Ưu điểm của Ngân hàng chính sách xã hội

Ngân hàng chính sách xã hội được biết đến với vai trò là một tổ chức hoạt động với mục đích hỗ trợ người nghèo và được Nhà nước xây dựng chính sách hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng đã hiểu rõ về ngân hàng chính sách xã hội là gì này do đó chưa biết cách bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho mình. Trong bài viết dưới đây, Công ty luật ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc những quy định liên quan đến loại hình ngân hàng này từ các quy định mới nhất hiện nay.

Ưu điểm của Ngân hàng chính sách xã hội
Ngân hàng chính sách xã hội là gì

Ngân hàng chính sách xã hội là gì được quy định tại Quyết định số 525/QĐ-TTg ngày 31/8/1995 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là một tổ chức tín dụng nhưng nhà nước là chủ thể có quyền sở hữu thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Ngân hàng chính sách xã hội có phạm vi hoạt động trên toàn quốc và có đầy đủ các đặc điểm của một pháp nhân. 

– Phương thức hoạt động chủ yếu của ngân hàng chính sách xã hội là xây dựng nguồn vốn từ nguồn là các tổ chức, cá nhân và nguồn vốn tín dụng của Nhà nước đối với người nghèo nhằm mục đích tạo lập quỹ để cho người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất. Đây cũng là một trong những biểu hiện của chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà nước ta. 

Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng chính sách xã hội

– Mục đích của việc thành lập Ngân hàng chính sách xã hội là gì nhằm để cung cấp hoạt động tín dụng với chính sách ưu đãi dành cho người nghèo và một số đối tượng thuộc diện chính sách khác. 

– Hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội là không phải vì lợi nhuận. 

– Theo quy định hiện hành, ngân hàng chính sách xã hội thực hiện chức năng và vai trò của mình thông qua các hoạt động tín dụng sau: 

+ Huy động vốn

+ Cho vay

+ Thanh toán

+ Ngân quỹ 

+ Nhận vốn ủy thác cho vay ưu đãi của chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, chính trị – xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các cá nhân trong và ngoài nước đầu tư cho các chương trình dự án phát triển kinh tế – xã hội.

– Ngân hàng chính sách xã hội có chức năng như một công cụ kinh tế của Nhà nước để thực hiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có thể được tiếp cận với nguồn vốn vay nhiều ưu đãi để thực hiện các mục đích phát triển. Từ đó giúp nâng cao thu nhập và cải thiện đối sống, bảo đảm an sinh xã hội, dân giàu – nước mạnh.

Đối tượng cho vay của ngân hàng chính sách xã hội

Đối tượng cho vay của ngân hàng chính sách xã hội gồm: 

– Hộ nghèo

– Hộ cận nghèo

– Hộ mới thoát nghèo

– Hộ sản xuất

– Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở khu vực nghèo, vùng khó khăn

Bộ máy tổ chức của Ngân hàng chính sách xã hội là gì được cơ cấu gồm các bộ phận như sau: 

Một là, Hội đồng quản trị ở Trung ương

– Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội gồm: Các thành viên chuyên trách và các thành viên kiêm nhiệm. Đây là những thành viên là đại diện của cơ quan quản lý Nhà nước hoặc các tổ chức chính trị – xã hội được trao thẩm quyền. 

– Hội đồng quản trị giữ chức năng quản trị và quyết định tất cả các hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội. Gồm:

+ Chiến lược phát triển 

+ Kế hoạch hoạt động hàng năm

+ Ban hành các quy định, quy chế tổ chức và hoạt động 

– Ban chuyên gia tư vấn và Ban kiểm soát NHCSXH là cơ quan giúp việc cho Hội đồng quản trị

Hai là, Ban đại diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh và cấp huyện

– Ban đại diện Hội đồng quản trị ở cấp tỉnh và cấp huyện là bộ phận được phân bố tại các chi nhánh của Ngân hàng chính sách xã hội các cấp. Trong đó, các thành viên là cán bộ tại các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, trong đó Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) cùng cấp làm Trưởng ban. 

– Chức năng của Ban đại diện là thực hiện giám sát việc thực thi các Nghị quyết, và các quyết định của Hội đồng quản trị khi ban hành. 

Trên đây là những kiến thức do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích về Ngân hàng chính sách xã hội là gì. Có thể thấy vai trò quan trọng của tổ chức này trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo của nước ta. Nếu Qúy khách hàng còn có những vướng mắc nào khác liên quan đến Ngân hàng chính sách xã hội hoặc các vấn đề pháp lý khác hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp dịch vụ uy tín.

Ưu điểm của Ngân hàng chính sách xã hội
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp gia đình chị Hoàng Thị Nhàn thoát nghèo

Gia đình chị Hoàng Thị Nhàn, người dân tộc Mường ở xóm Bậu, xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn từng là hộ nghèo của xã. Năm 2019, gia đình anh chị đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ NHCSXH để nuôi chim bồ câu thịt, chim bồ câu giống, đến nay đã xây dựng trang trại với gần 1 nghìn con bồ câu, mỗi tháng cho thu về lợi nhuận gần 10 triệu đồng. Nhờ nguồn vốn vay ưu đãi đã giúp gia đình chị Nhàn thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống, vươn lên trở thành hộ có thu nhập khá của xã.

Với ưu điểm là nguồn vốn vay ưu đãi có lãi suất thấp, thời gian vay kéo dài, nên các hoạt động cho vay vốn tín dụng chính sách là cơ hội giúp người nghèo tiếp cận với vốn vay nhanh chóng, thuận tiện để phát triển kinh tế gia đình. Trong năm 2021, từ nguồn vốn tín dụng chính sách các NHCSXH cấp huyện đã giải ngân hơn 220 tỷ đồng cho hộ nghèo, 264 tỷ đồng cho hộ cận nghèo và hơn 299 tỷ đồng cho hộ mới thoát nghèo vay vốn. Đến ngày 31/12, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh đạt hơn 4.788 tỷ đồng với 111.311 hộ vay còn dư nợ.

Từ nguồn vốn ưu đãi đã giúp cho hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo đầu tư vào phát triển sản xuất, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng, mở rộng diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp, phát triển dịch vụ, xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh đạt tiêu chuẩn quốc gia; hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở; hỗ trợ học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đi học…

Ưu điểm của Ngân hàng chính sách xã hội
Người dân xã Sơn Thủy, huyện Thanh Thủy tìm hiểu về nguồn vốn NHCS

Là huyện có doanh số cho vay đối với hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo trong năm 2021 cao, ông Nguyễn Ngọc Lâm - Giám đốc Chi nhánh NHCSXH huyện Thanh Sơn cho biết: Qua kiểm tra, đánh giá về hiệu quả tín dụng chính sách cho thấy, đa số các hộ được vay vốn chính sách đã chuyển biến về ý thức trong sử dụng vốn đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích thoát nghèo, chuyển biến về ý thức vay - trả. Nhiều hộ nghèo đã cải thiện đời sống nhờ sử dụng vốn ưu đãi. Nhiều hộ vay vốn đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, xây dựng mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu, trở thành tấm gương cho các hộ khác học tập, từ đó tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong phong trào giảm nghèo bền vững. Việc phối hợp giữa ngân hàng và các tổ vay vốn rất chặt chẽ, các hộ dân có nhu cầu đăng ký vay đều được thẩm định nhu cầu, mục đích, quá trình triển khai thực hiện nguồn vốn vay được triển khai nhanh chóng.

Ông Nguyễn Thanh Tĩnh - Phó Giám đốc NHCSXH tỉnh cho biết: Bám sát chủ trương vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa thúc đẩy, khôi phục phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, năm 2021 NHCSXH đã tích cực, linh hoạt triển khai chính sách cho vay từ nguồn vốn được giao trong năm để đáp ứng nhu cầu vốn vay của hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh. Thông qua các nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước đã tạo điều kiện cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo. Từ đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo của địa phương, giải quyết việc làm cho người dân và thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

“Năm 2022, NHCSXH tỉnh tập trung mọi nguồn lực đưa nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng, hỗ trợ tối đa cho người nghèo được vay vốn. Đồng thời tiếp tục tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp quan tâm chuyển sớm nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác sang NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền đi đôi với thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách từ tỉnh đến cơ sở, nhất là giám sát người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích và phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn”, ông Nguyễn Thanh Tĩnh khẳng định.

Thu Hương