Triệu chứng mang thai giả như thế nào năm 2024

Trong nhiều năm vừa qua, các bệnh viện trên thế giới nhiều lần tiếp nhận những trường hợp phụ nữ có các triệu chứng thai nghén rất rõ rệt và kéo dài trong thai kỳ, tuy nhiên thực tế họ không hề có thai, được gọi là tình trạng mang thai giả. Vậy mang thai giả là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như giải pháp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu về tình trạng trên qua bài viết dưới đây.

Mang thai giả là gì?

Mang thai giả (Pseudocyesis) là thuật ngữ trong y học được dùng để mô tả trường hợp phụ nữ có cảm xúc và dấu hiệu nhân biết về cơ năng như người mang thai song thực tế lại không hề có thai nhi tồn tại. Theo ICD10, tình trạng mang thai giả được xếp vào nhóm các rối loạn tâm thần ở phụ nữ.

Vì sao lại xảy ra tình trạng mang thai giả?

Được làm mẹ là niềm hạnh phúc lớn lao, là thiên chức thiêng liêng mà người phụ nữ nào cũng mong muốn. Bởi vậy, đôi lúc nhiều người phụ nữ đã tin rằng mình có thai thông qua một số biểu hiện thường thấy ở những người mang bầu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những biểu hiện đấy là kết quả của những bệnh lý khác.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra một số nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng này:

Tâm lý, khao khát mang thai quá mạnh mẽ

Các nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần cho rằng, nỗi sợ hoặc khao khát mang thai tột cùng có khả năng chính là nhân tố tạo nên tình trạng mang thai giả. Khi mong muốn, ý chí một người quá mạnh mẽ, tâm lý của họ sẽ chi phối đến các biểu hiện của cơ thể. Chính yếu tố tâm lý – thần kinh đã kích thích hệ nội tiết và đưa ra các biểu hiện rất giống việc mang thai khiến phụ nữ lầm tưởng.

Tổn thương tinh thần, áp lực làm tròn bổn phận

Một số nhà nghiên cứu khác thì cho rằng, biến cố tâm lý cũng là nguyên nhân khiến tình trạng này diễn ra ở phụ nữ. Người phụ nữ có bổn phận, trọng trách sinh nở nặng nề khi trải qua tình trạng sảy thai hoặc đang điều trị vô sinh, họ cũng sẽ có sự nhạy cảm với các dấu hiệu của cơ thể và hiểu nhầm đó là mang thai.

Vấn đề sức khỏe

Nhiều nhà khoa học cho rằng, đây là biểu hiện của bệnh thần kinh. Theo đó, sự lo âu, căng thẳng quá mức sẽ kích thích cơ thể bài biết ra các hormone liên quan đến việc mang thai, sinh nở như estrogen và prolactin. Sự thay đổi của hormone cũng đem tới những biểu hiện rất giống mang thai như chướng bụng, táo bón, tăng trọng...

Ngoài ra, những biểu hiện của bệnh mang thai giả rất có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác, như ung thư buồng trứng, bệnh gan, thận, tràn dịch ổ bụng gây trướng, phình...

Một số dấu hiệu nhận biết của mang thai giả

Triệu chứng của mang thai giả có những điểm hoàn toàn giống với mang thai thật, điển hình như:

  • Chu kỳ kinh nguyệt bị gián đoạn (Tỉ lệ 50 - 90%)
  • Bụng phình to giống như đang mang thai (Tỉ lệ 60 - 90%)
  • Ngực căng và đau, có tiết sữa non
  • Tăng cân
  • Nhận thấy thai nhi trong bụng đang hoạt động (Tỉ lệ 50 - 75%)
  • Có triệu chứng buồn nôn, ốm nghén

Điều trị mang thai giả như thế nào?

Vì đây là một hiện tượng tâm lý, vậy nên mẹ cần đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ tư vấn, chia sẻ xoa dịu sự suy sụp, hụt hẫng này. Bên cạnh đó, gia đình và người thân cũng cần phối hợp trong việc động viên, khích lệ để giải tỏa tâm lý cho người phụ nữ.

Mang thai giả là hiện tượng không mong muốn ở mọi cặp vợ chồng, nhất là ba mẹ nào đang mong con. Ba mẹ hãy học cách giải tỏa áp lực, sống lành mạnh để cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần, rồi em bé sẽ sớm đến với ba mẹ thôi.

Mang thai giả thỉnh thoảng lại xảy ra và được coi là một hiện tượng tâm lý ở những phụ nữ đang mong chờ quá mức việc mang thai và sinh con. Thậm chí một vài người đàn ông cũng có thể mang thai giả hay còn gọi là mang thai cảm tính.

Mang thai và sinh con luôn là điều tuyệt diệu đáng mong đợi với hầu hết các ông bố bà mẹ. Do vậy, đôi khi người phụ nữ tin rằng mình có bầu khi dựa vào một số dấu hiệu giống như việc mang thai. Tuy nhiên những dấu hiệu đó không phải do họ mang thai thực sự mà do những nguyên nhân hoàn toàn khác.

Mang thai giả xảy ra khi phụ nữ không mang thai nhưng lại nghĩ mình đang có thai. Ở họ xuất hiện một số dấu hiệu giống như mang thai, chỉ có điều trong bụng họ vắng mặt bào thai thực sự. Theo thống kê, tại Mỹ, cứ 22.000 ca sinh nở lại xuất hiện 1 đến 6 trường hợp như vậy. Thậm chí, một vài ông chồng cũng có thể mang thai giả hay còn gọi là mang thai cảm tính, nghĩa là những người đàn ông này cũng sẽ xuất hiện những triệu chứng y hệt như người vợ, như tăng cân, buồn nôn và đau lưng,...

Điều này thật kỳ lạ, và bạn sẽ tự hỏi chuyện gì đang xảy ra?

Mang thai giả do đâu mà có?

Chỉ mới đây, các bác sĩ mới bắt đầu hiểu được nguồn cơn của hầu hết trường hợp mang thai giả là do các vấn đề về tâm lý. Tuy những nguyên nhân chính xác vẫn chưa được tìm ra nhưng các bác sĩ nghi ngờ tâm lý đã "đánh lừa" cơ thể phụ nữ, làm cho họ nghĩ rằng mình đang mang thai.

Khi phụ nữ thấy rất muốn có thai và sinh con, do vô sinh, sảy thai nhiều lần, sắp mãn kinh hay mong muốn kết hôn, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu mang thai, như: Bụng, ngực to lên, buồn nôn, chậm kinh, mất kinh và thậm chí là cảm giác thai nhi đang di chuyển trong bụng. Sau đó não bộ của người phụ nữ đó phân tích "nhầm", cho rằng những dấu hiệu đó là do mang thai, từ đó tiết ra các loại hormone liên quan đến quá trình mang thai và sinh nở là estrogen và prolactin, dẫn tới những dấu hiệu có vẻ như mang thai thực sự.

Như vậy, rõ ràng là mang thai giả xuất phát từ một hiện tượng tâm lý (sự mong chờ quá mức) dẫn đến sự sai lầm trong hoạt động của não bộ để dẫn đến các biểu hiện thực thể - dấu hiệu giống như các phụ nữ mang thai.

Các nhà nghiên cứu cho rằng do nghèo đói, thiếu hiểu biết, lạm dụng tình dục trẻ em hoặc các vấn đề về mối quan hệ của cặp đôi và gia đình (như mong muốn có con, kết hôn,...) mà hội chứng mang thai giả có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khẳng định rằng mắc chứng mang thai giả không giống với việc giả vờ có thai để trục lợi (về tài chính chẳng hạn) hoặc ảo tưởng khi mang thai (xảy ra với bệnh nhân tâm thần phân liệt).

Các dấu hiệu của hội chứng mang thai giả

Dấu hiệu của mang thai giả tương tự như mang thai thật và nhiều khi khó để phân biệt. Những triệu chứng như mất kinh, nghén, ngực lớn và tăng cân đều có thể xảy ra. Một số chuyên gia y tế cũng có thể chẩn đoán nhầm nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng kể trên, một vài nghiên cứu trước đây thấy rằng khoảng 18% phụ nữ mang thai giả đã từng có 1 lần được chẩn đoán là có thai bởi chính bác sĩ chuyên khoa.

Phụ nữ mắc chứng mang thai giả có một hoặc nhiều dấu hiệu giống với phụ nữ mang thai thật, bao gồm:

- Chu kỳ kinh nguyệt gián đoạn, gặp ở 50 – 90% mang thai giả.

- Bụng to dần lên kiểu giống như mang thai (60 – 90%) là triệu chứng thường gặp nhất và cũng chính là dấu hiệu chẩn đoán mang thai giả.

- Ngực căng và đau, núm vú thay đổi và có thể tiết sữa.

- Cảm thấy thai nhi di chuyển, đạp, máy trong bụng xuất hiện khá nhiều (50 – 75%).

- Buồn nôn và ói mửa như đang nghén.

- Tăng cân.

- 1% trường hợp có dấu hiệu chuyển dạ giả: Đau bụng từng cơn như chuyển dạ thật. Chuyển dạ giả xảy ra vào thời điểm người mang thai giả nghĩ là thai đủ tháng.

Những triệu chứng nói trên có thể kéo dài vài tuần, chín tháng hoặc hàng năm trời. Một vài bệnh nhân còn tới bệnh viện do có cảm giác chuyển dạ, đau đẻ và sắp sinh con.

Kiểm tra mang thai giả

Bác sĩ sẽ đưa ra các kết luận dựa trên các triệu chứng, kết quả khám phụ khoa và siêu âm ổ bụng.

Trong trường hợp mang thai giả là do bệnh lý gây nên, bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị chứng bệnh gốc gây nên hiện tượng mang thai giả.

Mang thai nhưng không có triệu chứng gì?

Nhiều thai phụ không hề có dấu hiệu nào nhận biết bản thân đang mang thai trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ. Theo như nghiên cứu cho biết, hiện tượng này xảy ra vì sức khỏe của thai phụ trước và trong thời kỳ mang thai đều ổn định, không có bất thường và không bị ốm nghén khi mang thai.

Sau bao lâu thì có biểu hiện mang thai?

Dùng que thử thai là một cách thông dụng nhất hiện nay. Với cách này, sau khoảng từ 7 đến 14 ngày sau khi quan hệ, nếu bạn dùng que thử thai sẽ chắc chắn có thể xác định lên tới 90% cơ thể có đang hình thành thai nhi trong bụng hay không.

Làm sao để biết mình có thai?

Triệu chứng mang thai.

Buồn nôn. Buồn nôn là dấu hiệu có thai gặp phổ biến ở chị em phụ nữ khi bắt đầu mang thai. ... .

Dịch tiết âm đạo. Dịch tiết âm đạo sẽ xuất hiện nhiều hơn trong thời điểm phụ nữ mang thai. ... .

Que thử thai 2 vạch. ... .

Trễ kinh. ... .

Thân nhiệt tăng. ... .

Màu sắc âm đạo thay đổi. ... .

Thay đổi vùng ngực. ... .

Đau bụng âm ỉ.

Nghén giá là gì?

Mang thai giả là gì? Ở một số chị em phụ nữ xuất hiện các triệu chứng liên quan đến thai nghén rất chân thực và diễn ra trong thời gian dài khiến họ tin rằng mình đang có bầu. Tuy nhiên thực tế họ lại không hề có thai. Đây được gọi là tình trạng mang thai giả ở phụ nữ.