Trịnh tiến dũng là ai

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

TAG

TRỊNH TIẾN DŨNG

Về sự ra đời của HTBC, theo doanh nhân Nguyễn Đình Thắng - Chủ tịch HĐQT Hồng Cơ Group, ngày 25/10/2009, tại Đại hội Doanh nhân Thanh Hóa TP.HCM lần thứ I, Hội đồng hương tỉnh Thanh Hóa tại TP.HCM đã chính thức thành lập CLB Doanh nhân Xứ Thanh TP.HCM và các tỉnh phía Nam [gọi tắt là HTBC] trực thuộc Hội đồng hương tỉnh Thanh Hóa tại TP.HCM.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Thị Thìn tặng Bằng khen cho BCH HTBC nhiệm kỳ III.

Tiếp đó, với mong muốn được gắn kết, tạo thêm cơ hội giao lưu, hợp tác giữa các doanh nghiệp Thanh Hoá tại TP.HCM với các doanh nghiệp tại quê nhà và TP.HCM, vào giữa năm 2010, HTBC đã đề xuất gia nhập vào Hiệp hội Doanh nghiệp TP. HCM và nhận được sự ủng hộ, chấp thuận.

Và ngày 19/10/2011, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM đã ký Quyết định thành lập CLB Doanh nhân Thanh Hoá tại TP.HCM trực thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM.

Qua 10 năm hoạt động, với sự quan tâm giúp đỡ, ủng hộ của lãnh đạo Trung ương và các địa phương, của Hội đồng hương Thanh Hóa tại TP.HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM,... HTBC đã triển khai rất nhiều chương trình, hoạt động có ý nghĩa cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội...

Cụ thể, HTBC đã tổ chức nhiều chương trình tiêu biểu như: Chương trình gặp gỡ giao lưu Doanh nhân Thanh Hóa; Chương trình “Về nguồn”; Kỷ niệm 5 năm thành lập CLB gắn với Diễn đàn xúc tiến đầu tư tỉnh Thanh Hóa tại TP.HCM;...

Các Hội viên HTBC cũng thường xuyên, liên tục tài trợ, kêu gọi tài trợ cho các chương trình từ thiện xã hội, ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ bà con vùng thiên tai ở quê hương Thanh Hóa và các địa phương trên cả nước,... với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Ban chấp hành nhiệm kỳ IV CLB Doanh nhân Thanh Hóa tại TP.HCM và phía Nam.

Bên cạnh đó, HTBC cũng là nhà tài trợ chính cho nhiều họat động của CLB Sinh viên Thanh Hóa, Hội đồng hương Thanh Hóa tại TP.HCM, là các chương trình Tiếp sức mùa thi, Đông ấm xứ Thanh, Duyên dáng xứ Thanh,... Thêm nữa, HTBC luôn kịp thời khen thưởng và cấp học bổng cho sinh viên là con em xứ Thanh vượt khó học giỏi, hỗ trợ việc làm cho sinh viên đang học tập và sau khi tốt nghiệp...

Có thể nói trong 10 năm qua, HTBC đã thể hiện được vai trò cầu nối, giúp liên kết, gắn bó các Hội viên với nhau, giữa Hội viên với chính quyền các địa phương để hỗ trợ Hội viên phát triển sản xuất kinh doanh. HTBC từ đó đã trở thành một thương hiệu có uy tín, tiếp tục gắn kết hoạt động của các hội doanh nhân Thanh Hóa tại các tỉnh, thành phố, như Hội Doanh nhân Thanh Hóa tại Hà Nội, Đồng Nai, Bình Thuận, Tây Ninh,... và trở thành cánh tay nối dài của tỉnh trong quảng bá, kêu gọi đầu tư, an sinh xã hội,...

Tại Đại hội lần này, Ban chấp hành HTBC đã hoàn thiện, trẻ hóa toàn diện và thống nhất ban hành cơ cấu tổ chức và các qui chế hoạt động của Ban chấp hành, các ban chuyên môn, quy chế quản lý tài chính,... làm căn cứ cho các họat động trong nhiệm kỳ IV. Ban chấp hành cũng thống nhất các mục tiêu trọng tâm: HTBC có văn phòng thường trực; Xây dựng quỹ họat động; Duy trì và phát huy mạnh mẽ công tác từ thiện xã hội; Quan tâm đến việc hợp tác đầu tư tại TP.HCM cũng như các tỉnh và tỉnh nhà;...

Chủ tịch HTBC nhiệm kỳ IV - ông Trịnh Tiến Dũng phát biểu tại Đại hội.

Đại hội cũng đã bầu ra Ban chấp hành HTBC nhiệm kỳ IV, gồm: Ông Trịnh Tiến Dũng - Chủ tịch Tập Đoàn Cơ Khí Đại Dũng làm Chủ tịch CLB; Ông Trần Văn Mười - Chủ tịch Công ty BĐS Nhân Mười làm Phó Chủ tịch thường trực; Ông Trịnh Văn Thành - Chủ tịch Công ty Golf Pro làm Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký; Ông Lê Văn Hoan - Chủ tịch Công ty Thép Huy Hoàng Gia làm Phó Chủ tịch phụ trách công tác xã hội; Bà Ngô Thị Tuyến - Chủ tịch Trường quốc tế Nam Mỹ làm Phó chủ tịch phụ trách văn thể mỹ và đối ngoại; Ông Phạm Văn Phong - Phó Chủ tịch Ngân hàng Sacombank làm Phó Chủ tịch phụ trách đầu tư và phát triển; Ông Đào Trọng Nhân - Chủ tịch Công ty Đá Nữ Hoàng làm Phó Chủ tịch phụ trách truyền thông; Ông Cao Văn Đạt - Chủ tịch Công ty BĐS Tiến Đạt làm Phó Chủ tịch phụ trách Hội viên; Ông Mai Đức Hùng - Chủ tịch Mland làm Phó Chủ tịch phụ trách kết nối; Ông Hồ Ánh Dương - Mai Linh Group làm Phó Chủ tịch phụ trách hợp tác quốc tế.

Tại đại hội, Ban chấp hành nhiệm kỳ IV tiếp tục khẳng định mục đích của HTBC là hợp tác, đoàn kết, chia sẻ và phát triển. Các họat động của HTBC là phi lợi nhuận, phi chính trị vì lợi ích của Hội viên, của quê hương Thanh Hóa, của TP.HCM và của đất nước.

Kiên Giang

Ông Trịnh Tiến Dũng sinh năm 1969 từ Thanh Hóa. Được biết, vào đầu những năm 1990, ông bấy giờ là một thanh niên trẻ với ý chí và quyết tâm cũng như niềm đam mê với nghề nghiệp đã không quản ngại gian khổ để có thể định hướng được kế hoạch cụ thể và rõ ràng cho con đường lập nghiệp của bản thân. Từ số vốn ít ỏi trong tay cũng như huy động thêm khoản vốn vay của người thân trong gia đình, Ông Dũng đã quyết định đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kết cấu thép và nhà thép tiền chế. Lúc bấy giờ, lĩnh vực này được xem là xu thế phát triển của nền kinh tế. Theo ông Dũng, vốn được nói đến ở đây không phải là tiền mà nó còn bao gồm cả những kinh nghiệm tích lũy từ lĩnh vực kinh doanh, từ những mối quan hệ và uy tín thương hiệu cá nhân lúc mới lập nghiệp và cho đến sau này chính là uy tín của Công ty.  

Bằng sự quyết tâm sắt đá, vào năm 1995, ông Dũng đã tiến hành thành lập một xưởng có khí nhỏ tại số 354 Hùng Vương - Bình Chánh - Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Dũng tâm sự rằng: “Niềm vui nó luôn song hành với sự lo lắng, vui ở đây là có những người cùng tâm huyết đồng hành với mình còn lo lắng là làm sao để cho 30 người công nhân có thể sống được và đồng hành với mình trong suốt chặng đường phía trước”. Tuy đã trải qua rất nhiều thời gian khó khăn nhưng ngọn lửa nhiệt huyết cùng ý chí sắt đá của vị doanh nhân này đến nay chưa bao giờ lụi tàn mà ngày càng mãnh liệt hơn. 

Chân dung ông Trịnh Tiến Dũng - Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng

Sau hai năm khởi nghiệp, với tầm nhìn chiến lược đã vạch ra từ trước, ông Dũng đã tiếp tục tiến thêm một bước nữa chính là đặt chân của mình đến khu công nghiệp để có thể tạo điều kiện tiếp cận và tạo được niềm tin vững chắc cho khách hàng mới. Bằng tư duy và khả năng nhạy bén của bản thân, Ông Dũng đã nắm bắt được cơ hội từ đó mạnh dạn đặt vấn đề với người thân và bạn bè để có thể huy động vốn thuê đất đầu tư xây dựng nhà xưởng trong khu công nghiệp Lê Minh Xuân - Bình Chánh. 

Ông Trịnh Tiến Dũng bộc bạch rằng: “Thật ra lúc quyết định đầu tư tôi cũng lo lắng lắm nhưng nếu tôi đặt chân đến đó thì có thể vừa làm nhà xưởng cho khách hàng vừa có thể phục vụ cho các khách hàng trong khu công nghiệp và đây chính là lợi thế cạnh tranh. Bí quyết kinh doanh của tôi chính là “Nhất cự ly”. Bên cạnh đó tôi nghĩ rằng nếu muốn có được niềm tin từ khách hàng thì bản thân mình cần hiện diện ngay ở gần họ”.    Nhìn thấy được nhu cầu của thị trường đối với ngành nghề của mình là rất lớn nhưng ông Dũng vẫn quan niệm rằng nếu muốn doanh nghiệp phát triển một cách bền vững thì chữ tín phải được đặt lên hàng đầu, chất lượng tốt để có thể xây dựng được thương hiệu, lấy giá thành hợp lý để cạnh tranh.   

Cũng chính hướng đi đúng đắn ngay từ ban đầu mà ông Trịnh Tiến Dũng đã mang lại cho Đại Dũng Group sự thành công nhất định. Minh chứng cho thấy, ông đã mang về sự tín nhiệm tuyệt đối của hàng loạt các khách hàng tại khu công nghiệp lớn như: Khu công nghiệp Tân Tạo, Khu công nghiệp Sóng Thần, Khu công nghiệp Biên Hòa 2, Khu chế xuất Tân Thuận, Khu chế xuất Linh Trung, Vsip. Từ những thành công này, việc phát triển một thương hiệu mạnh không chỉ trong nước mà ông Dũng còn hướng đến việc xây dựng thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Đại Dũng Group phát triển như thế nào dưới sự dẫn dắt của ông Trịnh Tiến Dũng

Để có thể phù hợp với mô hình phát triển trong tương lai, tháng 3/2000 Công ty Trách nhiệm hữu hạn Cơ khí xây dựng Thương mại Đại Dũng chính thức được thành lập. Bên cạnh đó, Ông Dũng còn mạnh dạn đầu tư nhà máy thứ 2 tại Lô 1A - Khu công nghiệp Lê Minh Xuân. Sau 2 năm, hai nhà máy thuộc Đại Dũng được tập trung về địa điểm thứ ba từ đó đánh dấu bước ngoặt cho sự phát triển của công ty sau này. 

Đến năm 2009, nhận thấy cần mở rộng và phát triển thêm các quan hệ khách hàng để phù hợp với cơ chế của thị trường, Ông Dũng đã quyết định chuyển đổi mô hình từ Công ty Trách nhiệm hữu hạn sang Công ty Cổ phần. Cũng trong thời điểm này, ông đã đưa thêm 2 nhà máy tại Khu công nghiệp Dung Quất và Long An đi vào hoạt động nhằm đồng bộ về quy mô lẫn tầm vóc cho doanh nghiệp. 

Dưới sự điều hành của ông Trịnh Tiến Dũng, Đại Dũng Group có bước biến chuyển mạnh mẽ 

Có thể thấy được rằng, vào năm 2003, Đại Dũng chỉ sở hữu diện tích 2ha thì đến nay đã được nâng lên 8ha bao gồm nhà kho, văn phòng và bãi đỗ. Bên cạnh đó, Đại Dũng Group còn phát triển thêm hệ thống nhà máy Đại Dũng II với diện tích 10ha, 2ha của Nhà máy Cơ điện Đại Dũng và 20ha của Nhà máy Đại Dũng Miền Trung.   

Tính đến nay, Đại Dũng Group hoạt động các lĩnh vực như : 

  • Sản xuất và lắp dựng nhà thép tiền chế cho công trình công nghiệp - dân dụng - thương mại
  • Sản phẩm cơ khí công nghệ cao
  • Thiết kế và tư vấn cho khách hàng các công trình công nghiệp nặng
  • Sản xuất cột điện truyền tải cao thế, cột thu sóng viễn thông
  • Đầu tư kinh doanh bất động sản
  • Dịch vụ thương lại và đại lý ký gửi hàng hóa

 
CEO Trịnh Tiến Dũng nói gì về việc Đại Dũng Group trúng thầu làm dự án sân vận động World Cup 2022?

Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng đã trúng gói thầu thiết bị kết cấu thép cho hai sân vận động tổ chức cho World Cup 2022. Ông Trịnh Tiến Dũng cho biết: "Hai sân vận động mà công ty vừa trúng thầu cung cấp thiết bị chính là sân vận động hiện đại Lusail với 80.000 chỗ ngồi và sân vận động Ras Abu với 40.000 chỗ ngồi. Chúng tôi rất tự hào vì đã đấu thầu thành công gói thầu này. Đây không chỉ là niềm tự hào vì sự lớn mạnh của doanh nghiệp mà đó còn là niềm tự hào của thương hiệu Việt Nam đã được thị trường thế giới công nhận". 

Có thể thấy, sau khi trúng thầu các nhà máy của Đại Dũng đã khẩn trương sản xuất để kịp giao hàng và lắp đặt tại Quatar nhằm đảm bảo hoàn thành gói thầu trị giá hàng chục triệu USD. Bên cạnh trúng gói thầu thiết bị kết cấu thép, tham gia làm sân vận động World Cup 2022, đến nay sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu và phục vụ cho hơn 40 quốc gia trên thế giới. Các dự án trúng thầu phần lớn đều là các dự án trọng điểm xây dựng nhà máy lọc hóa dầu, nhà máy nhiệt điện cũng như nhà máy công nghiệp nặng,... 

Trước đó, Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng cũng là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất tính đến thời điểm hiện tại cung cấp thiết bị xây dựng cho sân vận động nhằm phục vụ cho World Cup. 

Ông Trịnh Tiến Dũng và đối tác. Nguồn ảnh: Đại Dũng Group

“Dấu ấn” của người lãnh đạo mang tên Trịnh Tiến Dũng

Ông Dũng quan niệm rằng luôn lấy giá trị cốt lõi “Uy tín - Chất lượng - Giá cả hợp lý” để phát triển thương hiệu. Chính vì thế, Đại Dũng Group đã đầu tư đồng bộ cả về máy móc lẫn con người để tạo ra được những sản phẩm tốt khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành công nghiệp cơ khí trong nước. Không những được sự tín nhiệm của thị trường trong nước, sản phẩm của Đại Dũng Group cũng đã vươn lên các thị trường quốc tế như: Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc,... Những dự án lớn mang thương hiệu Đại Dũng như: Co.opMart - Bình Dương, Mitsubishi Factory Viet Nam, Lotte Sea Logistics Co.LTD,....

Khi đã có được thành công nhất định với những dự án trong nước, ông Dũng đã nhận định rằng: “Doanh nghiệp muốn phát triển một cách vững mạnh và ổn định thì cần phải trang bị cho mình hành trang cần thiết và đầy đủ để có thể hội nhập với thị trường thế giới rộng lớn”. Chính điều này đã thôi thúc ông Dũng cùng các cán bộ chủ chốt nghiên cứu và xây dựng nên những kế hoạch, phương án mang tầm vĩ mô đồng thời thường xuyên đổi mới các thiết bị máy móc, công nghệ cho các đơn vị thành viên để tăng năng suất lẫn chất lượng sản phẩm. 

Ông Dũng quan niệm rằng luôn lấy giá trị cốt lõi “Uy tín - Chất lượng - Giá cả hợp lý” để phát triển thương hiệu, chính vì thế, Đại Dũng Group đã đầu tư đồng bộ cả về máy móc lẫn con người để tạo ra được những sản phẩm tốt khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành công nghiệp cơ khí trong nước

Đứng trước tình hình nền kinh tế có khó khăn, ảnh hưởng của dịch bệnh cũng như lạm phát thì không ít doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa lâm vào hoàn cảnh rất khó khăn tệ hơn là phải đóng cửa. Nhưng bằng kinh nghiệm và tư duy nhìn xa trông rộng, ông Dũng đã chèo lái con thuyền Đại Dũng Corp đi trước một bước để có thể thoát khỏi cơn bão khủng hoảng một cách ngoạn mục nhất. 

Ông Dũng cũng cho biết thêm: “Trong những năm tới, Đại Dũng Group sẽ tiếp tục xây dựng những chương trình hành động cụ thể để nâng cao sức mạnh nội lực của doanh nghiệp”. Theo chiến lược của vị lãnh đạo này, Đại Dũng sẽ chú trọng hơn trong việc đầu tư và xây dựng dây chuyền sản xuất từ đó tạo ra được những sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao, đa dạng hóa sản phẩm mới đáp ứng được những nhu cầu khắt khe từ phía khách hàng. Ngoài ra, Đại Dũng cũng sẽ không ngừng quan tâm đến việc chăm sóc khách hàng thông qua việc xây dựng đội ngũ nhân lực nhiệt tình, chủ động và sáng tạo. 

Những thành quả Ông Trịnh Tiến Dũng đạt được 

Giải thưởng Doanh nhân trẻ xuất sắc Thành phố Hồ Chí Minh

Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ

Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

Doanh nhân Sài Gòn tiêu biểu lần VI

Top 100 CEO hàng đầu Châu Á

Video liên quan

Chủ Đề