Tại sao lại hôi miệng

Tại sao lại hôi miệng

Hỏi: Chào bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi vì sao bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên và làm thế nào để hết tình trạng này ạ? Em vệ sinh răng miệng rất kĩ, sau khi ăn đều đánh răng nhưng chỉ 1 lúc là miệng lại có mùi hôi. Em là nhân viên văn phòng mà đi làm chẳng dám nói chuyện nhiều với mọi người vì không tự tin. Mong bác sĩ chỉ giúp em cách hết hôi miệng nhanh và hiệu quả nhất ạ!

Tại sao lại hôi miệng

Nha Khoa Đông Nam trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Nha Khoa Đông Nam. Chúng tôi rất thông cảm với vấn đề mà bạn đang gặp phải.

– Hôi miệng (hơi thở có mùi hôi) là chứng bệnh phổ biến có thể gặp ở bất cứ ai. Hơi thở của chúng ta sẽ có mùi khó chịu vào 1 số thời điểm nhất định nào đó trong ngày.

– Ví dụ như khi vừa thức dậy vào buổi sáng, sau khi ăn xong một món có hương vị nồng hoặc sau khi hút thuốc lá… Đối với những trường hợp này, nguyên nhân gây hôi miệng chính là do sự tích tụ vi khuẩn trong khoang miệng dẫn đến hơi thở nặng mùi.

– Để giải quyết, chúng ta chỉ cần vệ sinh răng miệng đúng cách, dùng chỉ nha khoa lấy đi thức ăn thừa ở răng sau khi ăn… là có thể đánh bay mùi hôi. Tuy nhiên, đối với trường hợp của bạn, đã đánh răng thường xuyên nhưng vẫn bị hôi miệng thì có thể là do những nguyên nhân sau đây:

Vì sao bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên?

1. Cơ thể thiếu nước

Mất nước là 1 trong những nguyên nhân cơ bản gây ra vấn đề hôi miệng nhưng lại bị nhiều người bỏ qua.

Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, tuyến nước bọt bị hạn chế hoạt động. Nước bọt không tiết ra đủ để tiêu diệt vi khuẩn và nuôi dưỡng tế bào. Vì vậy vi khuẩn sinh sôi còn tế bào chết đi tạo ra hơi thở nặng mùi khó chịu.

Để khắc phục, chúng ta cần uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, nên uống nước lọc, tránh các loại nước ngọt và hạn chế bia rượu. Ngoài ra, bạn có thể dùng singum để kích thích tuyến nước bọt làm việc nhiều hơn.

Tại sao lại hôi miệng
Cần uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày

2. Dạ dày không khỏe

Nếu bạn bị đau dạ dày, bạn sẽ có các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu, hay ợ nóng… Luồng hơi có mùi đi từ dạ dày lên khoang miệng gây ra mùi khó chịu.

Nếu gặp phải trường hợp này, bạn nên tránh các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, các loại nước uống có gas và đồ chiên xào… nhằm hạn chế tối đa tình trạng khó tiêu, đầy hơi của dạ dày. Bạn cũng nên điều trị tận gốc bệnh về dạ dày để miệng không có mùi hôi khó chịu nữa.

Tại sao lại hôi miệng
Đau dạ dày cũng là nguyên nhân gây hôi miệng

3. Bị sâu răng

Nhiều người lầm tưởng bệnh sâu răng sẽ gây đau nhức nên nếu không bị nhức răng thì không phải mắc bệnh này. Thực chất, khi bạn cảm thấy nhức răng thì lúc đó bệnh đã nặng, vết răng sâu đã ăn vào tủy.

Mặt khác, sâu răng không chỉ xuất hiện ở mặt ngoài dễ thấy mà còn có thể nằm sâu trong các răng khôn, ở mặt sau hoặc giữa các kẽ răng hàm. Do đó, để đảm bảo răng khỏe mạnh không bị sâu, chúng ta cần khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần.

Nếu răng bị sâu, các vi khuẩn ăn mòn men răng sẽ gây ra mùi khó chịu khiến mùi hôi miệng duy trì mãi không hết dù bạn đã đánh răng trước đó. Nếu có răng sâu, bạn nên trám hoặc bọc răng sứ (tùy tình hình bệnh trạng) để đảm bảo sức khỏe và vẻ đẹp thẩm mỹ cho răng. Khi đó, mùi hôi miệng cũng sẽ biến mất hoàn toàn.

Tại sao lại hôi miệng
Sâu răng sẽ làm hơi thở có mùi hôi

4. Amidan có sỏi

Sỏi amidan thường xuất hiện ở những bệnh nhân viêm amidan mạn tính. Nếu cổ họng bị đau, khó nuốt thức ăn hay thậm chí cảm thấy vướng víu khi nuốt nước bọt thì bạn nên đến bệnh viện thăm khám. Sỏi amidan được tạo thành do vi khuẩn tích tụ nên thường nặng mùi làm hơi thở khó ngửi.

Khi mắc bệnh này, bạn nên thực hiện chữa trị theo yêu cầu bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, mọi người cần thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng hay nước súc miệng nha khoa để rửa trôi mảng bám, loại bỏ vi khuẩn, tránh hình thành sỏi amidan.

Tại sao lại hôi miệng
Sỏi amidan thường nặng mùi làm hơi thở khó ngửi

Vừa rồi là 4 nguyên nhân phổ biến lý giải vì sao bị hôi miệng dù đã đánh răng thường xuyên. Mỗi người chúng ta nên có thói quen tốt trong việc chăm sóc răng miệng, ăn nhiều rau quả, uống nhiều nước đồng thời tránh xa bia rượu và các thức ăn nặng mùi để giảm tránh tối đa các vấn đề răng miệng.

Ngoài ra, để có kết luận chính xác và hướng điều trị thích hợp, bạn nên đến Nha khoa Đông Nam để thăm khám tìm ra nguyên nhân. Chúc bạn luôn vui khỏe!

Xem thêm:

Tại sao lại hôi miệng

Tại sao lại hôi miệng

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu. 1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.

➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM


➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM 2. Các chứng nhận đạt được:- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất - Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo - Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm. 3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.

4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Thẻ:Các vấn đề răng miệng, Hôi miệng

Tại sao lại hôi miệng

Bệnh hôi miệng luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, vậy làm thế nào để phát hiện mình có bị hôi miệng không? Hãy cùng nha khoa chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây để hiểu được nguyên nhân, cách điều trị bệnh hôi miệng cũng như những dấu hiệu nhận biết bệnh lý này.

Tại sao lại hôi miệng

Bệnh hôi miệng là gì?

Hôi miệng là bệnh lý hơi thở phát ra từ miệng có mùi hôi hoặc phát ra mùi khó chịu khi nói. Dễ gặp ở mọi lứa tuổi không phân biệt già trẻ, giới tính. Tuy không nguy hiểm đến sức khỏe con người nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý người bệnh.

Qua nhiều thống kê cho biết được rằng những bệnh nhân bị hôi miệng có tâm lý suy sụp trầm trọng. Họ rất dễ rơi vào tâm trạng tự ti, trầm cảm và bế tắc bởi hơi thở có mùi hôi của mình. Từ đó chất lượng cuộc sống, học tập và làm việc giảm sút rất nhiều.

Tại sao lại hôi miệng
Hôi miệng là căn bệnh khá phổ biến hiện nay

Dấu hiệu nhận biết và hậu quả của việc hôi miệng

Để phát hiện mình có đang bị hôi miệng hay không, hãy thử ngay các cách đơn giản dưới đây!

Lưu ý: Không áp dụng các cách này khi vừa làm sạch răng xong hoặc ăn các loại kẹo có mùi hương the mát của bạc hà. Điều này sẽ khó đem lại được kết quả chính xác.

1. Dấu hiệu nhận biết hôi miệng

Hãy dùng lưỡi liếm nhẹ vùng cổ tay và để nước bọt khô rồi thử ngửi mùi.

Nếu như mùi hôi khó chịu thì cần phải chú ý đến vấn đề vệ sinh răng. Khi không có mùi gì thì bạn có thể an tâm rằng hơi thở của mình khá tốt. Tuy nhiên để đảm bảo kết quả chắc chắn hơn hãy thực hiện thêm các biện pháp khác để kiểm tra.

  • Trực tiếp ngửi mùi hơi thở:

Che miệng và mũi bằng cả hai tay sau đó thở từ từ, có thể thay thế bằng dùng một chiếc cốc hoặc một vật dụng bằng nhựa để thở vào tránh cho hơi thở thoát ra ngoài. Hãy dùng mũi để ngửi mùi thật nhanh để nhận ra được hơi thở có mùi hôi hay không.

Tại sao lại hôi miệng
Tự kiểm chứng mùi hơi thở của mình
  • Nhờ người khác kiểm tra:

Bạn có thể nhờ người trong gia đình, hoặc bạn bè mà mình tin tưởng kiểm tra thử xem khi tiếp xúc và trò chuyện có nhận thấy được bạn có vấn đề hôi miệng hay không.

Bên cạnh đó tình trạng hôi miệng còn có thể kèm theo nhiều dấu hiệu khác như trong miệng có vị chua, khô miệng, chảy máu nướu răng, bề mặt lưỡi bám nhiều đốm trắng,…

Tại sao lại hôi miệng
Tham khảo ý kiến của người xung quanh xem có bị hôi miệng không

2. Hậu quả khi bị hôi miệng

  • – Hôi miệng khiến bệnh nhân cảm thấy xấu hổ, mặc cảm khi giao tiếp. Thậm chí nhiều người vì tự ti nên sống khép kín, không tiếp xúc với mọi người xung quanh. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần cũng như chất lượng cuộc sống lẫn công việc.
  • – Mùi hôi miệng sẽ khiến cho người đối diện khi giao tiếp cảm thấy khó chịu và có thể gây ra phản ứng xa lánh, né tránh.
  • – Hôi miệng ở một mức độ nào đó còn sẽ khiến cho vợ chồng ngại tiếp xúc, gần gũi với nhau. Lâu ngày sẽ ảnh hưởng nhiều đến hạnh phúc của đôi lứa.
  • – Với những ai đang độc thân khi bị hôi miệng cũng có rất ít cơ hội để tìm được nửa kia. Bởi vì tâm lý luôn lo sợ, tự ti khi giao tiếp, cùng với hơi thở nặng mùi hôi cũng làm người khác cũng e dè khi muốn tiếp xúc.
Tại sao lại hôi miệng
Hôi miệng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và công việc

Nguyên nhân hôi miệng

Hơn 90% nguyên nhân làm miệng có mùi xuất phát từ khoang miệng như: sâu răng, viêm nướu, chảy máu chân răng,… Nếu không chữa trị sớm sẽ khiến vi khuẩn sẽ phá hủy răng, viêm nhiễm nặng hơn lúc đó mùi hôi miệng càng tăng thêm, răng bạn cũng sẽ khó bảo tồn được.

1. Hôi miệng do vi khuẩn

Hợp chất lưu huỳnh được sản sinh là do các vi khuẩn yếm khí phân giải protein Gram âm. Các vi khuẩn này thường tích tụ nhiều trong những kẽ răng, lưỡi, trong lỗ răng sâu.

Nếu không được làm sạch hoàn toàn nó sẽ là tác nhân dẫn đến mùi hôi khó chịu ở khoang miệng.

2. Nguyên nhân hôi miệng tạm thời

  • – Sử dụng những loại thực phẩm như hành, mắm, tỏi, các loại rau mùi hoặc thực phẩm có hàm lượng đường và protein cao có thể gây ảnh hưởng xấu cho hơi thở dẫn đến mùi khó chịu.
Tại sao lại hôi miệng
Sử dụng thực phẩm không phù hợp dễ gây mùi hôi ở miệng
  • – Dùng thuốc lá, các chất có cồn như rượu bia, nước ngọt có gas…trong thời gian dài cũng sẽ khiến cho niêm mạc ở miệng bị khô và làm cho tình trạng hôi miệng trầm trọng hơn.
  • – Vào mỗi buổi sáng khi thức dậy lượng nước bọt được sản xuất và tiết ra khá ít cũng có thể dẫn đến triệu chứng khô miệng và hôi miệng trong thời gian ngắn.
Tại sao lại hôi miệng
Dùng nhiều bia rượu, thuốc lá rất dễ bị hôi miệng

3. Nguyên nhân hôi miệng xuất phát từ miệng

  • – Mắc các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng,… khiến cho vi khuẩn tích tụ nhiều gây viêm nhiễm dẫn đến hơi thở có mùi hôi.
  • – Giảm tiết nước bọt do tuổi tác, khô miệng, viêm lưỡi,… cũng có thể gây hôi miệng.
  • – Bọc răng sứ, làm răng giả tháo lắp không đúng kỹ thuật, răng không sát khít với viền nướu. Dẫn đến thức ăn thừa tích tụ nhiều tồn đọng nhiều vi khuẩn. Lâu ngày không làm sạch sẽ gây hôi ở vùng chân răng.
Tại sao lại hôi miệng
Các bệnh lý răng miệng cũng có thể gây mùi hôi khó chịu ở miệng

4. Những nguyên nhân hôi miệng khác

  • – Các bệnh lý toàn thân: viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, bệnh lý gan thận, bệnh tiểu đường,.. đều có thể làm cho khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
  • – Ở những phụ nữ mang thai, bị thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể cũng gây nên mùi hôi miệng.
  • – Sử dụng một số thuốc như hạ huyết áp, an thần, trầm cảm, thuốc lợi tiểu,…. cũng làm giảm nước bọt trong miệng gây nên mùi hôi.
Tại sao lại hôi miệng
Tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể khiến hơi thở có mùi hôi

Cách chữa hôi miệng

Tùy vào từng nguyên nhân gây hôi miệng mà các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng này như:

1. Nếu bạn bị sâu răng

Các vệt sâu còn nhỏ li ti, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để lấy hết các ổ vi khuẩn. Tiếp theo đó, trám răng thẩm mỹ lại bằng vật liệu Composite chuyên dụng.

Tại sao lại hôi miệng
Trám răng sâu

2. Nếu bạn bị viêm tủy

Bác sĩ sẽ chữa tủy bằng biện pháp nạo và làm sạch ống tủy bị viêm nhiễm bên trong. Thông thường, sau khi chữa tủy răng rất giòn và dễ gãy các bạn nên bọc răng sứ để bảo vệ răng thật.

Tại sao lại hôi miệng
Điều trị bọc răng sứ cho răng bị viêm tủy và xỉn màu

3. Trường hợp bị khô miệng

Hãy luôn giữ cho khoảng miệng không bị khô, uống nhiều nước lọc, nước trái cây cũng là một cách đơn giản nhưng hữu hiệu để trị hôi miệng.

Tình huống khô miệng nghiêm trọng, khó phục hồi bằng việc bổ sung nước thì các bác sĩ lúc đó mới bắt đầu dùng nước bọt nhân tạo và chỉ dùng tạm thời mà không nên lạm dụng.

4. Viêm nướu, viêm nha chu, chảy máu nướu răng

Các trường hợp này chủ yếu do vệ sinh không sạch sẽ gây ra. Chính thế mà cần vệ sinh và làm sạch khoang miệng, cạo vôi răng tại nha khoa bằng các thiết bị chuyên dụng.

Tại sao lại hôi miệng
Cạo vôi răng giúp hàm răng sạch sẽ, ngăn ngừa vi khuẩn gây hôi miệng

5. Nếu do mắc các bệnh lý toàn thân

Đối với tình trạng hôi miệng có nguyên nhân là do các bệnh lý như: viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản, bệnh lý gan thận, bệnh tiểu đường,… Bệnh nhân đến đến các bệnh viện chuyên khoa để thăm khám và chữa trị hiệu quả, phòng ngừa nguy cơ bệnh biến chứng nặng hơn.

Làm gì để phòng tránh hôi miệng?

Để ngăn chặn tình trạng hôi miệng các bạn cần vệ sinh răng miệng đúng cách:

  • – Chải răng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối để làm sạch răng.
Tại sao lại hôi miệng
Chải răng đúng cách 2 lần/ngày
  • – Cộng với sử dụng các loại dụng cụ hỗ trợ như nước súc miệng, bàn chải lưỡi, chỉ nha khoa để quét đi hết các vụn thức ăn và vi khuẩn tạo mùi hôi miệng.
Tại sao lại hôi miệng
Dùng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch hiệu quả
  • – Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây hôi miệng: hành, tỏi, mắm tôm, cà phê, thuốc lá, … mà thay vào đó ăn nhiều rau củ quả, trái cây để mùi hôi không còn cơ hội phát triển nữa.
  • – Dù đánh răng sạch sẽ nhưng những mảng bám, cao răng cũng có thể tạo thành, bám chặt cứng trên răng. Bạn nên lấy vôi răng định kỳ để tránh tạo mùi hôi miệng. Và chỉ có đến nha khoa mới thực hiện được nhanh chóng, an toàn mà thôi.
Tại sao lại hôi miệng
Thăm khám, kiểm tra răng định kỳ tại nha khoa uy tín

Nói một cách đơn giản hơn, để bệnh hôi miệng không làm phiền đến bạn thì ngoài chế độ vệ sinh và ăn uống lành mạnh, khoa học các bạn nên bớt chút thời gian đi khám và cạo vôi răng định kỳ và tiêu diệt các bệnh nha khoa khiến cho miệng bị hôi.

Nếu vẫn còn có thắc mắc gì hay đang gặp phải các vấn đề răng miệng cần được tư vấn. Hãy liên hệ qua hotline 1900 7141 hoặc đến ngay Nha Khoa Đông Nam để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.

Xem thêm:

Tại sao lại hôi miệng

Tại sao lại hôi miệng

Nha Khoa Đông Nam tự hào hơn 15 năm hoạt động cùng đội ngũ Y Bác sĩ, cơ sở vật chất thiết bị hiện đại sẽ mang đến cho bệnh nhân kết quả tối ưu. 1. Là phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt được Sở Y Tế TPHCM cấp giấy phép hoạt động.

➣ Giấy phép số: 03708/SYT-GPHĐ tại 411 Nguyễn Kiệm, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TPHCM


➣ Giấy phép số: 01672/HCM-GPHĐ tại 614-616 Lê Hồng Phong, Phường 10, Quận 10, TPHCM 2. Các chứng nhận đạt được:- Năm 2015: Chứng nhận Dịch Vụ Tốt Nhất - Năm 2016: Chứng Nhận Dịch Vụ Hoàn Hảo - Năm 2019: Chứng Nhận TOP 10 Thương Hiệu Tin Cậy, Sản Phẩm Chất Lượng, Dịch Vụ Tận Tâm. 3. Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và tự hào trở thành nha khoa được hơn 8000 khách hàng lựa chọn mỗi năm.

4. Chi phí hợp lý so với dịch vụ mà chúng tôi mang lại chính là ưu thế khi khách hàng đến nha khoa.

Thẻ:Các vấn đề răng miệng

(*Lưu ý: các hình ảnh mang tính chất tham khảo. Tùy từng tình trạng bệnh nhân khác nhau sẽ có kết quả thực hiện khác nhau)

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN: 19007141 ĐĂNG KÝ ĐẶT LỊCH KHÁM