Tình trạng mang thai ở vị tuổi thành niên

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), tại Việt Nam, mỗi năm dân số tăng thêm khoảng 1 triệu người. Trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) vẫn tiếp tục gia tăng. Nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp tục tăng. Tuy nhiên, các kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở vị thành niên và thành niên còn cao. Với tình trạng phá thai phổ biến, tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có chiều hướng gia tăng.

Theo kết quả điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình (tháng 4.2016) của Tổng cục Thống kê, cứ 100 ca phá thai của phụ nữ dưới 49 tuổi đang có chồng thì có 62 ca là mang thai ngoài ý muốn. Đáng lưu ý, rất nhiều trường hợp lựa chọn phá thai tại những phòng khám chui, các cơ sở y tế không được cấp phép gây nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng như băng huyết, nhiễm trùng, thủng tử cung…, thậm chí đe dọa tính mạng. Cứ 1.000 phụ nữ tuổi 15 - 24 thì có 18 người đã từng phá thai. Tỷ lệ phá thai ở nhóm vị thành niên và nhóm trưởng thành còn cao, phá thai lặp lại khá phổ biến.

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của Tổng cục Thống kê, tổng tỷ suất sinh là 2,09 con/phụ nữ; khu vực thành thị là 1,83 con/phụ nữ; khu vực nông thôn là 2,26 con/phụ nữ. Phụ nữ có trình độ đại học có mức sinh thấp nhất (1,85 con/phụ nữ), thấp hơn khá nhiều so với phụ nữ chưa bao giờ đi học (2,59 con/phụ nữ).

Tình trạng sinh con ở tuổi chưa thành niên vẫn còn tồn tại ở Việt Nam. Trên phạm vi toàn quốc, phụ nữ chưa thành niên (từ 10 - 17 tuổi) sinh con chiếm tỷ trọng 3,3‰; cao nhất ở Trung du - miền núi phía bắc (9,7‰) và Tây nguyên (6,8‰); thấp nhất ở khu vực đồng bằng sông Hồng (1,1‰).

Theo đánh giá của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trong đại dịch Covid-19, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình của người dân đang bị gián đoạn nghiêm trọng. Ngành y tế, dân số đã huy động các cơ sở y tế công lập và tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ, các biện pháp tránh thai và chuyển đổi các hình thức truyền thông trực tiếp sang các kênh truyền thông kỹ thuật số.

Chương trình truyền thông “Kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe cộng đồng” giai đoạn 2 (2021 - 2025) do Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình triển khai sẽ có các hoạt động đa dạng như: tổ chức các buổi livestream tư vấn trực tuyến, phát triển các ứng dụng cung cấp thông tin, đẩy mạnh các hình thức truyền thông trên mạng xã hội... để cộng đồng dễ dàng tiếp cận. Ở giai đoạn 1 (2016 - 2020), chương trình này đã giúp hơn 25 triệu phụ nữ cả nước được tư vấn về cách lựa chọn các phương pháp tránh thai phù hợp. Trong đó, ứng dụng “Sống chủ động” cung cấp thông tin, kiến thức về sức khỏe sinh sản đã tiếp cận được đến hàng ngàn phụ nữ trên toàn quốc.

Tin liên quan

Các chuyên gia UNFPA cảnh báo, nếu xu hướng hiện nay không được cải thiện, trong vòng một thập kỷ tới sẽ có 142 triệu trẻ em gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18 (tính tới thời điểm năm 2020). Điều này có nghĩa là mỗi năm sẽ có 14,2 triệu trẻ em gái, hay mỗi ngày sẽ có 39.000 trẻ em gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18.

Tình trạng mang thai ở vị tuổi thành niên
Mang thai ở tuổi vị thành niên gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe, tâm lý.
Tình trạng mang thai ở vị tuổi thành niên
Tăng cao tỉ lệ sinh đẻ ở độ tuổi vị thành niên

(HQ Online) - Theo kết quả nghiên cứu do các bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Trung ương thực hiện đối với các sản phụ ...

Nói về hệ lụy của tình trạng này, các chuyên gia UNFPA cho rằng, mang thai ở tuổi vị thành niên không chỉ đơn thuần là một vấn đề về sức khỏe, mà mang thai ở tuổi vị thành niên còn làm mất đi tiềm năng ở các em gái, rút ngắn cơ hội học hành, đánh mất và hạn chế sự lựa chọn của các em trong cuộc sống, khiến những bà mẹ trẻ và cộng đồng nơi họ sinh sống chìm trong cảnh đói nghèo.

Chưa kể, UNFPA cũng lo ngại các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ thương tật và tử vong do nạo thai không an toàn ở trẻ em gái vị thành niên và nữ thanh niên trẻ cao; ước tính năm 2008 số ca phá thai không an toàn ở vị thành niên trong độ tuổi từ 15-19 tại các nước đang phát triển là khoảng 3 triệu ca; thai chết lưu và tử vong sơ sinh chiếm hơn 50% các ca sinh của các bà mẹ dưới 20 tuổi so với những bà mẹ từ 20-29 tuổi…

Tại Việt Nam, qua thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 đến 400 ngàn ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được báo cáo chính thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên.

Báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Trung ương tại một cuộc Hội thảo được tổ chức mới đây cho thấy, thực trạng phá thai to ở tuổi vị thành niên chiếm tỷ lệ khá cao, hơn 10% trong tổng số ca phá thai; các trường hợp phá thai to trên gặp nhiều nhất ở đối tượng học sinh, sinh viên.

Còn theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP.HCM năm 2017, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống lại có 73 trường hợp phá thai, trong đó 2,4% là vị thành niên. Điều đáng lưu ý, đây mới chỉ là thống kê từ các bệnh viện khu vực nhà nước, còn số liệu từ các bệnh viện tư, phòng khám tư thì chưa thống kê được…

Theo các chuyên gia y tế- dân số, với con số mang thai vị thành niên và phá thai nêu trên đây không chỉ là một gánh nặng, thách thức lớn cho công tác dân số và phát triển nước ta, mà nguy hiểm hơn là để lại những hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước.

Bác sỹ Đồng Thu Trang, Khoa Đẻ A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, việc mang thai ở tuổi vị thành niên có thể để lại những hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và con. Tỷ lệ thai nghén nguy cơ cao, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục... ở lứa tuổi này cao hơn so với những bà mẹ lớn tuổi. Những đứa trẻ sinh ra từ bà mẹ vị thành niên có tỷ lệ chết trước một tuổi, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, bệnh tật cao hơn so với con của các mẹ ở tuổi trưởng thành.

Cũng theo bác sỹ Trang, ở lứa tuổi này, khung chậu phát triển chưa đầy đủ nên khi hỗ trợ các bé gái sinh, bác sĩ thường phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật. Làm mẹ quá trẻ, cơ thể phát triển chưa đầy đủ dễ dẫn đến thiếu máu, thai kém phát triển, dễ bị chết lưu. Việc có em bé sớm có thể khiến các em phải bỏ học, ảnh hưởng tâm lý và có thể bị mắc bệnh trầm cảm nếu không được gia đình quan tâm.

Vì vậy, bác sỹ Trang khuyến cáo, cha mẹ cần cung cấp cho giới trẻ kiến thức về sinh sản và sức khỏe tình dục, bao gồm kiến thức về các chức năng của bộ phận sinh dục, biện pháp phòng tránh thai, phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục, HIV/AIDS để hạn chế tình trạng có thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên.

Còn theo đại diện Vụ Truyền thông và Giáo dục, Tổng cục Dân số, Kế hoạch hóa gia đình, để hạn chế tỉ lệ mang thai ở lứa tuổi vị thành niên cần thực hiện chương trình giáo dục giới tính toàn diện kết hợp với cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và dịch vụ phòng chống HIV cho trẻ em gái vị thành niên.

Bên cạnh đó, theo vị này, cần đảm bảo rằng các dịch vụ này được cung cấp tới các đối tượng một cách tế nhị, đảm bảo bí mật, không mang tính phán xét và không phân biệt đối xử, không hạn chế về mặt pháp lý và phù hợp với các quy định quốc tế.

"Ngoài ra, các cơ quan quản lý liên quan cần ngăn ngừa kết hôn sớm bằng cách nâng tuổi kết hôn tối thiểu lên 18 tuổi, đảm bảo rằng các em gái được đi học và khuyến khích các em tham gia học trên bậc tiểu học", đại diện Vụ Truyền thông và Giáo dục nêu.

Thực trạng mang thai ở tuổi vị thành viên trên thế giới (Phần I)

Lược dịch từ: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/adolescent-pregnancy

Thực trạng

Hiện nay, mỗi năm ở các nước đang phát triển có khoảng 12 triệu trẻ em gái từ 15–19 tuổi và ít nhất 777.000 trẻ em gái dưới 15 tuổi sinh con. Trong đó ít nhất 10 triệu ca mang thai ngoài ý muốn. Các biến chứng khi mang thai và sinh nở là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ em gái trong độ tuổi này trên toàn cầu.

Trong số ước tính 5,6 triệu ca nạo phá thai xảy ra hàng năm ở trẻ em gái vị thành niên từ 15–19 tuổi, có 3,9 triệu ca không an toàn, là yếu tố nguy cơ gây tử vong, bệnh tật và các vấn đề sức khỏe lâu dài cho mẹ. Các bà mẹ ở tuổi vị thành niên (từ 10–19 tuổi) phải đối mặt với nguy cơ sản giật, viêm nội mạc tử cung và nhiễm trùng toàn thân cao hơn phụ nữ từ 20 đến 24 tuổi và con của các bà mẹ ở tuổi vị thành niên đối mặt với nguy cơ sinh con nhẹ cân, sinh non và các tình trạng sơ sinh nặng hơn.

Phạm vi của vấn đề

Hàng năm, ước tính có khoảng 21 triệu trẻ em gái từ 15–19 tuổi ở các nước đang phát triển mang thai và khoảng 12 triệu trẻ em trong số đó sinh con.

Tỷ lệ sinh cụ thể của vị thành niên ước tính trên toàn cầu đã giảm 11,6% trong 20 năm qua. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn về tỷ lệ giữa các khu vực. Ví dụ, tỷ lệ sinh của vị thành niên ở Đông Á là 7,1 trong khi tỷ lệ tương ứng ở Trung Phi là 129,5. Ngoài ra còn có sự khác biệt rất lớn trong các khu vực. Trong năm 2018, tỷ suất sinh chung của vị thành niên ở Đông Nam Á là 33,6, tuy nhiên, dao động từ 0,3 ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đến 83 ở Bangladesh.

Mặc dù tỷ suất sinh của vị thành niên ước tính trên toàn cầu đã giảm, nhưng số lần sinh con thực tế của trẻ vị thành niên thì không, do dân số phụ nữ trẻ trong độ tuổi 15-19 ngày càng lớn - và ở một số nơi trên thế giới. Số ca sinh lớn nhất xảy ra ở Đông Á (95.153) và Tây Phi (70.423).

Định nghĩa

Mang thai ở tuổi vị thành niên là một vấn đề toàn cầu xảy ra ở các nước có thu nhập cao, trung bình và thấp. Tuy nhiên, trên toàn thế giới, tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên có nhiều khả năng xảy ra ở các cộng đồng bị thiệt thòi, thường do nghèo đói, thiếu giáo dục và cơ hội việc làm.

Một số yếu tố góp phần vào việc mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên. Ở nhiều xã hội, trẻ em gái phải chịu áp lực phải kết hôn và sinh con sớm. Ở các nước kém phát triển nhất, ít nhất 39% trẻ em gái kết hôn trước 18 tuổi và 12% trước tuổi 15. Ở nhiều nơi, trẻ em gái chọn mang thai vì họ bị hạn chế về triển vọng giáo dục và việc làm. Thông thường, trong những xã hội như vậy, quyền làm mẹ được coi trọng và hôn nhân và sinh con có thể là lựa chọn tốt nhất trong số các lựa chọn hạn chế hiện có.

Thanh thiếu niên muốn tránh thai có thể không thực hiện được do thiếu kiến ​​thức và quan niệm sai lầm về nơi lấy các biện pháp tránh thai và cách sử dụng chúng. Thanh thiếu niên phải đối mặt với các rào cản trong việc tiếp cận các biện pháp tránh thai bao gồm các luật và chính sách hạn chế liên quan đến việc cung cấp các biện pháp tránh thai về tuổi tác hoặc tình trạng hôn nhân, thành kiến ​​của nhân viên y tế và/hoặc thiếu thiện chí thừa nhận nhu cầu sức khỏe tình dục của thanh thiếu niên, và thanh thiếu niên không có khả năng tiếp cận các biện pháp tránh thai do hạn chế về kiến ​​thức, phương tiện đi lại và tài chính. Ngoài ra, thanh thiếu niên có thể thiếu quyền tự chủ để đảm bảo việc sử dụng đúng và nhất quán một biện pháp tránh thai. Một nguyên nhân khác dẫn đến mang thai ngoài ý muốn là bạo lực tình dục, hiện đang phổ biến với hơn một phần ba trẻ em gái ở một số quốc gia báo cáo rằng lần quan hệ tình dục đầu tiên của họ bị ép buộc.

DS. Nguyễn Thị Mai Diệu

Người duyệt bài: TS. Hà Hải Anh