Tại sao có tên sữa ông thọ

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Tại sao ông thọ lại có sữa nhỉ?

Tại sao có tên sữa ông thọ
                                          
Tại sao có tên sữa ông thọ

Các câu hỏi tương tự

Một bác Việt Nam ngồi ăn sáng trong quán, thì bỗng có một chú Mỹ lân la vào ngồi cạnh, vừa bỏm bẻm nhai kẹo cao su vừa bắt chuyện.
- Này, ở Việt Nam ăn bánh mì cả vỏ à?
- Ừ – khó chịu vì bị làm phiền, bác Việt Nam trả lời cộc lốc.
- Hừm, ở Mỹ bọn tao khác, chỉ ăn ruột thôi, cùi bánh thì nghiền ra làm bánh sừng bò, bán sang Việt Nam.
Chu mỏ thổi một cái bong bóng, hắn hỏi tiếp với vẻ mặt rất tự mãn:
- Thế chúng mày cũng ăn mứt với bánh mì chứ?
- Tất nhiên – Bác Việt Nam trả lời, với vẻ ko quan tâm.
- Ở Mỹ khác – vừa nổ đốp một bóng kẹo cao su, chú Mỹ vừa nói với vẻ chế diễu – bọn tao chỉ ăn hoa quả cho bữa sáng, còn vỏ, hạt thì tái chế biến thành mứt, rồi bán cho Việt Nam.
Ðến đây thì cú lắm rồi, bác Việt Nam bèn hỏi lại:
-Thế ở Mỹ chúng mày có “ấy ấy” không?
- Tất nhiên.
- Thế chúng mày làm gì với những bao OK vừa dùng xong?
- Vứt đi thôi, thế cũng hỏi.
Mỉm cười với ánh mắt tinh quái, bác Việt Nam trả lời:
- Chúng tao thì khác, ở Việt Nam người ta gom tất cả OK dùng rồi để tái chế, nấu chảy ra thành chewing gum, rồi đem xuất khẩu sang… bán cho chúng mày đấy…

Hay ko mí bn, 

Tại sao có tên sữa ông thọ

nếu hay trả lời tí nghen, like cho hén

Tại sao có tên sữa ông thọ

Tại sao có tên sữa ông thọ

Sữa Ông Thọ là một nhãn hiệu sữa đặc nổi tiếng tại Việt Nam, hiện thuộc sở hữu của Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk). Sản phẩm sữa này có tên gọi tiếng Việt khá thú vị, tên gọi của chúng được hình dung hài hước là sữa của ông Thọ (“Mr. Longevity’s milk”), tức là sữa từ (của) một ông già.

Sữa Ông Thọ là một chế phẩm sữa rất phổ biến ở Việt Nam, ngoài chức năng chính là sữa đặc nó còn là nguyên liệu được ưa chuộng để pha vào cà phê làm nên món cà phê sữa đá trứ danh ở Việt Nam. Ngoài ra, chúng còn được người dùng với món bánh mì quẹt sữa (bánh mì chấm với sữa đặc) như là một món ăn nhanh dùng cho bữa ăn sáng.

Lịch sử

Đây là nhãn hiệu sữa có từ lâu tại Việt Nam. Trước năm 1975, Công ty sữa đa quốc gia Foremost có hoạt động kinh doanh tại miền Nam Việt Nam, họ sản xuất sữa với nhãn hiệu Longevity mang hình ảnh một ông già cầm trái đào tiên hàm ý “sống lâu”. Longevity Brand là nhãn hiệu chính thức, nhưng nó còn được gọi là sữa Ông Thọ (một trong tam đa) để người Việt dễ hiểu.

Sau năm 1975, các cơ sở sản xuất của Foremost bị nhà nước Việt Nam quốc hữu hóa rồi giao cho Vinamilk tiếp quản. Từ năm này đến năm 1990, Vinamilk sản xuất loại sữa đặc mang tên chính thức là Ông Thọ (không còn sử dụng Longevity Brand) để kinh doanh tại Việt Nam, cũng với hình ảnh một ông già cầm quả đào tiên.

Giai đoạn sau đó, Công ty Foremost quay lại Việt Nam đầu tư kinh doanh, họ quyết định đòi lại nhãn hiệu sữa với hình ảnh ông già cầm quả đào tiên từ tay Vinamilk. Vụ kiện kéo dài rồi được tòa án quốc tế tuyên rằng hình ảnh ông già cầm quả đào tiên là của Foremost (nhưng không bao gồm chữ Ông Thọ bằng tiếng Việt).[cần dẫn nguồn]

Sau khi thắng kiện, Công ty Foremost lại khuếch trương thương hiệu sữa này một lần nữa bằng tên gọi Longevity kèm với hình ảnh ông già cầm quả đào tiên như đã từng làm tại miền Nam Việt Nam trước 1975. Tuy nhiên, họ bị phản ứng ngược vì người Việt bây giờ đã quen với chữ Ông Thọ của Vinamilk rồi. Người tiêu dùng ở Việt Nam cho rằng Longevity là nhãn hiệu nhái với Ông Thọ nên sữa Ông Thọ lại càng được ưa chuộng và bán chạy nhiều hơn.[cần dẫn nguồn] Để vớt vát cho chiến lược sai lầm này, Foremost đã Việt hóa chữ Longevity thành chữ Trường Sinh, và nhãn hiệu sữa này vẫn tồn tại miễn cưỡng đến ngày nay.

Có thể bạn quan tâm  [Wiki] 24 là gì? Chi tiết về 24 update 2021

Vì trong các điều khoản phán quyết của tòa án, Foremost (và sau này tiếp quản là Công ty Dutch Lady) được bảo lưu quyền đối với hình ảnh ông già cầm quả đào tiên, cho nên dù Vinamilk được giữ quyền trên nhãn hiệu “Ông Thọ”, họ phải thiết kế hình ảnh ông già không được cầm quả đào tiên, mà đưa cho các bé tiểu đồng đứng bên cạnh cầm.

Chủng sản phẩm

Các chủng loại của sữa Ông Thọ gồm: hộp nhựa 40 gam, hộp thiếc 380 gam (nhãn xanh lá, nhãn vàng, nhãn đỏ, nhãn lam), hộp giấy 380 gam (nhãn đỏ, nhãn lam), hộp giấy 1284 gam, và tuýp 165 gam.

Về Foremost trong giai đoạn từ năm 1996 trở đi

Năm 1996, 2 năm sau ngày Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Việt Nam, Foremost quay trở lại thị trường Việt Nam với hình thức công ty liên doanh giữa Tập đoàn mẹ Friesland Coberco của Hà Lan (70% vốn đầu tư) và Công ty Protrade (Tổng công ty Sản xuất – Xuất nhập khẩu Bình Dương) của tỉnh Bình Dương (30%).

Năm 2002, công ty sữa Foremost Việt Nam thông báo chuyển tên và đổi logo mới thành “Công ty thực phẩm và nước giải khát Dutch Lady Vietnam”[1]. Dutch Lady Vietnam sẽ tiếp tục sản xuất và tiếp thị các sản phẩm mang nhãn hiệu Cô gái Hà Lan, YoMost, Sữa Kim Cương, Trường Sinh và Completa.

Năm 2004, sau 125 năm hoạt động, Friesland Coberco Dairy Foods đổi tên thành Royal Friesland Foods, với danh hiệu “Đạt chứng nhận Hoàng gia” từ Nữ hoàng Beatrix của Hà Lan trao tặng. Dutch Lady Việt Nam cũng tổ chức họp báo về sự kiện này tại khách sạn Caravelle Sài Gòn[2]

Ngày 21/7/2009 tại Bình Dương, Công ty sữa Dutch Lady Việt Nam chính thức đổi tên thành FrieslandCampina Việt Nam, sau sự hợp nhất giữa hai tập đoàn sản xuất sữa hàng đầu Hà Lan Royal Friesland Foods và Campina đầu năm.

Hình ảnh

Tham khảo

  1. ^

    “Foremost khuyến mãi kiểu đánh đố khách hàng”.

  2. ^ “Friesland Foods đạt chứng nhận Hoàng gia Hà Lan”.

Liên kết ngoài

  • Khác biệt hay là chết?[liên kết hỏng]