Trình bây 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch

Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư vàsự vận dụng vào công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại hóa của nước ta hiện nay1MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 1.2.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối 53. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối được vận dụng vào công cuộc công nghiệp hoá- hiện đại hoá của nước ta hiện nay 10LỜI MỞ ĐẦUTrong bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ của Các- Mác, mộttrong ba cống hiến vĩ đại của Mác được Ăng-ghen nhắc tới đó là việc tìm raquy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay vàcủa xã hội tư sản do phương thức đó sinh ra. Phải nói rằng học thuyết giá trịthặng dư là “hòn đá tảng” trong toàn bộ lí luận kinh tế của C.Mác. Trongquyển I của bộ tư bản có tựa đề là “Về tư bản”, C.Mác đã trình bày một cáchkhoa học hệ thống các phạm trù kinh tế chính trị tư bản mà trước đó, chưa aicó thể làm được. Một trong số các học thuyết được nêu ra là thuyết giá trị2thặng dư, nhờ có nó mà toàn bộ bí mật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩađược vạch trần, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được nêu ra mộtcách chính xác, mà trong đó hai phương pháp sản xuất chính là phương phápsản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối được áp dụng rộng rãi nhất,nhằm tạo ra tư bản để tích luỹ và tái mở rộng sản xuất, đưa xã hội tư bảnngày càng phát triển. Hai phương pháp này đã được đưa vào ứng dụng ởnhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nước ta đang trong côngcuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa, để phù hợp với những vấn đề mà thựctiễn đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại, bổ sung và phát triển các học thuyếtđặc biệt là học thuyết giá trị thặng dư.Đề tài này nghiên cứu lý luận và thực tiễn về “ Phương pháp sản xuấtgiá trị thặng dư và sự vận dụng vào công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóacủa nước ta hiện nay” để từ đó tìm ra những kết luận mới phục vụ chonhiệm vụ phát triển nền kinh tế đất nước. Bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, vậy emkính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn.NỘI DUNGCơ sở lý luận của giá trị thặng dư, phương pháp sảnxuất giá trị thặng dư tuyệt đối và tương đối, mối quan hệgiữa hai phương pháp này.Giá trị thặng dư.Học thuyết về giá trị thặng dư là một trong những phát kiến lớn nhất màMác đã đóng góp cho nhân loại. Cho đến nay học thuyết giá trị thặng dư của3Mác vẫn giữ nguyên giá trị. Tuy nhiên nó cần được phát triển phù hợp vớithực tiễn ngày nay.Trước Mác, ngay cả những nhà kinh tế tư bản lỗi lạc như D.Ricardocũng không giải thích được vì sao trao đổi hàng hoá theo đúng quy luật giátrị mà nhà tư bản vẫn thu được lợi nhuận. Nhờ phân biệt được phạm trù laođộng và tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá, C.Mác đã chứngminh một cách khoa học rằng trong quá trình sản xuất hàng hoá lao động cụthể của công nhân chuyển giá trị của tư liệu sản xuất đã được tiêu dùng sangsản phẩm, đồng thời lao động trừu tượng của người đó thêm vào sản phẩmmột giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động của mình. Khoản lớn hơn đó, tứclà số dư ra ngoài khoản bù lại giá trị sức lao động, C.Mác gọi là giá trị thặngdư mà nhà tư bản chiếm đoạt.Khi nói đến tư bản người ta thường liên tưởng đến tiền, đến tư liệu sảnxuất, nhưng không phải như vậy, mà tư bản là quan hệ sản xuất hàng hoá, làmối quan hệ sản xuất giữa giữa giai cấp tư sản và giai cấp công nhân làmthuê, tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao độngkhông công của công nhân làm thuê. Bởi vậy, cũng dễ hiểu khi mục đích củagiai cấp tư sản là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư, trướchết nhà tư bản phải sản xuất ra hàng hoá có giá trị sử dụng, vì giá trị sử dụnglà nội dung vật chất của hàng hoá, là vật mang giá trị và giá trị thặng dư.Đây cũng là quá trình nhà tư bản tiêu dùng hàng hoá sức lao động và tư liệusản xuất để sản xuất giá trị thặng dư. Bởi thế mỗi sản phẩm được làm ra đềuđược kiểm soát bởi nhà tư bản và thuộc sở hữu của nhà tư bản. Trong quátrình sản xuất tư bản chủ nghĩa, bằng lao động cụ thể của mình công nhânlao động làm thuê sử dụng tư liệu sản xuất và chuyển giá trị của chúng vào4hàng hoá, bằng lao động trừu tượng công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giátrị sức lao động, phần lớn hơn đó là giá trị thặng dư. Khi thu được giá trị thặng dư nhà tư bản sẽ chia nó làm nhiều phần, sửdụng vào những mục đích khác nhau, trong đó một phần rất lớn dùng mua tưliệu sản xuất, để tái mở rộng sản xuất nhằm đem lại nhiều giá trị thặng dưhơn. 1.2.Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dưĐã có nhiều phương pháp được dùng để tạo ra giá trị thặng dư, nhưnghai phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp giá trị thặng dưtuyệt đối và phương pháp giá trị thặng dư tương đối. Mỗi phương pháp đạidiện cho một trình độ khác nhau của giai cấp tư sản, cũng như những giaiđoạn lịch sử khác nhau của xã hội. 1.2.1. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối. Phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối được áp dụng ở giai đoạn đầucủa chủ nghĩa tư bản, thời kì này nền kinh tế sản xuất chủ yếu là sử dụng laođộng thủ công, hoặc lao động với những máy móc giản đơn ở các côngtrường thủ công. Đó là sự gia tăng về mặt lượng của quá trình sản xuất ra giátrị thặng dư. Bởi phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dưthu được do kéo dài ngày lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu, trongkhi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu làkhông thay đổi. Giả sử ngày lao động là 8 giờ, trong đó 4 giờ là thời gian lao động tấtyếu và 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, khi đó trình độ bóc lột của nhàtư bản là 100%. Giả định nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2 giờ, trong5khi thời gian tất yếu không thay đổi, vì thế giá trị thặng dư cũng tăng lên,trình độ bóc lột tăng lên đạt 150% (m’ = 150%)Với sự thèm khát giá trị thặng dư, nhà tư bản phải tìm mọi cách để kéodài ngày lao động và phương pháp bóc lột này đã đem lại hiệu quả rất caocho các nhà tư bản. Nhưng ngày lao động có những giới hạn nhất định. Giớihạn trên của ngày lao động do thể chất và tinh thần của người lao động quyếtđịnh. Dưới chủ nghĩa tư bản mặc dù sức lao động của công nhân là hànghoá, nhưng nó lại tồn tại trong cơ thể sống của con người. Vì vậy, ngoài thờigian người công nhân làm việc cho nhà tư bản trong xí nghiệp, người côngnhân đòi hỏi còn phải có thời gian để ăn uống nghỉ ngơi nhằm tái sản xuất rasức lao động. Mặt khác, sức lao động là thứ hàng hoá đặc biệt vì vậy ngoàiyếu tố vật chất người công nhân đòi hỏi còn phải có thời gian cho những nhucầu sinh hoạt về tinh thần, vật chất, tôn giáo của mình. Từ đó tất yếu dẫn đếnphong trào của giai cấp vô sản đấu tranh đòi giai cấp tư sản phải rút ngắnthời gian lao động trong ngày. Giới hạn dưới của ngày lao động không thểbằng thời gian lao động tất yếu, tức là thời gian lao động thăng dư bằngkhông. Như vậy, về mặt kinh tế, ngày lao động phải dài hơn thời gian laođộng tất yếu nhưng không thể vượt quá giới hạn về thể chất và tinh thần củangười lao động.Vì vậy, giai cấp tư sản phải chuyển sang một phương pháp bóc lột mớitinh vi hơn, đó là phương pháp bóc lột giá trị thặng dư tương đối. 1.2.2. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tươngđốiĐể khắc phục những vấn đề mà phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đốigặp phải thì nhà tư bản đã áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dưtương đối vào sản xuất. Việc kéo dài ngày lao động bị giới hạn về thể chất6và tinh thần của người lao động và vấp phải cuộc đấu tranh ngày càng mạnhmẽ của giai cấp công nhân. Mặt khác, khi sản xuất tư bản chủ nghĩa pháttriển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kĩ thuật đã tiến bộ làm cho năngsuất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản chuyển sang phươngthức bóc lột dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động, bó lột giá trị thặng dưtương đối. Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắnthời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội,nhờ đó tăng thời gian lao động thăng dư lên ngay trong điều kiện độ dàingày lao động vẫn như cũ. Vì giá trị sức lao động được quyết định bởi các tưliệu tiêu dùng và dịch vụ để sản xuất, tái sản xuất sức lao động, nên muốn hạthấp giá trị sức lao động thì phải giảm giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụcần thiết cho người lao động. Điều đó chỉ được thực hiện bằng cách tăngnăng suất lao động xã hội cho các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và cácngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất ra các tư liệu sinh hoạt và dịchvụ. Giả sử ngày lao động là 8 giờ, nó được chia ra 4 giờ là thời gian laođộng tất yếu, 4 giờ là thời gian lao động thặng dư, khi đó tỷ suất giá trị thặngdư là 100%. Nhưng khi máy móc được thay đổi, ngày lao động không thayđổi, thời gian lao động tất yếu của người công nhân chỉ còn lại là 3 giờ, thờigian lao động thặng dư đã tăng lên là 5 giờ, vì vậy tỷ suất thặng dư đã tănglên là 166%. (Đồng nghĩa với trình độ bóc lột tăng lên). Sự ra đời và phát triển và sử dụng rộng rãi máy móc đã làm cho năngsuất lao động tăng lên nhanh chóng. Máy móc có ưu thế tuyệt đối so với cáccông cụ thủ công, vì công cụ thủ công là công cụ lao động do con người trựctiếp sử dụng bằng sức lao động nên bị hạn chế bởi khả năng sinh lý của conngười, nhưng khi lao động bằng máy móc sẽ không gặp phải những hạn chế7đó. Vì thế, việc sử dụng máy móc làm năng suất lao động tăng lên rất cao,làm giảm giá trị tư liệu sinh hoạt, làm hạ thấp giá trị hàng hoá sức lao động,rút ngắn thời gian lao động tất yếu kéo dài thời gian lao động thặng dư, giúpnhà tư bản thu được nhiều giá trị thặng dư hơn. Phương pháp giá trị thặng dưtương đối ngày càng được nâng cao do các cuộc cách mạng khoa học, đặcbiệt cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển với tốc độ vũ bão, đemlại sự phát triển chưa từng có trong lịch sử loài người, nó khác với cuộc cáchmạng khoa học là dẫn đến sự hình thành các nguyên lý công nghệ sản xuấtmới, chứ không đơn thuần về công cụ sản xuất như cách mạng khoa học, dođó dẫn đến sự tăng trưởng cao, đưa xã hội loài người bước sang một nền vănminh mới - nền văn minh trí tuệ. Một dạng của giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư siêu ngạch,đây là cái đích hướng tới của các nhà tư bản. Giá trị thặng dư siêu ngạch làgiá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệtcủa hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của nó. Xét trong từng trường hợp giátrị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, nó sẽ bị mất đi khi công nghệđó đã được phổ biến rộng rãi, nhưng xét theo phạm vi toàn xã hội thì đâymột hiện tượng thường xuyên. Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là kìvọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cảitiến kĩ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, làm cho năng suấtxã hội tăng lên nhanh chóng. C.Mác gọi giá trị thặng dư siêu ngạch là hìnhthức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối, vì giá trị thặng dư siêu ngạchvà giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.1.2.3. Mối quan hệ giữa hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.Thực ra, hai phương pháp giá trị thặng dư không hề bị tách rời nhau, màchỉ trong mỗi thời kì khác nhau sự vận dụng hai phương pháp là nhiều hay ít8mà thôi, trong thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản thì phương pháp giá trị thặngdư tuyệt đối được sử dụng nhiều hơn so với phương pháp giá trị thặng dưtương đối, còn trong thời kì sau của chủ nghĩa tư bản thì ngược lại. Trong xãhội hiện đại ngày nay, việc nhà tư bản kết hợp tốt hai phương pháp sản xuấtgiá trị thặng dư đã tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản,bằng cách tăng cường các phương tiện kỹ thuật và quản lý để bóc lột ngàycàng nhiều sức lao động làm thuê. Máy móc hiện đại được áp dụng, các laođộng chân tay bị cắt giảm nhưng điều đó không đi đôi với giảm nhẹ cườngđộ lao động của người công nhân, mà trái lại do việc áp dụng máy móckhông đồng bộ nên khi máy móc chạy với tốc độ cao, có thể chạy với tốc độliên tục buộc người công nhân phải chạy theo tốc độ vận hành máy làm chocường độ lao động tăng lên, năng suất lao động tăng, ngoài ra nền sản xuấthiện đại áp dụng tự động hoá cao cường độ lao động người công nhân tănglên với hình thức mới đó là cường độ lao động thần kinh thay thế cho cườngđộ lao động cơ bắp, tạo ra sản phẩm chứa nhiều chất xám có giá trị lớn. Nênsản xuất tư bản chủ nghĩa trong diều kiện hiện đại là sự kết hợp tinh vi củahai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối vàtương đối.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các phương phápsản xuất giá trị thặng dư: Việc nghiên cứu 2 phương pháp nói trên, khi gạt bỏ mục đích và tínhchất của chủ nghĩa tư bản thì các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư, nhấtlà phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và giá trị thặng dư siêungạch có thể vận dụng trong các danh nghệp ở nước ta nhằm kích thích sảnxuất, tăng năng suất lao động xã hội, sử dụng kỹ thuật mới, cải tiến tổ chứcquản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất. 9Đối với quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân của nước ta, việcnghiên cứu sản xuất giá trị thặng dư gợi mở cho các nhà hoạch định chínhsách phương thức làm tăng của cải, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điềukiện điểm xuất phát của nước ta còn thấp, để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,cần tận dụng triệt để các nguồn lực, nhất là lao động và sản xuất kinh doanh.Về cơ bản lâu dài, cần phải coi trọng việc tăng năng suất lao động xã hội, coiđẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân là là giải phápcơ bản để tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.3. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đốivà tương đối được vận dụng vào công cuộc côngnghiệp hoá- hiện đại hoá của nước ta hiện nay.Giá trị thặng dư là do lao động không công của công nhân lao động làmthuê tạo ra, là mục đích, kết quả hoạt động của tư bản, của giai cấp tư sản.Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, việc bóc lột sức lao động không công củangười công nhân không còn nữa, nhưng không có nghĩa là giá trị thặng dưkhông tồn tại, mà giá trị thặng dư được sử dụng vào mục đích khác khônggiống như giai cấp tư sản, đó là giá trị thặng dư thu được là cơ sở, tiền đề đểxây dựng đất nước, xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, vì mụcđích phát triển xã hội chủ nghĩa, vì con người. Không tách ra khỏi xu hướngcủa xã hội, Việt Nam vận dụng các phương pháp sản xuất giá trị thặng dưvào trong công cuộc xây dựng đất nước, trong đó tiến hành công nghiệp hoá,hiện đại hoá là một nhiệm vụ hàng đầu, đây cũng là một quy luật đặc biệtcủa quá trình phát triển kinh tế mỗi quốc gia. Công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở nước ta là quá trình chuyển đổi cănbản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế10xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổbiến lao động với công nghệ, phương tiện tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suấtlao động xã hội cao.Thực chất công nghiệp hóa- hiện đại hóa là quá trình tạora những tiền đề về vật chất, kỹ thuật, về con người, công nghệ, phương tiện,phương pháp, những yếu tố cơ bản của lực lượng sản xuất cho chủ nghĩa xãhội. Nội dung cốt lõi của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cải biến lao độngthủ công lạc hậu thành lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại đạt tớinăng suất lao động xã hội cao, tạo ra sự đổi mới trong tất cả các ngành nghề,lĩnh vực.Là một nước tiến lên xã hội chủ nghĩa chưa và không kinh qua giaiđoạn phát triển tư bản chủ nghĩa hay đúng hơn là không qua giai đoạn thốngtrị của giai cấp tư sản. Vì vậy, chúng ta không được kế thừa tất cả những tiềnđề nảy sinh một cách tự phát như những sáng tạo của người đi trước cho dùchúng chỉ là những nhân tố vô cớ. Điểm xuất phát để nhận thức tầm quantrọng của học thuyết giá trị thặng dư chính là luận điểm sản phẩm của laođộng thừa vượt quá những chi phí để duy trì lao động và việc xây dựng, tíchluỹ quỹ sản xuất xã hội và dự trữ “Tất cả những cái đó đã và mãi mãi vẫn làcơ sở cho mọi sự tiến bộ về xã hội, về chính trị và về tinh thần. Nó sẽ là điềukiện và động cơ kích thích sự tiến bộ hơn nữa…”Chúng ta lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ điểm xuất phátlà nước tiểu nông cũng có nghĩa từ một nước chưa có nền kinh tế hàng hoámặc dù có sản xuất hàng hoá. Cái thiếu của đất nước ta – theo cách nói củaC.Mác – không phải là và chủ yếu là cái đó, mà cái chính là chưa trải qua sựngự trị của cách tổ chức của kinh tế xã hội theo kiểu tư bản chủ nghĩa.Đất nước ta đang đứng trước nhiệm vụ cháy bỏng là tạo ra tiền đề thựctiễn tuyệt đối cần thiết, đó là sự phát triển của sức sản xuất, phát triển kinh tế11hàng hoá sẽ tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư dù là chúng biểu hiệnnhững quan hệ xã hội khác nhau. Chúng ta không thể đạt được mục tiêu kinhtế ấy ngay trong thời gian ngắn mà phải biết rút ngắn những quá trình tất yếumà chủ nghĩa tư bản đã phải trải qua và đang thực hiện để có một nền kinh tếthị trường cực thịnh như ngày nay. Đó là một quá trình phát triển trải quanhiều giai đoạn phân công lao động xã hội. Nền kinh tế hàng hoá tư bản chủnghĩa hình thành và giá trị thặng dư cũng được sản xuất ra với khối lượnglớn lao trong sự phân công lao động, đặc biệt khi khoa học công nghệ pháttriển và vận dụng có ý thức, rộng rãi vào sản xuất với quy mô chưa từng có.Các giai đoạn phát triển sản xuất và chiếm đoạt giá trị thặng dư của chủnghĩa tư bản đã diễn ra một cách tự phát và tuần tự. Nhưng đó cũng là nhữnggiai đoạn của một quá trình lịch sử – tự nhiên mà chúng ta chỉ có thể rútngắn chứ không thể bỏ qua. Đó cũng là ý nghĩa thực tiễn rút ra từ học thuyếtgiá trị thặng dư của C.Mác.Trong hoàn cảnh đất nước ta hiện nay cần có phương hướng khai thácvà vận dụng những tư tưởng và các nguyên lý của học thuyết giá trị thặng dưmột cách hiệu quả để đạt được những thành tựu mới đưa nền kinh tế đấtnước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cần phải nhận thức lại hàng hoá sức lao động không phải là phạm trùriêng có của chủ nghĩa tư bản và phạm trù giá trị thặng dư xét về mặt địnhlượng cũng vậy. Nó tồn tại như là một bước tiến của các xã hội mà ở đónăng suất lao động vượt khỏi lao động tất yếu của họ. Nó là nguồn gốc củatích luỹ để mở rộng và hiện đại hoá sản xuất kinh doanh; là nguồn gốc củasự giàu có văn minh. Chính nó đòi hỏi xã hội cần phải:- Tìm mọi cách để tăng thời gian lao động thặng dư và nhất là tăng năngsuất của lao động thặng dư.12- Tuân thủ hai nguyên tắc cơ bản của vốn khi đầu tư và sử dụng nó. Đólà nguyên tắc bảo tồn vốn và nguyên tắc sinh lợi, nhất là nguyên tắc sinh lợi,để cho một đồng vốn đầu tư sử dụng được tăng thêm giá trị.- Xây dựng đồng bộ các loại thị trường, kể cả thị trường sức lao động.Vấn đề thu hồi giá trị thặng dư và định hướng xã hội chủ nghĩa trongđiều kiện cho phép bóc lột giá trị thặng dư đã được Lênin trình bày lý luậnvà kinh nghiệm chỉ đạo thực tiễn ở nước Nga trước đây. Vấn đề đặt ra chochúng ta là:- Điều tiết một cách đúng đắn, đầy đủ, không để thất thoát phần giá trịthặng dư vào ngân sách nhà nước.- Nhà nước sử dụng giá trị thặng dư được điều tiết sao cho có lợi đốivới việc thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủvăn minh”.- Nhà nước phải đủ mạnh về thực lực kinh tế, năng lực quản lý và uy tínđối với xã hội.- Ngăn chặn được những “ma lực” hút sự vận động của nền kinh tế đichệch khỏi quỹ đạo xã hội chủ nghĩa.Về khái niệm giai cấp công nhân được hiểu ở thế kỷ trước cũng khácnhiều so với cách hiểu của thế kỷ này. Có thể nhận thức lại khái niệm giaicấp công nhân về nhiều phương diện, song chúng ta không thể bỏ qua haikhía cạnh:- Xã hội mới – xã hội chủ nghĩa muốn giải phóng người công nhân từngười làm thuê thành người làm chủ, song không thể làm chủ, nếu họ khôngcó sở hữu về tài sản, vốn. Do vậy, giai cấp công nhân ngày nay không còn làgiai cấp vô sản mà phải là giai cấp hữu sản. Thực tiễn đã diễn ra như vậy.- Giai cấp công nhân muốn giữ vai trò lãnh đạo cách mạng, nếu cơ cấucủa nó được quan niệm như là một lực lượng lao động vận động theo hướng13lao động có trí tuệ cao, chiếm tỷ trọng ngày càng nhiều và trở thành đặctrưng của lao động sống. Kết quả phát triển khả quan của Việt Nam cho thấy trong những nămvừa qua nước ta đã xác định đúng mục tiêu và nhiệm vụ của mình, chúng tađã đi đúng hướng trong phát triển kinh tế, con đường phát triển kinh tế theohướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước là hoàn toàn phù hợp nhưngcũng phải khẳng định rằng Việt Nam phải cố gắng nhiều hơn nữa thì mới cóthể đạt được mục tiêu tới năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước côngnghiệp.14KẾT LUẬNViệc nghiên cứu các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư đã giúp chochúng ta thấy rằng: Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tạo ra tiềm lựcto lớn, đủ khả năng xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của toàndân, và thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, bảo vệvững chắc nền độc lập của tổ quốc. Đó là quá trình phấn đấu lâu dài, giankhổ, đòi hỏi mọi người phải có hoài bão lớn, quyết tâm cao, chấp nhậnnhững khó khăn thử tháchvà hy sinh cần thiết để vĩnh viễn đưa dân tộc tathoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Đó là điều mà toàn thể nhân dân Việt Nammong đợi và đang cố gắng. Bài tiểu luận này hi vọng đã có thể cung cấp những kiến thức cơ bản vềphương pháp sản xuất giá trị thặng dư của chủ nghĩa tư bản và sự vận dụngnó vào công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Tấtnhiên, trong bài tiểu luận này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rấtmong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài tiểu luận có thể hoàn thiện hơn.15TÀI LIỆU THAM KHẢO1.Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác- Lênin, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 20092. GS, PTS Trần Ngọc Hiên: Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin,NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2002.3. GS, TS Chu Văn Cấp: Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin vềphương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, NXB chính trị quóc gia, Hà Nội2001.4. TS Nguyễn Mạnh Hùng: Kinh tế - xã hội việt nam hướng tới chấtlượng, tăng trưởng hội nhập, phát triển bền vững. Năm 2004.5. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/luan-van-gia-tri-thang-du-su-dung-vao-viec-cnh-hdh 143178.html6. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tieu-luan-kinh-te-chinh-tri.103061.html16