Tại sao cuộc duy tân minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản

Chi tiết Chuyên mục: Bài 1: Nhật Bản

- Làm sáng tỏ khái niệm về cuộc cách mạng tư sản.

     + Mục đích : lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được tự do phát triển.

     + Lực lượng lãnh đạo : giai cấp tư sản.

     + Động lực cách mạng : đông đảo quần chúng nhân dân.

     + Kết quả, ý nghĩa : nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.

- Tìm những điểm giống và khác với cuộc Duy tân Minh Trị để giải thích.

(Nguồn: Câu 1 trang 8 sgk Sử 11:)

Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản? Có thể nói, duy tân Minh Trị là một trong những cuộc cải cách có ý nghĩa lớn nhất diễn ra trong phạm vi nước Nhật nói riêng và trên thế giới nói chung. Bởi cuộc cải cách này đã biến nước Nhật từ một quốc gia nghèo, vươn lên trở thành cường quốc. Đáng chú ý hơn cả là cuộc cải cách Minh Trị lại được thực hiện bởi một vị vua thuộc chế độ phong kiến. Khi đánh giá về hiện tượng này, rất nhiều các chuyên gia kinh tế, chính trị, lịch sử và văn hóa đều ghi nhận cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như 1 cuộc cách mạng tư sản. Vậy, tại sao lại có quan điểm như trên, hãy cùng bancobiet.org đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.

Xuất phát điểm là một quốc gia phong kiến nghèo. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Nhật Bản luôn phải chịu rất nhiều sự can thiệp và khống chế từ nước ngoài. Điển hình trong đó phải kể đến nhà nước phong kiến Trung Hoa.

Tại sao cuộc duy tân minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản
Tại sao nói cuộc duy tân minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản

Vào giữa thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản càng bộc lộ rõ hơn sự bế tắc và lạc hậu quả mình. Vì vậy, tình hình nước Nhật đã cho thấy khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt, kinh tế, chính trị, xã hội.

Trên thế giới, chế độ thực dân châu Âu đang phát triển mạnh mẽ và luôn có xu hướng xâm lược các nước yếu nhược tại Châu Á, trong đó bao gồm cả Nhật Bản. Vì vậy, đây là thời điểm mà nước Nhật không còn khả năng chống lại sự đàn áp đó.

Tính từ năm 1790 – 1840, tại Nhật Bản đã có tới 22 lần mất mùa nghiêm trọng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế mà còn làm lung lay thể chế chính trị và tình hình trật tự xã hội. 

Trong khi đó, công thương nghiệp Nhật Bản phát triển mạnh dẫn tới việc nảy sinh các giai tầng mới, trong đó phải kể đến như giai cấp công nhân, tư sản và tiểu tư sản. Từ đó, nảy sinh mâu thuẫn và đối lập giữa kiểu kinh tế lạc hậu với kinh tế hiện đại.

Xã hội Nhật Bản đang tồn tại mâu thuẫn rất lớn giữa nông dân với địa chủ phong kiến tại miền Bắc. Bởi lực lượng này luôn bị địa chủ áp bức bóc lột. Từ đó, tư tưởng chống đối của nông dân với ShoGun địa chủ cũng rất lớn.

Cũng chịu chung số phận với những quốc gia châu Á lạc hậu khác, Nhật Bản đang đứng trước nguy cơ bị thôn tính, xâm lược bởi các nước phương Tây. Chính vì vậy, bài toán đặt ra cho Nhật Bản lúc này chính là lựa chọn một trong hai giải pháp. Một là cải cách để phát triển đất nước. Từ đó, có đủ tiềm lực kinh tế, xã hội và quân sự để chống lại sự xâm lược của các nước Phương Tây.  Hai là chấp nhận làm nô lệ và chịu sự điều khiển của các nước đế quốc. Trước bài toán này, Thiên Hoàng Minh Trị đã chọn cải cách.

Nhận thấy sự lạc hậu của chế độ phong kiến. Cuộc Duy Tân Minh Trị còn nhằm mục đích xóa bỏ những tàn dư phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển

Để tìm hiểu cho câu hỏi tại sao nói cuộc duy tân minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản, hãy cùng với bancobiet.org tìm hiểu những nội dung cơ bản của cuộc cải cách này.

Duy Tân Minh Trị là cuộc cải cách diễn ra trên phạm vi nước Nhật từ năm 1866 – 1869 do Thiên Hoàng Minh Trị hay còn gọi là Minh Trị Đại Đế, Mutsuhito Đại Đế đứng đầu. Nhờ vào cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản thoát khỏi chế độ phong kiến Mạc phủ để đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Từ đó, dẫn tới hàng loạt các thay đổi to lớn trong cấu trúc kinh tế, xã hội và chính trị của Nhật Bản.

Tháng 1/ 1868 Thiên Hoàng Minh Trị lên ngôi. Ông đã đề ra 1 loạt những cải cách, chính sách tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục, cụ thể như sau:

Loại bỏ chế độ phong kiến do Mạc phủ đứng đầu. Thành lập chính phủ mới. Trong đó, đại diện tiêu biểu là tầng lớp quý tộc tư sản.

Xóa bỏ quyền lực của các đại danh. Thực hiện nghiêm quyền tứ dân bình đẳng.

Năm 1889, ban hành hiến pháp mới, trong đó quy định Nhật bản là quốc gia có thể chế chính trị quân chủ lập hiến.

Quân đội Nhật Bản sẽ được huấn luyện và tổ chức theo mô hình của các quốc gia phương Tây. Ban hành quy định thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc thay cho chế độ trưng binh.

Đối với lực lượng lục quân sẽ được tổ chức theo mô hình của lục quân Đức. Hải quân sẽ học tập theo mô hình của hải quân Anh. Các nhà máy, đơn vị chế tạo vũ khí sẽ được xây dựng dựa trên mô hình của công binh pháp và hệ thống hậu cần được học hỏi từ Hoa Kỳ. Nhờ vào việc tiếp thu các tinh hoa của lực lượng vũ trang các nước tiên tiến, lực lượng quân đội của Nhật Bản hội tụ 1 sức mạnh vô cùng lớn, uy dũng và thiện chiến.

Có thể bạn quan tâm

Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã

Các trường học tại Nhật Bản phải đưa các thành tựu khoa học kỹ thuật vào giảng dạy như một môn học bắt buộc. Chú trọng các nội dung khoa học – kỹ thuật tiên tiến.

Cử các học sinh có thành tích học tập tốt đi du học nước ngoài để cập nhật và tiếp thu tinh hoa giáo dục của các nước tiên tiến. Đặc biệt, chương trình dạy học của Nhật Bản được học tập và chịu ảnh hưởng lớn từ Hoa Kỳ.

Ban hành chính sách thống nhất thị trường, tiền tệ.

Cho phép việc mua bán ruộng đất công khai để hợp nhất các diện tích đất nhỏ lẻ, manh mún thành vùng đất có diện tích lớn. Từ đó, kích thích sự phát triển của kinh tế tư bản tại nông thôn.

Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống để tiện cho việc giao thương và phát triển kinh tế thương mại.

Một cuộc cách mạng tư sản sẽ bao gồm những đặc điểm cơ bản sau:

  • Mục đích chính là nhằm lật đổ chế độ thống trị của giai cấp phong kiến. Thiết lập thể chế chuyên chính do tư sản đứng đầu. Tạo điều kiện để nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được phát triển.
  • Lực lượng lãnh đạo là tầng lớp quý tộc tư sản hóa.
  • Cách mạng nhận được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân và tiểu tư sản.
  • Kết quả của cuộc cách mạng tư sản là lật đổ chế độ phong kiến, tạo dựng nền chuyên chính tư sản.

Tại sao cuộc duy tân minh trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản
Tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như 1 cuộc cách mạng tư sản?

  • Cuộc Duy Tân Minh Trị không hoàn toàn đặt mục tiêu loại bỏ hết chế độ phong kiến cổ hủ, lạc hậu. Tuy nhiên, nó cũng đã xóa bỏ được những tàn dư của chế độ này. Đồng thời, thiết lập thể chế chính quyền mà Thiên Hoàng cùng giai cấp tư sản nắm quyền.
  • Sau cuộc Duy Tân Minh Trị, nền kinh tế tư bản được tự do và phát triển mạnh mẽ.
  • Lực lượng lãnh đạo là tầng lớp quý tộc trên và giai cấp quý tộc tư sản.
  • Cuộc Duy Tân Minh Trị cũng nhận được sự ủng hộ tích cực từ quần chúng nhân dân.
  • Kết quả của cuộc Duy Tân Minh Trị là đưa Nhật Bản phát triển theo mô hình của các nước tư bản.

Mặc dù không do giai cấp tư sản lãnh đạo và cũng không triệt để xóa bỏ sự thống trị của giai cấp địa chủ phong kiến nhưng nó vẫn có ý nghĩa như cuộc cách mạng tư bản, dù không thực sự triệt để.

Trên đây là giải đáp của Bạn Có Biết cho câu hỏi tại sao nói cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sự kiện lịch sử thú vị này. Đừng quên theo dõi chúng tôi và ghé thăm thường xuyên để cập nhật những thông tin thú vị về văn hóa, giải trí, khoa học và xã hội nhé!

Câu hỏi: Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản?

Lời giải

Cách mạng tư sản có đặc điểm:

- Mục đích:lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

- Lực lượng lãnh đạo:giai cấp tư sản.

- Động lực cách mạng:đông đảo quần chúng nhân dân.

- Kết quả, ý nghĩa:nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.

Cuộc Duy Tân Minh Trịtuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến, nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường TBCN.

⟹Như vậy, Cuộc Duy Tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.

Để làm rõ thêm câu trả lời cho câu hỏi, Toploigiai xin mời các bạn đọc thêm về Thiên hoàng Minh Trị và nội dung cuộc Duy tân của Thiên hoàng

1. Thiên hoàng Minh Trị

Thiên hoàng Minh Trị (Minh Trị Thiên hoàng) còn được gọi làMinh Trị Đại Đế, Mutsuhito Đại ĐếhayMinh Trị Thánh đế. Ông là người có công lớn khi đưa nước Nhật thoát khỏi chế độ phong kiến Mạc phủ, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Thiên hoàng Minh Trị Mutsuhito chào đời ngày 3 tháng 11 năm 1852là con trai thứ của Thiên Hoàng Hiếu Minh vớ bà Nakayama Yoshiko một phi tần và là con gáicủa lãnh chúa Nakayama Tadayasu thuộc gia tộc Fujiwara

Khi vừa lên ngôi, lợi dụng Thiên Hoàng Minh trị còn nhỏ các Đại dânh (daimyo) và giai cấp tư sản nhân sự kiện đó dẫn 1000 samurai về Tokyo lấy cớ ủng hộ Thiên Hoàng đánh bại và lật đổ chế độ Mạc phủ Tokugawa vào tháng 12/1867. Tháng 1/1868, Mutsuhito chính thức lấy lại quyền điều hành đất nước từ tay Mạc phủ, chính thức chấm dứt 265 năm phong kiến dưới triều Mạc phủ.

Ngày 12 tháng 10 năm 1868, Thiên hoàng làm lễ đăng quang tại Tử Thần điện ở cố đô Kyotō, lấy thụy hiệu là Minh Trị Thiên Hoàng, cùng đó tuyên bố 5 lời tuyên thệ trước toàn dân

Ngày 4 tháng 11 năm 1868 Thiên hoàng Minh Trị dời kinh đô Nhật Bản từ Kyoto sang Tokyo, với những điều kiện thuận lợi về kinh tế, địa lý và chính trị, giúp Thiên hoàng dễ trị vì hơ

Thời gian đầu khi nắm quyền, Thiên hoàng Minh Trị gần như không có ý kiến gì trước các cuộc bàn thảo của triều thần, đều phê chuẩn tất cả các nghị quyết của Nội các cũng như đàn áp phong trào tự do Dân Quyền

Tháng 10 năm 1881, ông đã ra chiếu thư tuyên bố sẽ triệu tập quốc hội vào năm 1890, tuy nhiên quyền hạn vẫn nằm trong tay Thiên Hoàng. Chế độ Thiên hoàng cận đại dần đi vào hoàn thiện.

Với quyền lực của mình, Thiên hoàng đã học theo cách vơ vét tài chính của Mạc phủ trước kia trở thành địa chủ và tài phiệt lớn nhất Nhật Bản.

Trong khoảng thời gian trị vì, Thiên Hoàng Minh Trị đưa ra nhiều chính sách cách tân như:

- Công bố sắc lệnh giáo dục năm 1880 quy định nhà trường đối với môn lịch sử phải đặt trọng tâm vào thể chế kiến quốc

- Năm 1890, ban bố Giáo dục sắc ngữ, lấy việc "phụ tá hoàng vận", "chí trung chí hiếu" làm căn bản, bắt buộc mỗi học sinh hàng ngày phải quỳ lạy trước ảnh Thiên hoàng

- Ngày 4 tháng 1 năm 1882 ông ban bố "Quân nhân Sắc luận",

- Năm 1885, Thiên hoàng bãi bỏ chế độ Thái chính quan cũ, xây dựng chế độ Nội các theo hình mẫu phương Tây. Đứng đầu là Tổng lý đại thần Quốc vụ đại thần trực thuộc vào Thiên hoàng.

- Ban bố Đại Nhật Bản Đế Quốc Hiến pháp năm 1889, đây là bản hiến pháp dựa trênhiến pháp của Phổ để làm khuôn mẫu

Ngày 30 tháng 7 năm 1912, ông qua đời do bệnh ung thư dạ dày, hưởng thọ 60 tuổi, được đặt thụy hiệu là Minh Trị Thiên hoàng

2. Những cải cách dưới thời Thiên hoàng Minh Trị

Vào ngày 12/10/1868, Thiên hoàng Minh Trị làm lễ đăng quang tại Tử Thần điện ở cố đô Kyoto, lấy thụy hiệu là Minh Trị Thiên Hoàng.

5 lời tuyên thệ của Thiên hoàng khi lên ngôi;

  • Mở ra hội nghị rộng rãi, trăm công nghìn việc đều lấy theo công luận để quyết định
  • Trên dưới một lòng, ra sức sửa sang việc nước
  • Văn võ một đường, từ công khanh đến thứ dân đều được tọa chí, khiên cho lòng người hăm hở và sốt sắng
  • Thay bỏ hết mọi thói hư, mói tệ chất chứa lâu đời, từ đây cố gắng duy tân tự cường, hiệp theo công đạo của trời đất.
  • Cầu tri thức ở thế giới, làm cho nước nhà trở lên mạnh lớn và vẻ vang.

Việc làm đầu tiên đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của Thiên hoàng Minh Trị là rời thủ đô từ cố đô Kyoto về Tokyo, cải cách đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa. Dưới đây là một số nội dung chính trong Duy tân Minh Trị 1868:

2.1 Cải cách về cơ cấu nhà nước

Dưới thời Thiên hoàng Minh Trị, ông đã thực hiện nhiều thay đổi và cải cách về chính trị, xã hội,kinh tế Nhật Bản. Vào cuối năm 1885, ông bãi bỏ chế độ Thái chính quan cũ và xây dựng chế độ Nội các dựa trên hình mẫu phương Tây, trong đó, đứng đầu Nội các sẽ là Tổng lý Đại thần và Quốc vụ Đại thần. Nôi các này sẽ là một tổ chức trực thuộc sự quản lý của Thiên hoàng.

2.2 Ban bố Hiến pháp đầu tiên của Nhật Bản

Thiên hoàng Minh Trị cũng là người ban bố Hiến pháp đầu tiên củađất nước Nhật Bản, được gọi là Hiến pháp Minh Trị. Theo đó, Thiên hoàng được xác lập quyền hành tuyệt đối “thiêng liêng bất khả xâm phạm” và trở thành Nguyên thủ quốc gia, nắm trọn quyền cai trị đất nước.

Về đối nội, Thiên Hoàng có thể dựa vào Hiến pháp để triệu tập hay giải tán nghị hội, bổ nhiệm hoặc bãi miễn quan lại và chỉ huy Lục quân, Hải quân và Không quân của Nhật Bản. Về đối ngoại, Thiên Hoàng có quyền tuyên chiến, giảng hòa, ký kết hòa ước.

Cơ cấu của quốc gia được hành xử chức năng và quyền hạn bên dưới Thiên hoàng, bao gồm nghị hội trợ giúp Thiên hoàng thẩm nghị chính vụ quốc gia, tòa án sử dụng danh nghĩa của Thiên hoàng để xét xử và Viện khu mật là Cơ quan tư vấn của Thiên hoàng.

Bản Hiến pháp 1889 này đã góp phần giúp Nhật Bản chuyển dần từ chế độ quân chủ chuyên chế sang chế độ quân chủ lập hiến, chính trị đảng phái của giai cấp tư sản.

2.3 Các cải cách về giáo dục

Thiên hoàng Minh Trị đặc biệt chú trọng đến việc cải tổ giáo dục, đẩy mạnh cải cách, xóa bỏ những sai lầm và đình trệ của nền giáo dục Nhật Bản.

Năm 1871, Bộ giáo dục Nhật Bản được thiết lập với nhiệm vụ là phụ trách hoạt động giáo dục, đồng thời, đưa ra quyết định về chương trình giáo dục. Đến năm 1872, học chế được Bộ Giáo dục ban bố, bắt đầu một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử nền giáo dục Nhật.

Bên cạnh đó, triều đình cũng cử du học sinh sang các nước phương Tây như Đức, Anh hay Mỹ để học về hệ thống chính trị, kinh tế và quần sự. Sau khi về nước, những học sinh giỏi nhất trong số đó sẽ tham gia vào việc xây dựng đất nước.

Năm 1889, Thiên hoàng Minh Trị ban bố sắc lệnh giáo dục, nhằm khuyến khích việc, ủng hộ những giá trị tinh thần tiến bộ trong việc học.

Với những chính sách đúng đắn về giáo dục của Thiên hoàng Minh Trị, Nhật dần trở thành một xã hội có nền giáo dục tốt. Tất cả trẻ em độ tuổi từ 6-14 tuổi đều bắt buộc phải đến trường. Triều đình Minh Trị cũng không ngần ngại chịu trách nhiệm chi trả các khoản chi phí học tập đó.

2.4 Những cải cách về kinh tế xã hội Nhật Bản

Thiên hoàng cũng ban bố quyền tự do buôn bán và đi lại, thiết lập chế độ tiền tệ thống nhất. Đồng thời, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển của nghĩa tư bản đến tận vùng nông thôn.

Bên cạnh đó, Thần đạo (Shinto) đã thay thế Phật giáo để trở thành quốc đạo của Nhật Bản. Thần đạo được sử dụng như một công cụ, hướng người dân tôn sùng Thiên hoàng, đặt ông ngang hàng với những vị thần.

Với nhiều công lao lớn trong việc tạo nên sự “thần kỳ Nhật Bản” và xóa bỏ chế độ Mạc phủ,Thiên hoàng Minh Trịđã để lại nhiều thành tựu cho nước Nhật. Đến nay,ông vẫn là vị vua được người dân “xứ Phù Tang” tôn sùng, cũng là đấng minh quân có công tạo nên một cường quốc phát triển hàng đầu châu Á.