Vì sao doanh nghiệp không kiếm được nhân sự

“Tài sản lớn nhất của các doanh nghiệp chính là con người” – Matsushita Konosuke – Ông tổ của phương thức kinh doanh kiểu Nhật.

Thật vậy, nhân sự là chính nguồn lực quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó, công tác quản lý nhân sự đóng một vai trò quan trọng, tạo ra sức mạnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quản trị nhân sự trong doanh nghiệp không phải là một công việc dễ dàng khi nó yêu cầu sự hài hòa giữa lợi ích của người sử dụng lao động và người lao động.

Vậy đâu là những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong công tác quản lý nhân sự, quản trị nguồn nhân lực?

1. Dư thừa và thiếu hụt nhân sự

Đây là một tình phổ biến thường thấy ở các doanh nghiệp. Khi hoạt động kinh doanh nghiệp sa sút, bộ máy vận hành quá cồng kềnh dẫn đến việc thừa lao động. Ngược lại, doanh nghiệp trong thời kì kinh doanh phát triển với nhu cầu nhân sự tăng cao, tình trạng thiếu hụt nhân sự là điều không thể tránh khỏi.

Vấn đề này phát sinh từ khâu lên kế hoạch, phân bổ và tuyển dụng người lao động. Bộ phận nhân sự không nắm được những thông tin cập nhật từ các bộ phận khác kịp thời. Do đó chưa thể tìm kiếm tuyển dụng được ngay những ứng viên phù hợp với vị trí yêu cầu hoặc sắp xếp, sa thải lao động.

2. Đủ số lượng nhưng sai chất lượng

Nguồn lao động trong nước tuy dồi dào nhưng không phải ai cũng có đủ kĩ năng và kiến thức để đáp ứng những công việc mang tính chất phức tạp. Vì vậy, việc tìm kiếm “nhân tài như lá mùa thu” – không phải là một công việc dễ dàng trong quản lý nhân sự.

Nhiều doanh nghiệp chưa đề ra được các căn cứ cơ bản để xác định kiến thức, kĩ năng cần thiết của ứng viên cho việc tuyển dụng; công tác đào tạo, đánh giá, phân bổ nhân sự còn thiếu thông tin và cơ sở, dẫn đến việc tìm kiếm và phát triển nhân tài cho doanh nghiệp càng trở nên khó khăn.

3. Đủ số lượng nhưng sai cơ cấu

Bố trí nhân lực là phân bố, sắp xếp họ vào các vị trí công việc. Trong khi đó, việc sử dụng nhân lực nhằm khai thác và phát huy năng lực của người lao động một cách tối đa mang lại hiệu quả cao trong công việc. Hai công việc này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: bố trí cơ cấu đúng thì sử dụng mới có hiệu quả, ngược lại cơ cấu sai thì có sử dụng cũng vô ích và nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công việc.

Do vậy, nhà quản lý trong doanh nghiệp cần tích cực tham gia vào công tác bố trí nhân sự và đảm bảo 4 nguyên tắc sau tránh khỏi sai lầm này:

- Đảm bảo đúng số lượng

- Đảm bảo đúng người

- Đảm bảo đúng nơi, đúng chỗ

- Đảm bảo đúng thời hạn

4. Khó thỏa mãn nhu cầu của nhân viên về chính sách đãi ngộ

Làm thế nào để “giữ chân” nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp? Một trong những yếu tố “níu kéo” nhân sự chính là chính sách đãi ngộ dựa trên sự đánh giá kinh nghiệm, trình độ làm việc cũng như tiềm năng phát triển của nhân viên.

Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hoàn thành tôt nhiệm vụ này. Công tác phân tích, phân loại và tính toán lương, thưởng cho nhân viên còn nhiều sai sót, và chưa hợp lý, dẫn đến giảm sự hài lòng của nhân viên. Hơn nữa, việc tính toán lương thưởng, chế độ đãi ngộ của nhiều doanh nghiệp vẫn được thực hiện theo phương pháp thủ công, dẫn đến tăng khối lượng công việc cho bộ phận nhân sự mà hiệu quả thì không hề cao.

5. Mối quan hệ nội bộ phức tạp

Đây không phải vấn đề quá lớn đối với doanh nghiệp đã xây dựng được văn hóa doanh nghiệp mạnh cũng như định hướng lợi ích nhân viên theo lợi ích chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các mối quan hệ nội bộ trong công ty thường rất phức tạp bao gồm mối quan hệ giữa người lao động với người lao động, giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Việc hài hòa không những mối quan hệ giữa nhân viên với nhân viên mà còn mối quan hệ của nhân viên với cấp quản lý, là một việc không hề đơn giản. Điều này đặt ra thách thức lớn cho chủ doanh nghiệp cũng như giám đốc nhân sự, đòi hỏi họ phải tìm hiểu rõ nhu cầu, nguyện vọng của nhân viên trong công ty cùng với kĩ năng đàm phán, thuyết phục, hòa giải nhằm tạo ra sự đoàn kết nội bộ, từ đó giúp doanh nghiệp phát triển lâu dài và bền vững.

Tạm kết

Việc quản trị nhân sự trong doanh nghiệp còn tiềm ẩn rất nhiều khó khăn từ đó đặt ra những thách thức lớn cho nhà quản trị doanh nghiệp. Mặc dù đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp từng bước vượt qua thách thức trở thành những doanh nghiệp tiềm năng trên thị trường.

_________________________________________

BHunter - Kết Nối Nhân Sự

SĐT liên hệ: 0961888454 [Mr. Hoằng]

Email:

Dịch vụ tuyển dụng các vị trí ngành TMĐT, Spa, TMV, POD, DROP,...

#bhunter #vieclam #ketnoivieclam

NGUYÊN NHÂN, HỆ QUẢ VÀ CÁCH KHẮC PHỤC VIỆC TUYỂN DỤNG SAI NHÂN SỰ

Chất lượng nguồn nhân lực sẽ quyết định năng lực cạnh tranh bền vững của mọi doanh nghiệp. Trên thương trường đầy sóng gió đổi thay công ty sẽ thành công hay thất bại, luôn có những hướng đi chiến lược hay chịu là kẻ theo sau, phần lớn phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên. Điều kiện tiên quyết để có được một đội ngũ nhân sự có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là cần phải làm tốt công tác tuyển dụng nhân sự. Và không có chủ doanh nghiệp nào muốn thuê sai người cho một vị trí nào đó. Vì đơn giản họ không muốn tốn quá nhiều năng lượng và thời gian cho công cuộc vô lợi này. Qua bài viết Vieclamsieutoc.com sẽ gửi tới bạn đọc những tổn thất khi nhà tuyển dụng lựa chọn sai người để các bạn cùng tham khảo nhé.

Đằng sau một doanh nghiệp phát triển là cả một đội ngũ nhân sự tài giỏi

Tuyển dụng nhân sự là gì? Là một quá trình tìm kiếm và lựa chọn nhân sự, để thỏa mãn nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và bổ sung lực lượng lao động cần thiết.

Ngày nay, ngoài lý do ứng viên tinh xảo và điêu nghệ trong việc biết dùng thủ thuật che mắt nhà tuyển dụng, biết cách xây dựng và đánh bóng thương hiệu bản thân, thì nguyên nhân gì khiến cho công cuộc tìm kiếm nhân tài cho doanh  nghiệp trở nên đầy cam go và không kém phần rủi ro như vậy? Việc Làm Siêu Tốc sẽ nhanh chóng bật mí với các bạn 5 nguyên nhân sau đây:

“Giục tốc bất đạt” – Gấp gáp chỉ khiến quá trình tuyển dụng xuất hiện thêm nhiều sơ suất

  1. Quá vội vàng trong tuyển dụng

Bộ phận tuyển dụng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa không lạ với những yêu cầu tuyển dụng trong thời gian eo hẹp. Việc nhanh chóng tìm được nhân sự cho vị trí đang trống là cần thiết. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên vì vậy mà đốt cháy giai đoạn tuyển dụng. Công việc tuyển dụng gồm nhiều khâu như lọc đơn xin việc [hoặc lọc CV], phỏng vấn, đánh giá… Mỗi khâu đều cần một khoảng thời gian nhất định, nếu quá gấp gáp và tuyển người không phù hợp, doanh nghiệp còn mất nhiều thời gian hơn.

Cách khắc phục: Bộ phận tuyển dụng cần trao đổi với ban lãnh đạo để đặt ra những mốc thời gian cho việc tuyển dụng, đồng thời thuyết phục ban lãnh đạo cho thêm thời gian để lựa chọn được ứng viên tốt.

  1. Khu vực tuyển dụng quá hạn hẹp

Thị trường lao động ngày nay đang được mở rộng và đa dạng hơn bao giờ hết. Khi tìm kiếm nhân viên, hãy luôn nhớ rằng nơi làm việc và sinh sống là rất quan trọng với mọi ứng viên. Điều này không đồng nghĩa với việc bạn chỉ có thể tuyển dụng được các tài năng ở tại địa phương nơi công ty có trụ sở. Hãy nhấn mạnh vào các điểm mà thành phố của bạn chào đón các ứng viên không phải người địa phương. Một chất lượng cuộc sống tốt hoàn toàn có thể là một lợi thế hoàn hảo khi các ứng viên tài năng đưa ra quyết định cuối cùng. Bằng việc thu hút được các ứng viên từ một thị trường lao động rộng lớn hơn, cơ hội “săn” được nhân tài của công ty bạn sẽ được mở rộng đáng kể.

Cách khắc phục: Trước hết cần xác định rõ mục tiêu cần tuyển, sau đó mở rộng quy mô tuyển với nhiều địa phương, tỉnh thành lân cận, tận dụng chất xám và kỹ thuật của đội ngũ hàng đầu thực hiện tuyển dụng trên nhiều phương diện, dịch vụ hoặc trang đăng tin tuyển dụng khác nhau. Và nếu doanh nghiệp của bạn cũng ở một nơi tốt đáng để sống và có nhu cầu phát triển đảm bảo chất lượng cuộc sống, bạn sẽ có lợi thế đáng kể để thu hút các ứng viên giỏi nhất cho công việc mà bạn cần, bất kể nguồn gốc xuất xứ của họ.

Tuyển người giỏi nhất không những tốn rất nhiều thời gian sàng lọc mà còn rất khó đào tạo phù hợp doanh nghiệp.

  1. Vì mãi tìm kiếm ứng viên hoàn hảo

Không tuyển người “giỏi nhất”: đó là quy tắc tuyển dụng đầu tiên của ông Jack Ma: Tránh người “giỏi nhất” và “chuyên gia”. Ông cho rằng những “ngôi sao” dễ thất vọng khi gặp khó trong thế giới thực. Tỷ phú giàu nhất nhì đại lục thường gật đầu với những người sẵn sàng học hỏi và không ngại mắc sai lầm.

Trái với lỗi tuyển dụng gấp gáp ở trên, nhiều doanh nghiệp lại dành quá nhiều thời gian để cố gắng tìm một ứng viên hoàn hảo. Dù đánh giá kỹ đến đâu, doanh nghiệp cũng chỉ có thể biết được ứng viên có phù hợp hay không sau khi thử việc một vài tháng. Việc quá cầu toàn có thể khiến cho doanh nghiệp đánh mất những ứng viên tiềm năng.

Cách khắc phục: Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần đánh giá chính xác nhu cầu sử dụng lao động của mình và cân nhắc các yêu cầu khi tuyển dụng, tập trung vào những yêu cầu trọng yếu. Doanh nghiệp cũng nên đặt ra giới hạn thời gian cho việc tuyển dụng tùy theo mức độ quan trọng của vị trí cần tuyển.

  1. Tiết kiệm chi phí tuyển dụng

“Rủi ro lớn nhất là không dám chấp nhận bất kỳ rủi ro nào” – Mark Zuckerberg – Nhà sáng lập & CEO của Facebook. Việc doanh nghiệp thường lựa chọn những ứng viên ít kinh nghiệm, hài lòng với mức lương thấp để tiết kiệm chi phí nhân sự là doanh nghiệp đang tự làm hao tổn rất nhiều đến ngân sách và thời gian quý báu của mình. Tuy nhiên, những nhân viên như vậy khó đem lại nhiều giá trị, đóng góp đồng thời sẽ trở thành chướng ngại ngăn cản sự phát triển của công ty.

Cách khắc phục: Là người lãnh đạo tài giỏi phải có cái nhìn “khác người” “Tầm nhìn có lẽ là sức mạnh lớn nhất của chúng ta. Nó giúp chúng ta nhận thức được sức mạnh và tính liên tục của tư duy qua nhiều thế kỷ, giúp chúng ta hướng đến tương lai và định hình những điều chưa biết” – Lý Gia Thành – Tỷ phú giàu nhất Hồng Kông.

Linh hoạt là giải pháp tối ưu và hiệu quả trong công cuộc tìm kiếm nhân tài.

  1. Thiếu sự linh hoạt trong khi tuyển dụng

Trong kỷ nguyên số, người lao động có nhiều sự lựa chọn. Nếu vẫn giữ những nề nếp quan liêu trong tuyển dụng, doanh nghiệp sẽ mất đi nhiều ứng viên tiềm năng. Ví dụ, người lao động hiện nay quen với việc ứng tuyển trực tuyến, nếu doanh nghiệp bắt buộc nộp hồ sơ trực tiếp, nhiều ứng viên sẽ không ứng tuyển. Doanh nghiệp nên xem ứng viên như khách hàng và cố gắng tạo điều kiện để việc ứng tuyển trở nên dễ dàng nhất có thể.

Cách khắc phục: Mở lớp đào tạo chuyên ngành tuyển dụng, cập nhật, nắm bắt thông tin xu hướng tuyển dụng hợp lý. Kinh nghiệm tuyển người tài là chú ý đến chỉ số cảm xúc [EQ] và chỉ số thông minh [IQ]  “Bạn nên có EQ để làm việc với người khác, bạn nên có IQ để biết mình đang làm gì” – Jack Ma. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc yêu cầu về bằng cấp vì đây không phải là yếu tố quan trọng nói lên năng lực của ứng viên. Kỹ năng, kinh nghiệm và thái độ làm việc là những tiêu chí quan trọng quyết định ứng viên có phù hợp với công việc hay không.

Tuyển sai nhân sự thiệt hại đến ngân sách công ty là điều không thể tránh.

Có những nhân viên có thể tạo được ấn tượng rất tốt trong buổi phỏng vấn xin việc, nhưng tới lúc được nhận vào thì họ lại là một mối đe dọa nghiêm trọng cho doanh nghiệp của bạn. Đó là tác hại khó lường của việc tuyển dụng sai nhân sự. Điều gì sẽ xảy ra khi tuyển dụng sai nhân sự? Cùng Việc Làm Siêu Tốc điểm qua bốn hệ quả chính sau đây:

Khi bạn thuê sai người, bạn sẽ thấy rằng mình cần phải sắp xếp lại công việc để phù hợp với nhân viên mới này. Thay vì chỉ đơn giản là để nhân viên ra đi, bạn phải đào tạo bổ sung và đánh giá hiệu suất liên tục.  Những chi phí phát sinh này sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian và tiền bạc.

Cuối cùng, anh ấy hoặc cô ấy có thể trở thành một nhân viên phù hợp với công ty của bạn, tuy nhiên, bạn cần cân nhắc đến trường hợp họ không có ý định gắn bó lâu dài.

  1. Ảnh hưởng tinh thần nhân viên

Những nhân viên không đủ trình độ và kinh nghiệm thường sẽ gây ảnh hưởng đến quy trình làm việc của các nhân viên khác. Họ sẽ mất thời gian để “cầm tay, chỉ việc” cho những nhân viên mới và ảnh hưởng đến công việc hiện tại của mình. Về lâu dài, điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc chung của công ty.

Bên cạnh đó, khi bạn đang dành thời gian và tiền bạc của mình để cố gắng sửa chữa sai lầm khi tuyển nhầm người, những nhân viên khác có thể trở nên bất ổn do việc thay đổi nhân sự này. Trong nhiều trường hợp, những người này sẽ không thể hòa hợp với các nhân viên khác, điều này có thể gây ra vấn đề khó gắn kết trong nhóm.

Đừng vì sự ngu dốt kém cõi của mình mà làm rầu “nồi canh”

Những nhân viên không biết chủ động sẽ luôn gây gián đoạn cho công tác quản lý. Thay vì có nhiều thời gian tập trung vào các vấn đề cốt lõi, các nhà quản lý lại phải tiêu tốn thì giờ “cầm tay, chỉ việc” những nhân viên đã không biết gì mà còn hay đặt câu hỏi liên tục.

Điều này khiến cho nhà quản lý bị giảm năng suất, ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Họ không thể điều hành hoặc thực hiện các kế hoạch lớn do tiêu tốn nhiều thời gian vào việc giám sát những những nhân viên phiền toái.

  1. Ảnh hưởng danh tiếng công ty

Một nhân viên không chuyên nghiệp có thể sẽ khiến thương hiệu của công ty bị ảnh hưởng trong mắt khách hàng. Điều này xuất phát từ việc họ đánh đồng tính chuyên nghiệp của công ty với cách làm việc của nhân viên. Lúc này, bạn không thể thanh minh và phải mất nhiều công sức, thời gian để khôi phục.

Một lý do khác là một người không phù hợp với vị trí mới sẽ không mấy hài lòng với môi trường của công ty. Vì vậy, rất có khả năng họ sẽ không nói tốt về đơn vị của bạn với nhiều người sau khi nghỉ việc. Đây cũng là một yếu tố khiến bạn mất đi một vài ứng viên tiềm năng nằm trong mạng lưới quan hệ của họ.

Tóm lại, nhân sự yếu kém sẽ khiến bạn mất nhiều thứ hơn bạn có thể hình dung đấy. Dù đây là một việc khó khăn, nhưng bạn phải tự hỏi bản thân rằng “Bạn sẽ chấp nhận mất thêm nhiều thứ hơn nữa chỉ vì một cá nhân này thôi ư” hãy xắn tay vào nhổ tận gốc những nhân viên yếu kém ra khỏi doanh nghiệp của bạn. Bởi vì thật sự mà nói, bạn không đủ sức trả cho những thiệt hại mà họ gây ra đâu. Một khi bạn bắt đầu suy nghĩ về những gì tốt nhất cho doanh nghiệp mình, quyết định của bạn sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Hệ thống tuyển dụng nhân sự phát triển sẽ giúp doanh nghiệp phát triển vững mạnh

Để nắm lòng và tránh tình trạng đáng tiếc tuyển sai nhân sự, Việc Làm Siêu Tốc chia sẻ cùng các bạn một số giải pháp khắc phục những khó khăn trong công tác tuyển và dụng nhân lực xuất sắc như sau:

– Nâng cao năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp đến mức đáp ứng được điều kiện để tuyển chon nhân lực xuất sắc

– Nâng cao năng lực của hệ thống tuyển chọn đến mức có thể đánh giá chính xác được năng lực của ứng viên.

– Xác định đúng và đủ các tiêu chí đánh giá.

– Thay đổi quan điểm đánh giá. Coi trọng người sử dụng hơn công cụ trong công tác đánh giá con người

– Nâng cao năng lực đánh giá con người của những người làm công tác tuyển chọn.

– Xây dựng mô hình đánh giá hợp lý

– Luôn luôn nỗ lực hoàn thiện các công cụ đánh giá

– Xây dựng cơ chế phù hợp để phát hiện hoặc để nhân lực xuất sắc tự bộc lộ

– Nâng cao năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp đến mức đáp ứng được điều kiện để sử dụng nhân lực xuất sắc

– Xây dựng phong cách lãnh đạo và quản lý phù hợp

– Xây dựng môi trường làm việc phù hợp

– Xây dựng mô hình sử dụng phù hợp

– Bố trí công việc phù hợp

– Giao việc rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và quy trình làm việc

– Đưa ra những yêu cầu vừa sức

– Đãi ngộ xứng đáng

– Xây dựng chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp nhất quán và công bằng cho mọi người dù là cũ hay mới.

– Không nên phô trương việc tuyển dụng nhân lực xuất sắc về một cá nhân nào đó, cần phải coi tất cả các nhân viên trong doanh nghiệp đều là nhân lực xuất sắc để tất cả mọi nhân viên đều cảm thấy mình được tôn trọng như nhau…

– Nâng cao năng lực đào tạo, huấn luyện và hỗ trợ sự phát triển năng lực của nhân viên cho lãnh đạo.

– Doanh nghiệp nên chú trọng phát triển năng lực tổng hợp và khả năng thích nghi và nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc cho nhân viên

– Coi trọng công tác phát triển bản thân cho nhân lực xuất sắc.

– Cần phải thay đổi tư duy lãnh đạo cho lãnh đạo doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp nên quan tâm đến việc xây dựng một đội ngũ nhân viên làm việc xuất sắc, chứ không nên chỉ nhăm nhằm tìm kiếm một cá nhân xuất sắc.

Nếu như công ty bạn là một chiếc xe, hãy mời những người thích hợp lên xe và những người không thích hợp xuống xe [James C. Collins – nhà quản lý]

Cuối cùng, khi các bạn hiểu kết quả của tuyển dụng sai nhân sự đem lại, am hiểu kỹ năng cần thiết được đào tạo hợp thời và hợp lý, nhân viên được khích lệ và thưởng tương xứng, nhiệt tình và lòng trung thành của nhân viên với công ty cao, Việc Làm Siêu Tốc tin chắc đội ngũ tuyển dụng không những hoàn thành tốt sứ mệnh được giao, mà còn là ngôi sao may mắn giúp doanh nghiệp có thể vượt qua những thách đố gắt gao của cạnh tranh và hội nhập.

Ngoài ra, để biết thêm thật nhiều cẩm nang bổ ích khác, hãy đăng ký ngay hôm nay và trở thành khách hàng của Vieclamsieutoc.com nhé!

Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề