Tự nhìn nhận lại bản thân là gì

Nếu am hiểu một chút tiếng Anh, chắc chắn rằng không khó để bạn hiểu được nghĩa của cụm từ self - awareness là gì, nhất là bạn là một fan cuồng của những cuốn sách về kỹ năng hay thành công, bởi lẽ cụm từ này xuất hiện cả chục đến cả trăm lần trong những cuốn sách ấy. 

Bạn đã hiểu Self - awareness là gì chưa?

Self - awareness dịch ra tiếng Việt là tự nhận thức bản thân - một trong những phẩm chất quan trọng ở những người trưởng thành đến những bậc lãnh đạo kiệt xuất mà tất cả các doanh nghiệp đang tìm kiếm. Về chiết tự là vậy, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về bản chất của cụm từ này trong tiếng Việt.Với những ai vẫn đang còn mông lung về định nghĩa Self - Awareness hay tự nhận thức bản thân, những kiến giải cụ thể dưới đây là dành cho bạn. Self awareness được hiểu là năng lực thấu hiểu cảm xúc, nhu cầu của bản thân, biết được chính mình muốn gì, điểm mạnh của mình ở đâu, điểm yếu của mình là gì, nhận ra được suy nghĩ và niềm tin, động lực của mình...từ đó biết cách khắc phục và phát huy đúng thời điểm.

Khi bạn tự nhận thức về bản thân mình đúng đồng nghĩa với việc bạn đã khai thác được giá trị của mình và mang giá trị ấy vận dụng vào cuộc sống để trưởng thành và vươn đến những thành công mới. Phật dạy rằng “ Kẻ thù nguy hiểm nhất của đời người là chính mình” còn Gia Cát Lượng thì nói “Biết mình biết ta trăm trận trăm thắng. Thoạt nghe, chúng ta sẽ chẳng thấy hai câu nói này liên quan đến nhau, nhưng kỳ thực cả hai câu hỏi đều dạy chúng ta năng lực tự nhận thức bản thân mình.

Cuộc sống của chúng ta bị bủa vây bởi hàng ngàn những mối quan hệ chằng chịt, hàng chục các tình huống, câu chuyện diễn ra hằng ngày,...nên đôi khi chúng ta vin vào ngoại cảnh để đổ lỗi cho sự bất cẩn của bản thân mà không chịu nhìn nhận lại mình.

Tự nhận thức là gì?

Những bài học từ đông tây Kim cổ cũng chỉ ra rằng, mọi thất bại đều đến từ việc không nắm rõ thực tế lại không hiểu mình. Đó là về mặt thực tiễn, còn trên khía cạnh nghiên cứu khoa học, thuật ngữ Self - awareness và vai trò của nó mới được Duval và Wicklund một nhà khoa học xã hội đưa vào cuốn sách của mình lần đầu tiên vào năm 1972.

Từ thời điểm cuốn sách ra đời, đã có vô vàn những định nghĩa mới được người ta “ nhớ mặt đặt tên” cho thuật ngữ. Có thời điểm Self - Awareness được hiểu là sự điều khiển nội tâm của chúng ta trong khi nhiều người hiểu nó là một trong những biểu hiện tạm thời của sự tự giác.

 Song những nghiên cứu sau này, đều chỉ ra rằng, những “ngộ nhận” trên về định nghĩa của self - Awareness chỉ là một dạng trạng thái. Theo những phát biểu mới nhất, Self - Awareness đích thị được chia làm 2 loại. Thứ nhất, đó là sự nhận thức từ bên trong biểu hiện ở việc tất cả chúng ta nhìn thấy được đam mê, khát vọng, mức độ hòa nhập của bản thân với môi trường sống và đặc biệt là tác động của mình lên người khác.

Ở trạng thái thứ hai là nhìn thấu được người khác đánh giá, nhận xét về mình thế nào. Nhưng dù ở khía cạnh nào đi chăng nữa thì sự tự nhận thức bản thân đều là phẩm chất cực kỳ quan trọng xuất hiện ở những người trưởng thành. Nhận thức bản thân là bước quan trọng đầu tiên để giúp chúng ta kiểm soát cuộc sống tốt hơn, tạo ra được những gì như ý, nhất là giúp chúng ta nắm trong lòng bàn tay tương lai của mình.

Tự nhận thức bản thân là quá trình tất yếu khi trưởng thành

Khi bạn nhận thức được những giá trị của bản thân mình, hiểu được điểm yếu và thấu hiểu được người khác đang suy nghĩ và đánh giá thế nào về mình, những suy nghĩ của bạn đến cách thức mà bạn giải quyết vấn đề sẽ thay đổi đầu tiên. Nếu như ngày còn bé, khi gặp một khó khăn, nhiều người sẽ khóc hay vội vàng đi tìm người lớn để giúp đỡ, thì khi trưởng thành và biết tự nhận thức, bạn sẽ nghĩ nhiều hơn về những khả năng trong tầm tay mình để giải quyết vấn đề nhanh chóng mà phải trông chờ vào  người khác. Đó chính là một trong những biểu hiện của self - Awareness.

Hay khi còn đi học, chúng ta vẫn mơ ước đến một lựa chọn nghề viển vông, nhưng vào đại học và được hòa mình vào môi trường mô phạm, rất nhiều người nhận ra rằng, một lựa chọn nghề khác sẽ phù hợp hơn với họ và quyết tâm theo đuổi một đam mê mới. Sự tự nhận thức bản thân diễn ra mọi lúc, mọi nơi và nó giúp tất cả chúng ta đưa ra những quyết định chính xác hơn.

Tầm quan trọng của Self-awareness trong cuộc sống của chúng ta

Cụ thể, sự tự nhận thức giúp bạn tìm kiếm được đam mê đích thực của bản thân, thế mạnh của mình sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc thay đổi, khắc phục những điểm chưa tốt của bản thân đồng thời phát huy những thế mạnh để nhanh chóng đạt được những gì mình mong muốn. Trong khi đó, khi không hiểu mình, bạn sẽ bị bế tắc trong mọi quyết định, thiếu chính xác trong mọi hành động và xử lý vấn đề. Nguy hiểm nhất là bản thân chúng ta không hiểu mình đang ở đâu, mạnh cái gì, yếu cái gì để cố gắng và vươn lên chạm đến thành công. 

3. Làm thế nào để nâng cao Self - Awareness?

Dù nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng, tuy nhiên, bản thân chúng ta không phải ai cũng biết làm thế nào để nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân mình. Thấu hiểu được điều này, hôm nay Bùi Nguyệt muốn mang đến tất cả các bạn một vài bí quyết giúp bạn dễ dàng định vị được bản thân mình một cách chính xác. Hãy cùng theo dõi ngay những nội dung dưới đây nhé.

 Làm thế nào để nâng cao Self - Awareness?

Đề cập thường xuyên đến những kế hoạch và ưu tiên của bản thân chính là cách hữu ích đầu tiên giúp bạn phát triển được năng lực tự nhận thức bản thân. Bởi lẽ, đó sẽ là những lộ trình và mục tiêu buộc chính chúng ta phải tự cải thiện, nâng cao năng lực, tư duy mỗi ngày để đạt được. Chính những điều này sẽ là nguồn động lực to lớn cuốn phăng mọi suy nghĩ tiêu cực và vực dậy bạn mỗi lần có suy nghĩ tiêu cực. 

3.2. Viết nhật ký

Cách để nâng cao năng lực nhận thức bản thân

Nghe có vẻ hơi “trẻ trâu”, nhưng cả những người ở độ tuổi vị thành niên hay đã trưởng thành nhưng chưa thực sự nhận thực được bản thân mình đang đứng ở đâu đều cần thiết sử dụng đến biện pháp này. Việc viết nhận ký không chỉ giúp bạn tổng kết được những gì đã làm được, tự kể ra được những thành công, thất bại của bản thân nhất là cảm xúc của bản thân mình...Đây vừa là một cách trút bỏ được những cảm xúc tiêu cực và giúp bạn lấy lại động lực vươn lên làm chủ cuộc sống.

3.3. Tự phê bình bản thân

Trong cuộc sống, sẽ có những điều chúng ta làm được rất tốt, nhưng cũng có những thứ chúng ta làm rất tệ. Phần lớn chúng ta lại chỉ thích nghĩ đến những điều tốt và lãng quên những gì mình làm chưa hoàn hảo. Nhưng để trưởng thành buộc ta phải đối mặt với mọi thứ, nhất là những lầm lỗi, thói xấu của bản thân. Hãy nghiêm khắc với bản thân mình, tìm hiểu căn nguyên của lầm lỗi để từ từ rút kinh nghiệm nhé. 

Trên đây chính là toàn bộ những thông tin thú vị đi giải thích giúp bạn đầy đủ về khái niệm Self-awareness là gì cũng như vai trò và cách để giúp bạn nâng cao năng lực nhận thức bản thân. Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.

Interpersonal skills là gì

Bên cạnh định nghĩa “Self-awareness là gì” bạn cũng có thể tìm hiểu cụ thể hơn về kỹ năng xã hội trong bài viết dưới đây nhé.

Interpersonal skills là gì

Học tập là con đường đầy khó khăn và cần sự kiên trì cao, kiến thức là vấn đề luôn  nhận sự quan tâm của cha mẹ và xã hội. Trau dồi kiến thức không chỉ là kiến thức chuyên môn môn học mà còn bồi dưỡng kiến thức về các kỹ năng sống. Thành công của mỗi con người sẽ do cá nhân con người làm chủ, không ai sẽ chịu trách nhiệm trong cuộc đời của các bạn cũng như không ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ hay làm hộ bạn những việc khó khăn mà bạn gặp phải. Kỹ năng tự nhận thức bản thân là rất cần thiết đối với mỗi người, giúp chúng ta đưa ra những hành động và suy nghĩ đúng đắn nhất.  Xã hội ngày càng phát triển, những ngành nghề mới hàng loạt ra đời, các sản phẩm công nghệ không ngừng được cải tiến mỗi ngày và những yếu tố này tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta.

1. Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân là gì?
Tự nhận thức là khả năng nhận biết về đặc điểm, tính cách, khả năng, cảm xúc, ưu điểm, nhược điểm và nhu cầu của bản thân. Hiểu biết về bản thân giúp bạn kiểm soát được cảm xúc, biết được những đòi hỏi của bản thân, khả năng chịu đựng để sẵn sàng vượt qua khó khăn, thử thách.

Kỹ năng đánh giá bản thân là kỹ năng sống mà cần có trong việc tu dưỡng nhân cách các bạn trẻ là khả năng đánh giá bản thân trong các lĩnh vực, hành động do chính bản thân làm, đánh giá bản thân đã thực sự làm tốt chưa, tâm huyết và theo đuổi mục tiêu tới cùng không. Đánh giá bản thân có chính xác không là cần có sự nhìn nhận sâu rộng, am hiểu và lối sống tích cực nhất.
Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân luôn có sự tương quan với nhau, đều là những lời nhận xét của chính mình về bản thân mình, tự nhìn nhận và đánh giá giúp các bạn phát hiện được những điều yêu thích của bản thân và kỹ năng đó là cần thiết trong quá trình phục vụ công việc của mình, từ việc thuyết trình hay đơn xin việc phải đánh giá được khả năng bản thân thì các bạn mới nói ra được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để nhà tuyển dụng có cơ sở trong việc lựa chọn ứng cử viên tốt nhất.

2. Tầm quan trọng của kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân không phải là dễ dàng trong việc đánh giá chính xác, đúng đắn về chính mình. Mỗi người là một màu sắc, tính cách khác nhau, tự hiểu bản thân mình ở một số phương diện không thể chuẩn được nếu không cần sự góp ý của người khác, đôi khi chính bản thân mình còn không hiểu mình muốn gì và nghĩ gì, những lúc đó là những khó khăn trong hướng giải quyết công việc.
Sự tự nhận thức là bước đầu trong quá trình tạo ra một cuộc sống mà bạn mong muốn. Điều này giúp bạn xác định được đam mê và niềm yêu thích của mình, cũng như xác định những tố chất nổi bật của bản thân có thể giúp được những gì cho bạn trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, bạn sẽ có khả năng nhận biết những suy nghĩ và cảm xúc của mình đang dẫn bạn đi tới đâu và có thể thay đổi chúng khi bạn muốn. Một khi đã có nhận thức chính xác về tư duy, lời nói, cảm xúc và ngôn ngữ của bản thân thì đó là lúc bạn có thể thay đổi và nắm giữ mọi hướng đi trong tương lai của chính bản thân.

3. Làm sao để để nâng cao và phát huy kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
a.Tập nhìn nhận bản thân theo hướng khách quan.
-Xác định những hiểu biết cụ thể về bản thân bằng cách viết chúng ra giấy. Chúng có thể là những ưu điểm hoặc khuyết điểm của bạn.
-Nghĩ về những điều khiến bạn tự hào, hoặc một tài năng nào đó khiến bạn trở nên nổi bật hơn trong cuộc sống.
-Nghĩ về tuổi thơ của bạn và những điều đã khiến bạn cảm thấy hạnh phúc khi đó. Điều gì đã thay đổi, còn điều gì vẫn giữ nguyên? Vì sao những điều ấy lại thay đổi?
-Thuyết phục mọi người xung quanh thật lòng nói ra suy nghĩ của họ về bạn, ghi nhớ chúng thật kỹ.
-Cuối cùng, bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn mới về chính bản thân bạn và về cuộc sống của bạn.
b.Ghi chép: Ghi chép nhật ký là một cách ghi nhớ lại hành trình nâng cao tự nhận thức của bản nhân, hãy ghi chép và viết lại những cảm xúc, suy nghĩ cảm nhận của bạn, coi đây là dữ liệu quan trong để khi thời gian trôi đi, khi nhìn lại tự nhận thức được bản thân lúc đó như thế nào.
c.Viết ra những mục tiêu, kế hoạch ưu tiên của bạn: Hãy liệt kê những mục tiêu của bạn ra giấy và lên kế hoạch từng bước để hiện thực hóa chúng từ những con chữ. Chia nhỏ những mục tiêu lớn để bạn không bị “choáng” ngay từ lúc bắt đầu, và hãy bắt tay vào thực hiện ngay từ hôm nay.
d.Thực hiện việc tự phê bình mỗi ngày.
-Để nắm giữ kỹ năng tự nhận thức, bạn nhất định phải làm công việc tự phản chiếu. Luyện tập việc tự phê bình đều đặn sẽ giúp bạn trở thành một người tốt hơn mỗi ngày.
-Bởi vì việc tự phê bình yêu cầu thời gian, thế nên hãy bắt đầu tập việc dành riêng 15 phút mỗi ngày cho nó. Tự phản chiếu là cách hiệu quả nhất khi bạn đang sử dụng nhật ký để ghi lại những suy nghĩ của mình. Đó cũng là một ý tưởng tuyệt vời cho việc tìm một nơi nào đó yên tĩnh và suy tư.
e.Yêu cầu những người bạn đáng tin cậy nhận xét về bạn
Lắng nghe ý kiến từ bạn bè, thầy cô, gia đình vì họ chính là những tấm gương chân thực nhất phản ánh con người bạn. hãy cho họ biết rằng bạn mong muốn được nghe những lời góp ý cởi mở, chân thành và khách quan nhất. Đồng thời, hãy cho bạn bè mình biết rằng họ làm thế để giúp bạn, chứ không phải để gây tổn thương. Bạn cũng nên tự tin hỏi lại bạn bè những vấn đề đang bàn luận mà mình chưa hiểu.
Khi bạn đang muốn thay đổi một thói quen nào đó, bạn cũng có thể nhờ bạn bè nhắc nhở. Ví dụ: bạn có thói quen trêu chọc người khác quá đà khi mọi người đang kể chuyện, hãy nhờ bạn bè nhắc nhở một cách tế nhị để bạn biết dừng lại.
f.Luyện tập thiền và những thói quen chánh niệm khác
Thiền là một cách luyện tập hiệu quả để nâng cao khả năng tự nhận thức một cách tập trung. Bạn cũng có thể tìm được sự tập trung và sáng suốt cho bản thân khi thiền.
Trong lúc thiền, bạn có thể tập trung nghĩ về những câu hỏi sau:
-Mục tiêu của bạn trong cuộc sống là gì?
-Những gì bạn đang làm có hiệu quả không?
-Những gì bạn đang làm liệu có cản trở bạn đến với thành công hay không?
g.Tập thói quen trả lời câu hỏi “ Bạn thực sự muốn và làm gì”
Câu trả lời sẽ đánh giá được bản thân bạn đang trong khả năng, suy nghĩ nào, bạn nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng nào.Hãy nhìn lại mình và tự hỏi bạn muốn gì và làm gì, và câu trả lời cũng cần có sự nhìn nhận rộng về những yếu tố tác động đến việc thực hiện điều mong muốn đó của bạn, có thực sự đem lại lợi ích cho bạn không khi bạn muốn điều đó. Đừng quá ảo tưởng với những ảo mộng xa vời, hãy sống thực tế, mọi người sẽ đánh giá được những gì bạn đang thể hiện cũng như chính các bạn sẽ đánh giá được bản thân có làm được việc mình muốn làm không.
h.Thách thức bản thân: Hãy đặt bản thân vào tình huống khó để biết khả năng của mình đến đâu, bản thân thiếu gì trong cách cư xử và giải quyết mọi vấn đề, hãy để chính bản thân lên tiếng, tự khám phá ra sở thích của mình, đừng sống trên quan điểm mà người khác đặt ra cho mình, bạn phải là chính bạn thì tự bạn mới đánh giá được bản thân một cách chính xác nhất. Hãy nhớ thời gian có thể làm thay đổi tính cách hay tâm lý con người, khả năng bạn được đánh giá tiến bộ hay tụt lùi thì sự cảm nhận của chính các bạn là thấy rõ nhất.
i.Học cách chấp nhận và thích nghi: Đừng thấy thất bại trước mắt mà mất niềm tin và hy vọng trong cuộc sống, cũng như dễ dàng bỏ cuộc mọi thứ. Không có thành công nào mà không có thất bại, không con đường nào là không có chông gai, mọi vấn đề cuộc sống xảy ra không bao giờ biết trước được cũng như không bao giờ theo ý muốn của các bạn. Hãy có sự nhìn nhận và xem xét về những nguyên nhân gây ra thất bại để có sự thay đổi về tính cách tâm hồn sao cho phù hợp, thay đổi để mang lại niềm hạnh phúc cho bản thân, để tạo ra những bước đi mới trong cuộc đời các bạn.
Hãy hình thành những thói quen thích nghi và chấp nhận từ những điều nhỏ nhặt như chấp nhận trước kết quả học tập chưa cao, thích nghi với môi trường mới với điều mới mẻ mới, các kỹ năng sống của bạn sẽ nâng cao hơn và bản thân các bạn sẽ là người tự đánh giá được sự thay đổi đó.

4. Gía trị của việc tự nhận thức và đánh giá bản thân
Giá trị tự nhận thức bản thân nó đã sẵn có ở trong bạn, bạn chỉ cần khám phá ra chúng. Khi xác định các giá trị, bạn cần phải biết điều gì là quan trọng với bản thân. Một cách dễ dàng để làm việc này là bạn nhìn lại các trải nghiệm đã trải qua trong quá khứ, điều gì khiến bạn cảm thấy tự hào, tự tin hay cần phải học và rút kinh nghiệm khi thực hiện cho lần sao? Có thể bạn không để ý đến, nhưng luôn có những việc bạn làm, dù rất nhỏ, lại đem đến niềm vui và sự thỏa mãn to lớn. Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề