Thuốc phiện thuốc lá có hại như thế nào tới sức khỏe của con người

TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Ngày đăng:06/02/2020 | Lượt xem:63071 |
9 Đánh giá

Hiện nay, với con số lên đến 8 triệu người tử vong do hút thuốc lá và mắc phải cái vấn đề liên quan đến chất độc hại trong thuốc lá, xấp xỉ 21.000 người chết mỗi ngày, tương đương việc 73 chiếc máy bay Boeing 777 gặp tai nạn mỗi ngày, và trung bình 4 giây có 1 người chết do thuốc lá, việc bảo vệ sức khỏe trước Ung thư phổi do thuốc lá gây ra cho chính bản thân và gia đình là điều cần được ưu tiên hàng đầu.

TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

Theo số liệu của Tổ chức Y Tế Thế giới [WHO], mỗi năm có khoảng có khoảng 1/3 dân số toàn cầu, tức là khoảng 1.1 tỉ người hút thuốc lá, trong đó có 200 triệu người là phụ nữ. Tính riêng theo giới tính, có 47% nam giới và 12% nữ giới trên toàn thế giới hút thuốc lá. Tỉ lệ này có thay đổi ít nhiều theo từng nước: Ở các nước đang phát triển, 40 đến 70% nam giới hút thuốc lá trong khi chỉ có 2 đến 10% nữ hút thuốc; còn ở các nước phát triển, nam giới hút thuốc lá 30 đến 40%.

Dịch bệnh thuốc lá là một trong những mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn nhất mà thế giới từng đối mặt, giết chết hơn 8 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Hơn 7 triệu ca tử vong này là kết quả của việc sử dụng thuốc lá trực tiếp trong khi khoảng 1,2 triệu là kết quả của những người không hút thuốc bị phơi nhiễm với khói thuốc phụ.

Nếu làm một bài toán thống kê đơn giản, với 8 triệu người tử vong do hút thuốc lá và mắc phải cái vấn đề liên quan đến chất độc hại trong thuốc lá, xấp xỉ 21.000 người chết mỗi ngày, tương đương việc 73 chiếc máy bay Boeing 777 gặp tai nạn mỗi ngày, và trung bình 4 giây có 1 người chết do thuốc lá.

Theo số liệu của Bộ Y tế, Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. 26% thanh thiếu niên đô tuổi 14-24 đã làm quen với khói thuốc do trong bộ luật Việt Nam chưa có điều luật hạn chế nghiêm ngặt độ tuổi được mua thuốc lá như các nước khác.

TÁC HẠI CỦA KHỐI THUỐC LÁ.

Khói thuốc lá gây ra khoảng 25 căn bệnh, trong đó có nhiều bệnh lý nguy hiểm như ung thư, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản. Cụ thể:

» Khói thuốc gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi, gây ung thư phổi, khí phế thũng, rụng tóc và đục nhân mắt.

» Thuốc lá gây ra 90% trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mãn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ.

» Hút thuốc lá làm giảm tuổi thọ ở nam khoảng 13,2 năm và ở phụ nữ khoảng 14.5 năm những bệnh gây ra do thuốc lá không những làm giảm tuổi thọ mà còn lấy đi chất lượng sống của bạn nhiều năm trước khi chết do nó hạn chế các hoạt động vì khó thở, mệt mỏi khi vận động, làm việc, vui chơi.

»Không chỉ người hút thuốc bị nguy hiểm mà người hút thuốc lá thụ động cũng chịu ảnh hưởng nặng nề không kém. Hút thuốc thụ động là hít phải [còn gọi là phơi nhiễm] khói thuốc, gây nhiều bệnh nguy hiểm ở cả người lớn và trẻ em. Ở người lớn, hút thuốc lá thụ động gây ung thư phổi, ung thư vú, các bệnh về tim mạch, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, dễ sinh non. Ở trẻ em, phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, hen suyễn, kém phát triển chức năng phổi...

ĐIỀU GÌ LÀM THUỐC LÁ TRỞ THÀNH "MẦM MỐNG ĐE DỌA" CHO SỰ SỐNG

Khói thuốc lá chứa trên 7000 chất khác nhau, trong đó có 69 chất gây ung thư, ngoài ra còn có các hoạt chất gây nghiện, gây độc tế bào, gây đột biến gen... Một số hoạt chất của khói thuốc lá tác động trực tiếp trên niêm mạc còn phần lớn còn lại được hấp thu vào máu hay hòa tan vào nước bọt rồi được nuốt vào. So với luồng khói chính, luồng khói phụ chứa nhựa thuốc và nicotine hai lần nhiều hơn; chứa chất gây ung thư ba lần nhiều hơn, chứa khí CO năm lần nhiều hơn và khí amnonia năm mươi lần nhiều hơn. Hai phần ba số khói từ đầu điếu thuốc đang cháy [luồng khói phụ] sẽ lan tỏa ra môi trường chứ không vào phổi người hút và gây ra bệnh cho người xung quanh [còn gọi là hút thuốc lá thụ động].

  • 1,3-Butadienelà một hóa chất được dùng để sản xuất cao su. Nó được xem là một hóa chất gây ung thư và có thể gây ra một số bệnh ung thư máu;
  • Arsenicđược dùng để bảo quản gỗ. Một số hợp chất arsenic có liên quan đến ung thư phổi, da, gan và bàng quang;
  • Benzeneđược dùng để sản xuất các hóa chất khác. Nó có thể gây ung thư, đặc biệt là bệnh bạch cầu ở người;
  • Cadmiumlà kim loại được dùng để sản xuất pin. Cadmium và hợp chất cadmium có thể gây ung thư phổi và có liên quan đến ung thư thận và tuyến tiền liệt;
  • Chromium VIđược dùng để chế tạo kim loại hợp kim, sơn và thuốc nhuộm. Các hợp chất Chromium VI gây ung thư phổi và có liên quan đến ung thư mũi và xoang mũi;
  • Formaldehydeđược dùng để sản xuất các hóa chất khác và nhựa. Nó còn được dùng như một chất bảo quản. Formaldehyde gây bệnh bạch cầu và ung thư ở các mô hô hấp;
  • Polonium-210là một nguyên tố phóng xạ đã được chứng minh là gây ung thư ở động vật;
  • Tarđược tạo ra từ một số hóa chất có trong khói thuốc lá. Nó để lại dư lượng màu nâu, dính trên phổi, răng và móng tay.

Ngoài ra, Nicotine và Carbon Monoxide chính là “cặp bài trùng” nguy hiểm nhất:

»Nicotine: Chứa 1-3 mg Nicotine trong 1 điếu thuốc, đây chính là chất gây nghiện, do cơ thể chịu tác dụng kích thích ban đầu của hóa chất. Nó có thể làm tăng huyết áp, nhịp tim, lưu lượng máu đến tim và thu hẹp động mạch [mạch máu dẫn máu từ tim]. Nicotine cũng có thể góp phần làm xơ cứng thành động mạch, từ đó, có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Hóa chất này có thể tồn tại trong cơ thể từ sáu đến tám giờ tùy thuộc vào tần suất hút thuốc lá. Thế nhưng, Nicotine có thể giúp tăng hung phấn, nâng sự tỉnh táo, tăng cường trí nhớ, gia tăng sự minh mẫn và khéo léo, giảm buồn chán. Vì thế, người ta thường tìm đến thuốc lá mỗi khi căng thẳng hoặc có tâm sự. Ngoài ra, tương tự như các chất gây nghiện khác, Nicotine có một số tác dụng phụ khi cai thuốc. Một số thuốc lá điện tử và các sản phẩm thuốc lá mới xuất hiện gần đây cung cấp nhiều nicotine hơn thuốc lá truyền thống.

»Carbon Monoxide: Đây là loại khí không mùi, không mầu, có tác dụng xấu là chiếm chỗ của khí oxy khi kết hợp với hồng huyết cầu trong máu làm cho cơ thể bị thiếu dưỡng khí. Chỉ với lượng rất nhỏ nhưng liên tục tácdụng trong thời gian lâu, khí này cũng đưa tới bệnh tim mạch.

HÚT THUỐC LÁ GÂY UNG THƯ PHỔI NHƯ THẾ NÀO?

Người hút thuốc lá thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút thuốc và khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp cũng kém hơn do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt hoặc thậm chí đã bị phá hủy. Bên cạnh đó, khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy cũng như thành phần của chất nhầy. Đôi khi, các tuyến tiết nhầy bị tắc, làm giảm khả năng bài tiết đờm của người hút thuốc. Hậu quả chính là chất nhầy bị nhiễm nhiều chất độc hại từ khói thuốc, bị giữ lại trong phổi và cản trở sự lưu thông trao đổi không khí.

Hút thuốc cũng gây tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh hưởng của các chất độc hại có trong khói thuốc lá, đường thở dễ bị co thắt, luồng khí hít vào và thở ra bị cản trở, tạo các tiếng ran rít, ran ngáy khi thở và có thể gây khó thở. Những người hút thuốc dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn, dễ mắc lao phổi, bệnh phổi mạn tính, đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Trên thực tế, bệnh ung thư phổi nếu được phát hiện sớm thì cơ hội kéo dài cuộc sống trên 5 năm hay thậm chí chữa khỏi được là rất cao. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam,ung thư phổivẫn là căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu vì thường được phát hiện muộn. Vì vậy, phát hiện sớm ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng.

Với đội ngũ y bác sĩ hàng đầu từ các bệnh viện lớn và nổi tiếng, có chuyên môn cao và kinh nghiệm về điều trị ung thư, Bệnh viện đa khoa Medic Bình Dương hiện đang cung cấp gói tầm soát ung thư, bao gồm ung thư phổi. Tại đây, bệnh nhân sẽ được thăm khám, làm xét nghiệm và tư vấn về ung thư cũng như chẩn đoán hình ảnh hiện đại. Nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ mắc ung thư cao, đặc biệt là ung thư phổi [gia đình có người mắc ung thư, nghiện thuốc lá…], hãy đến ngay với chúng tôi và chọn gói tầm soát ung thư để khám tầm soát định kỳ và sàng lọc bệnh một cách chính xác.

Hãy để chúng tôi “ Trao bạn điều quý giá nhất ” !!!

Chia sẻ:

[*] Xem thêm:
Bình luận

Xem thêm

  • Đánh giá của bạn
  • Gửi
  • Gửi Đóng

Tin tức

Bài 3 trang 156 SGK Sinh học 6

Giải bài 3 trang 156 SGK Sinh học 6. Ở địa phương em có những cây Hạt kín nào có giá trị kinh tế ?

  • Bài 2 trang 156 SGK Sinh học 6

    Giải bài 2 trang 156 SGK Sinh học 6. Tại sao người ta nói nếu không có thực vật thì cũng không có loài người ?

  • Bài 1 trang 156 SGK Sinh học 6

    Giải bài 1 trang 156 SGK Sinh học 6. Con người sử dụng thực vật để phục vụ đời sống hằng ngày của mình như thế nào ? Cho một vài ví dụ cụ thể.

  • Hãy cho biết thực vật có thể cung cấp cho chúng ta những gì dùng trong đời sống hằng ngày? Để phân biệt chúng theo công dụng, người ta đã chia chúng ra thành các nhóm cây khác nhau VD.

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 154 SGK Sinh học 6. Hãy cho biết thực vật có thể cung cấp cho chúng ta những gì dùng trong đời sống hằng ngày? Để phân biệt chúng theo công dụng, người ta đã chia chúng ra thành các nhóm cây khác nhau VD.

  • Lý thuyết vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người [tiếp theo]

    Thực vật, nhất là thực vật Hạt kín có công dụng nhiều mặt.

  • Lý thuyết vai trò của thực vật đối với động vật và đời sống con người

    Thực vật đóng vai trò quan trọng trong đời sống động vật.

  • Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe

    • Được đăng Thứ Năm 28/12/2019
    • Lượt xem: 14613

    Hút thuốc lá gây tổn thương phổi [St]

    Hàng ngày, chúng ta vẫn thường bắt gặp những hình ảnh mọi người ngồi hút thuốc lá tại những nơi công cộng, thậm trí có những ông bố tay bế con nhỏ tay cầm điếu thuốc mà không hề nghĩ đến việc hút thuốc đó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của chính con mình. Mặc dù, trên các phương tiện thông tin đại chúng vẫn thường xuyên tuyên truyền giáo dục về phòng chống tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ con người, thế nhưng tỷ lệ người hút thuốc lá vẫn không có xu hướng giảm đi. Vậy làm thế nào để giảm tình trạng người hút thuốc lá như hiện nay đòi hỏi mỗi người chúng ta cần có sự hiểu biết một cách chính xác về tác hại của thuốc lá bao gồm cả thuốc có khói và thuốc không khói đối với sức khỏe bản thân và những người trong gia đình không may phải hút thuốc một cách lá thụ động.

    Các nhà khoa học đã phân tích,khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin... Bên cạnh đó, trong khói thuốc lá còn có nhiều chất kích thích khối u, kích thích gây viêm nhiễm đường hô hấp, gây tổn thương trong lòng mạch máu. Khi hút thuốc lá, khói thuốc qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh như: Bệnh tim mạch, bệnh ung thư, bệnh hô hấp, bệnh răng và lợi và một số bệnh khác làm tăng cơ loãng xương gây đau nhức cơ thể, khó ngủ và giảm thể lực cơ thể do thiếu ôxy mãn tính…

    Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: Ung thư phổi, ung thư thế quản, họng, thanh quản, thực quản, thận, ung thư cổ tử cung, ung thư da, nhồi máu cơ tim, các bệnh răng và lợi,viêm loét, cao răng, các mảng bám vào răng làm cho răng dễ bị mưng mủ, dễ rụng hơn, các bệnh về da…

    Do ảnh hưởng bởi thuốc lá làm cho nam giới giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh. Với phụ nữ và bào thai khói thuốc sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú, dị dạng thai nhi. Nguy cơ bị thiếu cân sẽ cao gấp 2 lần so với người không hút thuốc. Đối với trẻ nhỏdo ảnh hưởng khói thuốc làm trẻ dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng do bị giảm tiết sữa ở người mẹ…

    Trước những tác hại của thuốc lá như trên, thiết nghĩ mọi người hãy bỏ thuốc lá ngay từ hôm nay để có một cơ thể khỏe mạnh không còn tích luỹ chất độc, loại từ nguyên nhân và điều kiện gây các bệnh như trên. Theo phân tích của các nhà khoa học nếu chúng ta bỏ thuốc trước tuổi 50 sẽ giảm được 50% nguy cơ chết trước 65 tuổi, giảm 50% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch sau khi bỏ thuốc được 1 năm, giảm 50% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi sau khi bỏ thuốc 10 năm. Vì một cộng đồng không khói thuốc và vì sức khỏe của mỗi người, chúng ta: Đừng hút thuốc lá trong nhà, phòng làm việc; đừng hút thuốc lá nơi công cộng; đừng hút thuốc lá trước mặt trẻ em. Hãy để môi trường xung quanh không khói thuốc lá./.

    Thu Hòa

    Hút thuốc lá, thuốc phiện có hại như thế nào?


    Câu 29118 Vận dụng

    Hút thuốc lá, thuốc phiện có hại như thế nào?


    Đáp án đúng: d

    Phương pháp giải

    Thuốc lá, thuốc phiện đều chứa các chất độc, hút thuốc lá, thuốc phiện sẽ gây hại đến sức khỏe con người.

    Vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người --- Xem chi tiết
    ...

    Video liên quan

    Bài Viết Liên Quan

    Toplist mới

    Bài mới nhất

    Chủ Đề