Vì sao gọi là con đười ươi

Đối với các định nghĩa khác, xem Đười ươi [định hướng].

Đười ươi hay còn gọi là dã nhân hay người rừng [Danh pháp khoa học: Pongo] là một chi thuộc họ Người [vượn dạng người loại lớn], thuộc bộ Linh trưởng ở châu Á còn tồn tại. Chúng là động vật thuộc loại lớn, sống trên cây nhiều hơn trên mặt đất. Là loài linh trưởng lông rậm màu vàng sẫm pha trộn với màu xám, chỉ thích nghi với cuộc sống nhiệt đới trên đảo Bornéo và Sumatra thuộc Indonesia. Chúng thuộc loại gần gũi nhất với con người cả về mặt hình thể lẫn trí tuệ.[1] Đười ươi là một trong những loài linh trưởng thông minh nhất và có thể sử dụng một loạt các công cụ một cánh tinh vi, cũng như có thói quen làm tổ ngủ mỗi đêm từ các nhánh cây và lá cây. Lông của đười ươi thường là màu nâu đỏ, thay vì màu nâu hoặc màu đen đặc trưng của loài khỉ lớn khác. Đười ươi có thể sống tới 60 năm trong môi trường nuôi nhốt.[2]

Đười ươi có nguồn gốc từ Indonesia và Malaysia, đười ươi tìm thấy trong khu rừng nhiệt đới trên đảo Borneo và Sumatra, mặc dù các hóa thạch của chúng đã được tìm thấy ở Java, bán đảo Thái Lan, Mã Lai, Việt Nam và Trung Quốc đại lục. Tên Latin của chúng là Pongo, các nước phương Tây gọi là orang-outang. Trong tiếng Mã Lai, đười ươi có nghĩa là "người rừng" hay dã nhân. Loài động vật này đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng từ năm 1998, số lượng đười ươi đã giảm 80% trong 75 năm qua, nay chỉ còn khoảng 7.000 con sống ở rìa rừng phía bắc đảo Sumatra, Indonesia và 50.000 con ở đảo Borneo, Malaysia. Vấn nạn phá rừng để lấy gỗ cũng như phát triển và khai thác dầu cọ là mối đe dọa chính đối với những loài động vật ăn quả sống trên cây này.[3][4]

Đặc điểm

Cấu tạo

Người ta xác định tầm vóc những con đười ươi trưởng thành bằng sải tay của chúng khi giang rộng, thường đạt đến 2 mét. Đười ươi đực đứng thẳng trên hai chân cao 1 mét rưỡi, tay vẫn có thể chạm đất. Tay và chân chúng rất khoẻ mạnh với các đốt trên ngón có thể uốn cong vào để cầm nắm, có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc sống của loài linh trưởng, cho phép chúng đeo bám chắc chắn để đánh đu như các diễn viên xiếc vì đến 90% thời gian trong đời chúng sống ở trên cây.[1] Những con đười ươi đực có thể sinh con đẻ cái ở tuổi xấp xỉ 15, nhưng để chinh phục được một con cái thì con đực còn cần có một đặc trưng phụ về giới tính nữa là phải có những hàng lông dày dặn ở ngực và dễ nhận ra hơn nữa là những túm lông hai bên má. Những con đười ươi đực sống tại Borneo khác với đười ươi đực sống ở Sumatra, có thể độc quyền sở hữu những đười ươi cái hàng tuần trong một thời gian nhất định.[5]

Tập tính

Cả đời, đười ươi gắn liền với cây cối. Đêm nào chúng cũng vơ cành cây và lá cây làm tổ để ngủ qua đêm với thời gian không đầy 5 phút rồi cuốn quanh mình để ngủ. Đười ươi ăn, nghỉ và ngủ trên những cây cổ thụ, lấy những cành cây có lá rộng kết thành tổ để ngủ và trú ẩn dưới những trận mưa rào nhiệt đới. Khi ăn uống, thường chúng không cần xuống mặt đất vì thức ăn của chúng là hoa quả, côn trùng, đọt lá non và nước uống chúng lấy từ những bọng cây quen thuộc.[3]

Trong rừng, đười ươi cũng làm tổ để trú ngụ, tổ những con đười ươi thường nằm dưới tán rừng, ở độ cao 10 –20 m. Tổ của chúng thường có chiều dài khoảng 1,2 – 1,5 m, rộng chưa đến 1 m. Chúng chỉ mất thời gian ngắn để hoàn thành cái tổ với nguyên liệu đơn giản là cành cây, nhưng khá chắc chắn. Những con đười ươi thường chỉ sử dụng tổ để ngủ duy nhất trong đêm.[6] Đười ươi cũng như các loài linh trưởng khác đều có bản năng sợ nước vì lo ngại những loài sát thủ như cá sấu. Do đó việc chúng xuống sông tắm có thể được coi như một dấu hiệu của sự tiến hóa quan trọng. Đàn đười ươi tắm sông là rất hiếm. Không chỉ tắm nước sông, một số con còn đầm mình trong bùn. Một số con treo mình lên những cành cây vươn ra sông để không bị ướt toàn thân.[7]

Trong khi các loài linh trưởng khác truyền từ cành này sang cành khác vất vả kiếm ăn thì loài dã nhân to lớn và khôn ngoan này ngồi một chỗ nào đó, chờ đợi hoa quả hiện ra trước mắt mình và chỉ việc giơ tay ngắt lấy bỏ vào miệng, tổ tiên chúng truyền lại kinh nghiệm quan sát thiên nhiên để biết mùa nào thức ấy, đến mùa chuyển nơi ở để có sẵn thức ăn. Đười ươi con chỉ có mẹ, vừa là người nuôi dưỡng, vừa là người thầy của mình. Từ năm này qua năm khác, đười ươi mẹ dạy con thuộc lòng đường đi lối lại trong khu rừng, biết vào thời gian nào quả gì chín, mọc ở đâu trong cánh rừng nhiệt đới nguyên sinh rậm rạp, đối phó những nguy hiểm gặp phải. Đười ươi thường sống đơn lẻ. Hiếm khi những con đười ươi cái mang theo bầy con, gặp những con đười ươi cái khác lại làm quen, dù trên cùng một cây ăn quả. Những con đười ươi đực gặp nhau thì lập tức thành thù địch, hò hét om sòm, vang xa đến 2 kilomet.[1]

Xã hội

Trong tự nhiên, đười ươi cũng có cấu trúc xã hội phức tạp với các thứ bậc và có sự tranh giành thứ bậc. Có những con đười ươi sử dụng chiến lược hoãn dậy thì để tranh giành làm thủ lĩnh. Những con đười ươi Sumatra mới kiên trì áp dụng một giải pháp rất độc đáo: chúng chưa dậy thì vội mà dành mọi sức lực để biến mình thành lực lưỡng, đô con, đủ sức để chiến đấu với bọn lớn hơn đã. Và sau khi đạt được mục đích này rồi chúng mới tính đến chuyện dậy thì, ve vãn bạn gái và phấn đấu lên làm thủ lĩnh.[5] Những chú đười ươi trên đảo Sumatra hoãn dậy thì để tập trung vào việc rèn luyện thể lực cho tới khi đánh bại được con đực thủ lĩnh. Khi chưa có sức lực ngang ngửa với con khỏe nhất thì các đám lông hai bên má của chúng cũng bị hoãn cả việc mọc ra. Đôi khi lâu hơn 10 năm. Không một loài linh trưởng nào khác kể cả đười ươi Borneo có tập tính này.[5]

Đười ươi cái thật thông minh và rất có ý thức tự lập. Hầu như cả đời chúng sống ở trên cây. Mỗi ngày chúng lại làm cho mình một chiếc “tổ” mới bằng cành và lá cây, nghĩa là trong đời chúng đã cần cù xây đến 30.000 chiếc “tổ”. Chúng cũng chẳng bao giờ đặt con xuống mà đeo con trên lưng khi con còn nhỏ. Chúng nuôi con ròng rã suốt 6-7 năm trời. Đó là loài nuôi con lâu nhất trong tất cả các loài trên Trái đất. Đười ươi đực sau chuyện cặp kè, mất hút luôn, chẳng để ý gì đến con cái. Và bọn đười ươi đực vừa lớn lên cũng thế. Khi gặp cô bạn gái vừa mắt, chúng rời bỏ mẹ liền, trong khi đười ươi cái con ở lại với mẹ lâu hơn, dường như để học kỹ thuật làm mẹ sau này những bà mẹ chuyên nuôi con một mình.

Hành vi

Đười ươi có những hành vi như con người

Là loài động vật giống như con người, những con đười ươi rất thông minh, đây là loài linh trưởng được xem là một trong những loài thông minh nhất trong các loài động vật. Chúng biết làm nhà của mình trong các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á,[8] Chúng đã tham gia rất nhiều các thí nghiệm liên quan đến trí thông minh.[9] Trong môi trường nuôi nhốt, đười ươi cũng có những hành vi khác lạ, có những con đười ươi học cách sử dụng máy tính bảng Ipad để nhận biết các bộ phận trên cơ thể và thức ăn. Đười ươi thông minh, chúng thật sự muốn giao tiếp với con người nhưng tiếc là không phát triển được dây thanh và thanh quản.[10] Có những con đười ươi tinh nghịch đã dường như tìm cách tự tử ngay trước mắt con người.[11] Những quan sát cho thấy, đười ươi thật sự có tính cách tương tự như con người,[12] giống như con người, hiện tượng khủng hoảng tâm lý cũng xuất hiện ở đười ươi khi chúng bước vào giai đoạn giữa của cuộc đời.[13]

Người ta từng chứng kiến hai con đười ươi cái ăn thịt con của chúng tại Indonesia mà chưa từng chứng kiến hành vi này ở bất kỳ động vật linh trưởng nào và trước đây người ta chưa bao giờ chứng kiến cảnh đười ươi ăn thịt con. Đa số đười ươi bán hoang dã từng chứng kiến cảnh tượng đau lòng, như cái chết của mẹ chúng. Những kẻ săn trộm thường bắt đười ươi khi chúng mới được vài tháng tuổi. Đười ươi mẹ không bao giờ chịu rời con nên thường bị giết chết. Vì thế mà khi sống trong môi trường nuôi nhốt đười ươi con rơi vào cảnh cô lập.[14] Ngoài ra, có một con đười ươi tại Malaysia thường xuyên rơi vào trạng thái uể oái, cáu giận nếu không được hút thuốc lá, dường như rơi vào trạng thái tiêu cực – như uể oải, cáu gắt – khi không được hút thuốc lá, hút thuốc không phải là hành vi bình thường đối với đười ươi.[2]

Phân loài

Có ba loài còn sinh tồn, và chúng đều đang ở tình trạng nguy cấp: Đười ươi Borneo [Pongo pygmaeus], Pongo tapanuliensis và Đười ươi Sumatra [Pongo abelii]. Đười ươi Borneo là loài bản địa của đảo Borneo. Cùng với đười ươi Sumatra có kích thước nhỏ hơn một chút, nó thuộc về chi duy nhất của vượn dạng người loại lớn có nguồn gốc ở châu Á. Đười ươi Borneo có vòng đời của khoảng 35 đến 40 năm trong tự nhiên, những con đực nặng trên 75 kg trung bình [165 lb], từ 50–100 kg [110-200 lb], và 1,2-1,4 m [4-4,7 ft]; con cái trung bình 38,5 kg [82 lb], dao động 30–50 kg [66-110 lb], và 1-1,2 m [3,3–4 ft].[15][16]

Đười ươi Borneo sống trong rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới ở vùng đất thấp Borneo, cũng như khu vực miền núi lên đến 1.500 mét [4.900 ft] trên mực nước biển.[17] Loài này sống trên khắp tán rừng nguyên sinh và thứ sinh, và di chuyển khoảng cách lớn để tìm trái cây.[17]

Nó có thể được tìm thấy trong hai tiểu bang của Malaysia Sabah và Sarawak, và ba trong bốn tỉnh của Indonesia ở đảo Kalimantan. Do sự phá hủy môi trường sống, sự phân bố loài này bây giờ là rất loang lổ khắp hòn đảo, các loài trở nên hiếm hoi tại phía đông nam đảo, cũng như trong các khu rừng giữa sông Rejang ở trung tâm Sarawak và sông Padas ở phía Tây Sabah.

Đười ươi Sumatra chỉ sinh sống ở đảo Sumatra. Chúng có kích thước 1,4 mét [4,6 ft] và trọng lượng 90 kilôgam [200 lb] trung bình ở con đực. Con cái nhỏ hơn với kích thước trung bình 90 xentimét [3,0 ft] và nặng 45 kilôgam [99 lb]. So với đười ươi Borneo loài này ốm hơn và có khuôn mặt dài hơn; lông của chúng có màu đỏ nhạt. Đây là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao.[18] 100 năm trước trên đảo Borneo có khoảng 300.000 cá thể đười ươi. Nhưng giờ đây con số này chỉ còn xấp xỉ 30 đến 40.000 con và người ta lo ngại đười ươi trong môi trường tự nhiên sẽ tuyệt chủng nếu tốc độ chặt rừng chồng cọ không được kiểm soát.[7]

Truyền thuyết

Có truyền thuyết về một dã nhân sống ở Sumatra mà dân địa phương gọi đười ươi Pendek [Orang Pendek] phần nào giống như một người Tuyết [Yeti], có điều nó không to lớn lắm. Sống rất sâu trong những khu rừng nguyên thuỷ của đảo Sumatra nó vừa giống khỉ vừa giống người [thân hình nhỏ bé, sức mạnh phi thường], nó nhút nhát, tránh tiếp xúc với người. Những người thực dân Hà Lan cai trị ở đây hồi đầu thế kỷ mô tả đó là sinh vật lông ngắn, không giống đười ươi hay vượn nhưng khá giống người và có khả năng đi thẳng đứng.

Tham khảo

  • Douglas Harper. "Orangutan" entry in Etymology Online". Truy cập 2012-05-04.
  • Dellios, Paulette. 2008 A lexical odyssey from the Malay World. Journal of Pidgin and Creole Languages 23:1
  • Mahdi, Waruno. 2007. Malay words and Malay things: lexical souvenirs from an exotic archipelago in German publications before 1700. Otto Harrassowitz Verlag, pp 170 – 181
  • Peter Tan [1998]. Malay loan words across different dialects of English. English Today, 14, pp 44–50
  • Cannon, Garland. 1992. Malay[sian] Borrowings in English, American Speech Vol. 67, No. 2, pp. 134–162
  • Groves, Colin [2002]. "A history of gorilla taxonomy". Gorilla Biology: A Multidisciplinary Perspective, Andrea B. Taylor & Michele L. Goldsmith [editors] [Cambridge University Press] 3: 15–34. doi:10.2277/0521792819.
  • Payne, J; Prundente, C [2008]. Orangutans: Behavior, Ecology and Conservation. New Holland Publishers. ISBN 0-262-16253-9.

Chú thích

Wikimedia Commons có thư viện hình ảnh và phương tiện truyền tải về Đười ươi Wikispecies có thông tin sinh học về Đười ươi

Video liên quan

Chủ Đề