Vì sao chữ thương nặng hơn chữ yêu

Đến một lúc nào đó, khi trải qua đủ thăng trầm trên dòng đời vạn biến, bạn sẽ nhận ra việc nói yêu một ai đó, đôi khi không cô đọng và chất chứa nhiều bằng một chữ "thương".

Em viết cho anh vào lúc đêm đã muộn, khi tạm gác lại công việc sau một ngày làm việc mệt mỏi và các con đã ngủ. Trời bắt đầu có không khí se lạnh của mùa đông. Dẫu mùa đông của miền Nam không rõ ràng như miền Bắc, nhưng cũng đủ làm em cảm thấy có chút gì đó buồn, tủi thân cho phận mình và các con. Những lúc thế này, em cần lắm một bờ vai vững chãi để dựa vào, một cái ôm nhẹ nhàng và câu nói "Có anh ở đây".

Em là cô giáo làng, thuộc thế hệ giữa 8x, cao 1,53 m, nặng 42 kg, ngoại hình dễ nhìn, được nhận xét là trẻ hơn tuổi. Em là mẹ đơn thân, ly hôn được 5 năm và đang sống cùng hai con. Em thuộc dạng phụ nữ truyền thống xen lẫn hiện đại, độc lập về tài chính, biết đối nhân xử thế, biết chăm lo vun vén cho gia đình; sinh ra và lớn lên ở miền Nam, tuy nhiên gia đình là gốc Bắc. Vậy nên em có những nét tốt đẹp của phụ nữ Bắc truyền thống và cả những nét dễ thương của cô gái miền Nam. Hàng ngày, ngoài thời gian dành cho công việc, em dạy các con học, may vá để kiếm thêm thu nhập và thỏa mãn đam mê.

Mong tìm được anh, người sẽ cùng em nắm tay đi tới cuối cuộc đời. Mong anh khoảng 40 đến 44 tuổi, sức khỏe tốt, tử tế, có lối sống lành mạnh, trách nhiệm, thương con và luôn coi trọng giá trị gia đình. Đặc biệt em hy vọng anh tuyệt đối chung thủy. Em không quan trọng vấn đề ngoại hình, anh chỉ cần cao hơn em khi em mang giày cao gót là được. Ở tuổi này rồi, em hy vọng anh có kinh tế ổn định. Anh có thể đã ly hôn như em và đang nuôi con. Chúng ta thống nhất sẽ không sinh thêm con nữa anh nhé. Em không ngại nếu anh vô sinh và là người yêu thương trẻ con.

Trải qua nhiều sóng gió của cuộc đời, em cảm thấy mình trưởng thành hơn rất nhiều. Em chỉ mong ước một mái ấm gia đình theo đúng nghĩa, nơi mà khi trở về, ta thấy bình yên nhất; là nơi để các con đủ đầy tình yêu thương và phát triển toàn diện hơn; nơi đó có sự cảm thông, bao dung và chia sẻ. Với em, chữ thương tồn tại một cách nhẹ nhàng mà sâu lắng, có sức mạnh gắn kết bền lâu. Nếu anh cùng suy nghĩ với em, hãy gửi thư cho em nhé. Mong nhận được thư của anh.

Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 [giờ hành chính] để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc

  • Họ tên: Mộc
  • Tuổi: 35 tuổi
  • Nghề nghiệp: Giáo viên
  • Nơi ở: Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang
  • Giới tính: Nữ

Liên lạc với tác giả

Skip to content

Thích, yêu và thương đôi khi khoảng cách chỉ là một sợi chỉ mảnh vô hình. Nhiều lúc bạn nghĩ mình đã yêu, nhưng thực ra khoảng cách vẫn ở đó. Tình cảm của họ dành chỉ bạn mới chỉ dừng lại ở giai đoạn thích. Vậy thích, yêu và thương khác nhau như thế nào? Hãy cùng đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây của Khacnhaugiua.vn.

1. Định nghĩa

Yêu, thích và thương khác nhau từ cách định nghĩa những loại cảm xúc này.

Yêu, thích, và thương vốn dĩ đã khác nhau trong cách người ta định nghĩa về những kiểu cảm xúc này.

Thích đơn giản là có chút cảm tình với ai đó, thoáng qua, đọng lại khiến bạn có thể buồn vu vơ, cũng có thể khiến bạn khẽ cười rồi lắc đầu ngại ngùng.

Yêu là bước tiếp theo của một mối quan hệ với rất nhiều hành động và cảm xúc phức tạp lẫn lộn như: luôn nghĩ về một ai đó, đôi lúc trong vô thức chợt gọi tên, ghen tuông, hờn giận, cãi vã, nhớ nhung…

Trong khi đó, thương có thể là một hành động còn vượt qua yêu về mức độ thấu cảm nhưng vẫn giữ nguyên cảm xúc yêu thương thậm chí còn yêu hơn những ngày mới bắt đầu mối quan hệ chính thức. Trong một số trường hợp, thương là bước cuối cùng của một tình yêu không thể nào quên. 

2. Cảm xúc khi ở bên nhau

Yêu là cảm giác cần phải được gắn bó cả đời. 

Thích thì bạn sẽ có cảm giác muốn được ở bên đối phương. Trong khi đó, yêu lại là cảm giác cần phải được gắn bó cả đời. Thương còn mang lại cảm giác sâu nặng hơn yêu bởi đây là động từ được sử dụng khi hai người trong một mối quan hệ đã tương đối hiểu, chấp nhận, tôn vinh, cam kết với nhau.

Cụ thể, nói một cách dễ hiểu, thích là cảm giác muốn được đến gần đối phương. Yêu là không tách ra được. Còn thương thì ở một mức độ gắn bó cao hơn, có thể đi tới cuối những khoảnh khắc cuối cùng của hạnh phúc của một đời người.

Khi gặp người mình thích đơn thuần là vui. Trong khi đó, khi gặp mình yêu bạn có thể mang theo cảm giác hồi hộp. Còn thương ai đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ thực sự thoải mái, hạnh phúc, được yêu thương khi ở bên đối phương.

3. Bản chất

Bản chất của yêu là sự hy sinh. 

Bản chất của việc thích một ai đó chính là chiếm hữu. Trong khi đó, bản chất của yêu là sự hy sinh. Đối với thương, bản chất của nó là sự chấp nhận, thấu hiểu và yêu một người sâu đậm với mức độ rất lớn.

Có nhiều người còn cho rằng, thích là nhận lại, yêu là cho đi. Bạn có thể thích một người nào đó vì họ khiến bạn vui vẻ với những nguồn năng lượng tích cực, thu hút. Nhưng khi bạn yêu thương một ai đó thật lòng, điều bạn mong muốn chính là khiến đối phương luôn cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc.

4. Sự thay thế

Thích ai đó cũng nhanh như cách hết thích một ai đó.

Do thích một ai đó đôi khi chỉ là cảm xúc thoáng qua, không có tính bền vững nên có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Trong khi đó, bước vào một mối quan hệ chính thức và nghiêm túc với đối phương đồng nghĩa với việc bạn cần học cách chấp nhận bên cạnh những yêu thương cho đi và nhận lại.

Chấp nhận những điểm xấu của nhau, chấp nhận những khác biệt, chấp nhận hoàn cảnh gia đình… Và khi những chấp nhận đạt đến mức thấu hiểu, hai cá thể có cảm giác như hoà làm một thì thương xuất hiện.

5. Sự thể hiện bản thân

Khi yêu thật lòng người khác, bạn sẽ có xu hướng muốn cho họ biết và bao dung với con người thật của mình

Thích một ai đó có thể khiến bạn chưa đủ sự tin tưởng để bộc lộ hết con người mình cho đối phương. Tuy nhiên, khi yêu thật lòng người khác, bạn sẽ có xu hướng muốn cho họ biết và bao dung với con người thật của mình, với những lỗi lầm của mình. Bởi con người thật của nhau mà không yêu thì tình yêu đó không thể lâu bền. Thương thậm chí còn mang mức độ sâu hơn khi bạn có thể cảm thông, và yêu luôn những khuyết điểm của đối phương, sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ cùng họ.

Cảm xúc của con người là thứ vốn rất khó để gọi tên, định nghĩa bởi nó hoàn toàn thiên về cảm nhận và chiêm nghiệm của mỗi người. Hy vọng những thông tin được Khacnhaugiua.vn đưa ra trên đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về bản thân, về những mối quan hệ xung quanh mình mà đôi khi cuộc sống bận rộn hoặc bản thân chưa đủ kinh nghiệm sống khiến bạn bối rối và nhầm lẫn.

Cuộc sống này, khi chúng ta biết cảm nhận tức là đã biết yêu. Khi biết yêu là khi cuộc đời thay đổi, là khi cuộc sống xáo trộn, là khi hạnh khúc nắm tay với đau khổ kết bạn trọn đời. Thế nhưng, có ai từng sống mà không từng yêu? Có ai từng trải qua tháng ngày tươi đẹp của tuổi thanh xuân mà chưa từng thương một ai đó? Vậy thì có nên tự hào về điều không định hình đó, dẫu có là yêu hoặc là thương đi chăng nữa? Chắc chắn rồi, hoàn toàn nên tự hào bởi sau tất cả, bạn đã biết nuôi dưỡng, nâng niu một mối quan hệ mà trong đó sự vụ lợi được gạt lại phía sau.

Tôi có những người bạn, họ đã yêu nhau 6 năm. Ăn ở với nhau, đi khắp nơi, cuối cùng đến một ngày, họ buộc phải dời nhau ra bởi nếu như tiếp tục ở với nhau, họ biết mình sẽ mất đi mối quan hệ đó. Dẫu rằng mối quan hệ đó giờ cũng chỉ còn dừng lại ở mức bạn bè sau tất cả những nồng nàn, nhưng hai người bạn đó của tôi nói rằng, họ quyết định như thế chính là bởi họ còn thương nhau nhiều. Họ thương những tháng ngày bên nhau, họ thương những kỉ niệm đã có với nhau, họ thương cả những trân trọng dành cho nhau đến nỗi nếu như bây giờ tiếp tục “chịu đựng” nhau thì họ không còn đủ kiên nhẫn, rằng làm vậy là phương hại đến những tháng ngày tươi đẹp đã qua.

Kể cả tình yêu cũng phải là điều bất diệt.

Nếu như những mộng mơ của tuổi mới lớn tin rằng tình yêu là vĩnh cửu, là mãi mãi đeo gieo vào mỗi tâm hồn đang lớn; thì khi đặt chân vào đời sống, đi được 1/3 quãng đời nữa, ai cũng sẽ hiểu rằng, mãi mãi cũng chỉ là một khái niệm tương đối. Giống như câu nói rất hay: “Tất thảy mọi thứ, trừ gia đình, đều chỉ là phép thử vậy nên đừng quá đau lòng”. Vậy đó, nếu như mọi mối quan hệ được nhìn nhận dưới góc độ này, thì, mọi sự đổ vỡ cũng là một điều được tiên đoán trước, và đau lòng là điều không tránh khỏi, chỉ xin là “đừng quá đau lòng”. Cũng trong ca khúc có tên “Dạ Khúc” nhạc sĩ Quốc Bảo đã hỏi một câu, rằng: “Cần thêm yêu hay cần thôi biết yêu?”. Còn bạn, bạn đã bao giờ bạn tự hỏi mình một câu như vậy chưa? Với yêu, yêu cũng cần phải học, đó là chuyện hiển nhiên đúng rồi. Nhưng trong lúc yêu cũng phải biết lúc ngừng lại và học cách “thôi biết yêu” nữa. Người ta chọn dừng một mối tình đúng lúc có lẽ cũng là bởi tránh cho cái sự “quá đau lòng” đó xảy ra.

Nếu tình yêu chỉ là hữu hạn, có lẽ một người khôn ngoan sẽ biết cách dừng đúng lúc.

Vậy còn thương? Với thương, hình như chúng ta không cần học nhiều, bởi ai sinh ra cũng đã biết thương rồi. Ai cũng chọn để thương cha thương mẹ, thương một điều gì đó, một ai đó, một mảnh đất nào đó, nhiều và nhiều nữa, để rồi cứ âm thầm âm thầm nuôi dưỡng thứ tình cảm đó trong mình như một nguồn sống. “Yêu” là một cảm giác quá trừu tượng và khó vững bền, thế nhưng “Thương” lại là một định nghĩa bao hàm tất thảy những gì ngọt dịu và ấm áp nhất giữa người với người. Đến một lúc trong cuộc đời, khi trải qua đủ thăng trầm trên dòng đời vạn biến, bạn sẽ nhận ra rằng việc nói “Yêu” một ai đó, đôi khi không cô đọng và chất chứa nhiều bằng một chữ “Thương” mà nhiều người vẫn hay lãng quên.

Yêu và Thương là hai định nghĩa khác nhau rất nhiều.

Chúng ta thường nói với nhau rằng, “Hãy sống ngày hôm nay như ngày cuối” chứ chẳng ai nói với nhau “Hãy hẹn nhau như thể lần cuối có thể”. Lại còn nhớ câu “Tương kính như tân” [luôn mới như bắt đầu] để cho dù có là lần cuối hẹn hò thì đó vẫn luôn là lần cuối tinh khôi và “tương kính” nhất có thể. Việc từ bỏ một ai đó, một mối quan hệ nào đó là một điều khó khăn khôn cùng. Đôi khi, “chỉ huy bộ não” và “sứ mệnh trái tim” cứ luôn xung khắc với nhau vì mệnh lệnh đó.

Cần gì một danh xưng, nếu như sau này cũng đánh mất?

Nhưng, có khi nào bạn nghĩ, bạn muốn ở bên cạnh một ai đó, dẫu cho không có một danh xưng nào cụ thể với người ấy không? Biết đâu, cho dù không là “danh xưng” của nhau, không là tất cả của nhau đi nữa thì đó cũng vẫn là một điều thú vị đáng mong chờ. Đôi khi, chỉ biết rằng, còn “nợ” nhau một chữ tình, còn vấn vương nhau một chữ “nghĩa” và còn nghĩ đến chữ “ân cần” khi bên nhau cũng đã là đủ lắm rồi. Bạn có nhận ra được rằng, tình yêu rồi cũng sẽ mất đi cho dù bạn có ra sức níu giữ thế nào đi nữa? Thứ còn lại sau đó giữa người với nhau sẽ là tình nghĩa, một dạng khác trong cung bậc tình cảm của chúng ta. Vì vậy, nếu bạn quý trọng ai đó đến tận đáy lòng mình, liệu bạn có nên một lần suy nghĩ rằng: Thà đừng tiến đến với người ấy để rồi chắc chắn mất họ? Hãy nghĩ mà xem, một mối quan hệ vượt lên trên cả tình yêu, yên vị trong một chữ “Thương” đầy rộng lớn, suy cho cùng, cũng là một điều đáng tự hào. Bởi vì, một mối quan hệ đầy ắp cảm xúc và sẻ chia như vậy cũng là một thứ khó tìm, đừng cất công cả đời chỉ để theo đuổi một chữ “Yêu” khó toàn vẹn nữa!
“…Em hỡi em khi trả hết nhau tình này
Ta còn biết bao tình đầy
Ta còn ngàn cân yêu thương…”

Video liên quan

Chủ Đề