lại dễ bị dị ứng và dễ ăn nắng.

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Khuôn mặt người mệnh Thổ

Quy luật tương sinh, tương khắc theo ngũ hành phong thủy

Có thể bạn đã nghe nôm na ở đâu đó những quy luật về ngũ hành tương sinh, tương khắc trong các khía cạnh của cuộc sống. Đây được coi là sự cân bằng phát triển, biến hóa của sự vật và hiểu theo nghĩa đơn giản thì tương sinh là cùng nhau phát triển, tương khắc là kìm hãm nhau trên mọi khía cạnh… Để cụ thể vấn đề này chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết ngay dưới đây nhé.

Ngũ hành tương sinh, tương khắc

Giữa đất trời của tạo hóa, giữa mọi mặt của cuộc sống con người hiện nay luôn có mối giao thoa qua lại lẫn nhau. Và quy luật ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc chính là mấu chốt mang đến sự chuyển hóa qua lại giữa đất trời để tạo nên sự sống của vạn vật.

Ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc chính là 2 mặt của một vấn đề. 2 yếu tố này tồn tại độc lập với nhau nhưng lại liên quan mật thiết với nhau. Cụ thể trong tương sinh sẽ luôn xuất hiện mầm mống của tương khắc và ngược lại trong tương khắc cũng có sự xuất hiện của tương sinh. Đây là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống, sự tồn tại của mọi sự vật, sự viện hiện hữu.

Ngũ hành tương sinh

Để cụ thể hơn chúng ta hãy cùng đi vào chi tiết của từng quy luật ngũ hành phong thủy nhé. Đầu tiên ngũ hành tương sinh mang ý nghĩa giống như tên gọi của nó là cùng nhau thúc đẩy, nắm tay, hỗ trợ nhau để cùng phát triển, sinh trường…

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Quy luật ngũ hành tương sinh

Trong luật ngũ hành có 2 phương diện của ngũ hành tương sinh đó chính là “cái sinh ra nó và cái nó sinh ra” đây được coi là quy luật mẫu và tử. Cụ thể nguyên lý của quy luật tương sinh trong phong thủy như sau:

  • Mộc sinh Hỏa: Nguyên lý này chính là cây khô sẽ sinh ra lửa có nghĩa là Hỏa sẽ lấy Mộc làm nguyên liệu để sẵn sàng bùng cháy.
  • Hỏa sinh Thổ: Khi lửa cháy sẽ hóa mọi thứ thành tro bụi và từ đống tro tàn sẽ vun đắp thành đất.
  • Thổ sinh Kim: Kim loại hay các loại quặng sẽ được nuôi dưỡng, sinh ra từ trong lòng đất tạo nên quy luật Thổ Sinh Kim.
  • Kim sinh Thủy: Khi kim loại bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng sẽ tạo thành Thủy.
  • Thủy sinh Mộc: Quy luật này vô cùng dễ hiểu đó là nước sẽ duy trì sự sống cho cây cối, cỏ cây thêm xanh tốt hơn.

Ngũ hành tương khắc

Ngũ hành tương khắc nó đối lập hoàn toàn với ngũ hành tương sinh. Chúng ta có thể hiểu tương khắc chính là sự áp chế, sát phạt, kìm hãm sự phát triển, sự sinh trưởng của nhau. Quy luật tương khắc có tác dụng duy trì sự cân bằng nhưng nếu tương khắc thái quá sẽ khiến vạn vật diệt vong, suy kiệt.

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Quy luật ngũ hành tương khắc

Trong quy luật tương khắc cũng sẽ bao gồm 2 mối quan hệ đó là cái khắc nó và cái nó khắc. Từ đó sẽ tạo ra nguyên lý và quy luật tương khắc như sau:

  • Thủy khắc Hỏa: Cái này thì chúng ta rất dễ hiểu đó là nước sẽ dập tắt lửa, lửa là gặp nước chỉ có lụi tàn thôi.
  • Hỏa khắc Kim: Khi gặp lửa lớn tất thảy mọi loại kim loại sẽ đều bị nung đến tan chảy không thể nguyên vẹn hình hài ban đầu.
  • Kim khắc Mộc: Kim loại chính là nguyên liệu rèn dao, rèn rìu để đốn đổ cây cối, hủy hoại sự sống.
  • Mộc khắc Thổ: Cây cối sẽ hút hết dưỡng chất từ lòng đất khiến cho đất đai khô cằn.
  • Thổ khắc Thủy: Đất sẽ hút nước, sẽ làm cản trở dòng chảy của nước.

xét về quy luật ngũ hành phong thủy thì quy luật tương sinh, tương khắc luôn tồn tại song song cùng với nhau, cùng nhau duy trì sự cân bằng của vũ trụ. Trên đời này nếu chỉ có sinh mà không có khắc sẽ khiến vạn vật phát triển đến cực độ gây tác dụng ngược. Còn nếu chỉ có khắc mà không có sinh sẽ dẫn đến diệt vong, lụi tàn. Vì vậy quy luật tương sinh, tương khắc chính là được tạo ra để cùng nhau sinh tồn không thể tách rời.

Quy luật ngũ hành phản sinh và ngũ hành phản khắc

Ngoài ngũ hành tương sinh, tương khắc thì quy luật phản sinh, phản khắc cũng liên quan và tác động mật thiết đến vạn vật trong vũ trụ. Cụ thể như sau:

Ngũ hành phản sinh

Trong quy luật tương sinh tất nhiên sẽ đi đôi với phản sinh. Tương sinh là quy luật mang đến sự phát triển trong ngũ hành tuy nhiên nếu chỉ sinh mãi không có khắc thì nhiều khi mang đến nhiều tác hại không lường được. Đây chính là quy luật phản sinh trong vũ trụ.

Ví dụ khi chúng ta sử dụng củi khô để trở thành nguyên liệu để tạo ra lửa để đun nấu đồ ăn. Tuy nhiên khi quá nhiều củi khô sẽ dễ dàng tạo ra đám cháy và gây hại đến tài sản, con người… Quy luật phản sinh trong ngũ hành chính là được tạo ra như vậy.

Cụ thể khi ứng với các mệnh trong ngũ hành thì quy luật phản sinh sẽ như sau:

  • Thổ sinh Kim: Mặc dù Kim được hình thành trong thổ nhưng nếu nhiều đất quá thì sẽ vùi lấp kim loại mãi mãi.
  • Hỏa tạo thành Thổ tuy nhiên nếu nhiều Hỏa quá sẽ khiến đất cháy thành than.
  • Mộc Sinh Hỏa nhưng nếu nhiều mộc quá sẽ khiến Hỏa cháy lớn gây hại.
  • Thủy sinh Mộc, nước sẽ khiến cho cây cối phát triển nhưng lũ lụt từ nước sẽ cuốn trôi đi tất cả.
  • Kim sinh thủy nhưng nhiều Kim sẽ làm Thủy bị vẩn đục.

Ngũ hành phản khắc

Tương tự như luật phản sinh thì trong quy luật tương khắc cũng sẽ có phản khắc. Trong quy luật tương khắc sẽ có cái khắc nó và cái nó khắc. Tuy nhiên khi cái nó khắc có nội lực quá lớn sẽ khiến cho nó bị tổn thương và không còn khả năng hành khắc nữa. Đây được gọi là quy luật phản khắc trong ngũ hành phong thủy.

Để hiểu rõ hơn thì cụ thể trong quy luật phản khắc của ngũ hành sẽ như sau:

  • Kim khắc Mộc nhưng nếu gỗ cứng quá sẽ khiến cho dao, rựa bị gãy
  • Mộc khắc Thổ nhưng nếu đất nhiều sẽ khiến cây cối bị chôn vùi, suy yếu.
  • Thổ khắc thủy nhưng nước nhiều sẽ khiến cho đất bị sạt lở, xói mòn.
  • Thủy khắc Hỏa nhưng nếu lửa quá lớn thì nước cũng phải cạn.
  • Hỏa khắc Kim nhưng khi kim loại nhiều quá sẽ dập tắt lửa.

Từ những quy luật đó chúng ta có thể thấy được trong mối quan hệ của vạn vật trong vũ trụ không chỉ có mỗi tương sinh, tương khắc tồn tại mà còn có cả những trường hợp phản sinh, phản khắc nữa. Vì vậy cho dù ở khía cạnh nào cũng nên vừa phải và có cả sinh cả khắc lẫn lộn để điều hòa và cùng nhau phát triển.

Ứng dụng ngũ hành phong thủy trong nhà ở

Với những quy luật phong thủy ngũ hành như trên thì chúng ta có thể ứng dụng thực tế vào trong mọi khía cạnh tại không gian sống. Tùy vào từng bản mệnh chúng ta dễ dàng ứng dụng các quy luật tương sinh, hạn chế tương khắc để mang vào nhà nhiều tài lộc, may mắn, hạnh phúc và vui vầy. Cụ thể như sau:

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Xem hướng nhà phù hợp với gia chủ

Đối với người mệnh Kim

Theo quy luật phong thủy thì những người mệnh Kim thuộc Tây tứ mệnh nên chúng ta nên lựa chọn hướng nhà là Tây Tứ Trạch nghĩa là bạn sẽ vô cùng hợp với các hướng Tây, Tây Bắc. Tuy nhiên cũng tùy thuộc vào năm sinh cũng như hướng đất nữa nên bạn nên xem kỹ trước khi đặt móng nhà nhé.

Ngoài ra dựa theo ngũ hành tương sinh, tương khắc thì Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy và Kim khắc Mộc, Hỏa khắc Kim. Vì vậy những người mệnh Kim rất hợp với màu sắc của Thổ (Đất) cụ thể là các màu như màu trắng, màu xám, màu vàng kim, màu vàng nhạt, màu vàng đất, màu cam… tuy nhiên hợp nhất trong đó chính là màu vàng. Từ những quy luật tương sinh trên thì người mệnh Kim nên ứng dụng thực tế vào nhà ở như sau:

  • Lựa chọn nhà ở: Người Mệnh Kim nên lựa chọn nhà ở theo các hướng Tây, Tây Bắc như đã nói ở trên. Còn nếu bạn ở chung cư thì nên lựa chọn tầng số 4, tầng 9, tầng 5, tầng trệt hoặc các tầng có đuôi như trên. Vì đây là những con số hợp với mệnh Kim. Đặc biệt bạn không nên chọn nhà liên quan đến các số 2, số 7 vì số 2 và số 7 tượng trưng cho mệnh hỏa tương khắc với mệnh Kim.
  • Màu sắc của nhà ở: Người mệnh Kim nên phối nhà theo các tông màu tươi sáng như màu trắng màu vàng, màu xám hoặc phối cả 3 màu này một cách tinh tế. Tuy nhiên bạn vô cùng hợp màu vàng nên đừng bỏ qua gam màu này nhé.

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Tông màu nội thất mệnh Kim

  • Đối với cây cảnh trong nhà: Người mệnh Kim nên sử dụng các loại cây cảnh như cây Kim Tiền, cây lan ý, cây lưỡi hổ, cây cỏ lan chi…
  • Đối với tranh ảnh: Những người mệnh Kim hợp với những bức tranh có chi tiết về đồng quê, ruộng nương, phố cổ, phật giáo, thư pháp… Ngoài ra bạn cũng có thể treo các bức tranh có chất liệu như đá quý, vàng, bạc, gỗ, tranh sơn mài…
  • Bể cá phong thủy: Người mệnh kim nên nuôi một bể cá vì kim sinh Thủy sẽ khiến cho căn nhà có nhiều sinh khí mang vận may đến cho gia chủ.

Đối với người mệnh Mộc

Những người có mệnh Mộc nên lựa chọn và bài trí không gian sống của gia đình mình theo quy luật ngũ hành phong thủy như sau:

  • Chọn hướng nhà: Người mệnh Mộc hợp với các hướng như Hướng Đông, Hướng Nam, Hướng Đông Nam. Nếu mua nhà chung cư thì gia chủ nên ưu tiên mua nhà ở tầng hoặc số nhà có số 1, số 6 (tượng trưng cho thủy) số 3 và số 8 (tượng trưng cho Mộc). Đặc biệt bạn nên tránh các số 4, 9, 2, 7 của mệnh hỏa và mệnh kim.
  • Chọn màu sắc cho căn nhà: Bạn dễ dàng chọn được các màu sắc tương hợp với mệnh mộc như Thủy sinh Mộc nên các màu đen, màu xanh lam, màu nâu, màu vàng nhạt… mang đặc trưng của mệnh thủy là các màu tương sinh với mệnh Mộc. Trong đó hai màu hợp nhất chính là màu xanh lá và màu nâu bạn có thể phối nhà theo bản màu này cũng vô cùng bắt mắt đấy.

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Tông màu nội thất mệnh Mộc

  • Trang trí trong nhà: Những người mệnh Mộc nên trang trí nội thất nhà bằng đồ gỗ, tre, giấy… Ngoài ra bạn nên kết hợp với cây hoa cảnh, các bức tranh có hoa văn cây cỏ, hoa lá… để mang đến thịnh vượng cho gia chủ.
  • Các loại cây cảnh nên trưng trong nhà: Những loại cây cảnh hợp với gia chủ mệnh Mộc như: Trúc nhật, sen đá, kim ngân, vạn niên thanh bò, đế vương xanh, cây đại lộc…

Đối với người mệnh Thủy

Nếu bạn là người mang bản mệnh Thủy thì khi mua nhà hay bài trí nhà ở bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Hướng nhà: Người mệnh Thủy nên lựa chọn nhà ở theo chính bản mệnh của mình là Hướng Bắc. Ngoài ra do mệnh thủy thuộc Đông Tứ Mệnh nên bạn cũng có thể lựa chọn những hướng thuộc Đông tứ trạch như là hướng Đông Nam, Hướng Nam cũng khá tốt. Ngoài ra nếu bạn mua chung cư thì nên gắn liền với các con số như 1, 6 (số của mệnh thủy) hoặc số 4, số 9 (tượng trưng cho mệnh kim). Tránh các số như 2, 7, 0, 5 liên quan đến mệnh hỏa và thổ nhé.
  • Lựa chọn màu sắc cho căn nhà của người mệnh Thủy: Dựa theo quy luật tương sinh, tương khắc thì Thủy sinh Mộc, Kim sinh Thủy nên những người thuộc mệnh thủy nên lựa chọn màu sơn nhà là các màu xanh thiên thanh, màu trắng, màu ánh kim… Và nên tránh các màu tượng trưng cho mệnh thổ nhé.

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Tông màu nội thất mệnh Thủy

  • Trang trí trong nhà: Để đón tài lộc vào nhà những người Mệnh Thủy nên trang trí trong nhà bằng gương, kính, những vách ngăn bằng pha lê. Bạn cũng nên sử dụng cây xanh, chuông gió bằng kim loại, các đồ nội thất bằng gỗ, bằng đồng… Ngoài ra thì người mệnh thủy nên nuôi bể cá trong nhà để mang thêm sinh khí cho gia chủ.
  • Những loại cây hợp với mệnh Thủy: Bạn có thể sử dụng các loại cây như: cây phát tài búp sen, cây phát lộc 8 thân, cây lưỡi hổ thái, cây đuôi công xanh, cây huy hoàng, cây ngân hậu… để trang trí cho không gian sống của mình.

Đối với người mệnh Hỏa

Nếu bạn là người thuộc bản mệnh Hỏa và đang có ý định mua nhà, mua đất, xây nhà, trang trí nhà cửa thì theo quy luật phong thủy ngũ hành bạn nên lưu ý các vấn đề sau:

  • Chọn hướng nhà: Người mệnh Hỏa nên lựa chọn hướng nhà chính theo hướng Nam thuộc bản mệnh. Ngoài ra bạn cũng nên chọn theo hướng thuộc hành mộc như hướng Đông, Hướng Đông Nam vì Mộc sinh Hỏa. Ngoài ra tính theo bát quái ngũ hành thì nếu bạn mua chung cư nên lựa chọn các căn hộ liên quan đến số 2, số 7 (thuộc bản mệnh hỏa) hoặc số 3, số 8 (thuộc bản mệnh mộc). Đặc biệt nên tránh số 1, số 6 của mệnh thủy nhé.
  • Lựa chọn màu sơn cho căn nhà: Đối với việc lựa chọn màu sắc cho căn nhà thì gia chủ mệnh hỏa nên lựa chọn các gam màu nóng như màu đỏ, màu hồng, màu cam, màu tím… để cân bằng màu bạn cũng có thể phối với màu xanh của cỏ cây, đây chính là màu sắc hiện thân cho mệnh mộc. Bạn cần tránh màu đen và màu xanh nước biển của mệnh thủy nhé.

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Tông màu nội thất mệnh Hỏa

  • Trang trí trong nhà: Người mệnh Hỏa nên sử dụng nội thất bằng gỗ là chính. Bạn không nên dùng các món đồ bằng kim loại vì Hỏa khắc Kim. Ngoài ra để mang tài lộc vào nhà và cho mọi góc nhỏ của không gian sống luôn tràn đầy sinh khí bạn nên trang trí nhiều cây xanh.
  • Những loại cây phù hợp với gia chủ mệnh Hỏa: Bạn có thể trồng cây xương rồng, lan hồ điệp, hoa phượng tiên, hoa hỏa tước… Cụ thể là những cây có màu sắc đỏ, tím, hồng… đều sẽ hợp.

Đối với người mệnh Thổ

Đối với gia chủ thuộc mệnh Thổ khi muốn xây nhà, sửa nhà, mua nhà hay chung cư thì chúng ta nên lưu ý những yếu tố sau để luôn giúp cho đại gia đình được hạnh phúc, êm ấm và phát tài, phát lộc:

  • Lựa chọn hướng nhà: Đối với những người mệnh Thổ khi mua nhà, xây nhà hay sửa chữa nhà ở nên lựa chọn hướng Đông Bắc và Tây Nam. Ngoài ra khi mua chung cư bạn nên chọn các căn hộ liên quan đến số 5, số 0, số 2, số 7 và nên tránh các số 3, số 8 nhé.
  • Lựa chọn màu sắc cho nhà: Người mệnh Thổ hợp với các màu như màu đỏ, màu hồng, màu tím của mệnh Hỏa và màu vàng, màu nâu đất thuộc bản mệnh Thổ. Bạn cũng có thể phối các gam màu này để mang đến không gian đẹp nhất cho căn nhà nhé. Ngoài ra người mệnh thổ nên tránh các màu thuộc mệnh mộc như màu xanh lá… để tránh mang đến những điều không hay.

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh
Tông màu nội thất mệnh Thổ

  • Trang trí trong nhà: Những người mệnh thổ nên trang trí nhà bằng các đồ vật làm bằng đá, bằng gốm sứ, bằng cẩm thạch… những chất liệu này sẽ giúp mang đến may mắn cho gia chủ mệnh thổ.

Theo thuyết ngũ hành thì việc áp dụng ngũ hành tương sinh theo từng bản mệnh, theo từng tuổi vào phong thủy nhà ở là vô cùng quan trọng. Vì vậy chúng ta nên lưu ý từ hướng nhà, hướng đất, màu sắc, cách bài trí, lựa chọn cây cối, nội thất… Tuy nhiên ngoài theo bản mệnh thì còn tùy thuộc vào tuổi của gia chủ, của các thành viên trong nhà nữa nên bạn cần lưu ý và thận trọng khi quyết định nhé.

Trên đây là giải mã chi tiết về ngũ hành phong thủy từ A đến Z mà Địa Ốc Thịnh Vượng chia sẻ đến bạn. Hy vọng từ bài viết quý khách hàng của Địa Ốc Thịnh Vượng cũng như quý độc giả sẽ có thêm nhiều thông tin tốt nhất để ứng dụng vào đời sống và mang đến nhiều tài lộc, may mắn, sức khỏe và bình an.

Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi!

Tại sao có hỏa âm hỏa dương trong mệnh

Địa Ốc Thịnh Vượng

Địa Ốc Thịnh Vượng hướng đến mục tiêu lợi nhuận hấp dẫn và bền vững, đồng thời mang lại thật nhiều giá trị vật chất, tinh thần cho quý khách hàng.

Bài viết liên quan