Tại sao phải uống pep 28 ngày

Trong trường hợp nghi ngờ một người có nguy cơ nhiễm HIV, bác sĩ sẽ chỉ định cho họ sử dụng thuốc PEP [viết tắt của cụm từ Post-Exposure Prophylaxis] hay còn gọi là thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm để giảm thiểu khả năng mắc bệnh.

Vậy PEP là gì, cơ chế ra sao mà có thể ngăn được tình trạng lây nhiễm, cách dùng có phức tạp hay không và đối tượng nào nên sử dụng? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu ở bài viết sau!

Thuốc PEP là gì?

Như đã đề cập, thuốc PEP hiểu đơn giản là thuốc phòng ngừa sau khi tiếp xúc với virus HIV. Thuốc này hoạt động dựa trên cơ chế làm cho virus không tăng sinh số lượng, giảm số lượng virus trong cơ thể, từ đó ngăn virus xâm nhập, phá hủy các tế bào miễn dịch. Ngoài ra, thuốc chống phơi nhiễm còn có tác dụng tăng sức đề kháng nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường ngoài.

Về lý thuyết, PEP phải được sử dụng trong vòng 72 giờ sau khi nghi ngờ phơi nhiễm, nhưng theo giới chuyên gia, bạn nên bắt đầu dùng thuốc PEP càng sớm càng tốt và không nên điều trị muộn quá thời gian quy định [vì thời điểm này hiệu quả của thuốc sẽ giảm hoặc không có tác dụng]. Vậy nên nếu nghi ngờ bản thân có nguy cơ bị lây nhiễm HIV, bạn hãy lập tức đến ngay Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS hoặc các phòng khám tư vấn và xét nghiệm HIV gần nhất để được tư vấn và dùng thuốc kịp thời.

Đối tượng nào nên sử dụng thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm?

Đây có lẽ là thắc mắc chung của nhiều người khi tìm hiểu về thuốc PEP. Theo giới chuyên gia, người tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh dù trong một lần duy nhất thuộc các trường hợp sau đây cũng nên điều trị bằng thuốc dự phòng sau phơi nhiễm:

  • Nhân viên y tế chịu trách nhiệm thăm khám, phẫu thuật, chăm sóc, vệ sinh cho bệnh nhân nhiễm HIV vô tình tiếp xúc với máu hoặc dịch tiết từ cơ thể người bệnh.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo mà không sử dụng biện pháp bảo vệ, bao cao su bị thủng, bị tấn công tình dục.
  • Dùng chung bơm kim tiêm với người tiêm chích ma túy hoặc dùng chung các loại kim xăm trổ, châm cứu, dụng cụ xăm lông mi, lưỡi dao cạo với người nghi ngờ nhiễm HIV.
  • Sử dụng thuốc PEP ngay khi bị máu, chất dịch của người bệnh HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương hay niêm mạc [mắt, mũi, hầu họng].
  • Bị người khác dùng kim tiêm hoặc vật nhọn đâm vào.

PEP thường chỉ dùng trong những tình huống khẩn cấp. Thuốc không có hiệu quả với những người có nguy cơ phơi nhiễm với HIV thường xuyên [chẳng hạn quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với người dương tính với HIV] hay dùng thay thế các phương pháp phòng ngừa HIV đã được chứng minh là có hiệu quả khác.

Việc phơi nhiễm với virus HIV có thể xảy ra trong môi trường lao động và môi trường ngoài. Do vậy, quy trình xử lý sau phơi nhiễm sẽ có sự khác biệt.

1. Trường hợp phơi nhiễm HIV do nghề nghiệp

  • Bước đầu tiên cần làm là xử lý vết thương tại chỗ [rửa bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch NaCl 0.9% tùy trường hợp, không nặn bóp vết thương nếu có chảy máu]
  • Báo cáo với người phụ trách tại cơ quan để làm biên bản phơi nhiễm do nghề nghiệp
  • Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm dựa trên mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc
  • Xét nghiệm nhằm xác định tình trạng nhiễm HIV của nguồn lây nhiễm
  • Xác định tình trạng nhiễm HIV của người bị phơi nhiễm
  • Tư vấn cho người bị phơi nhiễm về các bệnh liên quan, tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc PEP
  • Kê đơn thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm theo phác đồ trong vòng 28 ngày.

2. Trường hợp phơi nhiễm HIV ngoài môi trường nghề nghiệp điều trị bằng thuốc PEP

Trước khi sử dụng PEP, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đánh giá tình huống phơi nhiễm, đồng thời cho người bệnh làm xét nghiệm HIV cùng một vài xét nghiệm khác [viêm gan siêu vi B, C…] nếu thấy cần thiết.

Nếu kết quả xét nghiệm HIV là âm tính và các xét nghiệm khác bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc PEP theo phác đồ thuốc uống hàng ngày. Bạn cần điều trị trong 28 ngày và chỉ ngừng thuốc khi nguồn lây nhiễm âm tính với HIV.

Dùng thuốc điều trị dự phòng sau phơi nhiễm có gặp tác dụng phụ gì không?

Thuốc PEP tuy được đánh giá là an toàn nhưng khi phối hợp chung trong phác đồ điều trị có thể dẫn đến một số phản ứng không mong muốn sau đây:

  • Buồn nôn, ói mửa: Thường gặp khi sử dụng các thuốc như: Stavudine [d4T], Didanosine [ddI], Tenofovir [TDF], Zidovudine [ZDV], Abacavir [ABC]…
  • Phát ban, nổi mẩn ngứa khi dùng Lamivudine [3TC], ddI, ABC… Tình trạng nhẹ thì có thể dùng thuốc kháng histamine để điều trị. Nếu trường hợp nặng hơn như mắc phải hội chứng Stevens Johnson, Lyell thì phải ngừng thuốc và đến bệnh viện kiểm tra ngay.
  • Đau đầu, chóng mặt là tác dụng phụ thường gặp nhất khi người bệnh dùng thuốc PEP như ZDV, 3TC, Indinavir [IDV]… Phản ứng này xảy ra sau khi dùng thuốc từ 1 – 2 giờ và có thể kéo dài đến hôm sau. Tình trạng đau đầu có thể khắc phục dễ dàng bằng việc uống Paracetamol.
  • Tiêu chảy là triệu chứng thường gặp trong phác đồ có chứa Tenofovir [TDF], Saquinavir [SQV], Lopinavir [LPV]. Khi gặp biểu hiện này, người bệnh cần chú ý bù nước và điện giải.
  • Rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi có thể xuất hiện khi bạn điều trị bằng thuốc PEP. Cách hạn chế là nên sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ sung hỗ trợ giấc ngủ.
  • Các thuốc như Nevirapine [NVP] hoặc Zidovudine [ZDV] rất độc với gan và có thể làm tăng men gan nên người bệnh cần chú ý khi sử dụng.

Thuốc PEP giá bao nhiêu? Mua thuốc PEP ở đâu?

Thuốc PEP giá bao nhiêu và mua ở đâu cũng là mối quan tâm của nhiều người. Theo thông tin hiện tại thì chỉ các trường hợp phơi nhiễm HIV khi làm nhiệm vụ mới được điều trị miễn phí. Các trường hợp phơi nhiễm ngoài cộng đồng phải mua thuốc, giá sẽ dao động tùy vào hãng sản xuất cũng như biến động của thị trường [thông thường sẽ rơi vào khoảng 800.000 đến gần 2 triệu đồng cho một hộp thuốc].

Bạn có thể tìm mua dạng thuốc này tại các bệnh viện tuyến trung ương, các phòng khám chuyên điều trị và phòng chống phơi nhiễm HIV hoặc tại hệ thống nhà thuốc lớn.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn có những hiểu biết cơ bản về thuốc PEP. Bạn có thể tìm hiểu thêm các bài viết về bệnh HIV tại đây: Tìm hiểu về bệnh HIV/AIDS

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm 28 ngày? Đây là vấn đề về sức khỏe được rất nhiều người quan tâm. Khi mọi người sử dụng thuốc đều phải có sự hướng dẫn của các bác sĩ. Và thuốc phơi nhiễm HIV cũng vậy, phải sử dụng trong 28 ngày. Việc này có ảnh hưởng lớn đối với hiệu quả của việc phòng chống ngăn chặn căn bệnh truyền nhiễm HIV. Để hiểu thêm về thuốc chống phơi nhiễm HIV thì mọi người hãy đọc thật kỹ bài viết này nhé!

Thuốc phơi nhiễm HIV – PEP là gì?

Thuốc PEP là tên viết tắt của Post exposure prophylaxis được hiểu là sử dụng thuốc để ngăn chặn HIV phát bệnh được sử dụng ngay sau khi bị lây nhiễm. Trên thực tế, PEP không phải là thuốc trị được HIV/AIDS, nó chỉ giúp cho người bị nhiễm bệnh ngăn chặn được 80 đến 90% nguy cơ HIV khởi phát.Thuốc PEP được sử dụng khi bệnh nhân phơi nhiễm với virus HIV. 

Thuốc phơi nhiễm PEP có thể ngăn chặn được 90% sự khởi phát của HIV

Trên thực tế, không phải trường hợp nào cũng có thể sử dụng PEP. Trường hợp mọi người phải sử dụng dụng thuốc phơi nhiễm HIV bao gồm:

  • Những người bị tổn thương sâu do các vật như ống nghiệm chứa máu và chất dịch của người nhiễm HIV bị vỡ hoặc dao dính máu của người nhiễm bệnh.
  • Da, niêm mạc tổn thương và bị dính máu, chất dịch của người nhiễm HIV
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh và không sử dụng bao cao su
  • Sử dụng chung kim tiêm với người bị nhiễm HIV.

Bên cạnh đó, không được sử dụng thuốc phơi nhiễm PEP dành cho các trường hợp sau: Những người phơi nhiễm đã bị nhiễm HIV, những người phơi nhiễm đã xét nghiệm là âm tính, phơi nhiễm với các chất dịch có nguy cơ lây nhiễm thấp như nước mắt, nước tiểu, mồ hôi, nước bọt…

Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm 28 ngày?

Để giải thích của cho câu hỏi: Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm 28 ngày? Thì các chuyên gia phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Các nghiên cứu lâm sàng đã đưa ra được con số 28 ngày cho một lần uống thuốc phơi nhiễm HIV. Sau đây là các yếu tố để giải thích cho vấn đề này:

Bệnh nhân phải sử dụng thuốc phơi nhiễm 28 ngày mới đạt được hiệu quả tốt nhất

  • Thực hiện việc chống phơi nhiễm HIV ngay trên các loại động vật dựa vào các cuộc thí nghiệm
  • Theo dõi những ca bệnh lây nhiễm HIV từ người mẹ mang thai sang con thông qua đường máu
  • Dựa vào các trường hợp xử lý phơi nhiễm do nghề nghiệp như các y bác sĩ, công an,..
  • Dựa vào quá trình theo dõi lâm sàng của các ca phơi nhiễm do việc quan hệ không an toàn.

Trong các căn cứ trên thì cơ sở lớn nhất để có kết quả nghiên cứu này đó là dựa vào cơ thể của động vật. Trong quá trình nghiên cứu, các bác sĩ thấy rằng nếu chỉ sử dụng thuốc đến ngày thứ 14 thì hiệu quả chỉ đạt được 50%. 

Còn đến ngày thứ 28 thì hiệu quả chống phơi nhiễm có thể lên đến 100%. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được 100% còn dựa vào tình huống phơi nhiễm cụ thể. Ví dụ như, nếu bệnh nhân quan hệ tình dục không lành mạnh sử dụng thuốc phơi nhiễm 28 ngày thì hiệu quả chỉ đạt 95%.

Một số điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV

Để đạt được hiệu quả cao nhất khi sử dụng thuốc phơi nhiễm HIV thì bạn hãy lưu ý một số điều sau:

  • Nên sử dụng trong vòng 72h đầu tiên sau khi phơi nhiễm với HIV. Thời gian bắt đầu sử dụng càng sớm càng tốt.
  • Cần phải tuân thủ theo sự hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ.
  • Nếu sát trùng khi tiếp xúc trực tiếp với dịch hoặc máu của bệnh nhân nhiễm HIV. Sau đó, phải đến ngay trung tâm y tế gần nhất.
  • Thuốc chống phơi nhiễm HIV có thể đem đến cho người dùng một số tác dụng phụ như buồn nôn, chóng mặt và mệt mỏi,… Ngoài ra, nó còn có ảnh hưởng đến gan thận như hủy hoại tế bào gan và tăng men gan. Hoặc gây nên hiện tượng dị ứng như nổi phát ban và gây ngứa.

Một số điều bạn cần lưu ý khi sử dụng thuốc phơi nhiễm

  • PEP chỉ nên được sử dụng ở những trường hợp khẩn cấp. Đây không phải là lựa chọn hoàn hảo cho những người có nguy cơ về việc phơi nhiễm thường xuyên.
  • Hãy uống thuốc phơi nhiễm 28 ngày theo liều như sau: Mỗi ngày 2 lần và mỗi lần cách nhau 12 giờ hoặc mỗi ngày 1 lần và mỗi lần cách nhau 24h tùy vào loại thuốc. Phải uống thuốc theo đúng liều lượng và đúng giờ theo quy định của bác sĩ.
  • Người đang sử dụng PEP thì nên áp dụng biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV cho người khác. Và thời gian an toàn là sau 3 tháng sử dụng thuốc phơi nhiễm và được xét nghiệm là âm tính.

Như vậy, bài viết này đã giải thích giúp bạn câu hỏi: Tại sao phải uống thuốc phơi nhiễm 28 ngày? Bên cạnh đó, những vấn đề liên quan đến thuốc phơi nhiễm HIV cũng đã được chúng tôi cập nhật một cách đầy đủ và chi tiết nhất ở bài viết này. Hi vọng, với những thông tin trên mọi người có thể bảo vệ sức khỏe của mình một cách an toàn nhất. Cuối cùng, nếu mọi người có điều gì còn thắc mắc về chuyên mục này thì hãy comment vào dưới bài viết này nhé!

Video liên quan

Chủ Đề