Thuyết minh về phương pháp (cách làm quả pao)

Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 8, tập 2) Hãy tự chọn một đồ chơi, trò chơi quen thuộc và lập dàn bài thuyết minh cách làm, cách chơi trò chơi đó. Yêu cầu trình bày rõ ràng, mạch lạc.

Trả lời:

a. Thổi cơm thi

Hội làng ngày xưa có nhiều trò chơi dân gian thú vị, trong đó có thổi cơm thi. Trước đây ở vùng Hà Nam, Thái Bình có nhiều làng tổ chức thổi cơm thi vào đầu xuân tưng bừng, náo nhiệt lắm.

Các cô thôn nữ ở lứa tuổi 16 đến đôi mươi mới được dự thi. Nồi, gạo, nước mang từ nhà đến. Phải là nồi đất mới. Số gạo được đong đồng loạt như nhau (độ tám lạng đên một cân). Phải lấy gạch, lấy đá bắc làm kiềng. Mỗi cô dự thi được phát đồng loạt một đoạn tre tươi, một cây mía, một con dao mới rất sắc.

Tiếng trống thúc dồn dập. Dân làng hò reo cổ vũ phe mình, giáp mình. Các cô vừa ăn mía, vừa chẻ tre. Bã mía làm mồi lửa, tre tươi làm củi. Nồi bắc lên, gạo vo để ráo nước. Lửa bếp bập bùng làm cho đôi má cô nào cũng ửng hồng lên rất tươi xinh. Miệng thổi lửa, bàn tay thoăn thắt, trông cô nào cũng duyên dáng. Trai làng quanh vùng gần xa kéo đến để dự hội cũng là dịp vui tìm bạn trăm năm.

Khi một hồi trống dài ngân vang, các cô nấu cơm thi vội tắt bếp, nhắc nồi cơm, bê lên chạy vào đình, đặt lên bàn. Cụ tiên chỉ áo thụng xanh, đầu chít khăn đóng cùng ban tổ chức lần lượt mở vung, xới mỗi nồi một bát nhỏ, rồi bắt đầu chấm thi. Nồi cơm nào cũng chín tới. Những bát cơm trắng ngon lành, gạo tám xoan toả hương ngào ngạt. Dân làng, nhất là các cô gái phập phồng đợi chờ...

Chỉ có ba giải: nhất, nhì, ba. Giải thưởng là một chiếc khăn lụa thiên lí, mười vuông lụa điều hoặc chiếc nón bài thơ quai thao. Nhưng vinh dự lắm. Còn có giải to hơn nữa là các cô dự thổi cơm thi rất đắt chồng.

Nấu cơm thi là một trò chơi dân dã biểu dương tài trí, sự khéo léo, tháo vát của các cô gái quê. Trò chơi ấy là một nét đẹp của nền văn hóa dân tộc.

b. Bánh xèo Nam Vang

Ẩm thực xứ Chùa Tháp có rất nhiều món ăn lạ miệng và hấp dẫn. Có lẽ một trong số đó là món bánh xèo Nam Vang. Cũng chất liệu bột gạo, nước cốt dừa, tôm, thịt... nhưng cái làm nên phong vị riêng của bánh là vật liệu làm nhân từ măng tươi, mà phải là măng le mới đúng điệu.

Măng le là những lộc măng của cây trúc, cây tre rừng được bóc đến lớp lõi trắng ngần, giòn, ngọt, bào mỏng hoặc xắt thành sợi rồi cho vào làm nhân bánh. Bánh xèo Nam Vang to như một chiếc đĩa lớn, mình bánh mỏng, vành vàng rụm. Nổi bật trên nền bánh là phần nhân thơm lựng, và lát thịt heo trắng nõn, tôm sú đỏ hồng và măng tươi rải khắp đều tay. Thưởng thức món này đặc biệt là rau ăn kèm: lá lốt rất lạ miệng và tốt cho sức khoẻ.

Món ngon còn phải nhờ nước chấm pha thật khéo, thực khách sẽ hài lòng với hương vị của nước mắm cá cơm Phú Quốc thật đậm đà.

1. Mở bài

- Giới thiệu về đồ chơi dân gian: chong chóng là một thứ đồ chơi hết sức gần gũi với thiếu nhi.

2. Thân bài

a. Cấu tạo và cách làm

*Chong chóng hai cánh

-     Que tre mỏng, bề ngang độ gần một phân và bề dài chừng 20 phân.

-     Ở hai đầu que thường dán hai mảnh giấy chữ nhật hoặc tam giác, loại giấy hơi cứng, đáy quay về hai phía trái nghịch nhau.

-     Hai mảnh giấy này, dù hình chữ nhật hay hình tam giác cũng phải cân nhau chong chóng mới quay mạnh.

-     Giữa thân que tre có dùi một lỗ nhỏ.

-     Qua lỗ nhỏ này xỏ một chiếc cán thường cùng bằng tre, chiếc cán ở đầu nhỏ hơn lỗ dùi nói trên, đầu chỉ dài vào khoảng một hai phân tây, rồi đến thân cán to hơn được tiện bằng, chi chừa lại đầu cán.

* Chong chóng bốn cánh

-     Chiếc chong chóng này chỉ có cán bằng tre còn thân hoàn toàn bằng giấy.

-     Lấy một mảnh giấy vuông cắt làm tám mảnh nhưng chỉ cắt lưng chừng mà chẳng rời nhau, cắt theo bốn góc và bốn đường ở giữa bốn cạnh.

-     Cắt như vậy rồi, lấy bốn mảnh, cách một mảnh lại lấy một mảnh lên dán dầu những mảnh này đấu vào nhau.

-     Các em đã có chiếc chong chóng bốn cánh tạo nên do bốn mảnh còn lại.

-     Nhằm đúng giữa mảnh giấy dùi một lỗ nhỏ, lỗ nhỏ này dùi sướt qua cả phía bốn đầu mánh giấy dán đấu vào nhau để có thể thể qua được chiếc cán.

-     Chiếc cán cùng giống chiếc cán của chong chóng hai cánh.

b. Phân loại: Có loại chong chóng 2 cánh, có loại 4 cánh.

c. Cách chơi chong chóng: 

-     Cắm chong chóng vào cán, đưa ra gió là chong chóng quay.

-     Các em có thể cầm cán chạy quanh đường làng hoặc để ở cửa sổ chong chóng quay trông rất thích mắt.

d. Ý nghĩa:

- Giải trí.

- Cánh diều gắn bó với tuổi thơ, đem ước mơ bay cao bay xa hơn.

3. Kết bài

- Nêu cảm nghĩ về chong chóng.

Dân tộc Mông ở Tây bắc có rất nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như đánh tu lu, đẩy gậy, leo cây, đánh cầu lông gà... nhưng phổ biến nhất vẫn là trò chơi ném pao. Quả pao gắn bó với người Mông từ trẻ thơ cho đến cuối đời và trở thành một niềm khắc khoải khôn nguôi trong tình yêu.

Quả pao được người Mông khâu nối các miếng vải lanh thành trái tròn, to bằng quả cam, bên trong nhồi hạt lanh. Theo quan niệm của người Mông, hạt lanh tượng trưng cho sự sinh sôi và phát triển. Ngày nay, để tạo sắc màu cho quả pao, các thiếu nữ Mông còn dùng thổ cẩm của người Thái, hay lụa tơ tằm để tạo sự mềm mại cho quả pao. Trò chơi ném pao được diễn ra ở những khu đất rộng tương đối bằng phẳng, người chơi được chia làm hai bên nam – nữ. Khoảng cách hai đội cách nhau khoảng 5 – 7 mét. Tài khéo léo của người ném pao là không để cho pao rơi xuống đất và được giao ước với nhau bằng về số lần ném, số lần bắt được pao, nếu bên nào thua thì phải hát một bài hoặc làm một điều gì đó do đội thắng quy định. Trò chơi ném pao thường được tổ chức trong các ngày Tết, các lễ hội truyền thống của người Mông như Lễ hội Gầu Tào, Lễ hội Lào Sồng, ngày mừng nhà mới hay Lễ cúng bản. Lên vùng cao Tây Bắc, bạn còn có thể bắt gặp những đôi nam thanh, nữ tú người Mông chơi ném pao trong ngày Tết Độc lập ở Mộc Châu (Sơn La), ở chợ tình Khâu Vai (Hà Giang), chợ tình Sa Pa (Lào Cai).

Thuyết minh về phương pháp (cách làm quả pao)

Trò chơi ném pao đối với người Mông ai cũng biết, rất đơn giản chỉ ném quả pao từ khoảng cách 5 -7 mét từ tay người này sang tay người kia.

Thuyết minh về phương pháp (cách làm quả pao)

Những quả pao rực rỡ sắc màu đã trở thành hàng lưu niệm cho du khách đến Mai Châu (Hòa Bình).

Thuyết minh về phương pháp (cách làm quả pao)

Quả pao như một vật trang sức tô điểm vẻ đẹp của những người phụ nữ dân tộc Mông.

Thuyết minh về phương pháp (cách làm quả pao)

Trò chơi ném pao của người Mông không phân biệt lứa tuổi. Người Mông chơi ném pao từ thủa bé đến lúc về già.

Thuyết minh về phương pháp (cách làm quả pao)

Đối với phụ nữ Mông đi chơi hay đi hội không thể thiếu quả pao.

Thuyết minh về phương pháp (cách làm quả pao)

Quả pao được ví như “ông tơ, bà mối” để nam nữ thanh niên dân tộc Mông quen biết, tìm hiểu và tỏ tỉnh.

Thuyết minh về phương pháp (cách làm quả pao)

Trò chơi ném pao không thể thiếu trong các ngày hội, ngày Tết của người Mông ở Tây Bắc.

Thuyết minh về phương pháp (cách làm quả pao)


Sau cuộc chơi ném pao, quả pao được tặng lại cho bạn chơi để có cớ đến thăm nhà nhau và tìm hiểu nên duyên.

Theo bà Sùng Thị Sông (77 tuổi) ở xã Lóng Luông (Mộc Châu – Sơn La), người đã khâu hàng nghìn quả pao cho người Mông trong vùng thì: “Chẳng biết quả pao và trò chơi ném pao có từ khi nào nữa, nó có từ lâu lắm rồi. Chỉ biết rằng, người đàn ông Mông đi tìm vợ, đi hội đều mang theo khèn và biểu diễn những điệu múa khèn mạnh mẽ thể hiện sự dũng mãnh thì người phụ nữ phải mang theo quả pao để đối xứng. Quả pao thể hiện sự mềm mại, vừa là trò chơi, vừa là vật trang sức của phụ nữ Mông trong các cuộc vui”. Cũng theo bà Sông, công việc quan trọng nhất của thiếu nữ Mông là phải biết xe lanh dệt vải may váy và làm quả pao. Người đàn ông Mông đi tìm vợ thì việc đầu tiên họ xem là khả năng làm quả pao. Một quả pao tốt thì các đường khâu phải kín, khi cầm quả pao không được cứng hoặc mềm quá. Một người phụ nữ Mông giỏi giang, đảm đang thì phải biết làm quả pao tốt. Sau khi chơi ném pao đã tìm được bạn tình thì người Mông bắt đầu kéo vợ, nhưng đa số các cuộc tình ném pao đều không trọn vẹn bởi chỉ là tình cảm bột phát nhất thời, nhưng để lại những hoài niệm khó phai trong cuộc đời người Mông. Tôi đã từng gặp cụ già người Mông là Mùa A Sấu trên tay cầm quả pao đã cũ lang thang ở chợ tình Khâu Vai (Mèo Vạc – Hà Giang) đi tìm hoài niệm một cuộc tình. Ông già đến chợ tình Khau Vai chỉ với một ước nguyện là được chơi ném pao với bạn tình thời còn trẻ để còn niềm tin đi nốt quãng đời còn lại. Chính vì thế, đối với nhiều người Mông, quả pao không chỉ còn là trò chơi mà còn là là hoài niệm về tình yêu./.