Tính trung bình cộng các số chẵn năm 2024

Tính trung bình cộng các số chẵn năm 2024

CÁC DẠNG BÀI TOÁN VỀ TRUNG BÌNH CỘNG

TOÁN LỚP 4

Dạng 1: Tìm trung bình công các dạng cơ bản

- Muốn tìm trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi đem tổng

vừa tính chia cho số các số hạng

Ví dụ: Tìm trung bình cộng của các số: 1, 5, 8, 10,

Giải:

Tổng của các số là: 1 + 5 + 8 + 10 = 24

Số các số hạng là : 4

Vậy, trung bình cộng của các số đã cho là: 24 : 4 = 6

Phương pháp giải:

Bước 1: Xác định các số hạng có trong bài toán

Bước 2: Tính tổng các số hạng vừa tìm được

Bước 3: Trung bình cộng = Tổng các số hạng vừa tìm được : số các số hạng có

trong bài toán

Ví dụ:

Khối 4 của trường em gồm lớp 4A, 4B và 4C. Lớp 4A có 21 học sinh, lớp 4B

có 23 học sinh, lớp 4C có 22 học sinh. Hỏi trung bình mỗi lớp có bao nhiêu học

sinh?

Giải:

Số các số hạng ở đây là 3.

Tổng các số hạng bằng tổng học sinh của 3 lớp cộng lại = 21 + 23 + 22 = 66

Vậy trung bình mỗi lớp có: 66 : 3 = 22 (học sinh)

Đáp số: 22

Dạng 2: Tính trung bình cộng của các số liên tiếp cách đều nhau.

- Muốn tính trung bình cộng của một dãy số, với các số liền kề với nhau, chúng

ta cộng số nhỏ nhất và số lớn nhất rồi chia cho 2.

Ví dụ: Tính trung bình cộng của dãy số từ 100 đến 110.

Giải:

Số trung bình cộng, trung vị và mốt

Số trung bình cộng, trung vị và mốt là các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của mẫu số liệu. Mỗi giá trị là một phương thức tóm tắt mẫu số liệu bằng một con số. Ta có thể lựa chọn một trong những con số này làm giá trị "tiêu biểu" của mẫu số liệu.

Số trung bình cộng: được tính bằng cách lấy tổng của các số liệu chia cho số các số liệu đó.

Ví dụ: Số trung bình cộng của 4, 1 và 7 là (4+1+7)/3=12/3=4.

Trung vị: Số đứng chính giữa mẫu số liệu. Để tìm số trung vị, ta sắp xếp các giá trị trong mẫu số liệu theo thứ tự tăng dần (hoặc giảm dần), sau đó chọn giá trị chính giữa của mẫu (nếu có hai giá trị chính giữa, trung vị sẽ bằng trung bình cộng của hai giá trị đó).

Ví dụ: Trung vị của 4, 1 và 7 là 4, vì khi sắp xếp các số liệu trong mẫu theo thứ tự tăng dần (1, 4, 7), số 4 nằm ở chính giữa.

Mốt: Là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng phân bố tần số.

Ví dụ: Mốt của {4; 2; 4; 3; 2; 2} là 2 bởi vì giá trị này xuất hiện ba lần, nhiều hơn bất kỳ số liệu nào khác.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về số trung bình cộng, trung vị và mốt? Hãy xem các ví dụ chi tiết dưới đây hoặc xem video này.

Tính số trung bình cộng

Có nhiều loại số trung bình cộng khác nhau, nhưng thông thường, khi chúng ta đề cập tới số trung bình cộng, chúng ta đang nói đến số trung bình cộng được tính bằng cách lấy tổng các số liệu chia cho số các số liệu.

Hoặc, ta có thể diễn giải đơn giản hơn như sau:

số trung bình cộng=tổng của các số liệusố các số liệu

Nếu sử dụng kí hiệu toán học, công thức tính số trung bình cộng sẽ được viết như sau:

Ví dụ

Tính số trung bình cộng của mẫu số liệu dưới đây: 1; 2; 4; 5

Đầu tiên, chúng ta tính tổng các số liệu trong mẫu số liệu: 1+2+4+5=12

Luyện tập

Tìm trung vị

Trung vị là số đứng chính giữa mẫu số liệu, một nửa số liệu trong mẫu nhỏ hơn trung vị và một nửa còn lại lớn hơn trung vị.

  • Sắp xếp các số liệu trong mẫu số liệu theo thứ tự không giảm.
  • Nếu số giá trị của mẫu số liệu là số lẻ thì giá trị chính giữa của mẫu sẽ là trung vị.
  • Nếu số giá trị của mẫu số liệu là số chẵn thì trung vị là trung bình cộng của hai giá trị đứng chính giữa.

Ví dụ 1

Tìm trung vị của mẫu số liệu dưới đây: 1; 4; 2; 5; 0

Đầu tiên, ta cần sắp xếp các giá trị theo thứ tự không giảm: 0; 1; 2; 4; 5

Số giá trị của mẫu số liệu là số lẻ nên giá trị chính giữa của mẫu sẽ là trung vị.

Ví dụ 2

Tìm trung vị của mẫu số liệu dưới đây: 10; 40; 20; 50

Đầu tiên, ta cần sắp xếp các giá trị theo thứ tự không giảm: 10; 20; 40; 50

Số giá trị của mẫu số liệu là số chẵn nên trung vị là trung bình cộng của hai giá trị đứng chính giữa.

Luyện tập

Bạn muốn luyện tập thêm với các bài tập tương tự? Hãy xem bài luyện tập về tìm trung vị.

Tìm mốt

Mốt của mẫu số liệu là giá trị có tần số lớn nhất trong bảng phân bố tần số. Mốt được lựa chọn làm số đặc trưng đo xu thế trung tâm khi mẫu số liệu có nhiều giá trị trùng nhau. Mẫu số liệu có thể không có mốt, có một mốt hoặc có nhiều mốt.