Tại sao ngày cá tháng tư là ngày nói dối

Ngày cá tháng tư hay còn gọi là ngày nói dối [tiếng Anh là: April Fool's Day]. Từ trước đến nay ngày này được mọi người coi là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước. Tuy nhiên rất ít người biết vì sao ngày cá tháng tư lại là ngày nói dối, vì sao ngày này lại được nói dối? Nguồn gốc và ý nghĩa của nó như thế nào?

Theo lịch sử cũng ghi chép lại nói rằng, con người đã nói dối nhau vào ngày cá tháng tư từ hàng trăm năm trước, tuy nhiên không ai biết được nguồn gốc chính xác vì sao chúng ta lại nói dối vào ngày cá tháng tư.

Có thể nói, ngày mùng 1 tháng tư là một trong những ngày lễ đặc biệt nhất trong năm, bởi vào ngày này mọi người đều có thể thoải mái nói dối cũng như đùa bạn bè với những trò khó đỡ nhất mà không sợ bị những người đó giận hay ghét mình. 

Có ý kiến cho rằng, ngày cá tháng tư bắt đầu vào năm 1582, khi Giáo hoàng Gregory XIII đã chuyển đổi ngày bắt đầu năm mới từ ngày cuối tháng 3 thành ngày đầu tiên của tháng 1, bắt đầu lịch Gregorian mà chúng ta vẫn sử dụng ngày nay.

Sự thay đổi này đã được công bố với mọi người, tuy nhiên không phải cũng biết, do đó những người không biết vẫn tổ chức ăn mừng năm mới vào ngày mùng 1 tháng 4. Những người này bị cười nhạo và bị coi là những kẻ ngốc, họ còn bị gọi là “những con cá tháng tư”. Đó chính là nguồn gốc của ngày cá tháng tư mà sau này theo như nhà sử học Ginger Smoak giải thích.

Tuy nhiên, một giả thuyết khác bắt nguồn từ nước Pháp về ngày cá tháng tư, đó là vào năm 1564. Theo đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 1564, một số người dân tại Pháp vẫn ăn mừng ngày đầu năm mới theo lịch cũ và họ đã bị những người khác dán một con cá giấy lên lưng. Và cái tên “cá tháng tư” ở Pháp có từ ngày đó.

Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến đồng tình với các giả thuyết trên, và họ cho rằng nguồn gốc ra đời ngày cá tháng tư nhằm đánh dấu việc kết thúc các lễ hội mùa xuân khi bắt đầu tháng 4.

Và theo các tài liệu được lưu giữ tại bảo tàng Hoaxes tại California [Mỹ], ngày cá tháng tư đã xuất hiện vào đầu những năm 1500.

Không biết giả thiết nào nói về nguồn gốc ngày cá tháng tư là đúng nhưng có một thực tế cho thấy rằng,  đến nay, ngày cá tháng tư vẫn được coi là một ngày lễ đặc biệt trong năm tại nhiều quốc gia như Ba Lan, Scotland hay Iran. Và những trò đùa nghịch và chơi khăm bạn bè vẫn được diễn ra, mà không ai phàn nàn về chúng.

Ngày 1 tháng 4 là ngày được chú ý ở nhiều nước, ngày mà theo phong tục cũ, bạn bè thường hay bày trò đùa giỡn nhau. Một số câu nói dối hay, hài hước dưới đây luôn được mọi người dùng để trêu đùa bạn bè, người thân nhằm mang đến những tiếng cười sảng khoái sau những giờ làm việc căng thẳng.

Hiện nay, hằng năm ngày cá tháng tư được tổ chức tại nhiều quốc gia vào đúng ngày 1 tháng 4. Vào ngày này mọi người tha hồ tung nhiều tin đồn hoặc nói dối, nói đùa về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó.

Tại Việt Nam, vào ngày nói dối cá tháng tư, giới trẻ thường bày ra những trò đùa, những chuyện nói dối tai quái nhưng vô hại để tạo không khí vui vẻ với mọi người.

PV [t/h]

BNEWS Vào ngày Cá tháng Tư bạn có thể thoái mái nói dối để trêu đùa mọi người mà không sợ ai giận. Vậy bạn có biết nguồn gốc, lịch sử và các phong tục độc đáo về ngày Cá tháng Tư này không?

Cá tháng Tư là ngày gì?
Ngày 1 tháng 4 dương lịch hàng năm được gọi là ngày Cá tháng Tư, còn gọi là ngày nói đùa, ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước, là ngày mà theo phong tục cũ tại một số quốc gia, bạn bè thường hay bày trò đùa giỡn nhau.

Ngày Cá tháng tư bắt nguồn từ nước nào?

Tuy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn còn rất nhiều bí ẩn với những nguồn gốc khác nhau.

Nhiều tài liệu cho rằng nước Pháp chính là quê hương của ngày Cá tháng Tư. Bởi vào thế kỉ 16, mùa lễ hội hàng năm của đất nước này bắt đầu vào ngày đầu tháng Tư nên năm mới được tính bắt đầu từ ngày 1/4, ngày được xem là đầu tiên của mùa xuân.

Nhưng vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1/1. Tuy nhiên, phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên không phải người dân nào cũng biết có sự thay đổi đó.

Những người khác tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Trò ngoan cố này bị quy là “ngớ ngẩn” và trở thành trò cười cho thiên hạ.

Một số người khi biết được điều này đã lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối”. Cũng từ đó, cái tên “Cá tháng Tư” hay “ngày nói dối” chính thức xuất hiện.

Thế giới kỷ niệm ngày Cá tháng Tư như thế nào?

Ngày Cá tháng Tư hay còn gọi là ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước.

Theo quan niệm từ xưa vào ngày Cá tháng Tư, tất cả mọi người có thể nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, tại một số nơi quy định khung thời gian cụ thể, chẳng hạn trò chơi này sẽ kết thúc vào buổi trưa. Còn nếu sau buổi trưa mà vẫn nói khoác, trêu đùa thì sẽ gặp những điều không may mắn.

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool” có nghĩa là kẻ ngốc tháng 4 [hay ngắn gọn là: kẻ ngốc].

Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư”. 

Đất nước Mexico kỷ niệm ngày Nói dối vào 28/12. Đó là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất nhẹ nhàng.

Ở Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa “Hãy đá tôi một phát”. Và những người bị lừa được gọi là “gowk” [kẻ ngốc].

Còn tại Việt Nam, ngoài những trò chơi khăm "bá đạo", đa phần các bạn trẻ thường trêu đùa nhau bằng những câu nói dối "kinh điển" như: Bạn chưa kéo khóa quần kìa; Em ơi, cúc áo bị tuột kìa; Hôm nay tớ mời cậu đi ăn nhé; Anh ơi, em có thai rồi!....

Chắc chắn bạn cũng đã từng là 'nạn nhân' của những trò đùa quái đản ngày Cá tháng Tư này rồi đúng không?

Hãy cùng đi tìm hiểu và lý giải về nguồn gốc, lịch sử và sự ra đời của ngày Cá tháng tư 1.4? để trả lời câu hỏi: Tại sao có ngày nói dối trên thế giới, nó bắt nguồn từ nước nào, tốt hay xấu và ý nghĩa của ngày 1/ 4 là như thế nào?

Mùng 1 tháng Tư có lẽ là một trong những ngày lễ đặc biệt và kỳ lạ nhất trong năm, khi mà vào ngày này mọi người trên thế giới có thể thoải mái nói dối cũng như đùa bạn bè với những trò khó đỡ nhất mà không sợ bị những người đó giận hay ghét mình. Lịch sử cũng ghi chép lại con người đã nói dối nhau vào ngày 1/4 này hàng trăm năm trước, tuy nhiên không ai biết được nguồn gốc chính xác vì sao chúng ta lại làm như vậy vào ngày Cá tháng tư?

Nước Pháp được coi là quê hương đánh dấu sự ra đời của ngày Cá tháng Tư, ngày nói dối 1/4.

Vào thế kỉ 16 ở Pháp, mùa lễ hội hàng năm bắt đầu vào ngày đầu tháng Tư, tức ngày mùng 1. Vào thời gian đó, năm mới được tính bắt đầu từ ngày 1/4 vì ngày này được xem là đầu tiên của mùa xuân. Nhưng vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1/1.

Tuy nhiên, trên thực tế, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên không phải người dân nào cũng biết có sự thay đổi đó. Những người khác tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Trò ngoan cố này bị quy là “ngớ ngẩn” và trở thành trò cười cho thiên hạ.

Một số người khi biết được điều này đã lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối”. Cũng từ đó, cái tên “Cá tháng Tư” hay “ngày nói dối” chính thức xuất hiện.

Cùng với thời gian, trò đùa ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh và Scotland [thế kỷ 18]. Người Anh và người Pháp đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều nước khác nhau.

Ý nghĩa của ngày Cá tháng tư

Trong ngày 1/4 này, những trò lừa độc đáo, thú vị cũng ra đời. Để có được tiếng cười sảng khoái, thoải mái trong ngày này, bạn có thể thỏa thích đi lừa những trò đùa không gây hại cho mọi người.

Bên cạnh ý nghĩa mua vui và mang lại tiếng cười sảng khoái, ở mỗi một quốc gia, trò đùa trong ngày nói dối lại mang một ý nghĩa riêng biệt. Người dân ở mỗi quốc gia tiếp nhận truyền thống này theo những cách riêng để trêu gia đình và bạn bè.

Đất nước Mexico kỷ niệm ngày Nói dối vào 28/12. Đó là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất nhẹ nhàng. 

Ở Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa “Hãy đá tôi một phát”. Và những người bị lừa được gọi là “gowk” [kẻ ngốc].

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư”. Và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư - ngày nói dối.

Như vậy, nguồn gốc tại sao có sự ra đời của ngày Cá tháng tư là có cơ sở và ý nghĩa của nó. Điều này đã được minh chứng khi chúng ta nhìn lại lịch sử của cái ngày khá kỳ lạ này, ngày nói dối 1/4 mà sử sách thế giới đã ghi nhận.

Nguồn: Sưu tầm

Video liên quan

Chủ Đề