Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít

Nếu mẹ đã thử mọi cách để bé ngủ ngon hơn nhưng không hiệu quả, có thể bé đang ở trong giai đoạn phát triển. Mẹ hãy kiên nhẫn nhé vì những vấn đề liên quan đến giấc ngủ này chỉ là tạm thời mà thôi!

5. Bé khó chịu do tình trạng sức khỏe

Một số tình trạng sức khỏe như: sốt, trào ngược dạ dày, viêm phổi hay mới chích ngừa… sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến lịch trình ngủ của trẻ. Mẹ nên lưu ý đưa trẻ đi khám ngay khi mẹ đã làm mọi cách nhưng trẻ vẫn ngủ ngày không sâu giấc nhé!

6. Thói quen ngủ không tốt

Nếu bé đã quen với việc ngủ ngày trên võng, ghế, xe đẩy hoặc đã quen với việc được đung đưa để dễ ngủ thì có lẽ bé sẽ không thể chợp mắt khi có sự thay đổi. Mẹ hãy cố gắng cai dần những thói quen này và đặt trẻ ngủ trong nôi khi trẻ dụi mắt hoặc ngáp nhé!

Bật mí 5 phương pháp giúp bé ngủ ngày được ngon giấc

Để bé được ngon giấc trong các giấc ngủ ngắn, Hello Bacsi gợi ý đến bạn 5 phương pháp sau đây:

1. Tạo thói quen ngủ ngày

Mẹ hãy thiết lập một thói quen sinh hoạt hằng ngày cho bé, chẳng hạn như mẹ hãy sắp xếp giờ chơi sau giờ ăn và kết hợp thời gian ngủ ngày xung quanh lịch trình đó. Ngoài ra, mẹ có thể thiết lập các thói quen hỗ trợ trẻ nhanh ngủ như: bài hát ru, đọc sách, tắm mát trước khi ngủ… để bé tập được phản xạ tự nhiên.

2. Ngủ trưa trong nôi

Việc ngủ trong nôi sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn vì được nghỉ ngơi tại một vị trí ổn định. Vì thế mẹ nên lưu ý các giờ ngủ trưa và đặt trẻ vào nôi để trẻ ngủ ngon hơn nhé!

3. Để ý các dấu hiệu buồn ngủ

Nếu bé bắt đầu ngáp, quấy khóc hoặc dụi mắt, hãy đặt bé xuống nôi/giường để con có giấc ngủ ngắn ngay lập tức. Nếu bỏ qua những dấu hiệu đó, bạn sẽ bỏ lỡ khoảng thời gian bé đang sẵn sàng cho giấc ngủ.

4. Giữ bé được thoải mái và ấm cúng

Trẻ sơ sinh sẽ cần được cảm thấy ấm áp, sạch sẽ, khô ráo và no bụng trước khi đi vào giấc ngủ. Vì vậy, để trẻ được ngon giấc thì mẹ hãy kiểm tra để đảm bảo rằng những nhu cầu của bé được đáp ứng nhé!

5. Duy trì hoạt động giữa các giấc ngủ ngày

Bé sẽ cảm thấy dễ ngủ hơn khi được hoạt động sau khi ngủ dậy. Mẹ hãy dành nhiều thời gian để bé tự vui chơi trong ngày, điều này làm cho bé thoải mái và có chút mệt mỏi để dễ dàng chuẩn bị cho một giấc ngủ ngày khác.

Trẻ sơ sinh ngủ ít có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Bố mẹ cần chú ý tìm hiểu để sớm có giải pháp phù hợp giúp trẻ ngủ ngon hơn và không làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển về thể chất của trẻ.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trẻ sơ sinh cần ngủ khoảng 12 đến 16 tiếng mỗi ngày. Cụ thể:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi: Cần ngủ nhiều hơn 11 tiếng và không quá 19 tiếng mỗi ngày.
  • Trẻ từ 4 đến 11 tháng tuổi: Ngủ nhiều hơn 10 tiếng và không quá 18 tiếng mỗi ngày.
  • Trẻ sơ sinh ngủ nhiều cả ban ngày lẫn ban đêm và thường chỉ thức khoảng vài giờ để bú. Trung bình một trẻ sơ sinh ngủ khoảng 8 - 9 tiếng vào ban ngày và khoảng 8 tiếng vào ban đêm. Mỗi giấc ngủ ở trẻ sơ sinh thường ngắn, vào khoảng 30 phút đến 4 tiếng vì trẻ nhanh đói và sẽ phải dậy bú.

    Có thể thấy, giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ dần thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ ít hoặc nhiều hơn mốc thời gian kể trên, bố mẹ cần sớm có biện pháp khắc phục để trẻ có giấc ngủ bình thường, không quá ngắn hoặc quá dài so với nhu cầu trong độ tuổi này.

    Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít

    Trẻ sơ sinh ngủ ít là khi tổng thời gian ngủ ít hơn 11 tiếng mỗi ngày (Nguồn: Sưu tầm)

    Vì sao trẻ sơ sinh ngủ ít?

    Trẻ sơ sinh ngủ ít hơn bình thường có thể không có một lý do nào. Ngoài ra, một số trường hợp dưới đây có thể khiến cho bé yêu của mẹ ngủ ít:

  • Trẻ đói: Trẻ sơ sinh có dạ dày nhỏ và sữa là thức ăn dễ tiêu nên trẻ thường nhanh đói, đặc biệt khi trẻ được bú không đủ hoặc nhu cầu bú của trẻ tăng. Đây là lý do phổ biến nhất khiến trẻ hay thức dậy.
  • Trẻ khát nước.
  • Trẻ bị kích động quá mức bởi tiếng ồn hoặc bất cứ thứ gì khác. Vì vậy cần chú ý giữ yên lặng trong thời gian trẻ ngủ.
  • Trẻ sơ sinh ngủ ít có thể do chưa thích nghi với môi trường bên ngoài: Trẻ sơ sinh mới chuyển từ tử cung sang thế giới bên ngoài, hệ thống thần kinh rất mong manh và chưa có khả năng để đối phó với những kích thích. Trẻ cần được bồng bế, di chuyển vì chuyển động có thể làm dịu bớt sự kích thích hệ thống thần kinh và làm dịu bớt căng thẳng về thể chất.
  • Trẻ bị rối loạn nào đó làm trẻ khó chịu như đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, viêm đường hô hấp,... Nếu mẹ nghi ngờ trẻ có những dấu hiệu bất thường làm trẻ khó ngủ hoặc ngủ ít hơn bình thường, mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế để điều trị kịp thời nhé.
  • Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày có sao không?

    Thông thường, mỗi giấc ngủ của trẻ sơ sinh chỉ kéo dài từ 2 - 3 tiếng và trẻ sẽ ngủ cả ngày lẫn đêm, chỉ thức dậy giữa những lần bú mẹ. Do đó, thời gian ngủ ban ngày và ban đêm ở trẻ sơ sinh là gần bằng nhau, khoảng 8 - 9 tiếng.

    Dù vậy, giấc ngủ của mỗi trẻ sơ sinh là khác nhau nên việc xác định trẻ sơ sinh ngủ ít hay nhiều cần phải dựa trên tổng thời gian ngủ của trẻ trong ngày. Trong trường hợp trẻ ngủ ít vào ban ngày nhưng đêm ngủ sâu giấc và tổng thời gian ngủ trong ngày nhiều hơn 10 tiếng thì giấc ngủ của trẻ vẫn bình thường, bố mẹ không cần quá lo lắng về vấn đề này.

    Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày và tình trạng này cũng diễn ra vào ban đêm thì bố mẹ cần nhanh chóng áp dụng các phương pháp phù hợp để giúp trẻ ngủ ngon hơn.

    Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít

    Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày (Nguồn: Sưu tầm)

    Bé sơ sinh ngủ ít bố mẹ phải làm sao?

    Không phải tất cả trẻ sơ sinh đều biết cách tự ngủ. Vì vậy, mẹ cần áp dụng một số phương pháp để giúp con ngủ ngon và ít giật mình hơn:

  • Giúp con phân biệt ngày và đêm: Mẹ có thể mở cửa vào ban ngày để ánh nắng tràn vào nhà để con có thể hấp thụ vitamin D thụ động cũng như cho con phân biệt được khoảng thời gian này sẽ khác với sự yên tĩnh của ban đêm như thế nào. Việc phân biệt sớm ngày và đêm cũng giúp con điều chỉnh giấc ngủ ngon hơn đó mẹ ơi.
  • Cho con bú no trước khi đi ngủ: Trong quá trình ngủ, con có thể "bỏ quên" cữ sữa của mình. Vì vậy, mẹ nên chủ động quan sát và thăm chừng thời điểm để cho con bú sữa kịp lúc, tránh tình trạng con khóc do đói bụng, ảnh hưởng giấc ngủ dài và sâu.
  • Đặt con xuống giường khi vừa thiu thiu ngủ: Việc làm này giúp con tránh tạo thói quen ngủ trên tay mẹ, dễ ngủ mà không phụ thuộc vào mẹ hoặc người chăm sóc.
  • Chú ý không gian ngủ: Mẹ có thể điều chỉnh nhiệt độ phòng vừa phải, đừng quá nóng hoặc quá lạnh, cũng như âm thanh yên tĩnh, không quá lớn, Huggies gợi ý mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng (white noise) giúp bé yên tâm ngủ sâu hơn. Bên cạnh đó, mẹ có thể kết hợp âm nhạc để kích thích tư duy cho con, với âm lượng vừa phải.
  • Thay tã thường xuyên: Tã ướt cũng là một nguyên nhân thường gặp khiến trẻ khó chịu dẫn tới thức giấc. Với bé vừa chào đời, mẹ có thể sử dụng Huggies Bọc Kén Con Tằm 360o mới, với 1000 lỗ siêu thấm hút, giúp con yên giấc ngủ ngon. Bên cạnh đó, lớp đệm êm mềm như kén con tằm tại mọi vị trí sẽ giúp con ngủ sâu, không lo hằn đỏ, bảo bọc làn da non nớt của con những ngày đầu tiên.
  • Bổ sung vitamin và khoáng chất cho con: Mẹ biết không, sẽ những lý do "tưởng không liên quan nhưng liên quan không tưởng" như: trẻ sơ sinh bị thiếu canxi rất dễ quấy khóc vào ban đêm. Vì vậy, mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin D và khoáng chất cho con để con phát triển thể chất và tinh thần toàn diện, tránh tình trạng cáu gắt, khó ngủ, ít ốm vặt,...
  • >> Xem thêm bài viết: Cách dỗ trẻ sơ sinh ngủ thật ngon giấc

    Tư thế ngủ, chỗ ngủ thế nào là tốt nhất cho trẻ sơ sinh?

    Cần chú ý trẻ sơ sinh không nên ngủ chung kể cả với người lớn và anh chị em ruột hoặc những đứa trẻ khác. Mẹ nên đặt trẻ nằm ngủ tựa lưng vào giường là an toàn nhất. Không nên đặt trẻ trên bề mặt mềm hay nóng bức.

    Để tránh tình trạng quá nóng, trẻ nên được mặc quần áo mỏng và nhiệt độ trong phòng ở mức thoải mái cho người lớn mặc quần áo mỏng. Nếu có sử dụng chăn, nên dùng một cái chăn mỏng và chỉ che phủ cho đến ngực trẻ thôi mẹ nhé vì sợ che lấp mũi và miệng trẻ gây trở ngại cho trẻ khi thở.

    Khi cho trẻ sơ sinh ngủ trong phòng điều hòa/ máy lạnh, mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ trong khoảng từ 26 - 28 độ C. Mẹ lưu ý luôn cho bé làm quen với nhiệt độ trước và sau khi nằm trong phòng điều hòa bằng cách cho bé chơi gần cửa phòng đã mở để thích nghi dần với sự thay đổi nhiệt độ.

    >> Xem thêm:

    Có nên cho trẻ sơ sinh ngủ cùng ba mẹ

    10 bài nhạc cho trẻ sơ sinh 1-3 tháng ngủ ngon, thông minh

    Như vậy, trẻ sơ sinh ngủ ít còn tùy thuộc vào tổng thời gian ngủ của trẻ nên bố mẹ không cần phải lo lắng đâu nhé. Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® hoặc tham khảo chuyên mục Giấc ngủ của trẻ nhé!

    Giấc ngủ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thế nhưng mẹ bỗng nhận thấy em bé sơ sinh nhà mình có vẻ ít ngủ hơn so với bình thường, thậm chí có những ngày bé thức tận 6 tiếng liên tục.

    Rồi câu chuyện trẻ ngủ ít thông minh cũng khiến mẹ cảm thấy an tâm phần nào. Vậy thì trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không? Trẻ sơ sinh khó ngủ thiếu chất gì? Trẻ ngủ ít thông minh có đúng không? Mẹ đọc bài viết này ngay nhé!

    Trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không?

    Trong quá trình lớn lên của mình, trẻ sơ sinh trải qua không ít những giai đoạn phát triển nhảy vọt về một kỹ năng nào đó, vì thế trẻ có thể ngủ ít hẳn đi.

    Tuy vậy, ngủ ít trong trường hợp này chỉ là thiếu ngủ tạm thời, trẻ sẽ nhanh chóng cân bằng lại khi hoàn thành kỹ năng đó. 

    Một số quan điểm cho rằng trẻ ngủ ít thông minh. Mẹ có thể đọc thấy đâu đó một trong các dấu hiệu của trẻ thông minh là ngủ ít hơn bình thường.

    Điều này có thể đúng một phần. Do trẻ thông minh có giác quan nhạy bén, hoạt bát và có xu hướng tò mò khám phá thế giới xung quanh, nên bé có thể “thính ngủ” hơn và việc đi ngủ đôi khi không hấp dẫn bằng việc lọ mọ tìm hiểu bất cứ thứ gì trong tầm mắt.

    Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít

    Tuy nhiên, ngủ ít có thể chỉ là một biểu hiện. Trí thông minh của con trẻ còn cần trải qua cả một quá trình phát triển và phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

    Trong khi đó ngủ là một trong những công việc quan trọng nhất của trẻ trong suốt những năm tháng đầu đời. Khoa học về giấc ngủ của trẻ sơ sinh ngày càng được quan tâm.

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến giấc ngủ của trẻ bị gián đoạn, dẫn đến trẻ bị thiếu ngủ mỗi ngày một ít. Thời gian ngủ bị thiếu hụt này tích lũy dần và khi ngày tháng trôi qua sẽ trở thành một khoản nợ ngủ.

    Và một em bé mắc nợ ngủ càng lớn thì càng gặp nhiều vấn đề, không chỉ ở hiện tại mà còn tiềm ẩn những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bé trong tương lai.

    >> Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh

    >> Ngủ ít đã đành, trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không nhỉ?

    Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít

    Trẻ sơ sinh ngủ ít có sao không là câu hỏi nhiều mẹ trăn trở

    Suy giảm khả năng nhận thức

    Giấc ngủ được xem là nguồn dinh dưỡng cho não bộ, chịu trách nhiệm cho sự phát triển nhận thức của trẻ ngay từ khi mới chào đời.

    Trẻ em ngủ đủ giấc không bị gián đoạn có xu hướng học tốt hơn và nhanh hơn, thể hiện các kỹ năng ngôn ngữ tốt hơn, sáng tạo hơn và có khả năng tập trung cao hơn, cho phép tiếp thu kiến thức mới dễ dàng hơn.

    Suy giảm trí nhớ

    Thiếu ngủ cũng làm rối loạn khả năng củng cố ký ức của não bộ và cản trở khả năng học hỏi của bé.

    Bộ não thu thập và lưu trữ những ký ức được tạo ra trong ngày vào bộ nhớ đệm dài hạn để chúng có thể được sắp xếp và truy xuất sau này. Bộ não thực hiện chức năng này trong giấc ngủ REM (Chuyển động mắt nhanh), xảy ra trong khi trẻ ngủ mơ. Thiếu ngủ sẽ cản trở chức năng này và ảnh hưởng đến trí nhớ, đặc biệt là trí nhớ tức thời.

    Trẻ sơ sinh dành khoảng 50% tổng thời gian ngủ cho giấc ngủ REM, bởi vậy ba mẹ có thể hình dung được mức độ rủi ro mà trẻ có thể gặp phải liên quan đến trí nhớ khi không được ngủ đủ.

    Trì hoãn tăng trưởng

    Trẻ em tăng trưởng và phát triển cả về thể chất và não bộ chủ yếu trong khi đang ngủ.

    Não tiết ra hormone tăng trưởng vào máu chỉ trong giai đoạn ngủ sâu. Nếu trẻ không thể ngủ sâu giấc thì việc sản xuất hormone tăng trưởng sẽ bị hạn chế.

    Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít

    Trẻ “lớn lên” trong khi ngủ

    Hệ thống miễn dịch yếu

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta giải phóng các protein chống lại bệnh tật trong khi ngủ. Đặc biệt đối với trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch của bé đang dần luyện tập mỗi ngày để hoàn thiện. Nếu cơ thể mất ngủ, số lượng các protein này sẽ giảm đi và khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.

    Không chỉ vậy, khi bị đau ốm, thiếu ngủ cũng là nguyên nhân dẫn đến cơ thể giảm tốc độ phục hồi. Trẻ thiếu ngủ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi.

    Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ đã phát hiện ra rằng hiệu quả của vắc-xin bị giảm ở trẻ thiếu ngủ. Trẻ ngủ ít hơn có nguy cơ không được bảo vệ bằng vắc-xin cao hơn 11,5 lần.

    Nguy cơ béo phì cao hơn

    Thiếu ngủ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trao đổi chất trong cơ thể. Trẻ thiếu ngủ có xu hướng tăng cân dần dần và có nguy cơ cao bị thừa cân do mất cân bằng năng lượng.

    Giấc ngủ giúp cân bằng lành mạnh các hormone khiến trẻ cảm thấy đói (ghrelin) và no (leptin). Trẻ em không được nghỉ ngơi đầy đủ có thể cảm thấy đói hơn, cho dù ba mẹ cho bé ăn theo nhu cầu thì lúc này cảm giác đói của trẻ cũng không đúng với nhu cầu thực sự nữa và điều đó góp phần gây béo phì.

    Ngủ ít cũng liên quan đến việc tăng tiết insulin. Insulin chịu trách nhiệm điều chỉnh quá trình xử lý glucose và thúc đẩy quá trình lưu trữ chất béo. Mức insulin cao hơn có thể gây tăng cân không cần thiết và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

    Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ ngủ quá ít sẽ có nguy cơ bị thừa cân cao hơn, bắt đầu từ giai đoạn sơ sinh.

    Một nghiên cứu được thực hiện bởi Đại học Johns Hopkins cho thấy rằng mỗi giấc ngủ thêm một giờ làm giảm nguy cơ béo phì của trẻ em xuống 9%. Ngoài ra trẻ ngủ ít hơn có nguy cơ béo phì cao hơn 92%.

    Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít

    Trẻ được trao cơ hội phát triển toàn diện khi được ngủ đủ giấc

    Ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài

    Việc thiếu ngủ có thể mang lại những hậu quả lâu dài cho sức khỏe, bao gồm các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao, và các bệnh tim mạch, hô hấp và có thể làm giảm tuổi thọ.

    Thiếu ngủ cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần trong tương lai. Các nghiên cứu của Australasian đã quan sát hơn 1000 trẻ sơ sinh từ sơ sinh đến 11 tuổi.

    Họ phát hiện ra rằng trẻ thiếu ngủ có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần ở tuổi 11 cao gấp 10 lần.

    Mất tập trung

    Trong khi người lớn chúng ta cảm thấy rất kiệt sức và mệt mỏi khi mất ngủ, thì những đứa trẻ lại làm hoàn toàn ngược lại.

    Trẻ em mất ngủ thường hiếu động hơn và đi kèm với đó là không thể tập trung và trở nên bồn chồn lo lắng hơn. Trẻ có vẻ tỉnh táo về thể chất nhưng thực ra lại kiệt quệ về mặt tinh thần. Trẻ có xu hướng dễ mất kiểm soát.

    Theo nghiên cứu trên tạp chí Nhi khoa, một số trường hợp mắc chứng ADHD (Rối loạn tăng động giảm chú ý) bắt nguồn từ việc ngủ không đủ giấc.

    Kích thích quá mức 

    Trẻ ngủ không đủ giấc sẽ trở nên mệt mỏi và quá sức khiến trẻ bị kích thích quá mức. Trẻ khó ngủ ban ngày thường có vẻ bực bội, kích động và quấy khóc.

    Khi hệ thần kinh hoạt động quá tải với quá nhiều kích thích, mức độ căng thẳng sẽ tăng lên. Máu chứa nhiều adrenaline khiến trẻ càng khó thư giãn hơn. Ba mẹ sẽ thấy trẻ ngủ đủ giấc dễ đoán hơn, tính hợp tác cao hơn và ít quấy khóc hơn. 

    Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít

    Bé quấy khóc khi không được ngủ đủ giấc

    Các vấn đề xã hội và tình cảm lâu dài

    Đối với trẻ không được nghỉ ngơi đầy đủ kéo dài từ sơ sinh đến lứa tuổi đi học mầm non, các vấn đề xã hội và cảm xúc thường đến tận sau này mới xuất hiện và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống. 

    Trẻ từ 12 đến 36 tháng không được ngủ đủ có mức độ cortisol cao hơn (cho thấy căng thẳng hơn), thường có trạng thái cảm xúc tiêu cực và hành vi nội tâm như thu mình lại, hay cảm thấy buồn, cô đơn, căng thẳng hoặc sợ hãi.

    Nghiên cứu của Đại học Houston cho thấy trẻ ngủ không đủ giấc có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu và trầm cảm. Một nghiên cứu khác kết luận trẻ sơ sinh 3, 6 và 11 tháng tuổi có giấc ngủ ban đêm đủ dài cho thấy khả năng học hỏi, nhận thức thế giới xung quanh tăng lên đáng kể.

    Trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày

    Sau tháng “trăng mật” ngọt ngào sau sinh, mẹ có thể thấy tình trạng trẻ 2 tháng tuổi ngủ ít vào ban ngày hay trẻ 3 tháng tuổi ngủ ít vào ban ngày bắt đầu xảy ra. Thậm chí mẹ bắt đầu phát cáu khi trẻ sơ sinh thức liên 5 tiếng.

    Một số ba mẹ vẫn có quan điểm cho rằng ngủ ít hay không là do giấc ngủ đêm quyết định. Giấc ngủ đêm mới là quan trọng, giấc ngày chỉ là phụ.

    Nếu trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày thì ban đêm trẻ sẽ có nhu cầu ngủ bù lại và vì thế sẽ ngủ sâu hơn, dài hơn. 

    Thực tế giấc ngày và giấc đêm có ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Để giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít vào ban ngày, mẹ cũng cần quan tâm đến câu hỏi tại sao trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban đêm.

    Trẻ ngủ ít vào ban ngày khiến cơ thể mệt mỏi quá sức, bé dù buồn ngủ nhưng khó vào giấc đêm, trẻ ngủ không sâu và quấy khóc.

    Ngược lại giấc đêm bị gián đoạn khiến ban ngày lúc nào bé cũng trong trạng thái buồn ngủ hoặc chỉ ngủ được 5-10 phút.

    Vì vậy trẻ cần được ngủ đủ giấc ngày để có thể ngủ đêm dài hơn và tránh tình trạng nợ ngủ. 

    Tại sao trẻ sơ sinh khó ngủ vào ban ngày? Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục khi bé phản đối ngủ giấc ngày.

    Bé quá phấn khích

    Thông thường khi buồn ngủ bé sẽ ngáp một lúc rồi mới chuẩn bị ngủ. Tuy nhiên mẹ có thể thấy khi quá phấn khích trẻ sơ sinh ngáp nhiều nhưng không ngủ.

    Bởi vậy trước giờ đi ngủ, mẹ nên giảm dần các hoạt động mang tính kích thích để chuyển dần sang những hoạt động tĩnh như trò chuyện, đọc sách… 

    Mẹ có thể cho bé chơi yên tĩnh trong phòng ngủ. Mẹ chú ý tạo môi trường ngủ phù hợp và nhất quán: làm cho căn phòng mát mẻ hơn, giảm thiểu phiền nhiễu và sử dụng tiếng ồn trắng.

    Nếu mẹ đang cho con bú, hãy thử tránh các chất kích thích, như sô cô la hoặc cà phê, và xem liệu điều đó có tạo ra sự khác biệt trong giấc ngủ của bé hay không.

    Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít

    Trẻ sơ sinh thức 6 tiếng liên tục

    Bé cảm thấy không thoải mái

    Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với môi trường xung quanhm vì vậy trước khi đưa bé vào môi trường ngủ, mẹ cần kiểm tra kỹ những nguyên nhân có thể khiến bé trằn trọc, khó chịu như bỉm bị ướt, quần áo không thoải mái, nhiệt độ phòng quá nóng shock quá lạnh…

    Lịch sinh hoạt không phù hợp

    Mẹ có thể thấy bé hay ngủ gật khi ăn, khi chơi, bé hay cáu gắt và dụi mắt, bé phản đối giờ đi ngủ, thức dậy quá sớm và thường xuyên. 

    Trong trường hợp này, mẹ cần thiết lập lịch sinh hoạt phù hợp với độ tuổi của bé. Lịch sinh hoạt không phải là một bảng giờ giấc cố định và cứng nhắc phải tuân thủ mà là một thói quen sinh hoạt đều đặn theo đúng nhịp sinh học của trẻ. 

    Đầu tiên, nếu mẹ chính xác là một bà mẹ sau sinh nhớ nhớ quên quên thì trước khi bắt đầu thay đổi lịch trình của bé, mẹ hãy ghi nhật ký ngủ/thức hàng ngày của bé trong vài ngày.

    Nhờ đó, mẹ sẽ nhanh chóng xác định thói quen hiện tại của bé để điều chỉnh dần dần. Tiếp đó mẹ thiết lập lịch sinh hoạt cho phù hợp với độ tuổi của bé

    Tại sao trẻ sơ sinh ngủ ít

    Thông thường, trong những tháng đầu tiên, bé sẽ ngủ giấc ngày khoảng 2 giờ với 2-3 lần/ngày. Đến sinh nhật 1 tuổi, các giấc ngày của bé sẽ cách nhau mỗi 3-5 giờ.

    Một số bé chuyển từ mệt mỏi sang trạng thái bị kích thích rất nhanh. Và một khi vượt quá giới hạn của cơn buồn ngủ, bé thậm chí phải vật lộn với giấc ngủ.

    Vì vậy, mẹ hãy theo dõi thói quen ngủ của bé cùng lịch sinh hoạt mục tiêu để điều chỉnh dần dần bằng cách cố gắng đưa trẻ vào môi trường ngủ sớm 30 phút trước tín hiệu buồn ngủ đầu tiên của bé.

    Mẹ có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ đắc lực như quấn, nhộng, tiếng ồn trắng và tham khảo những phương pháp hướng dẫn bé tự ngủ như 4S, 5S để giúp bé dễ vào giấc và ngủ ngon hơn.

    Nếu mẹ vẫn loay hoay chưa tìm được lịch sinh hoạt phù hợp với bé nhà mình, mẹ có thể tham gia chương trình POH Easy (0-1 tuổi). Mẹ được hướng dẫn thiết lập lịch sinh hoạt đúng độ tuổi cho con yêu và được tư vấn 1:1 bất cứ khi nào mẹ gặp vướng mắc.