Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình huế đi từ đầu hàng

Câu 2: Trang 124 – sgk lịch sử 8

Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?

Từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công xâm lược nước ta năm 1858 đến năm 1884, triều đình Huế đã kí với chúng tất cả 4 bản hiệp ước để thỏa hiệp.

Bản hiệp ước đầu tiên là hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862, triều đình Huế đã thừa nhận sự cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Nam Bộ [Gia Định. Định Tường, Biên Hoà] và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán...

Tiếp đến, bản hiệp ước Giáp Tuất 1874, triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp...

Đến hiệp ước Hác-măng 1883, triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài [kể cả với Trung Quốc] đều do Pháp nắm.

Cuối cùng, đến hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884, triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

Như vậy, qua mỗi một hiệp ước, chúng ta điều lần lượt nhượng bộ cho Pháp. Từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

THAM KHẢO:

câu 1]

- Hiệp ước Nhâm Tuất [5-6-1862]: Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì [Gia Định. Định Tường, Biên Hoà] và đảo Côn Lôn.

- Hiệp ước Giáp Tuất [15-3-1874]: Chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng [25-8-1883]: Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài [kể cả với Trung Quốc] đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt [6-6-1884]: Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Qua những hiệp ước trên, ta thấy triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

câu 2]

 Phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX đều có điểm chung:

- Mục đích: chống Pháp, chống triều đình phong kiến.

- Lãnh đạo: đều xuất thân từ các văn thân, sĩ phu, quan lại yêu nước.

- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, nhất là nông dân [có cả đồng bào dân tộc thiểu số].

- Quy mô: diễn ra lẻ tẻ, mang tính địa phương, chưa phát triển thành cuộc kháng chiến toàn quốc

- Hình thức: đấu tranh vũ trang, ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị,...

- Tính chất: do hệ tư tưởng phong kiến chi phối, mang tính “Cần Vương”

- Kết quả: Đều thất bại

- Ý nghĩa: Đây là phong trào kháng chiến mạnh mẽ, thể hiện truyền thống yêu nước và khí phách anh hùng của dân tộc, tiêu biểu cho cuộc kháng chiến tự vệ của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX, hứa hẹn một năng lực chiến đấu dồi dào trong cuộc đương đầu với thực dân Pháp, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm qúy báu.

câu 3]

1-Khởi nghĩa Bãi Sậy [ 1883 – 1892 ]

2-Khởi nghĩa Ba Đình [ 1886 – 1887 ]

3-Khởi nghĩa Hương Khê [ 1885 – 1896 ]

4-Khởi nghĩa Yên Thế [ 1884 – 1913 ]

Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương :

- Về ý thức trung quân của Phan Đình Phùng và những người lãnh đạo. Phan Đình Phùng từng làm quan Ngự sử trong triều đình Huế. Với tình cương trực, thẳng thắn, ông đã phản đối việc phế lập của phe chủ chiến nên ông đã bị cách chức, đuổi về quê. Tuy vậy, năm 1885. Ông vẫn hưởng ứng khởi nghĩa và trở thành lãnh tụ uy tín nhất trong phong trào Cần vương.

- Khởi nghĩa Hương Khê được chuẩn bị và tổ chức tương đối chặt chẽ: Nghĩa quân đã có 3 năm [từ 1885 đến 1888] để lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thảo...

- Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 thứ quân. Mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người... Nghĩa quân còn tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.

- Khởi nghĩa Hương Khê có quy mô rộng lớn. Nghĩa quân hoạt động trên địa bàn rộng [gồm 4 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An. Hà Tĩnh, Quảng Bình] với lối đánh linh hoạt [phòng ngự, chủ động tấn công, đánh đồn, diệt viện...].

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất [5-6-1862]: thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì [Gia Định. Định Tường, Biên Hoà] và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất [15-3-1874]: chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng [25-8-1883]: Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài [kể cả với Trung Quốc] đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt [6-6-1884]: Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất [5-6-1862]: thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì [Gia Định. Định Tường, Biên Hoà] và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất [15-3-1874]: chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng [25-8-1883]: Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài [kể cả với Trung Quốc] đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt [6-6-1884]: Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bài 2 trang 124 Lịch Sử 8: Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?

Trả lời:

Quảng cáo

   Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược, lần lượt kí với Pháp các bản hiệp ước bán nước :

   - Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 :

      + Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Đông Nam Kì [Gia Định, Định Tường, Biên Hoà] và đảo Côn Lôn.

      + Mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán...

   - Hiệp ước Giáp Tuất 1874: thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp...

   - Hiệp ước Hác-măng 1883:

      + Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì, cắt Bình Thuận nhập vào Nam Kì thuộc Pháp.

      + Việc giao thiệp với nước ngoài [kể cả với Trung Quốc] đều do Pháp nắm.

   - Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884: Tiếp tục thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp...

   => Qua những hiệp ước trên, ta thấy triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.

   Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải bài tập sách giáo khoa lịch sử lớp 8 ngắn nhất, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Lịch Sử 8 khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 8 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k8: fb.com/groups/hoctap2k8/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Giải bài tập Lịch Sử 8 ngắn nhất | Trả lời câu hỏi Lịch Sử 8 ngắn nhất được các Giáo viên hàng đầu biên soạn bám sát sách giáo khoa Lịch Sử lớp 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

bai-25-khang-chien-lan-rong-ra-toan-quoc-1873-1884.jsp

Video liên quan

Chủ Đề